intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu sự tác động của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu sự tác động của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng khi phát triển du lịch bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu sự tác động của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch) Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lại Phi Hùng 2. PGS.TS. Lê Chí Công HÀ NỘI – 2024
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Đoàn Nguyễn Khánh Trân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến tập thể giảng viên hướng dẫn, PGS.TS Lại Phi Hùng và PGS.TS Lê Chí Công. Sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết và rất trách nhiệm của quý thầy đã giúp tác giả hoàn thành luận án của mình. Tác giả chân thành biết ơn trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo Sau đại học, Khoa Du lịch và Khách sạn, Bộ môn Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành cùng quý thầy cô tham gia giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh. Chính những kiến thức, phương pháp mới được tiếp thu từ quá trình nghiên cứu tại trường là hành trang quan trọng giúp tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo trường Đại học Nha Trang, lãnh đạo Khoa Du lịch đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận án tiến sĩ. Tác giả trân trọng những chia sẻ, đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là các chuyên gia, các cộng đồng địa phương cũng như các em sinh viên chuyên ngành du lịch ở Nha Trang, Quy Nhơn và Quảng Nam đã hỗ trợ thu thập dữ liệu. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc cho gia đình, người thân. Chính những sự hỗ trợ, yêu thương, động viên và quan tâm của gia đình, người thân là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng năm 2024 Đoàn Nguyễn Khánh Trân
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................1 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ...............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................5 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................6 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 6 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 6 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................7 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................7 1.6 Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 7 1.6.1 Đóng góp về mặt lý luận ................................................................................7 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn .............................................................................8 1.7 Kết cấu của luận án .............................................................................................8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................... 9 2.1 Các khái niệm cơ bản ..........................................................................................9 2.1.1 Cộng đồng ......................................................................................................9 2.1.2 Cộng đồng địa phương................................................................................. 10 2.1.3 Phát triển du lịch .......................................................................................... 11 2.1.4 Chất lượng cuộc sống ..................................................................................13 2.1.5 Gắn kết cộng đồng .......................................................................................19 2.2 Ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương .........................................................20 2.2.1 Nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương...........................................................................................20 2.2.2 Nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương ...........................................................................24 2.2.3 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương ..............................27
  6. iv 2.3 Một số lý thuyết nền tảng ................................................................................. 37 2.3.1 Lý thuyết trao đổi xã hội (Social exchange theory – SET)..........................37 2.3.2 Lý thuyết phát triển bền vững ......................................................................38 2.3.3 Lý thuyết lan tỏa từ dưới lên (Bottom-up Spillover theory) ........................ 41 2.3.4 Lý thuyết đánh giá nhận thức (Cognitive Appraisal Theory) ......................45 2.3.5 Lý thuyết gắn kết (Attachment theory) ........................................................47 2.4 Mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ............................................... 49 2.4.1 Mối quan hệ giữa nhận thức về sự tác động tích cực của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương ..................................49 2.4.2 Mối quan hệ giữa nhận thức sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương .................................................51 2.4.3 Mối quan hệ giữa nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch biển và chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương: Vai trò điều tiết của sự gắn kết cộng đồng....................................................................................................................... 52 CHƯƠNG 3: ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................57 3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu .....................................................................57 3.1.1 Khái quát về vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ ..................................57 3.1.2 Thực trạng phát triển du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ................58 3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường của vùng duyên hải Nam Trung Bộ ................................................................................................ 61 3.2 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 64 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................64 3.2.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 65 3.2.3 Phương pháp chọn mẫu và địa bàn nghiên cứu ...........................................66 3.2.4 Quy trình khảo sát ........................................................................................68 3.3 Xây dựng thang đo ............................................................................................ 70 3.3.1 Thang đo Chất lượng cuộc sống .................................................................. 70 3.3.2 Thang đo nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch ..........................70 3.3.3 Thang đo sự gắn kết cộng đồng ...................................................................73 3.4 Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 74 3.4.1 Đánh giá mô hình đo lường .........................................................................75 3.4.2 Đánh giá mô hình cấu trúc ...........................................................................75 3.5 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc ............................................................ 76 3.6 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................. 78 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................82 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 82 4.2 Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình nghiên cứu .................85 4.2.1 Thống kê mô tả thang đo Chất lượng cuộc sống .........................................86 4.2.2 Thống kê mô tả thang đo Sự gắn kết cộng đồng ......................................... 86
  7. v 4.2.3 Thống kê mô tả các thang đo nhận thức về tác động tích cực của phát triển du lịch.................................................................................................................... 87 4.2.4 Thống kê mô tả các thang đo nhận thức về sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch.................................................................................................................... 90 4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng mô hình nghiên cứu .................................... 93 4.3.1 Đánh giá mô hình đo lường .........................................................................93 4.3.2 Kiểm định mô hình cấu trúc PLS-SEM .......................................................95 4.3.3 Kiểm định các biến kiểm soát nhân khẩu học ...........................................100 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................101 4.4.1 Ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương .................................................................101 4.4.2 Vai trò điều tiết của gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ giữa nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch biển và chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương ................................................................................................................106 CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH .....................................................................110 5.1 Phương hướng phát triển du lịch tại vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ ............................................................................................................................110 5.2 Những gợi ý về mặt chính sách cho thực tiễn hoạt động du lịch ................111 5.2.1 Cơ sở đề xuất kiến nghị chính sách và giải pháp .......................................111 5.2.2 Một số kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương khi phát triển du lịch................................................112 5.2.3 Một số kiến nghị chính sách cho chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành có liên quan ..............................................................................................116 5.3 Những đóng góp của luận án..........................................................................118 5.3.1 Đóng góp về mặt lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ...........................118 5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn .........................................................................119 5.4 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................119 KẾT LUẬN ................................................................................................................121 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................123 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................124 PHỤ LỤC ...................................................................................................................145
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AVE Average Variance Extracted Giá trị phương sai trích CĐĐP Viết tắt của từ Tiếng Việt Cộng đồng địa phương CLCS Viết tắt của từ Tiếng Việt Chất lượng cuộc sống CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp CSVCKT Viết tắt của từ Tiếng Việt Cơ sở vật chất kỹ thuật EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn GKCĐ Viết tắt của từ Tiếng Việt Gắn kết cộng đồng HTMT Heterotrait Heteromethod Độ giá trị phân biệt của cấu trúc HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người KT Viết tắt của từ Tiếng Việt Kinh tế MT Viết tắt của từ Tiếng Việt Môi trường Partial least squares structural Mô hình cấu trúc bằng phương pháp PLS-SEM equation modeling bình phương bé nhất bán phần PTBV Viết tắt của từ Tiếng Việt Phát triển bền vững PTDL Viết tắt của từ Tiếng Việt Phát triển du lịch QOL Quality of life Chất lượng cuộc sống R2 Coefficient of Determination Hệ số xác định SET Social Exchange theory Lý thuyết trao đổi xã hội United Nation World Tourism UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới Organization VH Viết tắt của từ Tiếng Việt Văn hóa VIF Variance Inflation Factors Hệ số phóng đại phương sai XH Viết tắt của từ Tiếng Việt Xã hội
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn ............................................ 40 Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững kiểu quả trứng .................................................40 Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu tam giác...................................................40 Hình 2.4: Lý thuyết lan tỏa từ dưới lên của sự hài lòng trong cuộc sống .....................41 Hình 2.5: Mô hình lan tỏa từ dưới lên – Trước ............................................................. 43 Hình 2.6: Mô hình lan tỏa từ dưới lên – Sau ................................................................. 43 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................54 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 66 Hình 3.2: Tóm tắt các bước phân tích dữ liệu ............................................................... 74
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của PTDL đến CLCS của CĐĐP..........................................................................30 Bảng 2.2: Tổng hợp mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu .............................55 Bảng 3.1: Tổng lượt khách đến các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2018 - 2022 .................................................................................................................... 59 Bảng 3.2: Doanh thu du lịch các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2018 - 2022 .................................................................................................................... 60 Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) các tỉnh/thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ 2018 – 2022 .......................................................................61 Bảng 3.4: GRDP bình quân trên đầu người của các tỉnh/thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ giai đoạn 2019 – 2023 ................................................................................... 62 Bảng 3.5: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu .................................................................65 Bảng 3.6: Phân bố mẫu điều tra.....................................................................................68 Bảng 3.7: Thang đo Chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương .......................70 Bảng 3.8: Thang đo nhận thức về sự tác động tích cực của phát triển du lịch ..............71 Bảng 3.9: Thang đo nhận thức về sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch ..............72 Bảng 3.10: Thang đo sự gắn kết của cộng đồng địa phương ........................................ 74 Bảng 3.11: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu ..........................................77 Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả đánh giá sơ bộ thang đo (nghiên cứu định lượng sơ bộ) ....... 78 Bảng 4.1: Thời gian sống tại địa phương của cộng đồng ..............................................82 Bảng 4.2: Tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương ............................... 83 Bảng 4.3: Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................84 Bảng 4.4: Thống kê mô tả thang đo Chất lượng cuộc sống ..........................................86 Bảng 4.5: Thống kê mô tả thang đo Sự gắn kết cộng đồng .......................................... 86 Bảng 4.6: Thống kê mô tả thang đo nhận thức về sự tác động tích cực của phát triển du lịch của yếu tố kinh tế ....................................................................................................87 Bảng 4.7: Thống kê mô tả thang đo nhận thức về sự tác động tích cực của phát triển du lịch của yếu tố văn hóa .................................................................................................. 88 Bảng 4.8: Thống kê mô tả thang đo tác động tích cực của yếu tố xã hội...................... 89 Bảng 4.9: Thống kê mô tả thang đo nhận thức về sự tác động tích cực của phát triển du lịch của yếu tố môi trường ............................................................................................. 89 Bảng 4.10: Thống kê mô tả thang đo nhận thức về sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch của yếu tố kinh tế ....................................................................................................91
  11. ix Bảng 4.11: Thống kê mô tả thang đo nhận thức về sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch của yếu tố văn hóa .................................................................................................. 91 Bảng 4.12: Thống kê mô tả thang đo nhận thức về sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch của yếu tố xã hội .....................................................................................................92 Bảng 4.13: Thống kê mô tả thang đo nhận thức về sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch của yếu tố môi trường ............................................................................................. 93 Bảng 4.14: Kết quả phân tích độ tin cậy và độ giá trị hội tụ của thang đo ................... 94 Bảng 4.15: Độ giá trị phân biệt của các cấu trúc khái niệm theo ma trận HTMT ........ 95 Bảng 4.16: Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc .......................................................... 96 Bảng 4.17: Kết quả ước lượng mô hình của biến điều tiết trong mối quan hệ giữa nhận thức về sự tác động của phát triển du lịch và chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương ...........................................................................................................................99 Bảng 4.18: Kết quả sức mạnh dự báo............................................................................99 Bảng 4.19: Kết quả ước lượng mô hình của các biến kiểm soát .................................100 Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu .....................................................................111 Bảng 5.2: Tổng hợp các đề xuất của chuyên gia .........................................................112
  12. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu Tiếp cận trên góc độ lý luận Theo Pırnar và Günlü (2012), UNWTO (2018) du lịch là ngành tạo ra doanh số và việc làm với tốc độ phát triển nhanh. Cùng với đó, theo Orams (2002), Hall (2001) loại hình phát triển nhanh nhất của ngành du lịch và mang đến nhiều giá trị kinh tế (KT) của nhiều quốc gia là du lịch biển/ven biển. Ở một số đất nước, du lịch biển có thể được xem là sản phẩm chính cho hoạt động phát triển du lịch (PTDL) (Miller và Auyong, 1991). Thêm vào đó, du lịch biển/ven biển phát triển nhanh chóng (Miller, 1993) và góp phần không nhỏ để thúc đẩy KT, xã hội (XH). Do đó, nó có tác động đáng kể đến cộng đồng địa phương (CĐĐP). Hoạt động PTDL cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Trong đó sự hưởng ứng và ủng hộ tích cực của CĐĐP đóng một vai trò vô cùng quan trọng (Almeida-Garcia và cộng sự, 2016; Kim và cộng sự 2021). CĐĐP gia tăng sự ủng hộ khi họ nhận thức được những giá trị từ PTDL mang lại nhưng đồng thời họ cũng sẽ thờ ơ với các hoạt động này nếu những lợi ích nhận được bị đe dọa (Kim và cộng sự, 2021). Trong thực tế, PTDL luôn đem đến những tác động hai mặt cho CĐĐP. Ap và Crompton (1998), Choi và Sirakaya (2005), Lankford và Howard (1994), Sharpley (2014) đã thực hiện nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Cụ thể, cảm nhận của CĐĐP về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của PTDL trên bốn khía cạnh như KT, văn hóa (VH), XH và môi trường (MT) (Woo và cộng sự, 2019) và quyết định đến sự tham gia của họ trong các hoạt động du lịch. Điều này đã được đề cập rõ hơn trong lý thuyết trao đổi xã hội (SET) của Ap (1992). Theo đó, sau khi cân nhắc lợi ích và bất lợi, các đối tượng sẽ xem xét có tham gia hoạt động đó hay không. Các cá nhân nhận thấy việc trao đổi mang lại lợi ích sẽ có thái độ khác với cá nhân có nhận thức ngược lại (Gursoy và cộng sự, 2002; Wall và Matheison, 2006). Từ quan điểm PTDL, SET giả định rằng thái độ của cá nhân với việc hỗ trợ PTDL trong cộng đồng sẽ được xem xét trong đánh giá của họ về kết quả thực tế và sự nhận biết về du lịch trong cộng đồng (Andereck và cộng sự, 2005). Điều này đóng vai trò thúc đẩy nhận thức của CĐĐP về điều kiện sống của mình. Hay nói cách khác, du lịch không những tác động đến nhận thức, thái độ của CĐĐP đối với PTDL mà còn là yếu tố trong việc dự đoán chất lượng cuộc sống (CLCS) dưới các góc độ khác nhau của cuộc sống và cuộc sống tổng thể (Perdue và cộng sự, 1999; Andereck và Jurowski, 2006; Uysal và cộng sự, 2012; Kim và cộng sự, 2013).
  13. 2 Cùng với đó, các nhà nghiên cứu trước đây đã xem xét mối quan hệ giữa cảm nhận tác động du lịch và CLCS. Một số phát hiện cho thấy thuộc phạm vi của lý thuyết đánh giá nhận thức (Parada Torres, 2022). Theo đó, đánh giá nhận thức là một quá trình cá nhân đánh giá tầm quan trọng của một vấn đề hoặc một hoạt động. Đánh giá nhận thức đòi hỏi sự phán đoán và lựa chọn dựa trên kinh nghiệm (Grinker và Spiegel, 1945). Các cá nhân khác nhau có thể nhận thức khác nhau về cùng một hoạt động. Andereck và Nyaupane (2011) nhận thấy rằng các cá nhân nhận thức cộng đồng của họ bị ảnh hưởng bởi một tác động du lịch cụ thể và xem xét rằng CLCS của họ bị ảnh hưởng. Tương tự, Woo và cộng sự (2015) phát hiện ra rằng những cư dân liên kết với ngành du lịch và có sinh kế phụ thuộc vào du lịch sẽ thấy tác động đáng kể hơn đến CLCS của họ và sẽ có nhiều khả năng hỗ trợ PTDL. Trong nghiên cứu tương tự, Woo và cộng sự (2015) phát hiện ra rằng những cư dân có thái độ tích cực hơn đối với sự phát triển của du lịch cho thấy mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn hay mức độ cảm nhận CLCS tốt hơn. Điều này nói lên rằng các cá nhân đánh giá những gì họ đang nhận được hoặc bị đe dọa và điều này ảnh hưởng đến nhận thức về CLCS khi PTDL (Lazarus và Folkman, 1984). Lý thuyết PTBV trong du lịch đã được nhiều nghiên cứu luận bàn trên nhiều góc độ bao gồm KT, VH, XH và MT (Nicholas và cộng sự, 2009; Swarbrooke, 2010). Về KT, PTDL gia tăng số lượng việc làm, thu nhập cho CĐĐP, qua đó, đời sống của họ được cải thiện và nâng cao CLCSCLCS (Aref, 2011). Song, du lịch cũng là tác nhân làm cho giá cả, chi phí sinh hoạt tăng cao (Andereck và Vogt, 2000). Về VH, nghiên cứu của Andereck và Vogt (2000) đã phát hiện ra rằng du lịch dẫn đến trao đổi VH giữa du khách và CĐĐP, đồng thời giúp các nền VH xích lại gần nhau hơn. Du lịch giúp mở rộng hoạt động giáo dục bằng cách gia tăng sự tương tác giữa các bên thông qua tiếng nói và ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự giao thoa giữa các nền văn hóa thông qua hoạt động du lịch dẫn đến sự mai một của các giá trị văn hóa bản địa (Andereck và Vogt, 2000). Về XH, PTDL giúp giảm thiểu thất nghiệp, tỷ lệ đói nghèo, cải thiện sức khỏe và tăng phúc lợi XH…. Song, việc quá nhiều khách du lịch tại cùng một thời điểm, một không gian sẽ tạo nên sự quá tải, kẹt xe…làm tổn hại đáng kể đến CLCS của dân cư. Về MT, PTDL góp phần cải thiện cảnh quan môi trường đô thị, hệ thống xử lí rác thải, hạn chế tình trạng ô nhiễm trong khu dân cư. Nhưng du lịch cũng gây ra ùn tắc giao thông, vấn đề đậu xe, biến đổi hệ sinh thái thực vật và động vật, ô nhiễm MT và vứt rác bừa bãi (Andereck và cộng sự, 2005). Dưới tác động của PTDL, lý thuyết lan tỏa từ dưới lên được các nhà khoa học tìm hiểu về CLCS sử dụng như Campbell và cộng sự (1976), Diener (1984), Sirgy và cộng sự (1995). Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực liên ngành về chất lượng sống đã chứng minh bằng thực nghiệm lý thuyết lan tỏa từ dưới lên (Diener, 1984). Du lịch được coi là
  14. 3 một khía cạnh trong cuộc sống và ảnh hưởng đến CLCS tổng thể của người dân (Uysal và cộng sự, 2015). Trong nghiên cứu về du lịch, nhiều nghiên cứu dựa vào lý thuyết lan tỏa từ dưới lên để kiểm định CLCS của CĐĐP. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng lý thuyết này như Woo và cộng sự (2015), Kim và cộng sự (2013), Bimonte và Faralla (2016). Cụ thể, trong nghiên cứu của Kim và cộng sự (2013) sử dụng lý thuyết lan tỏa từ dưới lên để giải thích nhận thức của cộng đồng về tác động của PTDL (KT, VH, XH và MT) ảnh hưởng đến CLCS của cư dân. Hoạt động PTDL đã, đang và sẽ mang lại nhiều giá trị nhất định cho CĐĐP, điều đó phần nào làm gia tăng cuộc sống của họ. Hay nói cách khác sẽ giúp nâng cao CLCS của CĐĐP. Nhưng cũng chính hoạt động này mang lại những tác hại đến CLCS của CĐĐP. Song, các thử nghiệm trước thường xem xét sự ảnh hưởng giữa PTDL và CLCS mà chưa có khảo sát nào đi sâu đánh giá sự tương quan giữa hai yếu tố này khi PTDL biển. Thực tế, các nhà khoa học chủ yếu xem xét tác động ở góc độ tích cực trong PTDL đến cuộc sống của CĐĐP mà rất ít phân tích đánh giá trên góc độ tiêu cực (Chen và Chen, 2010) cũng như xem xét song song trên cả hai góc độ. Câu hỏi đặt ra là có hay không sự phát triển của du lịch làm thay đổi CLCS của cộng đồng dân cư hiện tại? Cùng với đó, theo tìm hiểu của tác giả các công trình khoa học đánh giá cảm nhận của CĐĐP về ảnh hưởng của PTDL chủ yếu được thực hiện ở các nước có nền KT phát triển. Đối với các đất nước đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam, các nghiên cứu hàn lâm và thực nghiệm về vấn đề này vẫn chưa nhiều (Pham, 2012). Điều này tạo ra các khoảng trống trong nghiên cứu này. Do đó, việc đánh giá sự ảnh hưởng của nhận thức về PTDL đến CLCS của CĐĐP tại Việt Nam là quan trọng và thích hợp. Lý thuyết về sự gắn kết lần đầu tiên được trình bày bởi Bowlby và sau đó được mở rộng bởi Ainsworth và các đồng nghiệp (1973, 1978) (Wong và cộng sự, 2021). Theo lý thuyết này, một đứa trẻ minh họa các hành vi gắn kết với mẹ hoặc người chăm sóc chính của mình như một quá trình tiến hóa bẩm sinh khi có những kích thích hoặc mối đe dọa bất ngờ. Các nghiên cứu trong tài liệu tâm lý học môi trường cho thấy sự gắn kết của con người với môi trường có tác động tích cực sâu sắc đến sức khỏe thể chất, tinh thần, cảm xúc và tinh thần của họ (Townsend và cộng sự, 2018). Các nghiên cứu trước đây xem xét cấu trúc của sự gắn kết trong lĩnh vực du lịch chủ yếu tập trung vào sự gắn kết cộng đồng (GKCĐ) hay sự gắn kết với địa điểm như là tiền đề của các nhận thức tác động và hỗ trợ (ví dụ: Gursoy và Kendall, 2006; Stylidis, 2016; Yuksel và cộng sự, 2010). GKCĐ đề cập đến các kết nối cảm xúc và nhận thức mà các cá nhân hình thành với môi trường của họ, điều này bị ảnh hưởng bởi sự tương tác với địa điểm và trải nghiệm cá nhân của họ (Hidalgo và Hernandez, 2001). Bằng cách cung cấp cho cư dân
  15. 4 sự an toàn và yên tĩnh, các cộng đồng thường đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành mối liên hệ tình cảm, từ đó có liên quan đến CLCS (Rollero và De Piccoli, 2010a, 2010b). Trong nghiên cứu du lịch, tác động của GKCĐ đã được sử dụng rộng rãi trong việc giải thích nhận thức của cư dân về tác động của du lịch như Gursoy và Rutherford (2004), McCool và Martin (1994), Sheldon và Var (1984). Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng GKCĐ là tiền đề quan trọng đối với nhận thức, lợi ích và hỗ trợ phát triển du lịch của họ (ví dụ: Gursoy và Spangenberg, 2006; McCool và Martin, 1994; Nepal, 2008; Nicholas và cộng sự, 2009; Ganji và cộng sự, 2021). Tuy nhiên, các nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa các biến như nhận thức về PTDL, GKCĐ và CLCS vẫn còn ở giai đoạn sơ khai (Durga Prasad và cộng sự, 2023). Cùng với đó, việc xem xét vai trò điều tiết của GKCĐ cũng đã được xác minh trong các nghiên cứu trước đây như liên quan đến ý định quay lại của khách du lịch (Stylos và cộng sự, 2017) và thái độ của người dân đối với du lịch (Ouyang và cộng sự, 2017). Song trong mối quan hệ giữa nhận thức của PTDL đến CLCS của cư dân cũng đáng được nghiên cứu thêm (Jia và cộng sự, 2023). Vì vậy, để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu, luận án này nhằm khám phá, xem xét việc có hay không cơ chế của GKCĐ làm thay đổi mối quan hệ giữa nhận thức của PTDL đến CLCS của cộng đồng? Những phát hiện của nghiên cứu sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc có giá trị trong việc PTDL bền vững của địa phương. Tiếp cận trên góc độ thực tiễn Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (NTB) có tốc độ gia tăng KT vượt bậc, trong đó PTDL biển đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của các địa phương. Mỗi năm, ngành du lịch đóng góp khá lớn vào GDP của cả nước và GDP của vùng. Cụ thể, nằm 2019, ngành du lịch đóng góp trực tiếp 9,2% GDP, trong đó, tại thành phố Đà Nẵng là 31,4%; Quảng Nam là 7,1%; Bình Định là 7,2% và Khánh Hòa là 12,29% vào GRDP của tỉnh. Thu nhập trung bình đầu người ở vùng này khá tốt. Các địa phương thuộc vùng duyên hải NTB, thu nhập trung bình trên đầu người tại thành phố Đà Nẵng là 4.309 USD/người; Quảng Nam là 3.330 USD/người, Quảng Ngãi là 3.836 USD/người, Bình Định là 2.997 USD/người, Phú Yên là 2.504 USD/người, Khánh Hòa là 3.328 USD/người, Ninh Thuận là 3.782 USD/người và Bình Thuận là 2.246 USD/người (Báo cáo tình hình KTXH các tỉnh, 2022). Mức thu nhập này có được là nhờ một phần sự phục hồi của ngành du lịch năm 2022 sau khi kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa thị trường. Đặc biệt, trong đó, Khánh Hòa là tỉnh có GRDP cao nhất từ trước đến nay với 20,7% và cao nhất cả nước. Điều này một phần nhờ sự phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại của khu vực dịch vụ sau thời gian
  16. 5 dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Bên cạnh đó, các lĩnh vực còn lại như VH, XH và MT cũng được nâng cao. Biểu hiện của nó có thể thông qua việc Đà Nẵng lọt “top” 10 thành phố đánh sống ở nước ngoài năm 2018 do Tạp chí du lịch nổi tiếng Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn (trích theo Tâm An, 2018). Tuy nhiên, việc PTDL nhanh làm nảy sinh các vấn đề có liên quan. Cụ thể như, giá cả cao hơn vào thời vụ khi có nhiều du khách đến, các tệ nạn XH, tình trạng cướp giật, trộm cắp, mai một các giá trị VH, gây quá tải cho hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) địa phương. Bên cạnh đó, rác thải, chất thải từ du lịch xả thẳng trực tiếp ra các vịnh, biển. Cụ thể, trong một khảo sát tại Quảng Nam, người dân trước đây thường dậy sớm, song hiện tại mở cửa muộn hơn theo hành vi của khách du lịch. Các cửa hàng phục vụ người dân địa phương cũng nhường chỗ cho việc phục vụ khách du lịch (Tạp chí Tài chính online, 2018). Những ảnh hưởng tiêu cực này phần nào làm cho CĐĐP cảm thấy khó chịu và tiêu chuẩn cuộc sống không đảm bảo. Điều nay có thể kéo lùi những thành quả đã đạt được. Đây là thách thức thực sự cho các điểm đến trong chiến lược PTDL bền vững. Với những cơ sở về lý luận và thực tiễn được phân tích, tác giả chọn chủ đề “Nghiên cứu sự tác động của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương” nhằm giải quyết các vấn đề chính như sau: (1) Có hay không sự PTDL biển làm thay đổi CLCS của cộng đồng dân cư hiện tại? (2) Có hay không cơ chế điều tiết của GKCĐ làm thay đổi mối quan hệ giữa nhận thức của PTDL biển đến CLCS của cư dân (3) Các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy CLCS của CĐĐP thông qua PTDL biển một cách bền vững. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của PTDL biển đến CLCS của CĐĐP. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao CLCS của cộng đồng khi PTDL bền vững. Mục tiêu cụ thể: Xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của PTDL biển đến CLCS của CĐĐP. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của PTDL biển đến CLCS của CĐĐP. Kiểm định tác động của biến điều tiết GKCĐ trong mối quan hệ giữa nhận thức của PTDL biển đến CLCS của cộng đồng dân cư.
  17. 6 Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao CLCS của cộng đồng khi PTDL bền vững. 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Việc nghiên cứu sự tác động của PTDL biển đến CLCS của CĐĐP được xem xét ở nhiều khía cạnh đa chiều. Cùng với đó, phương pháp đo lường, đánh giá cũng được thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tập trung vào sự tác động của PTDL theo góc nhìn nhận thức. Đây là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học trên thế giới áp dụng. Về không gian: Để nghiên cứu sự tác động của PTDL biển đến CLCS của CĐĐP, tác giả tiến hành lựa chọn thu thập thông tin, đánh giá của các hộ gia đình ven biển tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam của khu vực Nam Trung Bộ, nơi có hoạt động du lịch biển đảo cũng như chịu sự tác động của PTDL biển. Cụ thể, phường Vĩnh Nguyên, Lộc Thọ, Vĩnh Phước, thuộc thành phố Nha Trang; phường Bùi Thị Xuân, Ngô Mây thuộc thành phố Quy Nhơn; phường Tam Thanh thuộc thành phố Tam Kỳ và phố cổ Hội An. Việc lựa chọn các địa phương trên vì đây là các điểm đến có lợi thế rõ nét về tài nguyên du lịch biển và việc PTDL biển tốt hơn các địa phương khác trong khu vực. Đồng thời, quá trình PTDL trong những năm qua đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để hướng tới PTDL biển mang tính bền vững. Cùng với đó, khu vực này cũng được coi là vùng biển có quy mô lớn và thể hiện rõ nét hơn tính đại diện và điển hình của du lịch biển nói chung tại Việt Nam. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong năm 2022, 2023. Thời gian lấy dữ liệu thứ cấp từ 2017 – 2022. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của PTDL biển đến CLCS của CĐĐP. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Có hay không sự ảnh hưởng của nhận thức về sự tác động của PTDL biển đến CLCS của CĐĐP? Nhận thức về sự tác động của PTDL biển ảnh hưởng như thế nào đến CLCS của CĐĐP? Có hay không tác động điều tiết của GKCĐ trong mối quan hệ giữa nhận thức về sự tác động của PTDL biển và CLCS của CĐĐP?
  18. 7 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Để đảm bảo tính chính xác và phù hợp của mô hình lý thuyết, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá và bổ sung các biến quan sát. Điều này giúp xây dựng phù hợp với lý thuyết và thực tế. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng hoạt động thảo luận nhóm với sự tham gia của các chuyên gia là các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, các nhà quản lý du lịch và CĐĐP cũng được sử dụng. Nhờ đó, mô hình nghiên cứu và giả thuyết được đưa ra phù hợp với nội dung cụ thể của nghiên cứu. Đồng thời, hình thức phỏng vấn sâu cũng được tác giả sử dụng để khảo sát ý kiến những người quản lý trực tiếp CĐĐP trong cách đánh giá nhận thức của họ về sự tác động của PTDL biển đến CLCS của chính CĐĐP. Từ đó làm cơ sở so sánh, đối chiếu với kết quả phân tích và đề xuất các hàm ý chính sách của luận án nhằm PTDL và nâng cao CLCS của CĐĐP. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Tác giả thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cộng đồng bản địa tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Cùng với đó, luận án dùng kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng so sánh, phân tích số liệu bằng kỹ thuật mô hình cấu trúc bình phương bé nhất bán phần (PLS-SEM) thông qua phần mềm Smart PLS 3.3.2 để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 1.6 Đóng góp của đề tài 1.6.1 Đóng góp về mặt lý luận Thứ nhất, luận án sử dụng tích hợp 5 lý thuyết nền tảng bao gồm lý thuyết PTBV, lý thuyết trao đổi xã hội (SET), lý thuyết lan tỏa theo chiều dọc từ dưới lên và lý thuyết đánh giá nhận thức, lý thuyết gắn kết để xây dựng mô hình về mối quan hệ của nhận thức về sự tác động của PTDL biển đến CLCS của cư dân bản địa. Hiện tại, ở Việt Nam, theo tìm hiểu, có rất ít các nghiên cứu xem xét mối quan hệ này. Vì thế, luận án đã phân tích, đánh giá các thành phần và chỉ ra mức độ tương quan đến CLCS của CĐĐP. Thứ hai, luận án đóng góp vào lý thuyết gắn kết thông qua phát hiện vai trò điều tiết của biến GKCĐ đối với sự ảnh hưởng của nhận thức về tác động của PTDL đến CLCS của CĐĐP. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố GKCĐ của cư dân giúp giải thích vì sao dưới tác động của sự PTDL, nhưng mức độ cảm nhận về CLCS của người dân lại khác nhau.
  19. 8 Cuối cùng, việc sử dụng song song hai phương pháp nghiên cứu bao gồm định tính và định lượng cùng với các kỹ thuật phân tích dữ liệu PLS-SEM. Điều này đảm bảo độ tin cậy và khuyến khích sử dụng các công cụ hiện đại nhằm phát triển các nghiên cứu trong tương lai. 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Thông qua luận án, các bên liên quan (chính quyền địa phương, CĐĐP, doanh nghiệp) có thể có một cái nhìn tổng thể về sự tác động của PTDL biển và những ảnh hưởng của nó đến CLCS của CĐĐP. Điều này sẽ giúp các bên liên quan hiểu rõ và có những kiến nghị, chính sách phù hợp nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực khi PTDL nhằm mang lại giá trị về KT, VH, XH và MT cho địa phương và đảm bảo PTDL biển một cách bền vững. Từ đó, đảm bảo CLCS của cư dân sở tại. Cùng với đó, với kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ làm rõ cơ chế thúc đẩy cảm nhận về CLCS của CĐĐP. Điều này giúp cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và bản thân CĐĐP có căn cứ để xây dựng các chính sách, giải pháp để đánh vào các đặc điểm của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về CLCS và đạt được hiệu quả tác động tích cực và kiểm soát các tiêu cực của hoạt động PTDL. 1.7 Kết cấu của luận án Luận án được chia thành 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Phần mở đầu Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về tác động của phát triển du lịch biển đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương Chương 3: Địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Hàm ý chính sách
  20. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Trong chương này, luận án sẽ trình bày các cơ sở lý luận và tổng quan lý thuyết có liên quan đến CLCS, nhận thức về sự tác động của PTDL, PTDL biển, GKCĐ. Cùng với đó, tác giả khát quát các lý thuyết nền tảng được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm lý thuyết có liên quan được sử dụng bao gồm lý thuyết trao đổi xã hội, lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết lan tỏa từ dưới lên, lý thuyết đánh giá nhận thức và lý thuyết gắn kết. Tiếp đến, nghiên cứu sẽ tập trung thảo luận mối quan hệ giữa nhận thức về sự tác động của PTDL biển đến CLCS của CĐĐP ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực cũng như vai trò điều tiết của GKCĐ trong mối quan hệ này. 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Cộng đồng Hiện nay, nhu cầu du lịch trở thành nhu cầu trong đời sống của con người. Cùng với đó, nhu cầu PTDL bền vững cũng trở thành vấn đề “nóng” ở các quốc gia. Mục đích cơ bản của du khách khi đến một điểm đến là trải nghiệm lối sống của các cộng đồng khác nhau. Tất nhiên, cộng đồng cũng là nguồn gốc của khách du lịch. Do đó, cộng đồng là đối tượng quan trọng trong chuỗi hệ thống các đối tượng của ngành du lịch. “Cộng đồng” là một cụm từ được dùng bởi các chính trị gia, nhà bình luận xã hội, nhà lãnh đạo tôn giáo và các học giả. Tuy nhiên, nó ít khi được định nghĩa vì hầu hết tất cả mọi người đều biết ý nghĩa của nó. Thuật ngữ “cộng đồng” nguyên bản từ tiếng Latinh “communitas” dùng để chỉ chính sự bình đẳng và tinh thần cộng đồng. Trong những năm của thập niên 1950, có nhiều cách hiểu khác nhau về cộng đồng (Hillery, 1955). Urry (1995) đã mở rộng phân tích của Bell và Newby (1976) đã phân tích thuật ngữ cộng đồng trên bốn khía cạnh cụ thể, thứ nhất cộng đồng có một vị trí địa lý cụ thể, thứ hai cộng đồng có một hệ thống XH cụ thể, thứ ba là sự gắn kết của các đối tượng trong khu vực và cuối cùng là có một hệ tư tưởng. Càng về sau, thuật ngữ cộng đồng được hiểu trên nhiều góc độ khác nhau. Do đó, khái niệm về cộng đồng chưa được định nghĩa chính xác và rõ ràng (Beeton, 2006). Cộng đồng được định nghĩa theo nhiều kiểu khác nhau, bao gồm địa lý, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, sở thích hoặc mục tiêu chung, song hầu hết đều coi cộng đồng là một không gian hẹp, một XH đồng nhất với việc sẻ chia các tiêu chuẩn và lợi ích chung (Agrawal và Gibson, 1999). Beeton (2006) lại xem “Cộng đồng như một nhóm người có chung tín ngưỡng, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định”. Ngược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0