intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường Đại học ở Việt Nam - Phan Huy Hùng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

225
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường Đại học ở Việt Nam" với mục tiêu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp QLNN về GDĐH theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học công, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về GDĐH bảo đảm tự chủ của nhà trường về học thuật, tổ chức bộ máy học thuật và tài chính; trách nhiệm xã hội của trường đại học. Đưa ra một số giải pháp QLNN bảo đảm được sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường Đại học ở Việt Nam - Phan Huy Hùng

  1. BỘ GIÁO DỤC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH VÀ ĐÀO TẠO QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ---------------- Phan Huy Hùng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO SỰ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Hà Nội - 2009
  2. 1 BỘ GIÁO DỤC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH VÀ ĐÀO TẠO QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ---------------- Phan Huy Hùng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO SỰ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý hành chính công Mã số : 62 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Phạm Hồng Thái 2. TS Phạm Quang Huy Hà Nội - 2009
  3. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án “Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm …….. Tác giả luận án Phan Huy Hùng
  4. 3 MỤC LỤC Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 6 Danh mục các bảng 7 Danh mục các hình vẽ, đồ thị 8 MỞ ĐẦU 9 1. Lý do chọn đề tài 9 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 4. Phương pháp nghiên cứu 13 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 14 6. Kết cấu của luận án 14 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 15 1. Nghiên cứu trong nước 15 2. Nghiên cứu ngoài nước 18 Chương 1- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ 23 TỰ CHỦ ĐẠI HỌC 23 1.1. Tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học 23 1.1.1. Quan niệm trường đại học và sự phân cấp về thẩm quyền 26 1.1.2. Tự chủ của trường đại học 30 1.1.3. Tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của trường đại học 31 1.1.4. Điều kiện và sự cân bằng tự chủ, tự chịu trách nhiệm 34 1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học 34 1.2.1. Khái niệm và bản chất quản lý nhà nước về giáo dục đại học đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học 39 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học 42 1.2.3. Nội dung và phương thức quản lý nhà nước về giáo dục đại 62 học theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học 65
  5. 4 1.2.4. Các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học 1.3. Kinh nghiệm một số nước trong quản lý nhà nước về giáo dục đại 65 học 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học bảo đảm 71 tự chủ, trách nhiệm xã hội của trường đại học một số nước 74 1.3.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học Kết luận Chương 1 Chương 2- QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 76 2.1. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học ở Việt 76 Nam 76 2.1.1. Quyền tự chủ của trường đại học 81 2.1.2. Tự chịu trách nhiệm của trường đại học 85 2.1.3. Địa vị pháp lý của các trường đại học công lập 88 2.2. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay 88 2.2.1. Tình hình quản lý phát triển giáo dục đại học 2.2.2. Nội dung, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý nhà nước về 93 giáo dục đại học 2.3. Thực trạng bảo đảm của nhà nước đối với giáo dục đại học ở Việt 103 Nam hiện nay 103 2.3.1. Bảo đảm của Nhà nước về tự chủ nhà trường 115 2.3.2. Bảo đảm của Nhà nước đối với tự chịu trách nhiệm 2.3.3. Nguyên nhân và hệ quả của những tồn tại trong quản lý nhà 126 nước đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học 129 Kết luận Chương 2 Chương 3- NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM SỰ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỜNG 131 ĐẠI HỌC 3.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước, vai trò và địa vị pháp 131 lý của trường đại học, vai trò của thị trường định hướng XHCN 131 3.1.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước 3.1.2. Đổi mới nhận thức về vai trò và địa vị pháp lý của trường đại 135 học công 139 3.1.3. Đổi mới nhận thức về vai trò của thị trường định hướng
  6. 5 XHCN 141 3.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục đại học 141 3.2.1. Mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm 150 3.2.2. Xoá cơ chế chủ quản, tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu, xây dựng các tổ chức 153 đệm 3.2.3. Phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp 154 dịch vụ giáo dục đại học 3.3. Hoàn thiện thể chế và chính sách bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học 155 3.3.1. Xác lập tầm nhìn và chiến lược; quy định việc phối hợp và phân cấp quản lý, cung cấp dịch vụ, chuyển đổi sở hữu và tham gia 157 giám sát và đánh giá trong giáo dục đại học 3.3.2. Xây dựng và ban hành luật giáo dục đại học, luật giảng viên và các chính sách bảo đảm sự công bằng, hiệu quả và chất lượng. 161 3.3.3. Xây dựng thể chế và chính sách đảm bảo sự can thiệp phù hợp, hạn chế trao quyền mang tính đặc quyền, tự chủ về học thuật, 165 tài trợ công tích cực, thành lập trường đạt yêu cầu chất lượng, và 165 trách nhiệm lãnh đạo. 168 3.4. Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học đối với chương 170 trình, tuyển sinh, văn bằng và giảng viên 170 3.4.1. Đổi mới quản lý nhà nước về chương trình, tuyển sinh và văn bằng 174 3.4.2. Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học đối với giảng viên 177 3.5. Đổi mới quản lý nhà nước về tài chính giáo dục đại học 3.5.1. Đổi mới chính sách tài chính giáo dục đại học 177 3.5.2. Đổi mới phương thức quản lý tài chính, tách bạch giữa quản 179 lý nhà nước và quản lý của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu 184 3.6. Tăng cường chức năng kiểm soát nhà nước nhằm bảo đảm trách 185 nhiệm xã hội của trường đại học được thực hiện 3.6.1. Đổi mới nhận thức và hoàn thiện thể chế, chính sách bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học 3.6.2. Xây dựng khung bảo đảm trách nhiệm xã hội
  7. 6 3.6.3. Đổi mới hoạt động kiểm soát và giám sát nhà nước về tài chính Kết luận Chương 3 KẾT LUẬN 187 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO 192 PHỤ LỤC 198
  8. 7 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá GATS General Agreement on Trade in Services (Hiệp định chung về thương mại trong dịch vụ) GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học HE Higher education (Giáo dục đại học) KTTT Kinh tế thị trường KT-XH Kinh tế-Xã hội OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) QLNN Quản lý nhà nước TĐH Trường đại học TW Trung ương UNESCO United Nation Education Science Culture Organization (Tổ chức văn hoá-khoa học-giáo dục Liên hợp quốc) XHCN Xã hội chủ nghĩa WB The World Bank (Ngân hàng Thế giới) WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
  9. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cách thức phân cấp thẩm quyền ở các quốc gia 25 Bảng 1.2: Tự chủ và tự chịu trách nhiệm (a) 27 Bảng 1.3: Bốn mô hình từ kiểm soát đến tự chủ 28 Bảng 1.4: Bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm 36 Bảng 1.5: Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục đại học đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học 38 Bảng 1.6: Vị trí có thể có của các chức năng quản lý chủ yếu 53 Bảng 1.7: Bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính 57 Bảng 1.8: Các công cụ của trách nhiệm xã hội 59 Bảng 2.1: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và quản lý nhà nước về GDĐH 87 Bảng 2.2: Quy mô trường đại học, sinh viên và giảng viên từ năm học 2004- 2005 đến năm học 2008-2009 89 Bảng 2.3: So sánh đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục đại học trước và từ 92 sau Đổi mới Bảng 2.4: Thẩm quyền quyết định đối với một số nội dung quản lý của trường đại học công lập 98 Bảng 2.5: Quản lý nhà nước về giáo dục đại học 99 Bảng 2.6: Quản lý chủ quản các trường đại học năm học (1997-1998) và năm học (2006-2007) 102 Bảng 2.7: Tự chủ và tự chịu trách nhiệm (b) 107 Bảng 2.8: Chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT và giáo dục đại học 109 Bảng 2.9: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tài trợ công 112 Bảng 2.10: Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học 121 Bảng 2.11: Sinh viên tốt nghiệp đại học cần đào tạo lại 122 Bảng 2.12: Thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng theo cơ cấu xã hội năm 2006-2008 123 Bảng 3.1: Một số chỉ số phát triển GDĐH Việt Nam đến năm 2020 135 Bảng 3.2: Tầm nhìn về quản lý giáo dục đại học (a) 137 Bảng 3.3: Quan niệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học bảo đảm tự chủ, 141 tự chịu trách nhiệm của trường đại học công Bảng 3.4: Tầm nhìn về quản lý giáo dục đại học (b) 148
  10. 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Chu trình tài trợ cho các trường đại học 46 Hình 2.1: Quyền tự chủ của các loại hình trường đại học 80 Hình 2.2: Trường đại học thành lập mới giai đoạn 2003-2007 118 Hình 2.3: Quản lý chất lượng giáo dục đại học và định hướng cải thiện 120 Hình 3.1: Mô hình bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm 143
  11. 10 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, quy mô sinh viên tăng quá nhanh trong khi sự đáp ứng nguồn lực của các nhà nước thì hạn chế, cùng với sự quan tâm đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực trình độ cao nhiều hơn đã tạo sức ép lên các chính phủ về hai vấn đề: một là sử dụng hiệu quả nguồn lực và hai là chất lượng của các sản phẩm giáo dục đại học (GDĐH) mà trường đại học cung cấp mà thực chất là yêu cầu bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học. Sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đã dẫn đến sự can thiệp mạnh hơn của nhà nước vào trường đại học từ những năm 70 và 80. Yêu cầu về chất lượng thì làm dịch chuyển trọng tâm chú ý từ hoạt động cấp vĩ mô sang cấp trường. Thay vì can thiệp trực tiếp, một số nhà nước chuyển sang tập trung xây dựng các mục tiêu và chính sách cho GDĐH. Sự thay đổi chính sách chỉ đạo cho thấy hai mặt của một vấn đề: một mặt, quản lý nhà nước (QLNN) theo kiểu tập trung đang hướng đến hình thức phi tập trung; còn một mặt, là khuynh hướng tự chủ (Sanyal, 2003) [86]. Tự chủ đại học trở thành xu hướng quốc tế và được xem như chìa khoá thành công cho sự cải cách GDĐH của các quốc gia. Bài học kinh nghiệm được Ngân hàng Thế giới đút kết năm 1994 cũng chỉ ra rằng tự chủ đại học và việc định lại vai trò phù hợp hơn của nhà nước sẽ thúc đẩy cải thiện chất lượng và hiệu quả GDĐH [111]. Cơ cấu thẩm quyền và cách thức nhà nước điều khiển hệ thống đại học phản rõ nét mối quan hệ giữa nhà nước và trường đại học, đặt cơ sở cho khả năng, mức độ tự chủ hay môi trường hành động chủ động của trường đại học. Tự chủ không chỉ hàm ý quyền quyết định của một trường đối với chương trình đào tạo và mục tiêu của mình mà còn phải bao hàm cả quyền quyết định về cách thức để thực hiện mục tiêu và chương trình [73]. Nhà nước hầu như là tác nhân chính tạo môi trường và động lực phát triển cho các tổ chức đại học nhưng cách thức tác động thì rất khác nhau. Nó cũng là
  12. 11 nhân tố đặc biệt quan trọng bảo đảm phát huy mặt tích cực bên cạnh hạn chế khuyết tật của thị trường; giúp cân bằng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học. Nghiên cứu nội dung, phương thức QLNN về GDĐH không chỉ để tìm ra cách thức quản lý của nhà nước sao cho hiệu quả hơn mà còn giúp cho chính nhà nước và nhà trường chủ động hơn cho bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh mới, nhà nước giữ vai trò là chủ thể quản lý toàn diện hệ thống đại học, tạo ra sự thuận tiện, dễ dàng để các trường cũng như các thành phần có liên quan có thể phối hợp để đưa ra các chính sách và chiến lược phát triển phù hợp. Đây chính là “chìa khoá” giúp giải quyết những khó khăn và vượt qua thách thức trong công cuộc cải cách GDĐH. Mục tiêu chiến lược đã được đặt ra như một dấu mốc lịch sử, đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, GDĐH được xác định là lĩnh vực then chốt cần đột phá. Tầm nhìn GDĐH Việt Nam đã trù tính quy mô toàn hệ thống sẽ tăng gấp 3-4 lần so với hiện tại, sự quản lý và hội nhập quốc tế phải tốt hơn, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu phải mở cửa rộng hơn theo các cam kết quốc tế và đặc biệt là sự thương mại hoá cũng được tính đến. Tất cả vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của dịch vụ GDĐH và liên quan chặt chẽ đến yêu cầu đổi mới cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước về GDĐH. Nhà nước trong vai trò định hướng giám sát thay cho sự kiểm soát tập trung chi tiết, đảm trách việc hướng dẫn, thúc đẩy và bảo vệ lợi ích công của GDĐH. Muốn vậy, toàn hệ thống phải đổi mới tư duy và cơ chế quản lý GDĐH, kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ QLNN và việc bảo đảm quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở GDĐH theo nghị sự của Chính phủ (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005). Vấn đề tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học Việt Nam mặc dù đã được đề cập chính thức trong Nghị quyết TW 4 (khoá VII) từ năm 1993 và được pháp lý hoá lần đầu trong Luật Giáo dục 1998 nhưng trên thực tế
  13. 12 thì “cơ chế quản lý các trường đại học có tính tập trung và xơ cứng”, theo nhận định của Vallely (2005) [68]; “bộ chủ quản trở thành cơ quan trung gian, trường chịu sự chỉ đạo của nhiều cơ quan quản lý nên mất tính chủ động, sức ép tăng lên, hiệu quả giảm đi...”, theo một nhận xét khác được đăng tải trên VietNamNet ngày 26/12/2005. Thực tế này làm trường đại học chưa thực hiện được vai trò xã hội to lớn vốn có của nó, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), thiếu năng lực cạnh tranh, nhất là không có đủ nguồn lực để phát triển. Việc hoàn thiện một số vấn đề lý luận, làm rõ bản chất và đánh giá đúng thực trạng và sự bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cũng như đưa ra giải pháp QLNN phù hợp góp phần tháo gỡ những bất cập và tiếp cận các cơ hội. Hơn nữa, trong hơn hai thập niên đổi mới GDĐH, mặc dù những đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã từng bước được thực hiện nhưng nó vẫn chưa theo kịp cơ chế quản lý kinh tế, chưa tạo được động lực để phát triển toàn hệ thống đại học trong bối cảnh mới. Báo Nhân dân số ra ngày 17/12/2004 từng cảnh báo: “Nếu các trường đại học không thật sự được trao quyền độc lập và đảm bảo sự tự chủ thì không thể nào đủ năng động để đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội và tiến bộ.”. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam” là một yêu cầu vừa mang tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục tiêu của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp QLNN về GDĐH theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học công. Để đạt mục tiêu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Cung cấp một số vấn đề lý luận về lợi ích công của trường đại học; bản chất, tầm quan trọng, sự cân bằng và bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cơ cấu tổ chức và thẩm quyền quản lý GDĐH; vai trò điều khiển và tài trợ hệ thống
  14. 13 GDĐH của nhà nước; mô hình và kinh nghiệm quốc tế QLNN về GDĐH. Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của trường đại học. - Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về GDĐH bảo đảm tự chủ của nhà trường về học thuật, tổ chức bộ máy học thuật và tài chính; trách nhiệm xã hội của trường đại học. Đồng thời, xác định nguyên nhân và hệ quả của những thành tựu và tồn tại. - Đưa ra một số giải pháp QLNN bảo đảm được sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học, thiết lập môi trường cung cấp dịch vụ GDĐH thuận tiện, chủ động và bình đẳng, giới thiệu vai trò thích hợp của Nhà nước cũng như thể chế, chính sách điều hành GDĐH tích cực. - Cung cấp nguồn tư liệu tham khảo và gợi mở hướng nghiên cứu mới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là QLNN về GDĐH, bao gồm thể chế, cơ cấu và quá trình mà trong đó các nhân tố của hệ thống GDĐH (nhà nước, trường đại học, các thực thể xã hội khác...) tương tác lẫn nhau và với thị trường định hướng XHCN. Sự điều khiển, cách thức phối hợp thẩm quyền và mức độ can thiệp hợp lý của Nhà nước bảo đảm tự chủ và trách nhiệm xã hội. Khái niệm đảm bảo được hiểu như phương thức QLNN mà theo đó nhà nước định hướng, chỉ dẫn, khuyến khích, bảo vệ và làm cho sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm được thực hiện. Phạm vi nghiên cứu về không gian là những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp về thể chế, chính sách, tài trợ công, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và giám sát trong QLNN về GDĐH bảo đảm tự chủ và trách nhiệm xã hội. Một số nội dung tham khảo mang tính đối chiếu cũng được nghiên cứu để xem xét tác động của tự chủ tới quản lý GDĐH và ngược lại. Nó cũng bao gồm các chủ thể QLNN và quản lý chủ quản (chủ yếu là các Bộ, ngành trung ương); các khách thể quản lý là cơ sở GDĐH, chủ yếu là các trường công lập (không bao gồm các trường thuộc lực lượng vũ trang và chính trị) nhưng trong một số trường hợp thì
  15. 14 trường ngoài công lập cũng được đề cập để tăng tính giải thích. Trường đại học được tiếp cận như một tổ chức hay thể chế mà trong đó con người hoạt động trong cơ cấu tổ chức quyền năng ràng buộc về lợi ích, có cùng tầm nhìn, mục tiêu, sứ mạng và giá trị; có mối quan hệ mang tính hệ thống với các tổ chức khác trong hệ thống như là nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Về thời gian, nghiên cứu tập trung vào thời kỳ đổi mới GDĐH từ năm 1986 đến nay, nhất là từ khi Luật Giáo dục 1998 được ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ hơn tính lịch sử của vấn đề, các dữ liệu trước đó cũng được sử dụng. Mốc đề xuất giải pháp là từ nay đến năm 2020. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sinh sử dụng phép biện chứng duy vật với quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể; cơ sở lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học Mác- Lê-nin; và quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới GDĐH, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học. Đồng thời, vận dụng và kết hợp hợp lý các phương pháp: so sánh để tìm ra xu hướng chung và mối quan hệ nhân quả; suy luận lo-gíc, lập luận đưa ra nhận xét và kết luận từ các sự kiện được nghiên cứu, phân tích và tổng hợp để làm rõ các khía cạnh QLNN về GDĐH; thống kê miêu tả nhằm cung cấp số liệu phản ảnh nội dung và vấn đề nghiên cứu; tra cứu tài liệu để nắm và bổ sung về phương pháp nghiên cứu, hướng đi, kiến thức và luận cứ; mô hình hóa nhằm tăng tính trực quan và giúp nhận thức nội dung khái quát. Ngoài ra, để tăng tính khách quan, khoa học và thuyết phục trong các vấn đề về lý luận, đánh giá thực trạng và lựa chọn giải pháp, nghiên cứu sinh cũng tiếp cận khám phá (trên cơ sở tham khảo phương pháp khảo sát của Meek và Goedegebuure (1998) về tái cấu trúc và định hướng tương lai của GDĐH Úc [97]), thực hiện khảo sát ý kiến đối với 176 nhà quản lý GDĐH Việt Nam của 106 tổ chức quản lý GDĐH. Trong số các nhà quản lý, số người của các cơ sở GDĐH (cả công và tư) là 147, chiếm tỷ lệ 83,5%; số người của các cơ quan QLNN và chủ quản là 29, chiếm tỷ lệ 16,5%. Trong số các tổ
  16. 15 chức quản lý, số trường đại học là 78, chiếm tỷ lệ 73,6%; đại học là 5, chiếm tỷ lệ 4,7%; các vụ của các bộ và tương đương là 11, chiếm tỷ lệ 10,4%; UBND cấp tỉnh là 8, chiếm tỷ lệ 7,5%; đoàn thể TW, ủy ban của Quốc hội... là 4, chiếm tỷ lệ 3,8%. Trong tổng số 134 bảng câu hỏi khảo sát được phản hồi, chiếm tỷ lệ 76,13%, có 132 bảng câu hỏi được cho ý kiến đủ điều kiện được tiến hành xử lý và phân tích thông qua công cụ hỗ trợ là phần mềm xử lý thống kê (SPSS). Khác biệt ý kiến có ý nghĩa thống kê (0,05) giữa các nhà quản lý của trường đại học và bên ngoài trường đại học cũng được xem xét. Các kết quả nghiên cứu có giá trị và phù hợp cũng được kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tuỳ từng phần, chương, các phương pháp sẽ được sử dụng. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Luận án được mong đợi góp phần làm phong phú lý luận QLNN về GDĐH theo hướng giám sát, đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học công, về phương diện phân cấp, trao quyền và cơ cấu thẩm quyền; về phương thức và phạm vi tác động hiệu quả của nhà nước tới hoạt động cung cấp dịch vụ GDĐH; về bản chất, tính thực tế và điều kiện của tự chủ, tự chịu trách nhiệm; về sự phối hợp với thị trường định hướng XHCN. - Bổ sung luận cứ khoa học hành chính về sự điều chỉnh của nhà nước trong quản lý GDĐH, sự tách bạch giữa ban hành và thực thi chính sách, xác lập mối quan hệ phù hợp giữa nhà nước trong vai trò giám sát và trường đại học công trong vai trò cung cấp dịch vụ GDĐH một cách chủ động, xây dựng cơ chế đệm phù hợp. - Đóng góp vào phương pháp nghiên cứu giải pháp QLNN về GDĐH, thiết lập môi trường thuận tiện, bình đẳng, khuyến khích sự sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ về các mặt tự chủ của trường đại học trong điều kiện nền KTTT có sự QLNN thống nhất và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
  17. 16 - Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ có tính toàn diện có thể vận dụng vào thực tiễn, làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này về quản lý GDĐH. Góp phần vào đổi mới cơ cấu, quá trình và phương thức quản lý của nhà nước; xác định lại vai trò, chức năng của các cơ quan có thẩm quyền quản lý GDĐH trong bối cảnh mới. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và Kết luận, luận án có 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận của QLNN về GDĐH và tự chủ đại học; Chương 2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học và QLNN về GDĐH ở Việt Nam hiện nay; Chương 3. Những giải pháp đổi mới QLNN bảo đảm sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học. Luận án cũng có trình bày Danh mục công trình của tác giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
  18. 17 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Các nghiên cứu liên quan tới QLNN về GDĐH Việt Nam theo hướng bảo đảm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học xuất hiện nhiều từ khi Nhà nước chủ trương đổi mới GDĐH. Lâm Quang Thiệp (2000), trong “Quyền tự chủ-trách nhiệm xã hội và hệ thống đảm bảo chất lượng cho GDĐH Việt Nam”, đã giới thiệu một số quan niệm về quyền này, cho rằng tăng quyền tự chủ là yêu cầu khách quan nhưng không tách rời việc nâng cao trách nhiệm xã hội bằng cách duy trì tốt kiểm toán và hệ thống đảm bảo chất lượng, và là nội dung cơ bản của phương thức quản lý GDĐH trong nền KTTT [29, tr.48-58], nhưng chưa đi sâu vào nội hàm quyền tự chủ cũng như những khía cạnh pháp lý đảm bảo khác. Còn trong “GDĐH Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của GDĐH Hoa Kỳ” năm 2006, ông đã giới thiệu mô hình GDĐH mà trong đó vai trò của nhà nước bị hạn chế trong khi của thị trường được đề cao, khác hẳn sự điều hành GDĐH ở Việt Nam thường là áp đặt trực tiếp; lập luận rằng GDDH Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của GDĐH Hoa Kỳ từ lâu, qua nhiều con đường và hiện nay có thể áp dụng kinh nghiệm của Hoa Kỳ trực tiếp và tự nguyện [61, tr.13-33]. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về quan điểm quản lý hệ thống và cách vận dụng chưa được đề cập. Nguyễn Văn Đạo (1999), trong “Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học-“khoán 10” trong GDĐH ở nước ta hiện nay”, đã đề nghị thực hiện chính sách khoán để phát huy khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm [32]. Đề xuất này dù cho thấy yêu cầu cấp thiết về tự chủ nhà trường nhưng có tính ứng phó hơn là biện pháp lâu dài, đảm bảo sự chủ động một cách thật chất. Lê Văn Giạng (2001), trong “Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục”, đã khái quát hai nguyên tắc: tự trị và phân cấp trong quản lý hệ thống đại học và khuyến cáo về cân đối giữa tính hệ thống và tính đa dạng, mềm dẻo trong quá trình đổi mới GDĐH ở nước ta [35]. Tuy nhiên, nội dung còn sơ lược, chưa quan tâm đến vai trò của thị trường, chưa đưa ra chiến lược điều khiển nhà nước cụ thể nào.
  19. 18 Phạm Phụ (2005, 2006, 2007), trong “Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam” qua các bài viết: “Quyền tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội” và “GDĐH và cơ chế thị trường”, đã thảo luận một số vấn đề lý luận. Trước hết, đó là xu thế tự quản và chịu trách nhiệm xã hội, quản lý theo cơ chế chịu trách nhiệm gắn với việc xác lập trách nhiệm của tất cả các bên liên quan chứ không chỉ là của nhà nước hay người dạy, dựa vào chỉ số thực hiện để kiểm soát, đánh giá và minh bạch hóa; chất lượng nền GDĐH như là hiệu quả và “năng suất” của cả nền GDĐH; cơ chế hội đồng trường thì cần thiết để tách bạch quyền sử dụng và quyền sở hữu; đề xuất nghiên cứu chính sách tài chính tích cực cho GDĐH [52]. Thứ hai, đó là tự chủ đại học hàm ý mối quan hệ giữa Chính phủ và đại học, thẩm quyền can thiệp và nên can thiệp đến mức độ nào vào các vấn đề của trường đại học, trách nhiệm của trường đại học là đảm bảo chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện trách nhiệm này [53]. Thứ ba, đó là “thị trường GDĐH”, dịch vụ giáo dục vẫn được gọi là hàng hoá và cần thị trường hoá GDĐH để làm cho các trường được tổ chức và vận hành hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu KT-XH [54]. Tuy nhiên, các vấn đề được nêu còn riêng lẽ, mang tính gợi ý, chưa đi sâu phân tích một cách hệ thống từ gốc độ QLNN. Ngo Doan Dai (2004), trong “Vấn đề quyền tự chủ và trách nhiệm của các trường đại học trong đổi mới GDĐH Việt Nam”, đã làm rõ phần nào trách nhiệm phải giải thích, phải chịu trách nhiệm của trường đại học [6, tr.16-24]. Tuy nhiên, chưa đưa ra hình thức cũng như công cụ của trách nhiệm giải trình. Trong “Viet Nam”, tác giả Doan Dai (2006), đã khái quát thực trạng cải cách GDĐH Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, cho thấy sự xác lập địa vị pháp lý đặc biệt của các đại học quốc gia, sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà cung cấp GDĐH ngoài công lập, nhất là sự thay đổi trong quản lý và quản trị đại học theo hướng mở rộng phân cấp cả chiều dọc lẫn chiều ngang [100]. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhà nước và trường đại học công cũng như biện pháp QLNN bảo đảm sự tự chủ và trách nhiệm được thực thi chưa được làm rõ.
  20. 19 Trong “Đổi mới GDĐH Việt Nam”, Trần Quốc Toản (2005) đã phác thảo mục tiêu và nội dung khá toàn diện trong thập kỷ tới, đặt ra yêu cầu: đổi mới tư duy quản lý, thực hiện ba chức năng và năm nhiệm vụ chính trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tạo động lực bằng cách phân cấp quản lý phù hợp, xác định cơ sở GDĐH là tâm điểm đổi mới (cơ chế tự chủ là điểm quy tụ cụ thể lợi ích của các bên liên quan), thực hiện phương thức quản lý vĩ mô phù hợp, huy động sự tham gia của cộng đồng, kiểm tra và điều chỉnh chính sách phù hợp [43, tr.14-30]. Tuy nhiên, tác giả còn chưa xem xét sự tương tác của các yếu tố mang tính động lực và biện pháp kỹ thuật hỗ trợ thực hiện cần thiết. Đào Trọng Thi và Ngô Doãn Đãi (2005), trong “Các trường đại học công lập Việt Nam trước những đòi hỏi ngày càng tăng của sự phát triển KT-XH: Thời cơ và thách thức”, đã chỉ ra vai trò quan trọng cũng như thách thức mà trường công phải đối mặt, khả năng vận dụng kinh nghiệm quốc tế để tạo điều kiện cho các trường phát triển, tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý [43, tr.43-53]. Song, chưa tiếp cận trường công từ gốc độ địa vị pháp lý độc lập. Giải pháp phát huy vai trò của các trường công tập trung vào quản lý bên trong và phương diện học thuật hơn là sự đảm bảo mang tính vĩ mô định hướng cơ cấu ra quyết định mang tính chủ động. Vũ Ngọc Hải (2007), trong “Về quyền tự chủ và tính trách nhiệm xã hội của các trường đại học nước ta”, cho rằng có sự lúng túng về vấn đề quản lý tập trung và phân cấp, nhấn mạnh tự chủ và trách nhiệm xã hội là động lực chủ yếu và là đòn bẩy để phát triển nhanh GDĐH; chỉ ra giải pháp cơ bản xóa bỏ cơ chế “xin-cho” [39]. Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu phân định giữa sự quản lý của Nhà nước đảm bảo tự chủ từ gốc độ quản lý vĩ mô và từ gốc độ quản lý chủ sở hữu nhà nước. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính bao quát về “phân cấp QLNN” trong tác phẩm cùng tên của Võ Kim Sơn (2004a) đã cung cấp nội dung phong phú về các hình thức và đẩy mạnh phân cấp trong hoạt động QLHCNN có liên quan trực tiếp đến vấn đề QLNN về GDĐH theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhất là ở phương diện xã hội hóa và phân định rõ hoạt động QLNN về giáo dục và quản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2