Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam
lượt xem 12
download
Luận án "Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về quản lý nhà nước về nhà ở đô thị; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THANH THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9.34.04.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS. Đinh Văn Tiến 2. TS. Lê Anh Xuân HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tư liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày….tháng….năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Thảo
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án “Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam”, trước hết tác giả luận án xin đặc biệt cảm ơn hai người hướng dẫn khoa học là GS.TS. Đinh Văn Tiến và TS. Lê Anh Xuân đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học, Khoa QLNN về đô thị, cán bộ, công chức, viên chức cùng các tổ chức (Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội; Sở Xây dựng Hà Nội; Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản) đã giúp đỡ tận tình, tham gia ý kiến đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người thân yêu nhất, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Do những điều kiện chủ quan và khách quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu của luận án vẫn còn những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để giúp cho Luận án được hoàn thiện hơn! Hà Nội, ngày….tháng….năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Thảo
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt BĐS Bất động sản CB, CC Cán bộ, Công chức CB, CC, VC Cán bộ, Công chức, Viên chức CPF Quỹ tiết kiệm trung ương CSDL Cơ sở dữ liệu QLN & TTBĐS Quản lý nhà và thị trường bất động sản ĐT, BD Đào tạo, bồi dưỡng HCNN Hành chính Nhà nước HDB Cục Phát triển Nhà ở HPF Quỹ tiết kiệm nhà ở KHB Ngân hàng nhà ở Hàn Quốc KNHC Tập đoàn Nhà ở Quốc gia Hàn Quốc NƠ Nhà ở NƠ ĐT Nhà ở Đô thị NƠ XH Nhà ở xã hội NHF Quỹ Nhà ở quốc gia QLNN Quản lý nhà nước QLNN về NƠ ĐT Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị SHNN Sở hữu Nhà nước SXD Sở Xây dựng TP Thành phố TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTBĐS Thị trường bất động sản TNT Thu nhập thấp TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban Nhân dân
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các hình thức cho thuê nhà ở tại Hàn Quốc .............................................68 Bảng 3.1. Tỷ lệ các loại nhà theo Thành thị - Nông thôn; các vùng KT-XH ...........79 Bảng 3.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở theo loại nhà 2019........................................................79 Bảng 3.3. Tổng số nhà ở hoàn thành trong các năm 2018, 2019, 2020 ....................80 Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ có nhà ở theo diện tích nhà ở bình quân đầu người ...................81 Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ có nhà ở theo năm đưa vào sử dụng của ngôi nhà/căn hộ ..........82 Bảng 3.6. Tỷ lệ hộ có kế hoạch mua nhà/căn hộ ......................................................82 Bảng 3.7. Ban hành và tổ chức thực hiện VBPL về quản lý NƠ ĐT hiện hành từ 2014 - 2022.........................................................................................................................84 Bảng 3.8. Số dự án NƠ XH tại đô thị, nhà ở công nhân KCN đã hoàn thành ................95 Bảng 3.9. Quỹ nhà ở công vụ cả nước 2019, 2021 .................................................105 Bảng 3.10. Lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ 2021 .......................110 Bảng 3.11. Số lượng các dự án phát triển NƠ ĐT được cấp phép, đang triển khai, đã hoàn thành trên cả nước qua các năm 2020 – 2022 ................................................112 Bảng 3.12. Số liệu về dư nợ tín dụng bất động sản qua các năm 2019 – 2021 ......113 Bảng 3.13. Số liệu thống kê về vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2019 - 2021 ..........114 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Tỷ lệ hộ có nhà ở theo hình thức sở hữu………………………………..77 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ ở trong nhà thuê/mượn, 2009 – 2019……………………….78 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở đô thị nước ta ...................101
