Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cơ sở khoa học về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án này nhằm đánh giá được cơ hội, thách thức của Nhà nước, khu vực tư nhân và các bên liên quan khi tham gia vào hợp tác công tư trong bối cảnh BĐKH Việt Nam; Đề xuất luận cứ để xây dựng khung chính sách về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam đến 2030 và tầm nhìn 2050. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu cơ sở khoa học về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ THỊ THUẬN UYÊN VÀ MÔI TRƯỜNKHÍ NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG “ HÀ NỘI - 2020 ”
- BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ------------------------------ HÀ THỊ THUẬN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Văn Hoan GS. TS. Trần Hồng Thái HÀ NỘI, 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào từ bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tác giả Luận án Hà Thị Thuận
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Công ty cổ phần thiết bị Khí tượng thủy văn và Môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới hai người thầy hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Hoàng Văn Hoan và GS.TS. Trần Hồng Thái đã tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Các Thầy luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành Luận án. Tác giả trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, phòng ban và tập thể người lao động Công ty cổ phần thiết bị Khí tượng thủy văn và Môi trường Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu, hoàn thành Luận án. Tác giả chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, các đồng nghiệp và các cơ quan hữu quan đã có những góp ý về khoa học cũng như hỗ trợ nguồn tài liệu, số liệu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể hoàn thành Luận án của mình. TÁC GIẢ Hà Thị Thuận
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................xi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................xii MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3 4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 4 5. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 5 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...........................................................................6 9. Đóng góp mới của luận án.................................................................................6 10. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .........8 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngoài............................................8 1.1.1. Các nghiên cứu chung về hợp tác công tư .............................................................8 1.1.2. Bản chất hợp tác công tư trong các mô hình phát triển kinh tế thị trường ............9 1.1.3. Những nghiên cứu hợp tác công tư trong phát triển kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu............................................................................................................................11 1.1.4. Thang đo định lượng về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ....14 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước.......................................... 19 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về hợp tác công tư ..................................................... 22 1.3.1. Chính sách PPP ở Mỹ ..........................................................................................22 1.3.2. Chính sách PPP ở Châu Âu .................................................................................23 1.3.3. Chính sách PPP ở Châu Mỹ La Tinh...................................................................24
- iv 1.3.4. Chính sách PPP ở Trung Quốc ............................................................................25 1.3.5. Chính sách PPP ở Ấn độ......................................................................................26 1.3.6. Bài học cho Việt Nam..........................................................................................27 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG ......32 2.1. Cách tiếp cận................................................................................................. 32 2.1.1. Tiếp cận đa ngành ................................................................................................32 2.1.2. Tiếp cận hệ thống.................................................................................................32 2.1.3. Tiếp cận lịch sử ....................................................................................................32 2.1.4. Tiếp cận về phát triển bền vững...........................................................................33 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 33 2.2.1. Phương pháp thu thập thống kê tổng hợp tài liệu ................................................33 2.2.2. Phương pháp chuyên gia......................................................................................33 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn ......................................................................................33 2.2.4. Phương pháp thống kê .........................................................................................34 2.2.5. Phương pháp khảo sát nhu cầu hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ...............................................................................................................................34 2.3. Số liệu phục vụ nghiên cứu........................................................................... 40 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU................................................42 3.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 42 3.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu..................................................................................42 3.1.2. Khái niệm hợp tác công tư...................................................................................42 3.2. Một số đặc điểm của hợp tác công tư........................................................... 44 3.3. Lợi ích, cơ hội, rủi ro và thách thức của PPP.............................................. 45 3.4. Hình thức PPP trong ứng phó với biến đổi khí hậu .................................... 49 3.4.1. Đặc trưng của hình thức PPP trong ứng phó với biến đổi khí hậu ......................49 3.4.2. Các nguyên tắc cơ bản trong áp dụng PPP ứng phó với biến đổi khí hậu...........50 3.4.3. Phân loại PPP trong ứng phó với biến đổi khí hậu ..............................................52 3.5. Vai trò, chức năng Nhà nước thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ...................................................................................................53
