intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam

Chia sẻ: Bình Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

37
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án này tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với hình thức công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THU THỦY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thu Thủy
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án “Quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”, tác giả xin trân trọng cảm ơn hai thầy hướng dẫn là PGS.TS Đỗ Văn Thành và PGS.TS Trần Văn Giao, Ban Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, tập thể Khoa Sau đại học, Quý Thầy, Cô trong Học viện Hành chính Quốc gia, các nhà khoa học đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả hoàn thành Luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thu Thủy
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ n hi n c ....................................................... 3 2.1. Mục đích n hi n c u .......................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên c u ........................................................ 3 4. Phư n h ận và hư n h n hi n c ................................. 4 . C h i n hi n c và iả th t h học ......................................... 6 6. Dự ki n nhữn đón ó mới của luận án ........................................... 7 7. Ý n hĩ ý ận và thực tiễn củ đề tài nghiên c u ............................. 7 8. Cấu trúc của luận án ............................................................................. 8 Chư n 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................... 9 1.1.Các công trình nghiên c u về hình th c đối t c côn tư ....................... 9 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................ 13 1.2. Các nghiên c u về hình th c đối t c côn tư tr n x dựn c sở hạ tần i thôn đường bộ .................................................................. 16 1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 16 1.2.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................ 19 1.3. Một số nhận xét về tình hình nghiên c u ........................................ 26 1.4. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên c u, giải quy t ......... 28 1.4.1. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được nghiên cứu, giải quyết ..... 28 1.4.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án .............................. 29 Chư n 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ............................... 30 2.1. Tổng quan về hình th c đối t c côn tư tr n đầ tư h t triển k t cấu hạ tần i thôn đường bộ ........................................................... 30 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế-xã hội ............................................................. 30 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hình thức đối tác công tư................................. 34
  5. 2.2. Nội dung quản ý nhà nước đối với hình th c đối t c côn tư tr n đầ tư h t triển t cấu hạ tần i thôn đường bộ ........................ 45 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.......................... 45 2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ............................. 56 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.......................... 47 2.3. Các nhân tố t c độn đ n quản ý nhà nước đối với hình th c đối tác côn tư tr n đầ tư h t triển k t cấu hạ tần i thôn đường bộ .....58 2.3.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và sự hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ............................................. 58 2.3.2. Sự phát triển của nền kinh tế........................................................ 60 2.3.3. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.......................... 61 2.4. Kinh nghiệm của một số nước trên th giới về vai trò của chính phủ đối với hình th c đối t c côn tư tr n đầ tư h t triển c sở hạ tầng và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .............................. 62 2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vai trò của chính phủ đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng......62 2.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .......................................... 68 Tiểu k t chư n 2 ....................................................................................... 71 Chư n 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................. 72 3.1. Thực trạng k t cấu hạ tần i thôn đường bộ ở Việt Nam ............. 72 3.1.1 Thực trạng hệ thống giao thông đường bộ từ năm 1999 đến năm 2015....................................................................................................... 72 3.1.2. Thực trạng triển khai hình thức đối tác công tư trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2015 ............................................................................................... 75 3.2. Thực trạng quản ý nhà nước đối với hình th c đối t c côn tư tr n đầ tư h t triển k t cấu hạ tần i thôn đường bộ ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 81
  6. 3.2.1. Công tác xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ..................................... 81 3.2.2. Xây dựng và thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .......................................................................................................... 84 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ................................ 91 3.2.4. Ngu n lực tài ch nh cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...................................................................................... 98 3.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .................................................................... 108 3.2.6. Cơ chế hợp tác quốc tế để thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư ............................ 112 3.3. Đ nh i thực trạng quản ý nhà nước đối với hình th c đối tác côn tư tr n đầ tư h t triển t cấu hạ tần i thôn đường bộ ở Việt Nam hiện nay. ................................................................................ 114 3.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................. 114 3.3.2. Những hạn chế ........................................................................... 116 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 117 Tiểu k t chư n 3 ..................................................................................... 119 Chư n 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 120 4.1. Q n điểm và những yêu cầ c bản trong quản ý nhà nước đối với hình th c đối t c côn tư để đầ tư h t triển k t cấu hạ tầng giao thôn đường bộ ở Việt Nam ................................................................. 120 4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .............................................................................................. 120
  7. 4.1.2. Những yêu cầu cơ bản trong quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ........................................................................................... 125 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản ý nhà nước đối với hình th c đối tác côn tư tr n đầ tư h t triển k t cấu hạ tần i thôn đường bộ ở Việt Nam hiện nay................................................................................. 128 4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch.. 129 4.2.2. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................................ 131 4.2.3. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng thành lập cơ quan đầu mối trung ương ..................................... 138 4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................ 141 4.2.5. oàn thiện công tác thanh tra, iểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................ 143 4.2.6. Hoàn thiện cơ chế hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư ... 147 4.3. Khảo sát tính cấp thi t, tính khả thi và điều kiện bả đảm thực hiện giải pháp ........................................................................................ 147 4.3.1. Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp ............... 147 4.3.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp .............................................. 151 Tiểu k t chư n 4 ..................................................................................... 154 KẾT LUẬN ............................................................................................... 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................... 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 160 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  8. BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ASB Cơ quan nhà nước có thẩm quyền BOO Xây dựng-Sở hữu-Vận hành BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BT Xây dựng-Chuyển giao BTO Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành BTL Xây dựng-Chuyển giao-Thuê dịch vụ BLT Xây dựng-Thuê dịch vụ-Chuyển giao CSHT Cơ sở hạ tầng CTGT Công trình giao thông DB Thiết kế-Xây dựng DBFO Thiết kế-Xây dựng-Cung cấp tài chính-Vận hành DVC Dịch vụ công ĐVT Đơn vị tính GTVT Giao thông vận tải GTĐB Giao thông đường bộ GTNT Giao thông nông thôn KCHTGTĐB Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KT-XH Kinh tế-xã hội KTNN Kiểm toán Nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước NĐ-CP Nghị định Chính phủ ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OM Kinh doanh - Quản lý PPP Đối tác công tư QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng Chính phủ QLNN Quản lý nhà nước SPV Công ty dự án XHH Xã hội hóa WB Ngân hàng thế giới
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Comment [A1]: DC Hình 3.1. Sơ đồ về số liệu đường bộ giai đoạn từ năm 1999-2015............... 73 Hình 3.2. Sơ đồ về Số liệu đường bộ giai đoạn từ năm 1999-2015 .............. 73 Hình 3.3. Số km KCHTGTĐB được khởi công và đưa vào sử dụng (2002- 2015) theo hình thức PPP ............................................................................. 80 Hình 3.4. Tổ chức bộ máy QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGT ở Việt Nam hiện nay............................................................ 94 Hình 3.5. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN đối với các dự án PPP trong đầu tư phát triển KCHTGT ở Việt Nam hiện nay ................................ 96 Hình 3.6. Cơ cấu vốn đầu tư cho KCHTGTĐB (2002-2015) ........................ 99 Hình 3.7. Cơ cấu nguồn vốn theo ngành giai đoạn 2001 - 2010 ................. 101 Hình 4.1. Mối quan hệ giữa các lợi ích của hình thức PPP ......................... 128 Hình 4.2. Sơ đồ bộ máy Văn phòng đối tác công tư ................................... 141
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải n i ri ng. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là vô c ng quan trọng và hết sức cần thiết, cần đi trước một bước để tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng cường an ninh quốc phòng đất nước. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ưu ti n tăng vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển KCHTGTĐB, nhưng đầu tư phát triển lĩnh vực này cần khối lượng vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Theo Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các dự án giao thông chính yếu giai đoạn 2010-2025 vào khoảng 75 tỷ USD (khoảng 5 tỷ USD/năm, tương đương với 90.000 tỷ đồng/năm). Trong khi đ nguồn vốn NSNN cho ngành GTVT mỗi năm chỉ đạt mức bình quân khoảng 20.000 tỷ đồng. Như vậy, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là rất lớn. Trong khi đ , nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, khả năng huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã giảm khi Việt Nam bước vào ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình và trần nợ công bị khống chế. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức và áp lực không nhỏ trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong bối cảnh hiện nay và trong những năm tới. Hình thức hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân (Public-Private Partnership, PPP), để sử dụng thế mạnh của mỗi bên, cùng nhau góp vốn, chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro vào các dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cho xã hội được ứng dụng từ những năm 1950 tr n 1
  11. thế giới và đang là xu thế chung được nhiều nước trên thế giới đang ứng dụng. Ở Việt Nam, hình thức PPP được đề xuất ứng dụng chính thức trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ vài năm gần đây, nhưng một số hình thức của PPP như BOT, BTO, BT đã được ứng dụng trước đ khá lâu. Trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ, kể từ dự án đầu ti n thực hiện dưới hình thức BOT, là dự án Cầu Cỏ ay tại QL51 và đường hai đầu cầu (200-2012), với tổng mức đầu tư 121 tỷ VNĐ (giá tại thời điểm 1997) đến nay đã c nhiều dự án đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình “PPP” được triển khai thành công mang lại lợi ích cho cả hai phía nhà nước và tư nhân. Theo kết quả thống kê của Bộ Giao thông vận tải, từ năm 2010 đến nay đã c hơn 300 công trình, dự án hạ tầng giao thông lớn khánh thành, đưa vào khai thác (Các dự án thành phần mở rộng QL1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, cầu Nhật Tân, Cổ Chiên, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên... ), là những công trình có tính chất quyết định nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam. Để đạt được những kết quả ban đầu như tr n công tác Quản lý nhà nước đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB đã từng bước đổi mới theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhưng hoạt động QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được tính ưu việt của hình thức đầu tư này, cũng như chưa giải quyết hài hòa được mối quan hệ lợi ích giữa khu vực công, khu vực tư nhân và người thụ hưởng sản phẩm. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng từ đ đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB cần phải được nghiên cứu thấu đáo, c căn cứ khoa học. Vì vậy, tác giả đã chọn nghi n cứu đề tài ản l nhà n c đối i hình thức đối t c công t trong đ t h t tri n ết c h t ng giao thông đ ng iệt am là yêu cầu tất yếu khách quan, mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2
  12. 2. Mục đích và nhiệm vụ n hi n c 2.1. Mục đích n hi n c u Đề tài Luận án có mục đích nghi n cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, tr n cơ sở đ đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên c u Để thực hiện được mục đích nghi n cứu tr n đây, luận án tập trung thực hiện nhiệm vụ chính sau đây: - Tổng quan về tình hình nghiên cứu c li n quan đến đề tài luận án để khẳng định những vấn đề đã được quan tâm giải quyết, những vấn đề còn chưa được làm rõ. Dưới g c độ tiếp cận của khoa học hành chính và quản lý nhà nước, luận án chỉ ra những vấn đề cần tập trung giải quyết. - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB và phân tích, rút ra bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm một số quốc gia trong ứng dụng phương thức đầu tư hợp tác công tư để cung cấp cơ sở hạ tầng. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB Việt Nam, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam. - Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong xu thế đổi mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên c u 3.1. Đối tượng nghiên c u Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là hoạt động quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 3
  13. 3.2. Phạm vi nghiên c u - Về nội dung: nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay. - Về không gian: tr n phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Về thời gian: nghiên cứu các số liệu, tài liệu li n quan đến QLNN đối với hình thức PPP từ năm 1997 (khi c Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước) cho đến nay, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phư n h ận và hư n h n hi n c 4.1. Phư n h ận Đề tài được nghiên cứu tr n cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa ác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ưu ti n đầu tư phát triển KCHTGTĐB, huy động nguồn lực của khu vực vực tư tham gia đầu tư c ng Nhà nước để phát triển KCHTGTĐB. 4.2. Phư n h n hi n c u Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học hành chính hiện đại và quản lý công để xây dựng cơ sở khoa học về QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB và các phương pháp nghi n cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Việc nghi n cứu luận án dựa trên kết quả phân tích tài liệu thứ cấp là các công trình nghi n cứu đã c li n quan đến đầu tư vào kết cấu hạ tầng theo hình thức đối tác công-tư tr n thế giới và ở Việt Nam. Từ đ , tác giả luận án c thể tìm hiểu được các kết quả nghi n cứu của các tác giả đi trước về những nội dung li n quan trực tiếp và gián tiếp đến phương thức hợp tác đầu tư giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB. Dựa trên cở sở tài liệu nghiên 4
  14. cứu, tác giả đánh giá các quan điểm phù hợp và chưa ph hợp từ đ đưa ra các kiến giải theo cách tiếp cận từ giác độ chuyên ngành quản lý công. - Phương pháp thực chứng: Dựa trên những tư liệu thực tiễn của ngành giao thông vận tải để phân tích, đánh giá thực trạng triển khai hình thức đối tác công-tư trong đầu tư xây dựng KCHTGTĐB ở Việt Nam, những kết quả và những bất cập trong thu hút nguồn lực khu vực tư nhân làm cơ sở để đối chứng, phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hình thức đối tác công-tư trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh: So sánh chủ trương, định hướng của Đảng về huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở nước ta qua các thời k thông qua nghi n cứu so sánh mục ti u của các văn bản quy phạm pháp luật với kết quả thực tiễn áp dụng. Từ đ , đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với hình thức đối tác công-tư trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tr n cơ sở các tài liệu thu thập, tác giả s nghi n cứu, phân tích đánh giá dưới khía cạnh khoa học quản lý công. Từ đ , tổng hợp lại để c những kết luận làm căn cứ đề xuất mang tính khoa học, ph hợp với lý luận và thực tiễn công tác QLNN đối với hình thức đối tác công-tư trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam. - Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng mẫu phiếu điều tra, thu thập thông tin, ý kiến đánh giá của các đối tượng liên quan nhằm đánh giá toàn diện đối với lĩnh vực nghiên cứu của luận án. Các mẫu phiếu khảo sát được tập trung vào các đối tượng liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hình thức đối tác công tư. Phương pháp này được thực hiện với mục đích làm rõ hơn những nhận định, đánh giá, nhận x t về thực trạng QLNN đối với hình thức hợp tác công- tư trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam hiện nay (chương 3) và đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của QLNN đối với hình thức này trong tương lai, tác giả đề xuất (chương 4) từ việc tham khảo kiến của các nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà nghi n cứu. Luận án tổ chức phỏng vấn cho ba loại đối tượng 5
  15. Đại diện cho khu vực nhà nước: Các nhà quản lý về hình thức PPP ở các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, số phiếu phỏng vấn là: 110 phiếu. Đại diện cho khu vực tư nhân: Các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, doanh nghiệp vận tải, ngân hàng tham gia vào các dự án đầu tư KCHTGTĐB theo hình thức PPP tại Việt Nam, số phiếu phỏng vấn là: 130 phiếu. Đại diện cho đối tượng khác: Các chuyên gia nghiên cứu độc lập, giảng vi n đại học c quan tâm đến hình thức PPP, số phiếu phỏng vấn là: 30 phiếu 5. C h i n hi n c và iả th t h học 5.1. Câu h i nghiên c u (1). Hoạt động QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB c vai trò như thế nào trong việc triển khai sâu rộng, có hiệu quả phương thức đầu tư này, đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt ch , minh bạch của Nhà nước đối với các dự án đầu tư phát triển KCHTGTĐB theo hình thức PPP? (2). Nội dung QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là những nội dung nào? QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB được thực hiện như thế nào? (3). Để hoàn thiện hoạt động QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB cần thực hiện những giải pháp gì? 5.2. Giả thuy t khoa học Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đ ng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của một quốc gia, là điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển bằng cách tạo ra một mạng lưới giao thông thuận lợi phục vụ cho nhu cầu vận tải của các ngành kinh tế cũng như của toàn xã hội nói chung. Ngày nay trên thế giới nhiều quốc gia c xu hướng ứng dụng phương thức hợp tác công tư để đầu tư phát triển KCHTGTĐB nhằm mục tiêu sử dụng hiệu quả lợi thế của các b n tham gia đầu tư, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành, triển khai những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho khu vực tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng KCHTGTĐB thông qua hình thức PPP và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Nếu hoàn thiện 6
  16. các nội dung QLNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước s phát huy đầy đủ tính ưu việt của hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB, thỏa mãn mục ti u của nhà nước, lợi ích của khu vực tư nhân và lợi ích của xã hội. 6. Dự ki n nhữn đón ó mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện về QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam, nên kết quả qua nghiên cứu của luận án có những điểm mới như sau: - Tr n cơ sở phân tích những quan niệm khác nhau của các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tiếp cận từ g c độ quản lý công, luận án đưa ra khái niệm hình thức PPP, khái niệm quản lý nhà nước, vai trò của QLNN, nội dung QLNN, các nhân tố tác động đến QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam. - Là công trình đầu tiên phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp đồng bộ để hoàn thiện hoạt động QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam phù hợp với xu thế mới. 7. Ý n hĩ lý luận và thực tiễn củ đề tài nghiên c u Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa, bổ sung, hoàn thiện về mặt học thuật khái niệm hình thức PPP, khái niệm QLNN đối với hình thức PPP, vai trò, nội dung, các nhân tố tác động đến QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Tr n cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam, từ các bài học kinh nghiệm quốc tế, luận án đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB ph hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay và thời gian tiếp theo. 7
  17. Kết quả nghiên cứu của luận án s là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB và c thể được sử dụng để nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực QLNN về kinh tế, tài chính. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận án được chia thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 2. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. KHUNG PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển Nội dung KCHTGTĐB QLNN Các nhân tố tác động đến QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KkKCHTGTĐB Nguyên nhân Vai trò QLNN Đánh giá thực trạng QLNN đối với hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB Giải pháp 8
  18. Chư n 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Phương thức hợp tác công tư đã c lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên thế giới và trở nên phổ biến từ những năm 1990. Trong những năm qua, các nghiên cứu li n quan đến hình thức đối tác công-tư đã được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu với nội dung phong phú, đa dạng và các công trình đ được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể kể đến một số kết quả nghiên cứu như sau: 1.1.Các công trình nghiên cứu về hình thức đối tác công tư 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước Một là, lý giải về nguồn gốc, nguyên nhân của hình thức đối tác công tư, có rất nhiều công trình nghiên cứu phong phú trên thế giới, như: - Yscombe, E.R (2007), “Public-Private Partnerships: Principles of Policy and Finance”, tác giả cho rằng, hình thức PPP ra đời do từ thất bại của thị trường và chính phủ trong việc cung cấp hàng hóa công nói chung, giao thông vận tải n i ri ng. Để sửa chữa thất bại của thị trường, và áp lực phải phát triển CSHT giao thông hiện đại đáp ứng sự gia tăng mạnh m của dân số và nhu cầu vận chuyển đã thôi thúc các nước tìm kiếm kênh cung cấp mới phù hợp hơn và chính phủ có thể sử dụng việc trao quyền cung cấp hàng hóa công cho khu vực tư nhân như là một trong số các giải pháp. - Mona Mona Hammami, Jean-Francois Ruhashyankiko, và Etienne B.Yehoue (2006), “Determinants of Public-Private Partnerships in Infrastructure”, (Quỹ tiền tệ thế giới IMF), các nhà nghiên cứu đã khẳng định không một chính phủ nào có thể độc lập cung cấp đầy đủ CSHT nói chung, GTĐB n i ri ng mà không cần phải hợp tác với khu vực tư nhân. - Nyagwachi và Smallwood (2006), “South Afirica Public-Private Partnership Projects: A System model for planning and implementation”, nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án PPP giao thông tại Nam Phi là do: Mức độ nhận thức về PPP của khu vực công và khu vực tư 9
  19. chưa đầy đủ; Năng lực quản lý dự án yếu kém của khu vực công; Chính sách hỗ trợ không tương xứng. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo chính phủ không nên tiếp tục độc quyền cung cấp cơ sở hạ tầng GTĐB, cần mở rộng chính sách hỗ trợ để tư nhân c thể tham gia cùng nhà nước cung cấp CSHT chất lượng, đảm bảo lợi ích cho người dân. - ADB (2000) Developing Best Practices for Promting Private Sector Investmet in Infrastructure, (Ngân hàng phát triển Châu Á, ADB)); Ahadzi, .(2001), “The Private Finance Initiative: The Procurement Process in Perspective”; Li,B,Akintoye, A.Edward&Hardcastle (2005), “The allocation of ris in PPP/PFI construction projects in the UK” , trong các nghiên cứu đã giải thích nguyên nhân thất bại của chính phủ ở các nước đang phát triển và PPP được đánh giá là lựa chọn phù hợp, là kênh cung cấp CSHT hiệu quả, cải cách và chuyển đổi các dịch vụ đầu ra. - ADB(2000); Li,B,Akintoye, A.Edward&Hardcastle (2005), trong các nghiên cứu này cho thấy: Các chính phủ tin rằng PPP có thể cung cấp một loạt các lợi ích xã hội như tăng cường năng lực của chính phủ, đổi mới chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, thời gian thực hiện dự án, chuyển giao phần lớn rủi ro cho khu vực tư nhân, bảo đảm giá trị đồng tiền cho người nộp thuế. - ADB (2008). “Public Private Partnership Handbook”, Ngân hàng phát triển Châu Á phát hành bao gồm 10 chương, đề cập đến một loạt các vấn đề liên quan tới mối quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân từ việc xem xét về chính sách tới các vấn đề về thực hiện, cung cấp tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và việc thực hiện mối quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng. Khẳng định: hình thức PPP đặc biệt phù hợp với các quốc gia đang phát triển vì những lý do: Khoảng cách giữa nhu cầu vốn đầu tư lớn và khả năng nguồn vốn của chính phủ có giới hạn; Nhu cầu huy động vốn đầu tư CSHT mà không làm tăng nợ công; Việc tận dụng các sáng kiến kỹ thuật, tài chính của khu vực tư để cải thiện hiệu quả đầu tư dự án. - Argentino Pessoa (2006), “Public-private sector partenership in developing countries: Prospects and Drawbacks”, nghiên cứu cho thấy: Các 10
  20. nước đang phát triển đang ứng dụng hình thức PPP trong nhiều lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công để tìm kiếm những tác động tích cực về hiệu quả, công bằng và chất lượng cung cấp dịch vụ công. - Plum Ion, Zamfir Andreea, Mina Laura (2009), “Public-Private Partnership-Solution or victim of the current economic crisis?”, Michael J.Garvin (2010), “Enabling Development of the Trasn Yelin và các tác giả (2010), Lyer và Mohammed (2010). Các nghiên cứu đều đi đến kết luận: Các điều kiện thị trường hiện nay không loại trừ PPP mà còn tạo ra cơ hội để các nước phát triển PPP ngày càng phù hợp hơn với những thay đổi của môi trường sau khủng hoảng. Hai là, nghiên cứu về cách thức hoạt động, những nhân tố tác động đến thành công của mô hình đối tác công tư: - Sletcher,Ch(2005), “Public-Private partnership and Hybridity” .và nghiên cứu của Partnership Birtish Columbia (2011). Các nghiên cứu đã đưa ra vấn đề chung nhất của mô hình PPP, các mô hình của hình thức PPP, sự tác động của n đối với tổ chức về chi phí, chất lượng, những kh khăn quản lý mô hình PPP trong tương lai, lợi ích chính phủ, khu vực tư và người dân khi tham gia mô hình PPP. - Felie, Lynn và Politt (2007), ấn phẩm“The Oxford andbook of Public Management”, trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra tỷ lệ tham gia của khu vực nhà nước và đối tác tư nhân khi tham gia mô hình hợp tác công tư. - Yelin Xu; Albert P.C.Chan; và John F.Y.Yeung (2010), “Developing a Fuzzy Risk Allocation Model for PPP Projects in China”. Nghiên cứu của các tác giả cho biết chiến lược phân bổ rủi ro giữa chính phủ và tư nhân trong các dự án đường cao tốc ở Trung quốc đã thay đổi. Bằng cách sử dụng mô hình phân bổ rủi ro mờ, các tác giả đã xây dựng một mô hình tổng hợp mờ gồm chín tiêu chí quan trọng nhất: dự báo rủi ro; khả năng hạn chế các rủi ro xảy ra; khả năng giảm thiệt hại nếu rủi ro xảy ra; khả năng chống đỡ hậu quả của rủi ro; xử lý rủi ro với chi phí thấp; nhận được các lợi ích hợp lý; nhận được các lợi ích vô hình từ quản trị rủi ro hiệu quả như uy tín, sự tin cậy...; giả định những tổn thất trực tiếp; thái độ đối với rủi ro. Các tác giả cho rẳng các quy 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2