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................................................10 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án ..........10 1.1.1 Các nghiên cứu về nhà ở đô thị ........................................................................10 1.1.2. Các nghiên cứu quản lý nhà nước về nhà ở đô thị ..........................................17 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án ..........21 1.2.1 Các nghiên cứu trong nước về nhà ở đô thị .....................................................21 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý nhà nước về nhà ở đô thị ...................25 1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu ........................................................................31 1.3.1. Những vấn đề đã dược giải quyết ...................................................................32 1.3.2. Những “Khoảng trống” trong nghiên cứu .......................................................33 1.4. Định hướng nghiên cứu của đề tài luận án ....................................................34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................35 Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ............................................................................................................................36 2.1. Khái quát về nhà ở đô thị ................................................................................36 2.1.1. Đô thị ...............................................................................................................36 2.1.2. Nhà ở đô thị .....................................................................................................36 2.1.3. Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị ...................................................................39 2.2. Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở đô thị ...................................................44 2.2.1. Xây dựng, ban hành thể chế, chính sách quản lý nhà nước về nhà ở đô thị ...46
- 2.2.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về nhà ở đô thị ..................................................................................................50 2.2.3. Quản lý, kiểm soát việc sở hữu, xây dựng và kinh doanh phát triển nhà ở đô thị ...............................................................................................................................53 2.2.4. Huy động nguồn lực đầu tư, phát triển nhà ở đô thị .......................................55 2.2.5. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở đô thị .........................................................................................................56 2.2.6. Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở đô thị ..............57 2.2.7. Hợp tác quốc tế về quản lý, phát triển nhà ở đô thị ........................................57 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nhà ở đô thị.................58 2.3.1. Yếu tố khách quan ...........................................................................................58 2.3.2. Yếu tố chủ quan ..............................................................................................61 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà ở đô thị của một số quốc gia và những giá trị tham khảo cho Việt Nam ........................................................................................65 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà ở đô thị của một số quốc gia ..................................65 2.4.2. Những giá trị tham khảo cho Việt Nam ..........................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................76 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................77 3.1. Khái quát về nhà ở đô thị tại Việt Nam .........................................................77 3.1.1. Tình trạng sở hữu nhà ở đô thị ........................................................................77 3.1.2. Loại nhà ở........................................................................................................78 3.1.3. Số lượng nhà ở đô thị ......................................................................................80 3.1.4. Giá nhà ở .........................................................................................................80 3.1.5. Chất lượng nhà ở đô thị ...................................................................................81 3.1.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu của người dân về nhà ở đô thị ................................82 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam hiện nay .........84 3.2.1. Xây dựng, ban hành thể chế, chính sách quản lý nhà nước về nhà ở đô thị ...84 3.2.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về nhà ở đô thị ..................................................................................................96