- v 3.5.1. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển hình thức PPP trong ứng phó với biến đổi khí hậu......................................................................................................................53 3.5.2. Các chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước đối với đầu tư theo hình thức PPP trong dự án ứng phó với biến đổi khí hậu......................................................................54 3.6. Vai trò, năng lực cần có của khu vực tư nhân đầu tư theo hình thức PPP ứng phó với biến đổi khí hậu...............................................................................56 3.6.1. Vai trò của khu vực tư nhân trong dự án ứng phó với biến đổi khí hậu theo hình thức PPP.........................................................................................................................56 3.6.2. Năng lực cần có để tham gia thành công vào PPP của khu vực tư nhân.............58 3.7. Vai trò của các bên liên quan thúc đẩy PPP trong ứng phó với biến đổi khí hậu ......................................................................................................................59 3.7.1. Vai trò của người sử dụng dịch vụ.......................................................................59 3.7.2. Vai trò của các tổ chức tài trợ vốn .......................................................................59 3.7.3. Vai trò của các tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .............................60 3.7.4. Vai trò của các tổ chức hỗ trợ phát triển ..............................................................61 3.8. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới PPP trong ứng phó với biến đổi khí hậu ..................................................................................................................... 61 3.8.1. Nhóm nhân tố khách quan ...................................................................................61 3.8.2. Nhóm nhân tố chủ quan .......................................................................................64 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM..................................................................67 4.1. Nhận diện các cơ hội của PPP từ thực trạng đầu tư tư nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu ............................................................................................. 67 4.1.1. Chính sách và hành động của Chính phủ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ...67 4.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu ....................72 4.1.3. Các lĩnh vực có tiềm năng thực hiện PPP trong ứng phó với biến đổi khí hậu...84 4.2. Đánh giá thực trạng một số yếu tố và điều kiện đảm bảo hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu.....................................................................85 4.2.1. Đánh giá thực trạng hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách của Nhà nước .....85 4.2.2. Tổ chức tài trợ vốn...............................................................................................95
- vi 4.3. Đánh giá nhân tố tác động đến nhu cầu hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ...................................................................................................99 4.3.1. Đánh giá và điều chỉnh thang đo - Pilot testing (n=36) .......................................99 4.3.2. Nghiên cứu chính thức.......................................................................................100 4.3.3. Kiểm định thang đo khảo sát chính thức ...........................................................101 4.3.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu ..........................................................................106 4.4. Đánh giá chung về thực trạng hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ............................................................................................................... 111 4.4.1. Những kết quả tích cực......................................................................................111 4.4.2. Những hạn chế ...................................................................................................112 4.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................................117 CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM .............. 127 5.1. Dự báo tình hình chung.............................................................................. 127 5.1.1. Biến đổi khí hậu và tác động..............................................................................127 5.1.2. Thách thức..........................................................................................................129 5.2. Quan điểm thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu .... ................................................................................................................... 129 5.3. Giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam ............................................................................................................ 131 5.3.1. Giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và các điều kiện để vận dụng các hình thức huy động vốn ngoài ngân sách xây dựng dự án ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam......................................................................................................................131 5.3.2. Giải pháp tăng cường cơ chế huy động và chính sách để huy động đầu tư phát triển dự án ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam .................................................132 5.3.3. Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá dự án PPP trong dự án ứng phó với biến đổi khí hậu .............................................................................................................................133 5.3.4. Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá các điều kiện thực hiện dự án hợp tác công - tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu..............................................................................135
- vii 5.3.5. Hoàn thiện nội dung giám sát và đánh giá đầu tư theo hình thức PPP trong dự án ứng phó với biến đổi khí hậu .......................................................................................136 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 152 PHỤ LỤC........................................................................................................... 153
- viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á ADF Quỹ phát triển Châu Á AFD Cơ quan phát triển Pháp ASXH An sinh xà hội BAU Mô hình phát triển thông thường BCT Bộ Công thương BĐKH Biến đổi khí hậu BOT Xây dựng – Vận Hành – Chuyển giao BT Hợp đồng chìa khóa trao tay BTO Xây dựng – Chuyển giao – Vận Hành BVMT Bảo vệ môi trường CDM Chương trình cơ cấu phát triển sạch CEA Hiệp hội các công ty bảo hiểm Châu Âu CIDA Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Canada CP Chính phủ CSHT Cơ sở hạ tầng CTF Quỹ công nghệ sạch DA Dự án DBFM Thiết kế - xây dựng - tài trợ - bảo trì DBOM Thiết kế - Xây dựng - Vận hành - Bảo trì DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐPV điều phối viên EECP Hiệu quả năng lượng và Sản xuất sạch hơn EU Liên minh Châu Âu GCF Quỹ Khí hậu Xanh GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEF Quỹ Môi trường toàn cầu
- ix GHG Khí nhà kính GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải HTCS Hạ tầng cơ sở ICT Công nghệ thông tin & truyền thông IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế IFC Công ty Tài chính quốc tế IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế INC Ủy ban đàm phán quốc tế JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KHCN Khoa học và công nghệ KTTV Khí tượng thủy văn KTXH Kinh tế - xã hội L&AC Nhượng quyền vận hành và bảo trì LPVR Giá trị hiện tại thấp nhất của doanh thu NCS Nghiên cứu sinh NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NQ Nghị quyết NS PRM Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 NSNN Ngân sách Nhà nước NTP-RCC Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu O&M Hợp đồng vận hành và bảo trì ODA Viện trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PFI Sáng kiến tài trợ tư nhân PMR Các hoạt động trong khuôn khổ Đối tác thị trường các-bon PPP Hợp tác công tư
- x PTBV Phát triển bền vững QĐ Quyết định QLNN Quản lý Nhà nước REDD+ Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng SCCF Quỹ Biến đổi khí hậu đặc biệt SPRCC Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu TN&MT Tài nguyên và môi trường TTG Thủ tướng TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu VGF Mức hỗ trợ tài chính WB Ngân hàng thế giới
- xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình thang đo Lee Godden............................................................... 15 Hình 1.2: Mô hình thang đo CEA .........................................................................16 Hình 1.3: Mô hình thang đo Bonizella Biaginia .....................................................17 Hình 1.4: Mô hình thang đo Ann Gardiner ............................................................ 18 Hình 1.5: Mô hình thang đo Agrawala...................................................................18 Hình 1.6: Sơ đồ nghiên cứu của Luận án ............................................................... 32 Hình 2.1: Tiêu chí cơ sở để đo lường mức độ thành công của các dự án hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ....................................................................34 Hình 2.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ....................................................................35 Hình 3.1: Cấu trúc hợp đồng PPP điển hình........................................................... 44 Hình 4.1: Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ hợp lý của chính sách xúc tiến đầu tư đối với dự án PPP ứng phó với biến đổi khí hậu ....................................................88 Hình 4.2: Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ hợp lý của chính sách tài chính đối với dự án PPP ứng phó với biến đổi khí hậu .......................................................... 92 Hình 4.3: Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ hợp lý của chính sách đất đai đối với dự án PPP ứng phó với biến đổi khí hậu ................................................................ 93 Hình 4.4: Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ hợp lý của chính sách môi trường đối với dự án PPP........................................................................................................95 Hình 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định với các biến trong mô hình........104 Hình 4.6: Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu ................................................. 106
- xii DANH MỤC BẢNG Hình 2.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ....................................................................35 Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu ................................................................ 36 Bảng 2.2: Tổng hợp thang đo nghiên cứu của luận án............................................37 Bảng 4.1: Những dự án ứng phó với biến đổi khí hậu được quốc tế tài trợ đang thực hiện tại Việt Nam .................................................................................................78 Bảng 4.2: Vai trò của tổ chức tài trợ vốn đối với khu vực tư nhân khi vay vốn thực hiện các dự án PPP ................................................................................................ 96 Bảng 4.3: Những vấn đề tồn tại của người sử dụng dịch vụ và các bên liên quan khác với sự phát triển của PPP...............................................................................98 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định thang đo thử nghiệm ................................................99 Bảng 4.5: Quy trình nghiên cứu chính thức ......................................................... 100 Bảng 4.6: Kiểm định thang đo nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát chính thức............ 102 Bảng 4.7: Kiểm định sự hội tụ của thang đo theo phân tích nhân tố khám phá.....102 Bảng 4.8: Tổng hợp hệ số tương quan giữa các nhân tố .......................................105 Bảng 4.9: Tổng hợp độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo ....105 Bảng 4.10: Tổng hợp hệ số tác động của các nhân tố........................................... 107 trong mô hình chưa chuẩn hóa............................................................................. 107 Bảng 4.11: Tổng hợp hệ số tác động của các nhân tố........................................... 107 trong mô hình đã chuẩn hóa................................................................................. 107 Bảng 4.12: Sự ảnh hưởng của các biến trong mô hình boostrap ........................... 108 Bảng 4.13: Sự khác biệt giữa mô hình với dữ liệu ban đầu và mô hình boostrap..108 Bảng 5.1: Tóm tắt tác động tiềm năng của BĐKH tới các vùng/lĩnh vực ............. 128
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang nổi lên như một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có bờ biển kéo dài trên 3000km và cũng là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo UNDP (2008, tr. 105-106), biến đổi khí hậu đe dọa Việt Nam ở nhiều cấp, lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và bão nhiệt đới sẽ mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến dâng cao 33cm vào năm 2050 và 1m vào năm 2100. Mực nước biển cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến 45% diện tích của đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn cực độ đồng thời gây ra thiệt hại mùa màng do lũ lụt, năng suất lúa dự báo giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn đồng bằng này sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm. Tính trên phạm vi cả nước, sẽ có 22 triệu người mất nhà cửa với thiệt hại lên đến 10% GDP [49]. Ban cán sự Đảng Chính phủ (2013, tr. 5) cũng đã tổng kết chỉ trong 15 năm trở lại đây các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm [13]. Như vậy, có thể thấy BĐKH có thể tác động bao trùm tới không chỉ tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế mà còn có ảnh hưởng lớn tới các vấn đề xã hội. Do đó, để có thể giải quyết các vấn đề do tác động của BĐKH gây ra, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần phải huy động một nguồn lực lớn trong xã hội, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Nhận thức rõ điều này, Chính phủ Việt Nam đã có quan tâm đến vấn đề cơ chế tài chính đối với hoạt động ứng phó BĐKH và bước đầu hình thành cơ chế huy động nguồn lực hợp tác quốc tế và từ xã hội để ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, các chính sách về cơ chế tài chính ứng phó BĐKH tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó BĐKH trong tương lai, dẫn tới việc làm tăng gánh năng ngân sách và giảm hiệu quả trong công tác quản lý cũng như thực hiện các công tác ứng phó với BĐKH. Chính phủ hiện nay chưa
- 2 có cơ chế, chính sách phù hợp, thuận lợi để khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho ứng phó với BĐKH trên cơ sở mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và xã hội. Cho tới nay, gần như chưa huy động được các nguồn lực từ doanh nghiệp và cộng đồng cho ứng phó với BĐKH. Ngoài ra, việc huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, khai thác nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cũng như huy động các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho ứng phó với BĐKH chưa hiệu quả. Đầu tư cho phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai còn dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa cân đối được nguồn lực từ ngân sách cho một số dự án trọng điểm, đặc biệt là chương trình nâng cấp đê sông, đê biển, an toàn hồ chứa (Ban cán sự Đảng Chính phủ 2013, tr. 26). Quan điểm để huy động, sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH ở Việt Nam được xác định là: cần đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường; kết hợp tăng chi từ ngân sách với tăng cường, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên vốn vay ưu đãi, tích cực huy động nguồn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước; đẩy mạnh hợp tác công tư và huy động các nguồn lực trong xã hội bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường; vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện nước ta các nguyên tắc phát triển bền vững, như người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường; người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền để hình thành cơ chế tạo nguồn thu từ tài nguyên, môi trường đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; tăng cường, áp dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, giảm thuế, trợ giá đối với hoạt động ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Những cơ chế, chính sách trên được ưu tiên triển khai sẽ huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong ứng phó với BĐKH thì hiệu quả đem lại sẽ rất lớn. Những thách thức trên đã tạo một động lực mạnh mẽ nhằm thúc đẩy PPP việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với quan điểm huy động, sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính nhằm giảm thiểu và thích ứng với
- 3 BĐKH ở nước ta, đó là: cần đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường; kết hợp tăng chi từ ngân sách với tăng cường, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên vốn vay ưu đãi, tích cực đẩy mạnh hợp tác công, tư và huy động các nguồn lực trong xã hội bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Việc thúc đẩy các chương trình PPP trong công tác ứng phó với BĐKH sẽ mang lại những tác dụng to lớn như sau: i) Huy động được các nguồn lực của toàn xã hội nhằm giảm giải quyết nhu cầu về vốn cho các dự án và giảm gánh nặng chi ngân sách cho Chính phủ; 2i) Tăng cường hiệu quả quản lý và tổ chức các chương trình, dự án trong công tác ứng phó với BĐKH. Do vậy, việc áp thúc đẩy phương thức PPP trong ứng phó với BĐKH là giải pháp hữu hiệu huy động nguồn lực tài chính, quản lý và công nghệ từ khối tư nhân. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay, thì PPP còn là một vấn đề rất mới và cấp thiết trên phương diện khoa học, thực tiễn và thể chế chính sách, nhất là áp dụng trong ứng phó với BĐKH. Do đó, việc chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu cơ sở khoa học về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” là cấp thiết cả lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng luận cứ khoa học về hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam; - Đánh giá được cơ hội, thách thức của Nhà nước, khu vực tư nhân và các bên liên quan khi tham gia vào hợp tác công tư trong bối cảnh BĐKH Việt Nam; - Đề xuất luận cứ để xây dựng khung chính sách về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam đến 2030 và tầm nhìn 2050; 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 4 Đối tượng của luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy các dự án hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu việc huy động vốn ngoài ngân sách tại một số dự án ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Về thời gian: Các số liệu và tình hình huy động vốn của các dự án ứng phó với BĐKH từ khi dự án đầu tiên được khởi công xây dựng đến nay và kiến nghị cho các năm tiếp theo. Về nội dung: luận án không đi vào nghiên cứu nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, mà chỉ tập trung nghiên cứu việc huy động vốn ngoài NSNN theo các hình thức hợp tác giữa Nhà nước và các nhà đầu tư PPP như: BOT, BTO, BT. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung vào giải đáp các câu hỏi sau: 1) Hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Cơ sở đánh giá đặc điểm, vai trò, các hình thức hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu? 2) Tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả dự án hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH? 3) Quy trình nào/ phương pháp nào để xác định các nhân tố đánh giá nhu cầu tham gia hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH? Khả năng thu hút các nguồn lực và hiệu quả sử dụng vốn cho ứng phó với BĐKH? Khu vực tư nhân cần gì để tham gia vào dự án ứng phó với BĐKH? 4) Cần những giải pháp nào để thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam đến 2030 và tầm nhìn 2050 như thế nào? 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thiết 1: Có thể xây dựng được khung lý thuyết để làm rõ đặc điểm, vai trò của Nhà nước, khu vực tư nhân và các bên liên quan trong hợp tác công tư ứng phó với BĐKH nói chung và Việt Nam nói riêng.
- 5 Giả thiết 2: Đánh giá các điều kiện thực hiện hợp tác công tư trong bối cảnh BĐKH có thể dựa trên một bộ tiêu chí có tính đặc thù. Giả thiết 3: Các nhân tố để đánh giá nhu cầu tham gia hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH có thể được xác định thông qua một quy trình từ việc xây dựng nhân tố, kiểm định nhân tố trên cơ sở áp dụng các thuật toán thống kê và các hệ số kiểm chứng mức độ tin cậy. 6. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, các nội dung nghiên cứu của luận án đã được triển khai gồm: - Nghiên cứu tổng quan các công trình trong và ngoài nước về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu; - Cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm về thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; - Đánh giá thực trạng và hiệu quả hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH; - Xây dựng quy trình đánh giá nhu cầu hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; - Đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. 7. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp, từ thu thập thông tin, tư liệu, số liệu, điều tra xã hội học, phân tích tổng hợp và tư duy lôgic để phân tích, đánh giá để đưa ra các hướng ứng phó với BĐKH, xác định vai trò và chức năng Nhà nước đối với phát triển hình thức PPP trong ứng phó với BĐKH, vai trò và năng lực cần có của khu vực tư nhân đầu tư theo hình thức PPP ứng phó với BĐKH Mặt khác, bằng các phương pháp đánh giá SWOT, phân tích Ex- ant cho cơ chế tài chính, để phân tích, đánh giá và đưa ra được các hình thức PPP thích hợp cho công tác ứng phó với BĐKH. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính: thực hiện các cuộc phỏng vấn các nhà quản lý doanh nghiệp qua bảng hỏi (được đưa vào phần phụ lục) được xây dựng dựa trên khung lý thuyết. Luận án cũng đã tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu các nhà lãnh đạo các địa phương liên quan đến các dự án được chọn để
- 6 nghiên cứu; từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị để thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Xu hướng thúc đẩy hợp tác công tư là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong điều kiện chưa hình thành luật, trong những năm qua, một số các nghị định được ra đời nhằm thúc đẩy hợp tác công tư ở Việt Nam, tuy vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh BĐKH, khi các thiên tai ngày càng khốc liệt hơn và diễn biến bất thường hơn sẽ tạo ra nhiều hơn những thách thức cho Nhà nước và khu vực tư nhân khi tham gia vào hợp tác công tư. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu PPP trong việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả xác định nhu cầu của Nhà nước, khu vực tư nhân và các bên liên quan, những cơ hội và thách thức đã được làm rõ trong luận án góp phần tích cực trong việc định hướng các chính sách của Nhà nước để thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho nhiệm vụ xây dựng trong công tác quản lý tài nguyên môi trường. 9. Đóng góp mới của luận án 1) Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết để đánh giá đặc điểm, vai trò của Nhà nước, khu vực tư nhân và các bên liên quan trong hợp tác công tư ứng phó với BĐKH. 2) Luận án đã đề xuất và áp dụng được bộ tiêu chí đánh giá các điều kiện thực hiện các hợp đồng hợp tác công tư trong bối cảnh BĐKH cho Việt Nam. 3) Trên cơ sở nghiên cứu trong nước và quốc tế, luận án đã xây dựng và áp dụng được quy trình để xác định các nhân tố đánh giá nhu cầu tham gia hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH phù hợp với điều kiện Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 30 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 239 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn