intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng, xác định và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến PTQĐ phục vụ phát triển KTXH của tỉnh Cao Bằng; Đề xuất các giải pháp tăng cường PTQĐ phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH CAO BẰNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 9.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Số liệu tổng hợp điều tra thứ cấp trong Luận án là một phần của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị chủ trì thực hiện và PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà làm chủ nhiệm đề tài. Tôi xin cam đoan: (1) Một phần kết quả trong luận án này đã được tổng hợp từ đề tài trên do tôi (thư ký đề tài) và nhóm nghiên cứu thực hiện, kết quả được công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia thực hiện; (2) Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và không trùng lặp với bất kỳ một luận án tiến sĩ nào đã công bố trước đây; (3) Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2023 Tác giả luận án Hoàng Phương Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các Thầy Cô giáo, các Nhà khoa học Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà - nguyên trưởng bộ môn Quản lý Đất đai, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và các Thầy Cô giáo Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Cao Bằng đã cấp kinh phí và các thành viên thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng”. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, các phòng ban chuyên môn, các đơn vị liên quan cùng nhân dân địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2023 Nghiên cứu sinh Hoàng Phương Anh ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ................................................................................................................ ix Trích yếu luận án ...............................................................................................................x Thesis abstract ................................................................................................................ xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3 1.5.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................3 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển quỹ đất......................................................................5 2.1.1. Khái niệm đất đai ................................................................................................5 2.1.2. Sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất .................................................................6 2.1.3. Khái quát về quỹ đất và phát triển quỹ đất ..........................................................7 2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển quỹ đất ...............................................................15 2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển quỹ đất .......................................................15 2.2.2. Phát triển quỹ đất tại Việt Nam .........................................................................23 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất ...............................................29 2.3.1. Yêu cầu của phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội .....................29 2.3.2. Nhóm yếu tố liên quan đến Nhà nước ...............................................................30 2.3.3. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng .............................................34 2.3.4. Nhóm yếu tố liên quan đến người sử dụng đất có đất bị thu hồi phục vụ phát triển quỹ đất ...............................................................................................37 iii
  6. 2.3.5. Nhóm yếu tố liên quan đến nhà đầu tư..............................................................40 2.4. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển quỹ đất ........................44 2.4.1. Công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển quỹ đất ở nước ngoài .............44 2.4.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển quỹ đất ở Việt Nam ...............46 2.5. Định hướng nghiên cứu .....................................................................................47 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................49 3.1. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................49 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất tỉnh Cao Bằng ...........................................................................................................49 3.1.2. Thực trạng phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng .............................................49 3.1.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng .......49 3.1.4. Đề xuất giải pháp tăng cường phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng ......................49 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................49 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................49 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................................50 3.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ....................................................51 3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................54 3.2.5. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất ................58 3.2.6. Phương pháp chuyên gia ...................................................................................60 3.2.7. Phương pháp SWOT .........................................................................................61 3.3. Khung nghiên cứu .............................................................................................61 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................63 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất của tỉnh Cao Bằng ....................................................................................................63 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................................................63 4.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ......................................................................72 4.1.3. Đánh giá chung..................................................................................................77 4.2. Thực trạng phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng .............................................78 4.2.1. Tổ chức và hình thức phát triển quỹ đất ............................................................78 4.2.2. Kết quả phát triển quỹ đất .................................................................................80 4.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất ..............................................................94 4.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng .......96 iv
  7. 4.3.1. Lựa chọn và xác định một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất ...............................................................................................................96 4.3.2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất ................................98 4.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất .......................106 4.4. Đề xuất giải pháp tăng cường phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng ..............121 4.4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển quỹ đất ..........................................................121 4.4.2. Phân tích SWOT trong phát triển quỹ đất .......................................................124 4.4.3. Giải pháp tăng cường phát triển quỹ đất .........................................................132 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................139 5.1. Kết luận ...........................................................................................................139 5.2. Kiến nghị .........................................................................................................141 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan tới luận án .....................................142 Tài liệu tham khảo .........................................................................................................143 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BCH Ban chấp hành CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CN - XD Công nghiệp - xây dựng CP Chính phủ CSHT Cơ sở hạ tầng CSPL Chính sách pháp luật DV Dịch vụ ĐKTN Điều kiện tự nhiên GPMB Giải phóng mặt bằng GPDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GTNT Giao thông nông thôn HĐND Hội đồng nhân dân KTXH Kinh tế - xã hội KTCK Kinh tế cửa khẩu NLTS Nông lâm thủy sản NSNN Ngân sách Nhà nước PNN Phi nông nghiệp PTQĐ Phát triển quỹ đất QĐ Quyết định SDĐ Sử dụng đất TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TĐC Tái định cư TNMT Tài nguyên và Môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TTBĐS Thị trường bất động sản TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư XHCN Xã hội chủ nghĩa vi
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Đặc điểm quỹ đất ở một số nước Châu Âu .......................................................16 2.2. Lộ trình phát triển quỹ đất tại Trung Quốc .......................................................20 3.1. Một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng ..........................................................................................................52 3.2. Phân bố số lượng mẫu phỏng vấn đối với số hộ gia đình và tổ chức có liên quan đến phát triển quỹ đất ...............................................................................53 3.3. Chỉ số đánh giá của thang đo ............................................................................55 3.3. Khung phân tích SWOT phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng ...............................61 4.1. Một số chỉ tiêu thực trạng phát triển giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Cao Bằng ...........68 4.2. Hiện trạng sử dụng của tỉnh Cao Bằng năm 2020.............................................76 4.3. Tổ chức làm nhiệm vụ phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng ...........................79 4.4. Kết quả phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng theo đơn vị hành chính giai đoạn 2011 – 2020 .......................................................................................................81 4.5. Kết quả phát triển quỹ đất ở giai đoạn 2011 - 2020 ..........................................83 4.6. Kết quả phát triển quỹ đất xây dựng trụ sở cơ quan giai đoạn 2011 - 2020 .....84 4.7. Kết quả phát triển quỹ đất quốc phòng giai đoạn 2011 - 2020 .........................85 4.8. Kết quả phát triển quỹ đất an ninh giai đoạn 2011 - 2020 ................................86 4.9. Kết quả phát triển quỹ đất xây dựng công trình sự nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 ......................................................................................................87 4.10. Kết quả phát triển quỹ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020........................................................................................................90 4.11. Kết quả phát triển quỹ đất có mục đích công cộng giai đoạn 2011 - 2020 ......91 4.12. Kết quả phát triển quỹ đất tôn giáo, tín ngưỡng giai đoạn 2011 - 2020...........93 4.13. Kết quả phát triển quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2011 - 2020 .........94 4.14. Tổng hợp kết quả phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng theo mục đích sử dụng giai đoạn 2011 - 2020 ........................................................................................95 4.15. Xác định một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng ....................................................................................................97 4.16. Chỉ số đánh giá của một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất của tổ chức và hộ gia đình, cá nhân .....................................................99 vii
  10. 4.17. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo của các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất ...........................................................................100 4.18. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ...........................................101 4.19. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát ...........................102 4.20. Kết quả chạy mô hình nhân tố khám phá ........................................................102 4.21. Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và EFA .........................103 4.22. Kết quả hệ số hồi quy toàn tỉnh Cao Bằng ......................................................105 4.23. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến phát triển quỹ đất.....................106 4.24. Chỉ số đánh giá ảnh hưởng của nhóm yếu tố liên quan đến Nhà nước tới phát triển quỹ đất .............................................................................................107 4.25. Chỉ số mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố liên quan đến nhà đầu tư tới phát triển quỹ đất .............................................................................................113 4.26. Chỉ số đánh giá ảnh hưởng của nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ có đất bị thu hồi phục vụ phát triển quỹ đất tới phát triển quỹ đất ......................116 4.27. Chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng tới phát triển quỹ đất ............................................................118 4.28. Diện tích cần phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 ................122 4.29. Phân tích SWOT trong phát triển quỹ đất tại tỉnh Cao Bằng ..........................124 viii
  11. DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Mô hình của quỹ đất với sự thay đổi chủ sở hữu đất đai ....................................8 2.2. Mô hình của quỹ đất không có sự thay đổi chủ sở hữu đất đai ...........................9 2.3. Khái quát phát triển quỹ đất ở Việt Nam ..........................................................12 3.1. Sơ đồ khung nghiên cứu ....................................................................................62 4.1. Sơ đồ địa giới hành chính tỉnh Cao Bằng..........................................................63 4.2. Biểu đồ biến động tỷ lệ đô thị hóa từ năm 2011 – 2020 ...................................71 4.3. Biểu đồ Histogram của mô hình hồi quy bội ..................................................104 ix
  12. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Hoàng Phương Anh Tên Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng, xác định và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến PTQĐ phục vụ phát triển KTXH của tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất các giải pháp tăng cường PTQĐ phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp; tiến hành phỏng vấn trực tiếp 35 cán bộ liên quan đến PTQĐ để đánh giá tình hình PTQĐ và xác định được 21/25 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ. Điều tra bằng bảng hỏi 390 tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có liên quan đến PTQĐ để xác định mức độ ảnh hưởng của 21 yếu tố đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng. Đề tài sử dụng thang đo 5 mức độ của Likert để đánh giá một số yếu tố có ảnh hưởng đến PTQĐ, sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTQĐ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng. Các phương pháp khác được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích, xử lý số liệu, phương pháp chuyên gia và phương pháp phân tích SWOT. Kết quả chính và kết luận 1. Cao Bằng là một tỉnh biên giới ở cực Bắc của đất nước, nằm trong vùng Miền núi và Trung du Bắc bộ, có vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc và cả nước, nhưng lại có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với thị trường Trung Quốc thông qua 3 cửa khẩu lớn. Hệ thống giao thông của tỉnh Cao Bằng khá thuận lợi cho việc đi lại, chuyên chở hàng hoá, phát triển sản xuất nói chung và sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng. Nhưng sự phát triển hệ thống giao thông chưa đồng đều giữa các huyện trong tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Cao Bằng là 670.039 ha. Công tác quản lý đất đai có nhiều thuận lợi cho PTQĐ. 2. Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Cao Bằng chưa hoàn toàn chủ động PTQĐ theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ để làm chủ được nguồn cung, điều tiết thị trường bất động x
  13. sản là giá trị quyền SDĐ, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Toàn tỉnh tiến hành thu hồi theo kế hoạch là 6.061,66 ha của 663 dự án. Trong đó, diện tích đã hoàn thành công tác thu hồi là 3.888,70 ha, đạt 64,15% kế hoạch, và đã bàn giao mặt bằng cho 607 dự án với 2.920,76 ha chiếm 75,11% tổng diện tích đã thu hồi, chủ yếu là các dự án xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng... Có 5 huyện hoàn thành công tác thu hồi đất theo kế hoạch: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Thạch An và Trùng Khánh. 3. Kết quả phỏng vấn 35 cán bộ cho thấy có 21/25 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy 21 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ được chia thành 04 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTQĐ, thứ tự ảnh hưởng của 04 nhóm yếu tố đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng là: (1) nhóm YT liên quan đến Nhà nước (CSPL về thu hút đầu tư; CSPL về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; CSPL về tài chính cho PTQĐ; công tác quy hoạch; sự phối hợp của các bên khi triển khai PTQĐ; năng lực của cán bộ chuyên môn và thông tin tuyên truyền); (2) nhóm YT liên quan đến nhà đầu tư (giá thuê đất/ tiền SDĐ; thủ tục đầu tư kinh doanh; thị trường có tiềm năng và nguồn nhân lực địa phương); (3) nhóm YT liên quan đến người dân có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ (giá đất khi thu hồi; hiểu biết pháp luật về đất đai; phong tục, tập quán; điều kiện sinh hoạt sau thu hồi đất và cơ hội việc làm) và (4) nhóm YT điều kiện tự nhiên và CSHT (vị trí địa lý; địa hình; nguồn tài nguyên thiên nhiên; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội). Hai nhóm YT liên quan đến Nhà nước và nhà đầu tư có mức độ ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng là 70,44%, tức là quyết định đến 2/3 PTQĐ, 1/3 còn lại quyết định bởi 02 nhóm YT liên quan đến người dân có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ và nhóm YT điều kiện tự nhiên và CSHT. Chỉ số đánh giá theo thang đo Likert của tất cả các yếu tố trong 04 nhóm yếu tố là từ 3,68 đến 4,35. Yếu tố thị trường có tiềm năng được đánh giá là ảnh hưởng ở mức rất cao tới PTQĐ khi nhà đầu tư muốn đầu tư mở rộng sản xuất ở tỉnh Cao Bằng. 4. Để đáp ứng các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh Cao Bằng từ nay đến năm 2030, PTQĐ cần thực hiện các chỉ tiêu SDĐ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, khu, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, phát triển hạ tầng cấp tỉnh, khu đô thị, trụ sở của tổ chức sự nghiệp... đòi hỏi PTQĐ của tỉnh Cao Bằng cần tập trung vào những nhóm giải pháp lớn như: Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về thu hút đầu tư; Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về tài chính cho PTQĐ; Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nhóm giải pháp về quy hoạch; Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện phát triển quỹ đất. xi
  14. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Hoang Phuong Anh Thesis title: Study on some factors affecting the development of land fund in Cao Bang province Major: Land Management Code: 9 85 01 03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives - Assess the current situation, identify, and indicate the impact level of certain factors on the land fund development to serve the socio-economic development of Cao Bang province; - Propose solutions to enhance land fund development for the socio-economic development in Cao Bang province. Materials and Methods The research used methods such as investigation, data collection, and secondary data; thirty-five officers related to the land fund development field were directly interviewed to evaluate its situations, which was used to identify 21 out of 25 influential factors affecting land fund development. The questionnaires were administered to 390 participants including organizations, individuals, and households involved in land fund development to determine the influential degrees of 21 factors. A 5-point Likert scale was used in this research to assess several factors influencing the land fund development. It utilizes Exploratory Factor Analysis (EFA) and multiple linear regression modeling to identify factor groups affecting the land fund development and assess the extent of their impact on the land fund development in Cao Bang province. Other methods used include data analysis, data processing, expert methods, and SWOT analysis. Main findings and conclusions 1. . Cao Bang is a border province of the Northeast region of Vietnam, a mountainous and highland region. Although Cao Bang is located far from the big economic centers of Vietnam, it takes advantage of its favorable geography to access Chinese markets through 3 big border gates. To some extent, the transport system enables them to transport commodities conveniently and develop production, especially agriculture and forestry, even though the provincial transport system hasn’t been developed equally among its districts. The province covers 670,039 ha and its land management is good enough for land fund development. 2. During the period from 2011 to 2020, Cao Bang province didn't raise the sense of initiative in land fund development as planned so that they could be ready to meet the market demands, regulate the real estate markets, and contribute to the State’s budget. xii
  15. The province planned to reclaim 6,061.66 ha of the total land acquisition from 663 projects. They succeeded in taking back 3,888.70 ha (accounting for 64.15 %) and handed over to 607 projects with a total of 2.920,76 ha (accounting for 75,11% of the total land acquisition) which was mainly used for office building, infrastructure, and public construction. Five districts that accomplished land acquisition as planned are Bao Lac, Bao Lam, Ha Lang, Thach An, and Trung Khanh. 3. The results of interviews with 35 officials show that 21/25 factors have a potential influence on the land fund development of Cao Bang province. The results of exploratory factor analysis show that these 21 factors can be divided into 4-factor groups as follows: (1) group of factors related to the State (legal policies on investment attraction; legal policies on recovery, compensation, support, resettlement; legal policies on finance for land fund development; planning work; coordination of parties when implementing land fund development; capacity of professional staff and propaganda information); (2) group of factors related to investors (land rental price/land use fee; business investment procedures; potential market and local human resources); (3) group of factors related to people whose land is recovered for land fund development (land price upon recovery; understanding of land laws; customs and practices; living conditions after recovery land and job opportunities) and (4) group of natural conditions and infrastructure facilities (geographic location; terrain; natural resources; technical infrastructure and social infrastructure). The two groups of factors related to the State and investors have a combined impact of 70.44% on the land fund development of Cao Bang, which means they determine 2/3 of the land fund development, while the remaining 1/3 is determined by the two groups of factors related to landowners whose land is reclaimed for the land fund development and factors related to natural conditions and infrastructure facilities. The Likert scale assessment of the four groups ranges from 3.68 to 4.35. The potential market factor is evaluated to have a very heavy impact on land fund development when investors intend to expand production in Cao Bang province. 4. In the coming period to meet the socio-economic development objectives of Cao Bang province from now to 2030, the land fund development needs to be used for purposes such as military, security, industrial clusters, trade, services, non-agricultural production, provincial infrastructure development, urban areas, residential areas, headquarters of public service organizations... These require Cao Bang province's land fund development to focus on many major solution groups, including: The group of solutions related to legal policies for attracting investments; The group of solutions related to financial policies for land fund development; The group of solutions related to policies on land reclamation, compensation, support, and resettlement; The group of solutions related to planning; The group of organizational solutions for land fund development. xiii
  16. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhu cầu sử dụng đất (SDĐ) một cách hiệu quả, cùng với sự mở rộng của các khu đô thị, khu công nghiệp… khi đất đai càng trở nên khan hiếm là một thách thức đối với công tác quản lý đất đai. Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể về quyền SDĐ được xem là hàng hóa đặc biệt và được phép giao dịch trên thị trường. Đất đai trở thành nguồn nội lực quan trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Đồng thời Luật Đất đai 2013 cũng đã quy định cụ thể hơn về các trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KTXH vì lợi ích quốc gia, công cộng và thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai. Đối với các dự án, công trình sản xuất, kinh doanh có SDĐ thì chủ đầu tư được nhận quyền SDĐ khi thuê đất, nhận chuyển nhượng và nhận góp vốn bằng quyền SDĐ. Phát triển quỹ đất (PTQĐ) được các cấp các ngành quan tâm vì quỹ đất đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững và hiệu quả KTXH. Tuy nhiên, thực tế PTQĐ ở các địa phương hiện vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn đòi hỏi Nhà nước cần có những tháo gỡ kịp thời. Đại hội XIII của Đảng đã thông qua nhiều chủ trương, chính sách khi bước vào giai đoạn phát triển mới, việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KTXH thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017 đã có tác động trực tiếp đến định hướng phát triển của đất nước. Mặt khác bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, xu hướng phát triển trên toàn cầu trong những năm tới có thể có tác động đến phát triển KTXH của Việt Nam. Đặc biệt thực hiện có hiệu quả 16 Hiệp định tự do thương mại mà nước ta đã ký kết với gần 60 đối tác... điều này sẽ tác động không nhỏ đến chính sách đầu tư, thương mại. Hiện nay công tác phát triển quỹ đất (PTQĐ) đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, nhà đầu tư, người sử dụng đất rất quan tâm. Phát triển quỹ đất là một trong những nội dung mới được đưa vào Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai 2023. Trong thời gian qua PTQĐ đã tuân theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH. Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nhà nước đã thu hồi 1.179.879,78 ha đất để thực hiện 25.362 dự án, trong đó: thu hồi 109.402,8 ha đất để thực hiện 930 dự án cho mục đích quốc phòng, an ninh; 1.070.476,98 ha đất để thực hiện 24.432 dự án phát triển 1
  17. KTXH (Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), 2022). Trong thời gian tới, các địa phương vẫn sẽ phải tiếp tục PTQĐ phục vụ phát triển KTXH của cả nước. Cao Bằng có vị trí kinh tế - chính trị chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc và cả nước trong bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát triển giao thương giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN. Thực tế PTQĐ của tỉnh Cao Bằng trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa đạt kết quả như mong muốn. Quy hoạch của tỉnh còn thiếu tính đồng bộ, nhiều dự án được thực hiện theo đúng quy hoạch, có lộ trình thực hiện và rất cần thiết, nhưng do bị động về nguồn thu, thiếu vốn nên mặc dù đã công bố triển khai quy hoạch nhưng vẫn chưa được thực hiện, đặc biệt các dự án quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến PTQĐ của tỉnh. Một số dự án sau khi giải phóng mặt bằng (GPMB) còn bị bỏ hoang hóa nhiều năm trong khi người dân thiếu đất sản xuất (Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng, 2021). Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất giữa nhà đầu tư và một số địa phương chưa tốt, ảnh hưởng đến công trình, dự án. Công tác chuẩn bị đầu tư đối với các công trình, dự án có đất bị thu hồi chưa tốt, nhận thức và ý thức chấp hành của người dân có đất bị thu hồi về chính sách pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất còn hạn chế (Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng, 2021). Đánh giá thực trạng tạo quỹ đất, PTQĐ đồng thời chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng (YTAH) đến tạo quỹ đất, PTQĐ của các thành phố trực thuộc tỉnh đã được một số tác giả nghiên cứu như: Hồ Thị Lam Trà & cs. (2016a), Nguyễn Thị Hương (2018), Nguyễn Hữu Ngữ & cs. (2020), Huỳnh Văn Chương & cs. (2020), Trần Văn Khải (2021)... Các nghiên cứu này đã làm rõ ảnh hưởng của: nhóm yếu tố tài chính; nhóm yếu tố chính sách pháp luật; nhóm yếu tố kinh tế, xã hội; nhóm yếu tố quy hoạch và nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên CSHT đến tạo quỹ đất và PTQĐ của một số thành phố trực thuộc tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình đã công bố nào nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến PTQĐ của một tỉnh. Do vậy thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng”, để chỉ ra một số YTAH và làm rõ vai trò của Nhà nước, nhà đầu tư và người SDĐ trong PTQĐ phục vụ phát triển KTXH, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, tăng cường PTQĐ trong thời gian tới, phục vụ có hiệu quả phát triển KTXH tỉnh Cao Bằng là cần thiết. 2
  18. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng, xác định và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến PTQĐ phục vụ phát triển KTXH của tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất các giải pháp tăng cường PTQĐ phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: PTQĐ theo hình thức Nhà nước thu hồi, quản lý và giao đất/ cho thuê đất của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020; Một số YTAH đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020 - Phạm vi không gian: Trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Cao Bằng - Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập nguồn số liệu phục vụ theo yêu cầu của đề tài từ 2011 - 2020; Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ 2021 - 2022; Thời gian thực hiện đề tài từ 2017 - 2023. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đã xác định 21 yếu tố được chia thành 04 nhóm ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng, thứ tự ảnh hưởng của 04 nhóm yếu tố là: (1) nhóm YT liên quan đến Nhà nước, (2) nhóm YT liên quan đến nhà đầu tư, (3) nhóm YT liên quan đến người dân có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ và (4) nhóm YT điều kiện tự nhiên và CSHT. Hai nhóm YT liên quan đến Nhà nước và nhà đầu tư có mức độ ảnh hưởng là 70,44%, tức là quyết định đến 2/3 PTQĐ, 1/3 còn lại quyết định bởi 02 nhóm YT liên quan đến người dân có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ và nhóm YT điều kiện tự nhiên và CSHT. Đề xuất các nhóm giải pháp lớn để tăng cường PTQĐ trong thời gian tới: Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về thu hút đầu tư; Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về tài chính cho phát triển quỹ đất; Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nhóm giải pháp về quy hoạch; Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện phát triển quỹ đất. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, góp phần hoàn thiện phương pháp luận về PTQĐ trong quản lý SDĐ, xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến PTQĐ. 3
  19. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả PTQĐ tại tỉnh Cao Bằng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho PTQĐ vùng trung du miền núi phía Bắc và các địa phương có điều kiện tương tự. 4
  20. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 2.1.1. Khái niệm đất đai Đất đai có một vị trí đặc biệt đối với con người, là nơi diễn ra mọi hoạt động KTXH của quốc gia, do vậy đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Brinkman & Smyth (1976) đưa ra định nghĩa về đất đai: “Về mặt địa lý mà nói đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc SDĐ ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai”. Mặt khác “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm vá khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại (san nền, hồ chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...” (Lê Quang Trí, 2010). Luật Đất đai năm 1993 đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam, 1993a). Đồng thời “Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là khái niệm pháp lý về BĐS. Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bên trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về mặt vật chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất đai cũng bao gồm các khu vực có nước bao phủ” (Bộ TNMT, 2012). Như vậy, có nhiều khái niệm về đất đai khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất đất đai là một khoảng không gian theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự sống cũng như các hoạt động sản xuất của loài người. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0