- 3.2.3. Quản lý, kiểm soát việc sở hữu, xây dựng và kinh doanh phát triển nhà ở đô thị .............................................................................................................................104 3.2.4. Huy động nguồn lực đầu tư, phát triển nhà ở đô thị .....................................110 3.2.5. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở đô thị .......................................................................................................116 3.2.6. Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về nhà ở đô thị 117 3.2.7. Hợp tác quốc tế về quản lý, phát triển nhà ở đô thị ......................................119 3.3. Những ưu điểm và hạn chế trong quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam hiện nay .........................................................................................................120 3.3.1. Ưu điểm .........................................................................................................120 3.3.2. Hạn chế..........................................................................................................121 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................................125 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................129 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM ...................................................130 4.1. Bối cảnh kinh tế – xã hội và dự báo nhu cầu nhà ở đô thị trong thời gian tới năm 2030...........................................................................................................130 4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội quốc tế, trong nước ...............................................130 4.1.2. Dự báo nhu cầu về nhà ở đô thị trong thời gian tới năm 2030 .....................131 4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về nhà ở đô thị .....................132 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam .....135 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về nhà ở đô thị 135 4.3.2. Giải pháp kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở đô thị .....................140 4.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về nhà ở đô thị .........................................................................................................143 4.3.4. Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực phát triển nhà ở đô thị...............146 4.3.5. Giải pháp đẩy mạnh thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về nhà ở đô thị .........................................................................................149 4.3.6. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.............................................................................................................152
- 4.3.7. Giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soát việc sở hữu, xây dựng, kinh doanh nhà ở đô thị ..............................................................................................................154 4.3.8. Giải pháp xây dựng các quy định đặc thù về nhà ở đối với các đô thị lớn ........156 4.4. Một số khuyến nghị ........................................................................................156 4.4.1. Khuyến nghị với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ........................156 4.4.2. Khuyến nghị với Chính phủ, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan .......156 4.3.3. Khuyến nghị với UBND cấp tỉnh ..................................................................158 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................159 KẾT LUẬN ............................................................................................................160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................162 PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................172 MẪU SỐ 1 PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG "QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM" (DÀNH CHO NGƯỜI DÂN SINH SỐNG TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ) ...........................................................................173 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN SINH SỐNG TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ ..........................................................................................................................178 MẪU SỐ 2 PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG "QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM" (DÀNH CHO CB, CC QUẢN LÝ) .................................................................................................................................187 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CB, CC QUẢN LÝ .........................................192
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp nhân dân, là tiền đề có vai trò quan trọng góp phần nâng cao mức sống của người dân, ổn định xã hội, góp phần tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước. Tháp nhu cầu của Maslow đã xác định nhu cầu về nhà ở nằm trong tầng thứ nhất của tháp, để khẳng định đây là một trong những nhu cầu thiết yếu, phải được đảm bảo cho mỗi con người. Việc thỏa mãn nhu cầu nhà ở của con người được đáp ứng bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có việc tự xây dựng nhà để ở hay thông qua việc mua bán. Nhà ở cung cấp “nền tảng cơ bản” giúp cho con người sống và duy trì các hoạt động xã hội và hoạt động thể chất. Nhà ở đô thị (NƠ ĐT) là điều kiện vật chất trọng yếu để phát triển kinh tế đô thị; để tái sản xuất sức lao động đô thị; ảnh hưởng tới sinh hoạt xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội trong đô thị. Sở hữu nhà là một “quyền con người”; không chính phủ nào có thể bỏ qua quyền quan trọng này của các công dân. Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 ghi nhận rằng “Quyền có chỗ ở phù hợp” là một trong những quyền cơ bản của con người. Các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận trong Hiến pháp và khẳng định Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho người dân có chỗ ở phù hợp với khả năng chi trả. [129, tr 15] Ở tất cả các nước trên thế giới, phát triển con người luôn đi cùng với phát triển đô thị. Đô thị hóa đến từ các hoạt động của con người để tạo ra môi trường tốt hơn cho sự sống của con người. Việc đầu tư mở rộng nhà ở là biểu tượng của sự phát triển đô thị vì nhà ở là cơ sở nền tảng cần thiết cho sự phát triển xã hội và kinh tế cho tất cả mọi người. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mối tương quan cao giữa tỷ lệ có nhà ở của người dân với trình độ phát triển kinh tế, ổn định xã hội và trình độ văn hóa, mức sống của người dân đô thị. [110, tr 35]. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của các đô thị, ngày càng nhiều người chuyển đến các khu đô thị này và hệ quả của quá trình di cư là sự gia tăng dân số tại các đô thị, nhu cầu nhà ở tăng cao. Các hộ gia đình có khả năng trở thành vô gia cư vì họ gặp khó khăn khi tìm nhà ở. Nếu tình trạng 1
- các hộ gia đình vô gia cư trở nên tồi tệ hơn, đô thị không thể phát triẻn ổn định. Để giữ sự ổn định và sự phát triển bền vững của đô thị, chính quyền phải can thiệp để đảm bảo mọi người dân đều có chỗ ở tại đô thị. Việt Nam là quốc gia có tốc độ đô thị hoá nhanh (Tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% lên khoảng 39,3% năm 2020, 2021 – 40,4%; mục tiêu đến 2025 là 45%, 2030 là 50%). Hơn nữa, mật độ dân số ở các đô thị lớn tăng cao trong quá trình đô thị hóa (Năm 2020, dân số của nước ta là 97,58 triệu người, trong đó dân số thành thị là 35,93 triệu người, chiếm 36,82% tổng dân số, tăng 6% so với năm 2010). Nguyên do là sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, do việc hình thành các khu công nghiệp mới tập trung cùng với làn sóng di cư ngày càng mạnh mẽ từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị chủ yếu để học tập và làm việc nên nhu cầu về nhà ở của người dân tại đô thị liên tục tăng cao. [ 94] Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân, đã có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến nhà ở được ban hành nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở và chăm lo chỗ ở cho người dân. Hiến pháp (1980) đã khẳng định“công dân có quyền có nhà ở. Nhà nước mở rộng việc xây dựng nhà ở, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể và công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung, nhằm thực hiện từng bước quyền đó. Việc phân phối diện tích nhà ở do Nhà nước quản lý phải công bằng, hợp lý”. Luật Nhà ở đầu tiên năm 1991 ra đời, trong đó quy định rằng mọi công dân Việt Nam đều có quyền hợp pháp và chính đáng trong việc mua nhà. Tuyên bố này được khẳng định lại trong Chiến lược Phát triển Nhà ở Quốc gia năm 2011, trong đó chỉ rõ: "Quyền cơ bản của con người là có một chỗ ở phù hợp và an toàn. Nhu cầu nhà ở chính đáng này là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như là một phần của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam." Hiến pháp (2013) nhất quán định hướng: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”, “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở...”, và Nhà nước phải “có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”. Định hướng định này thể hiện trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020: “…Có chính sách để phát triển mạnh nhà ở cho nhân dân, nhất là cho các đối tượng chính sách và người có thu nhập thấp…”. Trong Chiến lược Phát triển nhà ở 2
- quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 khẳng định: “Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển con người…Nhà nước ban hành chính sách thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở...” [31]. Khẳng định quan điểm nhất quán này, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 nêu “…từng bước nâng cao chất lượng phát triển đô thị cả về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân…Giải quyết cơ bản yêu cầu về nhà ở cho cư dân đô thị, mở rộng các loại hình nhà ở; có chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Đến năm 2030, phấn đấu đạt 30m2 sàn nhà ở bình quân đầu người”. Hiện nay, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm: “Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố quyết định để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân. Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội …bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhằm giải quyết cơ bản yêu cầu về nhà ở cho người dân đặc biệt tại khu vực đô thị…” [37]. Nghị quyết số 06-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị “về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” chỉ rõ, bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với một trong các mục tiêu tổng quát là: “…bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị.” Cùng với tiến trình lịch sử, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, NƠ ĐT luôn có xu hướng mở rộng và gia tăng về số lượng, chất lượng. NƠ ĐT nhiều hơn, đa dạng về kiểu cách, hình dáng, chất lượng hơn, nhiều nhà kiên cố được xây dựng, bộ mặt đô thị khang trang hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế: do dân cư tăng quá nhanh nên nhu cầu về nhà ở không được đáp ứng đầy đủ dẫn tới thiếu nhà 3
- ở; chất lượng nhà ở một số nơi còn quá thấp; tình trạng xây nhà trái phép, không phép, lấn chiếm đất công vẫn còn diễn ra; công tác QLNN về NƠ ĐT hiện nay còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả còn thấp,… Đặc biệt là những người lao động trẻ có mức thu nhập còn rất thấp, chưa tự giải quyết được nhu cầu về nhà ở. Theo thống kê của Bộ xây dựng, khoảng 1/3 cư dân tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh gặp khó khăn về nhà ở, trong đó 90% người trong lứa tuổi 18 - 35 không có nhà. Cũng theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy nước ta vẫn còn 1.244 hộ không có nhà để ở, gần 195 nghìn hộ dân đang sống trong các căn nhà khá đơn sơ được xây dựng lâu đời. Điều này cho thấy vẫn còn khá nhiều hộ còn phải sống trong các ngôi nhà có chất lượng kém, tuổi thọ quá dài so với quy định [93]. Điều này đỏi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước nhằm thực hiện quản lý, kiểm soát sự phát triển NƠ ĐT. Nhà ở gắn liền với đất ở mà theo Hiến pháp quy định đất ở là lãnh thổ công cộng của quốc gia nên nhà ở có mối quan hệ hữu cơ trong tổng thể quy hoạch đô thị. Do đó, phải có sự quản lý của nhà nước, nghĩa là vấn đề nhà ở phải được nhà nước điều tiết ở tầm vĩ mô. Nhà nước phải có quan điểm coi nhà ở là hàng hoá đặc biệt và phát triển nhà ở trong cơ chế thị trường là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy, chính sách xây dựng nhà ở phải được cụ thể hóa. Hệ thống nhà ở phải gắn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về điện, nước, xử lý nước thải, môi trường thông thoáng,…Việc xây dựng nhà ở chủ yếu do vốn tự có và công sức của mỗi người, mỗi gia đình. Nhưng đối với người nghèo, người thu nhập thấp, người thuộc diện chính sách thì rất cần sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng là rất cần thiết.” [56, tr 432] QLNN về NƠ ĐT là hoạt động quản lý cần thiết, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển KT -XH của mỗi quốc gia. QLNN về NƠ ĐT sẽ định hướng, điều chỉnh sự phát triển NƠ ĐT; giải quyết những tồn tại, vướng mắc và đáp ứng các nhu cầu về nhà ở; đảm bảo sự ổn định và bền vững thị trường nhà ở. Do đó, các cơ quan nhà nước cần thiết phải tăng cường hơn nữa QLNN về NƠ ĐT; không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý NƠ ĐT đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị, đảm bảo sự phát triển bền vững… Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng: định hướng sự phát triển 4
- bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách…; thực hiện QLNN bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính...[57, tr 25]. Hiện nay, hệ thống lý thuyết về QLNN về NƠ ĐT nước ta chưa được hình thành hoàn chỉnh, trong đó thiếu các lý thuyết về thể chế, tổ chức bộ máy, về con người và các định mức nguồn tài chính trong QLNN về NƠ ĐT. Chính vì sự thiếu sót về hệ thống lý luận này, luận án cần thiết xây dựng chủ thuyết cho hoạt động QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam. Mặc dù đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý, phát triển NƠ ĐT, tuy nhiên các nghiên cứu này hầu như chưa gắn với các hoạt động QLNN về NƠ ĐT, chưa làm rõ được nội dung, các yếu tố tác động cũng như đánh giá cụ thể thực trạng NƠ ĐT các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về NƠ ĐT trên phạm vi cả nước. Xuất phát từ các vấn đề trên, nghiên cứu sinh chọn nội dung “Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về QLNN về NƠ ĐT; đánh giá thực trạng QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở khoa học QLNN về NƠ ĐT - Phân tích thực trạng QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam. Trên cơ sở khoa học tác giả đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam hiện nay; - Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu về NƠ ĐT và quan điểm định hướng. Đề tài đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với các cấp thẩm quyền để hoàn thiện QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
- 3.1. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động QLNN về NƠ ĐT 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam. Thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động QLNN về NƠ ĐT từ 2014 (thời điểm ban hành Luật Nhà ở 2014) đến 2021 và tầm nhìn đến 2030 Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam: (1) Xây dựng, ban hành thể chế, chính sách QLNN về NƠ ĐT. (2) Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC QLNN về NƠ ĐT. (3) Quản lý, kiểm soát việc sở hữu, xây dựng và kinh doanh phát triển NƠ ĐT. (4) Huy động nguồn lực đầu tư, phát triển NƠ ĐT. (5) Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực NƠ ĐT. (6) Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về NƠ ĐT. (7) Hợp tác quốc tế về quản lý, phát triển NƠ ĐT. 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học 4.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu sinh căn cứ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các nghiên cứu đánh giá thực tiễn còn dựa vào chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với QLNN về NƠ ĐT. Luận án vận dụng lý thuyết về khoa học quản lý công và phát triển theo quan điểm gắn lý luận – thực tiễn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thứ nhất, Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích sử dụng phương pháp này là kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để xây dựng khung lý thuyết tại Chương 2. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu của luận án. Tài liệu đã sử dụng bao gồm: Các công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN về NƠ ĐT đã công bố, sách; các văn bản pháp lý, chính trị về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các báo cáo, số liệu của các cơ quan quản lý NƠ ĐT (Bộ Xây dựng, Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Sở Xây dựng các tỉnh…); báo cáo của Hiệp hội đô thị Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản; bài báo trên các tạp chí khoa học Quy hoạch – Kiến trúc, Xây dựng,...; tham luận trong các hội thảo về nhà ở. 6
- Thứ hai, phương pháp phân tích hệ thống: được sử dụng trong hầu hết các chương của luận án (nhiều nhất là chương 3) nhằm tổng hợp thông tin từ các nguồn tư liệu thứ cấp và sơ cấp đáng tin cậy, thiết lập các bảng biểu, biểu đồ phục vụ việc phân tích và đánh giá hệ thống QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam hiện nay. Thứ ba, phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập thông tin cần thiết về thực trạng công tác QLNN về NƠĐT Việt Nam hiện nay và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về NƠĐT tại Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại chương 3 và một phần của chương 4, cụ thể: Tác giả tiến hành lập phiếu khảo sát trên ứng dụng Google Forms, thực hiện phát phiếu khảo sát qua internet (230 phiếu) và thu thập câu trả lời phản hồi (230 phiếu). Tác giả lập hai mẫu phiếu khảo sát cho 02 nhóm đối tượng là: + Người dân sinh sống tại khu vực đô thị. Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi đánh giá ý kiến, hiểu biết, mức độ hài lòng của người dân với hoạt động QLNN về NƠ ĐT. Số phiếu khảo sát 200 phiếu; số phiếu thu về 200 phiếu. + CB, CC quản lý chuyên trách về NƠ ĐT ở các tỉnh, thành trên cả nước. Phiếu hỏi tập trung thu thập ý kiến về đánh giá thực trạng, tìm giải pháp cần thiết để hoàn thiện hoạt động QLNN về NO ĐT nước ta hiện nay. Số phiếu khảo sát 30 phiếu, thu về 30 phiếu. Dữ liệu thu thập được, tự động được cập nhật, tổng hợp, xử lý theo tỷ lệ % chính xác dưới dạng các biểu đồ trên ứng dụng sẵn có của Google Forms. Phiếu khảo sát đặt ở phần phụ lục của luận án. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hệ thống lý thuyết về QLNN về NƠ ĐT như thế nào? 2. Thực trạng QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam hiện nay ra sao? 3. Để hoàn thiện QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam cần có giải pháp gì? 5.2. Giả thuyết khoa học - Giả thuyết 1: QLNN về NƠ ĐT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và chưa có một hệ thống lý luận về QLNN về NƠ ĐT hoàn chỉnh. 7
- Nếu hệ thống lý thuyết về QLNN về NƠ ĐT được xây dựng hoàn chỉnh thì công tác QLNN về NƠ ĐT sẽ đạt hiệu lực, hiệu quả cao. - Giả thuyết 2: Thực trạng QLNN về NƠ ĐT Việt Nam hiện nay đã đạt được những ưu điểm rất tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất là chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở cho dân cư đô thị, thiếu NƠ ĐT, ... Nguyên nhân của hạn chế trên xuất phát từ hệ thống thể chế; tổ chức bộ máy; năng lực CB, CC; hoạt động thanh, kiểm tra và sự thiếu hụt nguồn lực trong QLNN về NƠ ĐT. - Giải thuyết 3: Để hoàn thiện QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam cần phải có các giải pháp đồng bộ, toàn diện. Giả định hiệu quả QLNN về NƠ ĐT hiện nay ở mức trung bình, nếu QLNN về NƠ ĐT được hoàn thiện về văn bản pháp lý, chính sách; tổ chức bộ máy quản lý; phát triển đội ngũ CB, CC; chú trọng thanh tra, kiểm tra về NƠ ĐT sẽ đảm bảo hiệu lực và hiệu quả QLNN về NƠ ĐT. Nếu huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển NƠ ĐT, đồng thời ứng dụng CNTT trong quản lý NƠ ĐT sẽ góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam là đáp ứng đủ nhu cầu về NƠ ĐT, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì sự phát triển bền vững của đô thị. 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 6.1. Về mặt lý luận: Luận án phân tích, xây dựng hệ thống lý thuyết QLNN về NƠ ĐT bao gồm: những vấn đề khái quát; chỉ rõ các yếu tố cấu thành và nội dung QLNN về NƠ ĐT; xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến QLNN về NƠ ĐT. Đặc biệt, luận án xây dựng hệ thống các quan điểm và đề xuất được giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về NƠ ĐT có hiệu quả. 6.2. Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam hiện nay một cách khách quan, trên cơ sở đó, chỉ ra những ưu điểm; hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về NƠ ĐT. Đề tài cũng đề xuất những khuyến nghị khoa học góp phần hoàn thiện QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam. Chính vì vậy, luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập liên quan đến QLNN về NƠ ĐT. 8
- 7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về QLNN về NƠ ĐT. Thông qua những điểm đóng góp mới của đề tài đã được trình bày ở mục 6, có thể thấy, trên phương diện lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận của khoa học quản lý công và quản lý đô thị. Hơn thế nữa, luận án còn là nguồn luận cứ để phục vụ cho việc bổ sung, hoàn thiện lý luận, quan điểm của Đảng và định hướng của Nhà nước về QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Với kết quả nghiên cứu cụ thể, Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu liên quan; đóng góp tích cực cho chính quyền đô thị trong phát triển, quản lý NƠ ĐT, giúp quá trình này đạt hiệu quả, đạt được mục tiêu phát triển của đô thị. - Các số liệu trong Luận án có thể được sử dụng trong các ví dụ minh họa cho hoạt động giảng dạy về quản lý công nói chung và các nội dung liên quan đến QLNN về ĐT. - Những phân tích, đánh giá về thực trạng và đề xuất các giải pháp cụ thể trong Luận án có giá trị tham khảo trực tiếp đối với cơ quan QLNN về NƠ ĐT tại Việt Nam, giúp các nhà quản lý hoạch định chủ trương, hoàn thiện chính sách, pháp luật, ban hành các quyết định quản lý hành chính và hoàn thiện QLNN về NƠ ĐT. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài luận án: “Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam” được kết cấu thành 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về nhà ở đô thị Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về nhà ở đô thị tại Việt Nam 9
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Các nghiên cứu về nhà ở đô thị Kaara Tiana Martinez, Faculty of Law, University of Cambridge, 2020 LATS The Right to Housing in the City (Khoa Luật, Đại học Cambridge, 2020 Quyền có nhà ở trong thành phố) Mục tiêu phát triển bền vững năm 2015 của Liên hợp quốc về đô thị, mục tiêu 11 cam kết làm cho các thành phố hòa nhập, an toàn, linh hoạt và bền vững, với các mục tiêu đầy tham vọng phải đạt được vào năm 2030. Chính quyền địa phương đã trở nên quyết đoán hơn trong việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế và hình thành mạng lưới hợp tác xuyên quốc gia. Luận án Tiến sĩ này nhằm mục đích đóng góp đáng kể bằng cách tập trung đặc biệt vào câu hỏi về nhà ở tại các thành phố và nhấn mạnh các khía cạnh xã hội của sự phát triển bền vững. Lập luận trung tâm của đề tài là quyền con người có nhà ở trong thành phố với nghĩa vụ hành động chung để đảm bảo quyền này. Quyền có nhà ở là một vấn đề cấp bách cần phải định hướng lại để đảm bảo mọi người được tiếp cận với không gian đô thị và để giải quyết các cuộc đình công đang diễn ra ở các thành phố. [116] Adedeji Afolabi and Martin Dada(2014); bài viết Evaluation of factors affecting housing and urban development projects in lagos state (Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhà ở và các dự án phát triển đô thị tại nhà nước lagos); Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế CIB W107 2014, Lagos, Nigeria, 28-30 tháng 1, 2014. Bài viết đưa ra một số định nghĩa về: nhà ở và đô thị. Nhà ở là một chức năng xã hội vượt ra ngoài phạm vi truyền thống chức năng cư trú của con người bao gồm việc cung cấp an ninh, quyền riêng tư, bảo vệ cho chủ sở hữu. Nhà ở đại diện cho một thành phần quan trọng trong xã hội và cấu trúc kinh tế và cấu thành một trong những nhu cầu cơ bản của con người của tất cả các quốc gia. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 44 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 26 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 39 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
189 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 24 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn