Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ Việt Nam" nhằm phân tích cơ sở lý luận, thực trạng thực hiện đạo đức công chức cấp xã trong thực thi công vụ vùng Bắc Trung bộ. Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo các đạo đức công chức cấp xã như cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư và các chuẩn mực khác, là cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở chính quyền cấp xã.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ THANH ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ THANH ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM Ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1. PGS. TS Võ Kim Sơn 2. TS. Cao Minh Công HÀ NỘI, NĂM 2024
- LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân, cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn khoa học PGS.TS Võ Kim Sơn và TS. Cao Minh Công. Những kết quả tác giả trình bày tại công trình này là nghiêm túc, trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể, được các tác giả và đồng tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình./. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Họ tên tác giả HỒ THANH
- LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin tri ân chân thành đến hai thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS Võ Kim Sơn cùng TS. Cao Minh Công trách nhiệm, nghiêm túc hướng dẫn và hỗ trợ nhiều ý kiến khoa học, phương pháp luận phù hợp cho tôi trong hoạt động nghiên cứu, thực hiện luận án. Trân trọng cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy, cô giáo Ban Quản lý đào tạo cùng thành viên các hội đồng chấm luận án tiến sĩ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, đóng góp những phương pháp luận, ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành gửi lời cảm ơn cơ quan, ban, ngành các tỉnh vùng Bắc Trung bộ tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nghiên cứu sinh trong hoạt động tìm kiếm tài liệu, điều tra, khảo sát, phỏng vấn. Sau cùng nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành tới người thân, đồng nghiệp và các nhà khoa học, nhất là các tác giả có các công trình nghiên cứu liên quan. Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người là nguồn động viên rất kịp thời và giá trị cho tác giả./. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2024 Tác giả Hồ Thanh
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Tiếng Việt 1. BCH Ban chấp hành 2. BCHTW Ban chấp hành trung ương 3. CBCC Cán bộ, công chức 4. CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức 5. CCCX Công chức cấp xã 6. CBCCCX Cán bộ, công chức cấp xã 7. CCHC Cải cách hành chính 8. CT UBND Chủ tịch Ủy ban nhân dân 9. CNXH Chủ nghĩa xã hội 10. ĐĐCC Đạo đức công chức 11. ĐĐCCCX Đạo đức công chức cấp xã 12. ĐTBD Đào tạo bồi dưỡng 13. HĐND Hội đồng nhân dân 14. QLHC Quản lý hành chính 15. QLNN Quản lý nhà nước 16. UBND Ủy ban nhân dân 17. XHCN Xã hội chủ nghĩa
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 8 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức ............................................................. 8 1.1.1. Nhóm các nghiên cứu về đạo đức ......................................................................... 8 1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp .................................................. 13 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức công chức ......................................... 17 1.2.1. Nhóm các nghiên cứu về đạo đức công chức ở nước ngoài ............................... 18 1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về đạo đức công chức ở Việt Nam ................................. 22 1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức công chức cấp xã ............................. 27 1.3.1. Nhóm các nghiên cứu về đạo đức công chức cấp xã .......................................... 27 1.3.2. Nhóm các nghiên cứu về pháp luật về đạo đức công chức cấp xã .............................. 29 1.4. Đánh giá chung và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..................................... 30 1.4.1. Những vấn đề đã thống nhất ............................................................................... 30 1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................... 32 1.4.3. Hướng nghiên cứu của luận án ........................................................................... 33 Kết luận chương 1 .............................................................................................................. 35 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRONG THỰC THI CÔNG VỤ ...................................................................................... 36 2.1. Khái quát về công chức cấp xã .................................................................................. 36 2.1.1. Quan niệm về công chức cấp xã ......................................................................... 36 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã....................................................... 38 2.1.3. Hệ thống pháp luật và quy định về công chức cấp xã ........................................ 41 2.1.4. Cơ chế điều chỉnh, giám sát và yêu cầu của cộng đồng dân cư, tổ chức, doanh nghiệp đối với công chức cấp xã........................................................................ 46 2.2. Lý luận về đạo đức công chức cấp xã ........................................................................ 46 2.2.1. Đạo đức công chức ............................................................................................. 46 2.2.2. Khái niệm về đạo đức công chức cấp xã ............................................................ 49 2.2.3. Đặc điểm đạo đức công chức cấp xã .................................................................. 50 2.2.4. Pháp luật và quy định về đạo đức công chức cấp xã .......................................... 52 2.2.5. Mối quan hệ giữa đạo đức công chức với đạo đức công chức cấp xã ......................... 53 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện đạo đức công chức cấp xã ở vùng Bắc Trung bộ ............................................................................................................................. 56
- 2.3.1. Nhân tố con người và đội ngũ công chức ........................................................... 56 2.3.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ................................................................... 57 2.3.3. Chính trị. pháp luật, quy chế quản lý .................................................................. 60 2.3.4. Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, đạo đức xã hội ......................................... 61 2.3.5. Khoa học công nghệ đến thực hiện đạo đức công chức cấp xã .......................... 64 2.3.6. Hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm ................................ 65 2.4. Vai trò đạo đức công chức cấp xã trong thực thi công vụ....................................... 66 2.4.1. Xây dựng Đảng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở chính quyền cấp xã ........................................ 66 2.4.2. Định hướng, điều chỉnh hành vi công chức cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cấp xã .......................................................................................................... 67 2.4.3. Hiệu lực, hiệu quả quản lý và cải cách nền hành chính nhà nước ở chính quyền cấp xã ................................................................................................................. 69 2.4.4. Thực hiện nguyên tắc Nhà nước do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân ............................................................................................... 70 2.4.5. Góp phần nâng cao uy tín, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ lãnh đạo, quản lý của đội ngũ công chức cấp xã .......................................................................... 71 2.5. Đạo đức công chức cấp xã .......................................................................................... 72 2.5.1. Nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức cấp xã................................................ 72 2.5.2. Tiêu chí đánh giá đạo đức công chức cấp xã ...................................................... 74 2.5.3. Đạo đức công chức cấp xã .................................................................................. 77 Kết luận chương 2 .............................................................................................................. 83 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÙNG BẮC TRUNG BỘ TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 ............................................................. 84 3.1. Kinh tế - xã hội, thực trạng công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ ........................ 84 3.1.1. Kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ ................................................................... 84 3.1.2. Thực trạng về công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ ......................................... 89 3.2. Những thành tựu và hạn chế trong thực hiện đạo đức của công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ trong giai đoạn 2015 - 2020 ............................................................. 95 3.2.1. Thành tựu về thực hiện đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ ............. 95 3.2.2. Hạn chế, yếu kém thực hiện đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ ... 108 3.2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, yếu kém thực hiện đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ......................................................................... 120 Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 135
- Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÙNG BẮC TRUNG BỘ .................................. 136 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ ........................................................................................................................... 136 4.1.1. Đạo đức công chức cấp xã đảm bảo phù hợp với đạo đức công chức, gắn với giá trị đạo đức truyền thống vùng Bắc Trung bộ .................................................. 136 4.1.2. Đạo đức công chức cấp xã phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. .......................................................... 137 4.1.3. Đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ theo hướng chuyên nghiệp, liêm chính, khoa học, hiện đại .................................................................................... 139 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ .................................................................................................................... 140 4.2.1. Nhóm giải pháp nhận thức nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đạo đức công chức cấp xã ................................................................................................................. 141 4.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đạo đức công chức cấp xã ...................................................... 145 4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định về năng lực, động lực, điều kiện quản lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đạo đức công chức cấp xã ............................... 156 Kết luận chương 4 ............................................................................................................ 165 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .............................................................. 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 170 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 181
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng CBCCCX trước và sau Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ ........................................................................................... 36 Bảng 2.2. Người được kính trọng trong làng – xã theo thứ tự ưu tiên (xã Nam Giang, Nam Trực, Nam Định) ............................................................................................... 62 Bảng 3.1. Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vùng Bắc Trung bộ, năm 2020 ................ 85 Bảng 3.2. Xếp hạng chỉ số CCHC (PAR INDEX) vùng Bắc Trung bộ, năm 2016 - 2020......... 86 Bảng 3.3. So sánh xếp hạng chỉ số CCHC (PAR INDEX) vùng Bắc Trung bộ. ................. 86 Bảng 3.4. Điểm trung bình chỉ số PAPI của vùng Bắc Trung bộ với cả nước giai đoạn 2016 – 2020. ............................................................................................................... 87 Bảng 3.5. Dân tộc thiểu số, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vùng Bắc Trung bộ, năm 2019 ......................................... 88 Bảng 3.6. CBCCCX vùng Bắc Trung bộ, năm 2020. .......................................................... 89 Bảng 3.7. Chất lượng CCCX được đạo tạo vùng Bắc Trung bộ năm 2018. ........................ 90 Bảng 3.8. ĐTBD ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, tin học, QLNN, năm 2018. ................ 91 Bảng 3.9. Số lượng đơn vị cấp xã, thôn CBCC người hoạt động không chuyên trách giảm từ năm 2016 – 2020 vùng Bắc Trung bộ ........................................................... 96 Bảng 3.10. CCCX chuyển đổi đơn vị công tác giai đoạn 2020 – 2021. .............................. 97
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm, luôn phải đặt trong tổng thể công tác của đổi mới hệ thống chính trị. Quan điểm của Đảng chỉ ra: “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần Đảng ta là đạo đức, là văn minh cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc” [31, tr.184]. Làm rõ giá trị về lý luận ĐĐCCCX ở Việt Nam và thực trạng việc thực hiện ĐĐCCCX ở một địa phương cụ thể vùng Bắc Trung bộ có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn: - CBCC là phần cực kỳ quan trọng trong chỉnh thể của hệ thống chính trị và trong bộ máy nhà nước có ý nghĩa quyết định việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về nội dung này, trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật thực định Việt Nam đã cụ thể hóa, chi tiết hóa các chuẩn mực đạo đức công chức với những nguyên tắc, quy định cụ thể. - Đạo đức là bộ phận quan trong trong các giá trị của con người và của công chức. Xã hội càng phát triển thì các chuẩn mực đạo đức và giá trị đạo đức của con người và công chức càng phải được thể hiện tốt đẹp hơn, phù hợp hơn với sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước và văn minh nhân loại. - Cơ quan hành chính cấp xã là cấp hành chính của chính quyền địa phương, là cấp cơ sở, trực tiếp QLNN, là cầu nối gắn kết mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân. CCCX và ĐĐCCCX là thành tố góp phần ổn định chính trị, thực hiện QLNN, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, duy trì, đảm bảo quốc phòng, an ninh và thực hành quyền làm chủ của nhân dân. - Thực tiễn hoạt động QLNN về CBCC trong những năm qua cho thấy có một số CCCX biểu hiện như suy thoái tư tưởng chính trị, thiếu tu dưỡng chuẩn mực đạo đức, không tuân thủ tác phong, lối sống mà các chuẩn mực về CBCC phải làm, được làm, vi phạm các quy tắc trong thực thi công vụ. Một bộ phận CCCX có hành vi như tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, cản trở quyền, nghĩa vụ của công dân, phát triển kinh tế - xã hội. 1
- - Vùng Bắc Trung bộ Việt Nam là một tiểu vùng kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại... Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng hội tụ các yếu tố điển hình cho các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước để lựa chọn nghiên cứu góp một phần vào việc nhận thức, giải quyết vấn đề ĐĐCCCX trong thực thi công vụ trở thành vấn đề của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và của Nhân dân. Từ hệ thống lý luận, thực tiễn của Vùng, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ Việt Nam” làm Luận án tiến sỹ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ góc độ nghiên cứu khoa học Quản lý công luận án phân tích cơ sở lý luận, thực trạng thực hiện ĐĐCCCX trong thực thi công vụ vùng Bắc Trung bộ. Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo các ĐĐCCCX như cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư và các chuẩn mực khác, là cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở chính quyền cấp xã. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Thứ nhất, nghiên cứu quy định pháp luật liên quan đến hoạt động công vụ của CC nói chung, CCCX nói riêng về phương diện đạo đức (công trình nghiên cứu liên quan, pháp luật, quy định của cơ quan về đạo đức công vụ...). - Thứ hai, thực trạng tuân thủ pháp luật quy định trên phương diện đạo đức của CCCX trên địa bàn vùng Bắc Trung bộ trong thời gian qua. - Thứ ba, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong thực thi đạo đức công vụ của CCCX vùng Bắc Trung bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện đạo đức công chức cấp xã trong thực thi công vụ (từ thực tiễn vùng Bắc Trung bộ Việt Nam). 2
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của CCCX theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tiếp công dân, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định của ngành, lĩnh vực. Quản lý CCCX, ĐĐCCCX trong thực thi công vụ vùng Bắc Trung bộ, để đảm bảo tính chỉnh thể của vấn đề. Xem xét, đánh giá vai trò ĐĐCCCX trong trong hoạt động QLNN và hệ thống chính trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn trong xây dựng ĐĐCCCX. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sâu quản lý CCCX, xây dựng, hoàn thiện ĐĐCC từ năm 2010 đến nay (khi Luật Cán bộ, công chức). Đánh giá thực tiễn quản lý và thực trạng thực hiện ĐĐCCCX đề tài khảo sát từ năm 2015 đến năm 2020. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện ĐĐCC được đề ra từ năm 2020 đến nhiều năm sau. Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước của CCCX, thực hiện ĐĐCCCX Việt Nam và cụ thể trên địa bàn 1652 đơn vị cấp xã, ở 88 đơn vị cấp huyện thuộc 06 tỉnh vùng Bắc Trung bộ. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Trên cơ sở hệ thống lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan ĐĐCC, ĐĐCCCX. Tham khảo, kế thừa kết quả đề tài, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, học giả Việt Nam, nước ngoài có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm rõ những vấn đề trong quản lý công: - Phương pháp lịch sử: nghiên cứu lý luận về đạo đức, đạo đức người làm việc trong nhà nước của các tác giả phương Tây, phương Đông. Lịch sử lý luận về đạo đức cung cấp phương pháp tiếp cận đa dạng, toàn diện, sâu sắc, giá trị tích cực, bài học kinh nghiệm về ĐĐCC trong lịch sử là cơ sở, luận cứ quan trọng để nghiên cứu sâu về ĐĐCCCX trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 3
- - Nghiên cứu, đánh giá tài liệu thứ cấp: khảo cứu, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật, báo cáo thực trạng đội ngũ CCCX và thực hiện ĐĐCCCX trong thi hành công vụ, tham khảo đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ, bài viết tạp chí chuyên ngành về ĐĐCC, ĐĐCCCX. Xây dựng cơ sở, tìm ra những khoảng trống, bổ sung, làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Hệ thống hóa, tiếp thu, kế thừa, phát triển kết quả nghiên cứu, giải quyết các giả thiết khoa họ về ĐĐCC, ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ trong điều kiện CCHC, thực hiện phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. - Phương pháp tổng hợp: khảo cứu lý thuyết, công trình liên quan, mô hình, kinh nghiệm quản lý của địa phương khác, thúc đẩy giá trị tích cực, hạn chế tiêu cực trong các yếu tố ảnh hưởng đến ĐĐCCCX. Tổng hợp hành vi CCCX đưa ra nhận định khái quát, cụ thể đến ĐĐCC với hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ. Kết hợp với phương pháp khác nhận diện, làm sáng tỏ thực trạng, nguyên nhân thực hiện ĐĐCCCX trên địa bàn vùng Bắc Trung bộ. - Phương pháp phân tích: thực hiện phân tích dữ liệu về ĐĐCC, ĐĐCCCX, tìm ra những vấn đề, khoảng trống trong nghiên cứu. Phân tích đặc điểm, quan hệ trong hoạt động điều hành, quản lý của cơ quan cấp trên, mối quan hệ giữa pháp luật về ĐĐCC với ĐĐCCCX. Làm rõ 06 yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện ĐĐCCCX: (i) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Chính trị, pháp luật, quy chế quản lý; (iii) Yếu tố văn hóa, đạo đức truyền thống; (iv) Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật; (v) Sự phát triển khoa học công nghệ; (vi) Hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: thông qua hội thảo, tranh luận, đánh giá của học giả, nhà phân tích chuyên nghiệp, độc lập đưa ra kiến nghị, lời khuyên và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra nguyên nhân, giải pháp. Ứng dụng kết quả nghiên cứu CBCC và CBCCCX, hành vi thực hiện, xem xét nhận định, bản chất thực hiện ĐĐCCCX. Tư liệu xử lý theo tiêu chuẩn, hệ thống để tìm ra ý kiến gần nhau, trùng nhau nhằm đưa ra kết luận chung cho xây dựng giải pháp thực hiện ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case Study) là đặt ra tình huống, sự việc thực tế xung đột trong thực hiện ĐĐCCCX trong thực thi công vụ. Tình huống “giáp ranh” giữa đúng - sai, phù hợp pháp luật, quy chế - sai về 4
- đạo đức xã hội và ngược lại... Tạo ra bất ngờ, do dự khi lựa chọn hành vi, nhận định và thực hiện bảng hỏi. Nghiên cứu phản ánh cụ thể, chân thực về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện ĐĐCCCX trong thực thi công vụ. - Phương pháp điều tra xã hội học: thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu, giúp đánh giá ĐĐCCCX trong thực thi công vụ. Điều tra tình huống nghiệp vụ dư luận xã hội, thái độ với chính quyền, đội ngũ CCCX. Tổng hợp, mã hóa, nhập dữ liệu bằng chương trình phân tích, xử lý số liệu, phù hợp quy định Nhà nước về thống kê. Góp phần khẳng định luận cứ, hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, cắt nghĩa nguyên nhân, đề xuất quan điểm, giải pháp tối ưu thực hiện ĐĐCCCX trong công vụ. - Phương pháp so sánh: lý thuyết, quan điểm về đạo đức, đạo đức công vụ so sánh, rút ra điểm tiến bộ, tích cực, phù hợp và hạn chế, lạc hậu, không phù hợp đề xây dựng, hoàn thiện khung lý thuyết để xây dựng: (i) Nguyên tắc xây dựng ĐĐCC; (ii) Tiêu chí đánh giá ĐĐCCCX; (iii) Chuẩn mực ĐĐCCCX. Nhận diện tương quan giữa tiêu chí đánh giá và ĐĐCCCX. Phương pháp so sánh việc thực hiện ĐĐCC, ĐĐCCCX các địa phương, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ và Việt Nam trong điều kiện CCHC, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của đạo đức đối với hoạt động thực thi công vụ của CCCX? ĐĐCCCX là gì? Vì sao cần nâng cao hiệu quả ĐĐCCCX trong thực thi công vụ? Liên hệ giữa ĐĐCCCX với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương? Sự cần thiết và các yêu cầu đặt ra đối với ĐĐCC, ĐĐCCCX trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam? - Có thể nâng cao hiệu quả thực hiện ĐĐCCCX không? Vai trò, vị trí, mối liên hệ giữa các nhân tố trong thực hiện ĐĐCCCX? - ĐĐCCCX điều chỉnh trên những nội dung nào? Thực trạng điều chỉnh thực hiện ĐĐCCCX trong thực thi công vụ hiệu quả như thế nào? Hệ thống pháp luật, quy định liên quan điều chỉnh ĐĐCCCX đã thực định trên các nội dung nào và có mức độ hoàn thiện đến đâu? 5
- - Quan điểm, giải pháp để khắc phục nguyên nhân hạn chế đặt ra với vùng Bắc Trung bộ và Việt Nam, làm gì để nâng cao ĐĐCCCX? Nâng cao thực hiện ĐĐCCCX đáp ứng yêu cầu CCHC, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trên quan điểm nào, bằng giải pháp nào? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Nếu có ĐĐCCCX thì quá trình hình thành, bổ sung, hoàn thiện ĐĐCCCX gắn với CCHC, phân cấp, phân quyền như thế nào. Nếu ĐĐCCCX là động lực quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN ở UBND cấp xã, thì thể hiện như thế nào. Nền hành chính là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại thì ĐĐCCCX thể hiện giá trị như thế nào. Nếu ĐĐCCCX trong thực thi công vụ thì ĐĐCCCX định hướng, dẫn dắt, sức mạnh lan tỏa các giá trị tích cực trong cộng đồng dân cư được không và các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp, có thể điều chỉnh hành vi đạo đức trong QLNN của đội ngũ CCCX được không. 6. Những đóng góp mới của luận án Từ lý luận về Quản lý công, quan điểm về ĐĐCC Luận án đóng góp một số nội dung mới. Về lý luận: Luận án khái niệm ĐĐCCCX, các yếu tố tác động đến ĐĐCCCX, về ĐĐCCCX (i) Tuân thủ ĐĐCC; (ii) Tuân thủ quy định của CCCX, lý luận về vai trò và các yếu tố tác động đến ĐĐCCCX. Về thực tiễn: Luận án: đánh giá thực trạng thực hiện ĐĐCC trong thi hành công vụ tại cấp xã vùng Bắc Trung bộ Việt Nam: đề xuất 03 nhóm giải pháp nâng cao thực hiện ĐĐCCCX trong thực thi công vụ vùng Bắc Trung bộ: nâng cao nhận thức nhằm hoàn thiện ĐĐCCCX; ĐTBD ĐĐCC cho CCCX; xây dựng cơ chế tự nhận thức, tự hoàn thiện ĐĐCC; hoàn thiện quy định pháp luật, hướng tới hoàn thiện ĐĐCCCX; xây dựng tiêu chí, đánh giá vi ĐĐCCCX; điều kiện vật chất đảm bảo ĐĐCCCX. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần luận chứng việc thực hiện hiệu quả ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động CCHCNN theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả. Công trình nghiên cứu sâu một số vấn đề lý luận về ĐĐCC trong thực thi công vụ của một cấp hành chính - cấp xã, 6
- trong tổng thể đội ngũ công chức Việt Nam. Góp phần xây dựng cơ sở hoàn thiện nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chuyển từ quản lý, mệnh lệnh hành chính sang phục vụ. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần nâng cao ĐĐCCCX trong thực thi công vụ, trong sự phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Tích cực, chủ động xây dựng, hoàn thiện các yếu tố tích cực và giảm thiểu hạn chế trong thực hiện ĐĐCCCX ở vùng Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu góp phần dùng tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về ĐĐCC, xây dựng CCCX và ĐTBD ĐĐCCCX. 8. Kết cấu của luận án Cùng với phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Kết luận, phần Nội dung được cấu trúc với 4 chương 15 tiết: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Những vấn đề lý luận về đạo đức công chức cấp xã trong thực thi công vụ Chương 3. Thực trạng về đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ Việt Nam trong thời gian qua Chương 4. Quan điểm và giải pháp tăng cường đạo đức công chức cấp xã trong thực thi công vụ vùng Bắc Trung bộ Việt Nam 7
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu nền hành chính các nhà khoa học trong và ngoài nước đã, đang đặt ra các vấn đề về vai trò của ĐĐCC, ĐĐCCCX trong thực thi công vụ. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước củng cố cho những luận cứ để trả lời các giả thiết và giải vấn đề trên. 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức 1.1.1. Nhóm các nghiên cứu về đạo đức 1.1.1.1. Nhóm nghiên cứu về đạo đức ở nước ngoài Đạo đức là hiện tượng lịch sử, sự phản ánh các quan hệ xã hội, phù hợp với từng hình thái kinh tế xã hội. Xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Giai cấp thống trị luôn duy trì và củng cố những quan hệ xã hội thông qua chuẩn mực đạo đức. Đạo đức có tính kế thừa nhất định giữa các hình thái kinh tế - xã hội. Trong những điều kiện sinh hoạt, phương thức sản xuất thay đổi, nhưng chuẩn mực đạo đức đặc trưng có sự ổn định tương đối. Một số nghiên cứu về đạo đức phương Đông, Trung Quốc thể hiện rõ nhất khát vọng về nền công vụ "đức hạnh", tiêu biểu là Khổng Tử, với quan điểm là dùng đạo đức cai trị, "Đức trị". Đức là sống đúng luân thường, các tác phẩm của ông tập trung vào xây dựng đạo đức trong chính trị là hệ thống quan hệ xã hội toàn diện: văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo pháp luật. Đức là gốc của con người, “Tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ”; là hiếu đễ là gốc của đức và “đức”, là thiện đức và lời nói đi đôi với việc làm. Quan niệm “đức” - “tài” phải đi đôi, “đức” là gốc, “Làm chính trị mà dùng đức như sao Bắc Đẩu ở một nơi, các ngôi sao hướng về"[61, tr.141], "Người trị dân tốt thì dù chế độ xấu, sẽ sửa đổ cho nó hóa tốt, còn chế độ tuy tốt mà người trị dân xấu thì kết quả vẫn xấu"[61, tr.159]. Đạo đức Kinh của Lão Tử, đưa ra quan niệm về nhiều vấn đề của xã hội trong đó có quan niệm về đạo đức con người trước vụ trụ, trước thế sự nhiều bất trắc biến đổi, đạo đức của Lão Tử muốn đề cập rất rộng là đạo đức của con 8
- người với vụ trụ bao la, thái độ của con người đối với sự xoay vần của vũ trụ, xã hội rộng lớn. Chủ trương "vô vi", nội dung cốt lõi: “nhân từ”, “tiết kiệm”, “kiêm nhu”; nghĩa là ý thức, thực hiện nhân từ, hành động dũng cảm; thực hành tiết kiệm tấm long, tầm nhìn rộng rãi; hiểu, sống khiêm nhu cộng đồng tôn vinh. Tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức. Đây là quan điểm ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động đời sống xã hội nói chung đến xây dựng và phát triển các giá trị đạo đức, các tầng lớp xã hội các nước Đông Á. Một số nghiên cứu về đạo đức phương Tây, I. Kant (1724 - 1804), người mở đầu triết học cổ điển Đức đặt một cơ sở mới cho đạo đức học làm cho nó mang sắc thái mới, có tính toàn diện. Theo Ông đạo đức là quy luật bên trong mỗi người, mang giá trị nội tại, là một mệnh lệnh tuyệt đối, “đạo đức đưa đến tự do. Vì con người là hữu thể đạo đức nên phải có ý chí tự do” [17, tr.63] . I. Kant cho rằng tòa án đích thực về trách nhiệm không phải là nhà vua, mà là lý tính, là cơ sở của mệnh lệnh đạo đức tuyệt đối. Dựa trên nguyên lý trách nhiệm, chủ quan với nghĩa là lương tâm được I.Kant xem xét ở khía cạnh trừng phạt” [17, tr.5]. Trong Tác phẩm chọn lọc (năm 1990) tại Mátxcơva, M. Weber đã lưu ý cần tự ý thức rõ bất kỳ hành vi có định hướng đạo đức đều phải tuân thủ hai quy tắc khác nhau căn bản, trực tiếp đối lập nhau: Nó có thể định hướng hoặc vào đạo đức học tín niệm, hoặc vào đạo đức học giá trị. Khi con người hành động theo đạo đức học tín niệm, thì nó không chịu trách nhiệm về kết quả của chúng. Khi con người hành động theo nguyên tắc đạo đức học trách nhiệm, thì cần phải trả giá cho hệ quả tiên đoán được của những hành vi của mình... TS. Daisaku Ikeda, Arnold Toynbee trong "Lựa chọn cuộc sống - Đối thoại cho thế kỷ XXI, ấn bản lần thứ I, đề cập đến thiên tai và nhân tai, dịch bệnh toàn cầu, thảm họa ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tranh chấp lãnh thổ và biển đảo, khoảng cách giàu nghèo... Nhưng vấn đề là sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây về cách tiếp cận các vấn đề. Phần lớn trả lời đồng ý và giải pháp từ cách tiếp cận của các các giá trị Phương Đông. Daisaku Ikeda cho là ở Nhật bản "Y học là nhân thuật", là chữa 9
- bệnh với lòng nhân ái. Tây y lấy bệnh tật, sự khỏe mạnh làm đối tượng không phải con người làm đối tượng, thì y đức của bác sỹ mờ nhạt, xuống cấp. Tác giả nhấn mạnh giữa đạo đức và sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật"... khoảng cách giữa kỹ thuật và đạo đức lớn hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ đáng hổ thẹn mà nguy hiểm chết người... sự nghèo nàn trong hành vi đạo đức của chúng ta, nếu so sánh với sự thành công rực rỡ về kỹ thuật, là đáng nhục"[96, tr.583]. 1.1.1.2. Nhóm nghiên cứu về đạo đức ở Việt Nam Nguyễn Trãi, phản ánh nhiều mặt về tư tưởng của đạo làm người, đạo làm quan: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam sơn thực lục, Luật thư, Phú núi Chí Linh… Ức Trai đề cao Nho học, phẩm chất cao quý: nhân, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung, dũng, liêm, chính. Đạo làm người, làm quan phải có lòng Nhân nghĩa, - “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” và “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” (Bình Ngô Đại cáo), “Đạo đức hiền lành được mọi phương” (Quốc âm thi tập). Chuẩn mực đạo đức đó là lẽ sống, mực thước trong ứng xử với nhân dân, địa phương, triều đình khi có 09 năm gắn bó với vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Nhân cách, lối sống Chủ tịch Hồ Chí Minh tấm gương sáng về đạo đức, Người coi đạo đức là gốc, là nền tảng và khẳng định: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Thiếu một mùa thì không thành trời, Thiếu một phương thì không thành đất, Thiếu một đức thì không thành người” [69, tr.631]. Người chỉ huấn về cán bộ "Tự mình phải: Cần kiệm. Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. 10
- Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phuc tùng đoàn thể" [72, tr.260]. Hồ Chí Minh trong Sửa đổi lối làm việc, cho "chủ nghĩa cá nhân" là "vi trùng rất độc" nguyên nhân của những thói xấu như: tham lam, lười nhác, kiêu ngạo, ham chức quyền, vô kỷ luật, suy nghĩ nông cạn, thiển cận, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, óc lãnh tụ, bệnh "hữu danh vô thực", bè phái... Đạo đức cách mạng có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Cụ thể là: NHÂN là chân thành, thật thà, có lòng thương yêu con người, luôn giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp, đồng bào; NGHĨA là thẳng thắn, công tâm, hết mình với công việc, không che giấu khuyết điểm; TRÍ vì không tư lợi, đầu óc trong sáng, vì việc chung, lợi ích Nhân dân. DŨNG là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. LIÊM là không tham địa vị. Tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (năm 1969), CBCC phải tu dưỡng, rèn luyện gian khổ và dù khó khăn đến mấy cũng phải quyết tâm thực hiện, kiên quyết, kiên trì đấu tranh để xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân. Nâng cao đạo đức cách mạng tức là kiên định giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, yêu nước, thương dân, trung thành với Đảng, với tổ quốc. Không được chủ quan, mất cảnh giác, sa đà vào tệ nạn, tiêu cực, vi phạm những chuẩn mực đạo đức... Một số cán bộ, đảng viên trong kháng chiến, khó khăn thì tinh thần cách mạng cao, có nhiều đóng góp, những lơ là, không giữ mình, bị cám dỗ tiêu cực trở nên suy thoái, biến chất. PGS. TS. Trần Hậu Kiêm, Tập bài giảng Lịch sử đạo đức học, khái quát hình thành, phát triển đạo đức học qua các hình thái kinh tế - xã hội. Phân tích từng giai đoạn lịch sử xã hội, tính đặc thù đạo đức học thông qua các phạm trù: nghĩa vụ, hạnh phúc, lương tâm, cái thiện và cái ác. Đề ra nguyên tắc chuẩn mực hành vi của con người trong từng xã hội nhất định. Đạo đức trong từng xã hội không hoàn toàn giống nhau, phát triển từ thấp lên cao, qua nhiều giai đoạn lịch sử. Đạo đức học phát triển, tiến bộ và phân nhánh. Giai cấp thống trị truyền bá chuẩn mực đạo đức giai cấp mình làm chuẩn mực cho xã 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn