Luận án Tiến sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Xác lập cơ sở khoa học phục vụ bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Xác lập cơ sở khoa học phục vụ bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế" nhằm phân vùng môi trường và đề xuất giải pháp BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên, hoạt động nhân sinh đến môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Xác lập cơ sở khoa học phục vụ bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------ PHAN ANH HẰNG XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Thừa Thiên Huế, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------ PHAN ANH HẰNG XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 9 85 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn hoa học: 1. PGS.TS. Lê Văn Thăng 2. PGS.TS. Trần Anh Tuấn Thừa Thiên Huế, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Các đề xuất mới của luận án chưa được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Phan Anh Hằng i
- LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Văn Thăng và PGS.TS. Trần Anh Tuấn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến Quý Thầy, đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ rất tận tâm trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Để có được bản luận án này, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo và đồng nghiệp ở Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học; Ban Đào tạo và Công tác sinh viên, Đại học Huế đã quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình hoàn thành luận án. Cuối cùng, tác giả xin tri ân sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và người thân đã luôn động viên và chia sẻ những khó khăn, thách thức trong thời gian thực hiện luận án. Huế, ngày 19 tháng 05 năm 2023 Tác giả Phan Anh Hằng ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Mục lục .................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ..........................................................................................vi Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Danh mục các hình .....................................................................................................ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2 5. Những luận điểm bảo vệ .....................................................................................3 6. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................3 7. Cơ sở tài liệu thực hiện luận án ..........................................................................3 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................4 9. Cấu trúc của luận án............................................................................................4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ................................................................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu bảo vệ môi trường .......................................5 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................5 1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................10 1.1.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế ..........................................................................16 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .............................................................19 1.2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan ...............................................19 1.2.2. Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường .......................................................20 1.2.3. Cơ sở lý luận về phân vùng môi trường .................................................25 1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu .......................................27 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ...........................................................................27 iii
- 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................29 1.3.3. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................38 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 40 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÂN VÙNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................................................................. 41 2.1. Vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ......................41 2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................41 2.1.2. Địa chất...................................................................................................41 2.1.3. Địa hình ..................................................................................................42 2.1.4. Khí hậu ...................................................................................................45 2.1.5. Thủy văn và tài nguyên nước .................................................................46 2.1.6. Thổ nhưỡng và tài nguyên đất ................................................................47 2.1.7. Sinh vật và đa dạng sinh học ..................................................................48 2.1.8. Tài nguyên khoáng sản ...........................................................................51 2.1.9. Biến đổi khí hậu .....................................................................................52 2.1.10. Tai biến thiên nhiên ..............................................................................53 2.2. Đặc điểm hoạt động kinh tế - xã hội, khai thác tài nguyên thiên nhiên và các tác động môi trường ..............................................................................................57 2.2.1. Đặc điểm dân số và các tác động môi trường ........................................57 2.2.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội, khai thác tài nguyên và các tác động môi trường .......................................................................................................57 2.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................................63 2.3. Thực trạng và xu thế diễn biến môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.................69 2.3.1. Môi trường không khí ............................................................................69 2.3.2. Môi trường nước.....................................................................................70 2.3.3. Môi trường đất ........................................................................................78 2.3.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn .............................................................79 2.3.5. Công tác quản lý môi trường ..................................................................81 2.3.6. Dự báo xu hướng biến đổi môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2050 ...82 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 86 iv
- CHƯƠNG 3. PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................... 87 3.1. Phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................87 3.1.1. Cơ sở phân vùng môi trường ..................................................................87 3.1.2. Quy trình, kết quả phân vùng môi trường ..............................................88 3.2. Định hướng các giải pháp bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ...........109 3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................109 3.2.2. Định hướng các giải pháp bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ...118 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 141 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 142 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 144 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............. 162 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới BĐKH : Biến đổi khí hậu BVMT : Bảo vệ môi trường CCN : Cụm công nghiệp CNMT : Chức năng môi trường CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt DTLSVH : Di tích lịch sử - văn hóa ĐDSH : Đa dạng sinh học ĐMT : Đánh giá tác động môi trường GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GRDP : Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn) HLBV : Hành lang bảo vệ HST : Hệ sinh thái IPCC : Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu IUCN : International Union for Conservation of Nature (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế) KBT : Khu bảo tồn KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên KCN : Khu công nghiệp KT - XH : Kinh tế - xã hội ONMT : Ô nhiễm môi trường PTBV : Phát triển bền vững PVMT : Phân vùng môi trường QHBVMT : Quy hoạch bảo vệ môi trường QHMT : Quy hoạch môi trường QLCT : Quản lý chất thải QLMT : Quản lý môi trường vi
- QLTNMT : Quản lý tài nguyên và môi trường TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân UNEP : United Nations Environment Programme (Chương trình Môi trường Liên hợp quốc) VQG : Vườn quốc gia WCS : Wildlife Conservation Society (Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã) WQI : Water Quality Index (Chỉ số chất lượng nước) XLNT : Xử lý nước thải vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số nội dung chủ yếu trong nghiên cứu BVMT quy mô cấp vùng ..... 14 Bảng 1.2. Thời gian, nội dung khảo sát tại các điểm, tuyến thực địa ....................... 30 Bảng 1.3. Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên ........................... 32 Bảng 1.4. Ma trận so sánh cặp các tiêu chí ............................................................... 35 Bảng 1.5. Xác định trọng số cho các tiêu chí ............................................................ 36 Bảng 1.6. Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu PVMT tỉnh Thừa Thiên Huế........................ 37 Bảng 1.7. Phân cấp chỉ tiêu phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ............... 37 Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1976 - 2020 ........................................................................................................................ 45 Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình tháng và năm tại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1976 - 2020 ............................................................................................................... 45 Bảng 2.3. Thành phần động vật tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................. 49 Bảng 2.4. Đặc điểm các khu bảo tồn thiên nhiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế ................ 51 Bảng 2.5. Tác động của các tai biến thiên nhiên đến tỉnh Thừa Thiên Huế ............. 56 Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 .......................... 61 Bảng 2.7. Số lượng điểm quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ... 68 Bảng 2.8. WQI các điểm quan trắc đầm phá các năm 2018 - 2020 .......................... 78 Bảng 2.9. Các khu xử lý chất thải rắn tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế ..................... 81 Bảng 2.10. Số dân hiện tại và dự báo đến năm 2050 của tỉnh Thừa Thiên Huế....... 83 Bảng 2.11. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong 1 ngày ở tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................ 83 Bảng 2.12. Dự báo lượng CTR nguy hại và các loại khác phát sinh ở tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................................................. 84 Bảng 3.1. Tên gọi, ký hiệu các đơn vị phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ....... 89 Bảng 3.2. Đặc điểm các nhóm vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế .................... 94 Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các nhóm vùng, vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ..... 109 Bảng 3.4. Cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường ..................................... 110 Bảng 3.5. Đề xuất tần suất quan trắc chất lượng các thành phần môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................................................ 135 viii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình hệ thống ......................................................................................28 Hình 1.2. Quy trình phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ............................33 Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu của luận án .............................................................39 Hình 2.1. Bản đồ thang bậc độ cao tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................44 Hình 2.2. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm (0C) thời kỳ 1977 - 2020 ..........52 Hình 2.3. Xu thế biến đổi lượng mưa năm thời kỳ 1977 - 2020 ...............................53 Hình 2.4. Xu thế biến đổi số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ, ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1961 - 2019 ........................................................................54 Hình 2.5. Số trận lũ trên báo động II giai đoạn 1978 - 2020 tại trạm Kim Long ....54 Hình 2.6. Nồng độ TSP tại các điểm quan trắc môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 2017 - 2020 .................................................................................................69 Hình 2.7. Nồng độ Coliform tại các điểm quan trắc nước sông Hương và chi lưu qua các năm 2017 - 2020 .................................................................................................72 Hình 2.8. Nồng độ Coliform trong nước các sông Bồ, Ô Lâu, Truồi, Nong, Tả Trạch, Phú Bài, Phổ Lợi, Đại Giang và sông Bù Lu qua các năm 2017 - 2020...................73 Hình 2.9. Chỉ số WQI của sông Hương các năm 2018 - 2020 .................................75 Hình 2.10 Chỉ số WQI của các chi lưu sông Hương qua các năm 2018 - 2020 .......76 Hình 2.11. Chỉ số WQI các sông Bồ, Ô Lâu, Truồi, Nông, Tả Trạch, Phú Bài, Phổ Lợi, Đại Giang và sông Bù Lu qua các năm 2018 - 2020.........................................77 Hình 2.12. Chỉ số WQI các hồ qua các năm 2018 - 2020.........................................77 Hình 2.13. WQI các phụ lưu và hộ thành hào qua các năm 2018 - 2020 .................78 Hình 3.1. Bản đồ phân vùng môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ................................93 ix
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhân loại đứng trước những thách thức chưa từng có như sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN), suy thoái và ô nhiễm môi trường (ONMT), thiên tai hoành hành, dịch bệnh gia tăng... Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do sự gia tăng việc khai thác, sử dụng nguồn TNTN đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng đông; sự phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát của các ngành kinh tế; cơ chế quản lý tài nguyên và môi trường (QLTNMT) không chặt chẽ ở nhiều quốc gia… Giải pháp cho vấn đề này là công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT); đây được xem là chiến lược phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Các giải pháp BVMT được triển khai giúp bảo vệ TNTN, môi trường; phòng ngừa, xử lý sự cố, ONMT; đảm bảo phát triển bền vững (PTBV). Ở Việt Nam, BVMT là vấn đề cực kỳ cấp thiết trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình trạng suy thoái tài nguyên, ONMT đang ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng, phổ biến và rộng khắp đất nước. Nguyên nhân chính của tình trạng ONMT ở Việt Nam hiện nay là do sự phát triển với tốc độ nhanh chóng, mạnh mẽ, thiếu bền vững; công tác QLTNMT còn nhiều bất cập. ONMT đang gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông - lâm - thủy sản và một số lĩnh vực của ngành công nghiệp, dịch vụ. Để giải quyết những khó khăn, thách thức trong công tác QLTNMT, đặc biệt là các vấn đề bức xúc về môi trường, Chính phủ đã ban hành những chính sách, văn bản pháp luật, giải pháp để BVMT quốc gia, trong đó Luật BVMT và Chiến lược BVMT quốc gia là 2 trong số những công cụ có vai trò quan trọng nhất đối với BVMT ở Việt Nam. Luật BVMT quy định về hoạt động BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động BVMT [117]. Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có mục tiêu ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy thoái đa dạng sinh học (ĐDSH); góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH); bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu PTBV 2030 của đất nước [27]. Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, là kinh đô của 13 triều Nguyễn. Tỉnh Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Năm 2021, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giá hiện hành đạt 58.690 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,36% trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh và thiên tai gây ra. Cơ cấu nền kinh tế hiện đại, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất 46,5%; tiếp đến là công nghiệp, xây dựng 33,1%; nông, lâm, thủy sản 11,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,7%. GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 51,35 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 10.206 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 25,5 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành). Kim ngạch xuất khẩu 1
- đạt 1.022 triệu USD [48]. Tuy nhiên, mặt trái của sự tăng trưởng kinh tế ở Thừa Thiên Huế là vấn đề ONMT cục bộ gia tăng. Nguồn thải ở khu vực nông thôn như CTR, nước thải chưa qua xử lý ở các làng nghề, cụm công nghiệp (CCN); việc lạm dụng quá mức phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật trong ngành trồng trọt; chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... gây ONMT đất, nước, không khí. Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm tại các đô thị do nguồn thải từ các khu dân cư tập trung; khu công nghiệp (KCN), CCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các chợ… Mức độ ĐDSH có chiều hướng suy giảm trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác quản lý môi trường (QLMT) còn xảy ra nhiều mâu thuẫn, chồng chéo giữa các cơ quan ban ngành. Vấn đề BVMT, lồng ghép việc BVMT vào các quy hoạch, hoạt động phát triển chưa được quan tâm xuyên suốt từ tỉnh đến các địa phương và hộ gia đình. BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường... Tất các những vấn đề trên đã gây tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường, đời sống của nhân dân và quá trình phát triển KT - XH theo mục tiêu PTBV của địa phương. Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố (TP) trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm này, bên cạnh xây dựng mục tiêu về phát triển KT - XH, công tác BVMT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự PTBV của địa phương. Do vậy, việc xác lập các luận cứ khoa học phục vụ BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ góp phần hình thành cơ sở lý luận, thực tiễn nhằm giúp tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển xứng tầm với những gì đã, đang được tạo dựng và PTBV nền KT - XH. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Phân vùng môi trường (PVMT) và đề xuất giải pháp BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên, hoạt động nhân sinh đến môi trường. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tổng hợp, hệ thống hóa và xử lý các tài liệu đã có về PVMT; nội dung BVMT trong quy hoạch tỉnh; các yếu tố tự nhiên, KT - XH tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên, nhân sinh đến môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. - PVMT tỉnh Thừa Thiên Huế. - Định hướng các giải pháp BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là điều kiện tự nhiên, KT - XH; các thành phần môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là vùng đất liền địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 5.025,3 km2. Vùng biển, đảo Sơn Chà tỉnh Thừa Thiên Huế không thuộc 2
- phạm vi nghiên cứu của luận án do ngày 5/12/2012 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2293/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [166]. Trong đó, lãnh thổ vùng biển cách bờ 6 hải lý trở vào của tỉnh đã được phân vùng sử dụng rất chi tiết. - Thời gian: Các số liệu nghiên cứu, điều tra khảo sát về đặc điểm tự nhiên, KT - XH và môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế được sử dụng đến 2020. Số liệu về quy mô nền kinh tế, lĩnh vực du lịch và một số lĩnh vực khác được phân tích đến năm 2019. Năm 2020, 2021 do tác động của dịch bệnh Covid 19, số liệu quy mô nền kinh tế, một số ngành, lĩnh vực có nhiều thay đổi so với trung bình nhiều năm. Các quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch tỉnh; các văn bản pháp luật về BVMT ở Việt Nam; các công trình nghiên cứu về BVMT được tổng quan đến 10 tháng 03 năm 2023. - Nội dung: Luận án tập trung cho PVMT nhằm giúp Thừa Thiên Huế có được các cơ sở khoa học phục vụ BVMT hướng tới PTBV nền KT - XH. 5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ Luận điểm 1: PVMT là cơ sở cho BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế, phù hợp với pháp lý và đảm bảo được các chức năng môi trường. PVMT được thực hiện dựa trên tiêu chí về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường, tai biến thiên nhiên và tác động của biến đổi khí hậu trên lãnh thổ. Các tiêu chí chính được lựa chọn là địa hình, mức độ dễ bị tổn thương về môi trường và hiện trạng sử dụng đất. Trong đó, mỗi khu vực địa hình được phân thành vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng phát triển kinh tế. Luận điểm 2: Dựa trên các đơn vị PVMT đã được xác lập, các định hướng BVMT được đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn mang tính đặc thù của địa phương, là những giải pháp đồng bộ và phù hợp với hiện trạng và các quy hoạch phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Vận dụng thành công phương pháp luận đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên, KT - XH vào nghiên cứu môi trường, PVMT, định hướng giải pháp BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế. - Dựa trên đặc điểm riêng biệt của lãnh thổ và quy định của pháp luật hiện hành để PVMT tỉnh Thừa Thiên Huế thành 2 nhóm vùng, 6 vùng, 22 nhóm tiểu vùng, 270 tiểu vùng môi trường làm cơ sở cho đề xuất giải pháp BVMT. 7. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN ÁN - Các văn bản pháp luật của Nhà nước và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về BVMT. - Các công trình nghiên cứu về BVMT nói chung và PVMT nói riêng trên thế giới và Việt Nam. - Chuỗi số liệu thống kê tình hình phát triển KT - XH tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015 - 2021 được trích dẫn từ niên giám thống kê và báo cáo tình hình phát triển KT - XH của tỉnh. 3
- - Bản đồ địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế; kế thừa cơ sở dữ liệu thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế (GIS) gồm hệ thống cơ sở dữ liệu nền với tỷ lệ 1/50.000 cho toàn tỉnh, mỗi cơ sở dữ liệu nền có 7 lớp bản đồ cơ bản (ranh giới, địa hình, thủy văn, lớp phủ bề mặt, địa danh, địa vật và giao thông). Đây là cơ sở để biên tập các loại bản đồ hành chính, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất… - Số liệu quan trắc định kỳ về chất lượng môi trường hàng năm ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020 do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Số liệu về thực trạng môi trường đất, nước, không khí giai đoạn từ năm 2017 - 2020 được công bố trong các đề tài và dự án thực hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến TNTN, thực trạng phát triển KT - XH, môi trường và BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Kế hoạch sử dụng đất TP Huế, các huyện, thị xã năm 2021. - Các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐMT) của các dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 8.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phương pháp, quy trình thực hiện và nội dung nghiên cứu, phục vụ BVMT cho đơn vị hành chính cấp tỉnh. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả PVMT tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần phục vụ cho việc xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển KT - XH từng khu vực theo hướng bền vững và góp phần ứng phó hiệu quả với BĐKH. - Thực trạng diễn biến môi trường và hệ thống các giải pháp BVMT sẽ giúp các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế hoạch định chính sách khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý và cải thiện công tác QLMT. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận về bảo vệ môi trường Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề phân vùng, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Phân vùng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Trên thế giới Các nghiên cứu về BVMT trên thế giới có thể được khái quát theo các nội dung như sau: (1) Hướng nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về BVMT quy mô toàn cầu Các tổ chức quốc tế đã có những nghiên cứu và chương trình hành động cụ thể trong BVMT trên quy mô toàn cầu như Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP có nhiệm vụ giúp các quốc gia trên thế giới phát huy, tăng cường năng lực và trách nhiệm của mình để BVMT và PTBV thông qua các chương trình hỗ trợ, nghiên cứu, đào tạo và truyền thông. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) có nhiệm vụ chính là tăng cường việc bảo tồn và sử dụng bền vững các TNTN, bao gồm cả đất đai, nước và ĐDSH. Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (WCS) thực hiện các chương trình nghiên cứu, đào tạo và truyền thông về các vấn đề liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Các nghiên cứu về BVMT trên thế giới khá đa dạng, bao gồm các nghiên cứu về ONMT, bảo tồn ĐDSH, BĐKH, quản lý chất thải (QLCT), QLTNMT… Các nghiên cứu có thể được khái quát theo các nội dung: Ô nhiễm môi trường: Các nghiên cứu đã tập trung vào việc xác định nguồn gốc và cơ chế gây ô nhiễm (Girard, J. E, 2017) [248]; tác động của ONMT đến sức khỏe của con người và sinh vật (Murray, C. J. L, 2020) [267]; đề xuất giải pháp kiểm soát ONMT (Peirce, J. J, 2015) [270], giảm thiểu tác động, hạn chế và khắc phục ONMT (Swanson, T, 2011) [279]. Trong các nghiên cứu về ONMT, công trình có quy mô lớn, thể hiện có hệ thống và cập nhật thường niên về hiện trạng môi trường thế giới là ấn phẩm “Triển vọng môi trường toàn cầu” của UNEP. Đây là một báo cáo định kỳ về tình trạng môi trường toàn cầu, cung cấp các thông tin về ONMT từ các nguồn khác nhau cũng như đánh giá tác động của nó đến sức khỏe của con người, sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật, đưa ra các giải pháp BVMT (UNEP, 2019) [288]. Bảo tồn đa dạng sinh học: Các nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH tập trung vào việc thống kê sự đa dạng của các loài trên trái đất (UNEP, 2022) [290]; phân tích giá trị kinh tế của ĐDSH, dịch vụ sinh thái (TEEB, 2010) [281]; nhấn mạnh rằng bảo tồn ĐDSH có vai trò quan trọng để BVMT, sức khỏe con người và sự sống trên trái đất (Edward O. Wilson, 1992) [240]; đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên sinh học, các mối đe dọa đến ĐDSH và đề xuất giải pháp giảm thiểu sự suy giảm ĐDSH, tăng cường bảo vệ, bảo tồn các loài động vật bị đe dọa, bảo vệ, phục hồi HST (TEEB, 2010) [281]; (UNEP, 2022) [290]. Một trong những công trình có quy mô lớn về bảo tồn ĐDSH là “Cuộc đánh giá Đỏ về nguy cơ tuyệt chủng của các loài” do IUCN thực hiện. IUCN đã đánh giá tình trạng của hơn 100.000 loài động thực vật trên thế giới và đưa ra những đề xuất về bảo vệ, phục hồi, quản lý các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Sách đỏ IUCN được cập nhật liên tục và đưa ra những thông tin cần thiết giúp các địa phương, quốc gia, toàn cầu có 5
- những chính sách, hoạt động bảo tồn ĐDSH (IUCN, 2021) [257]. Quản lý chất thải: Các vấn đề nghiên cứu bao gồm lý thuyết về QLCT (Tchobanoglous, G, 1993) [280]; tình trạng QLCT (Lavagnolo, M. C, 2021) [262]; các mô hình QLCT (Kumar, S, 2021) [261]; các kỹ thuật, công nghệ để tái chế, xử lý chất thải (Mmereki, D, 2022) [265]. Một trong những nghiên cứu có quy mô toàn cầu, nội dung tương đối khái quát về các vấn đề liên quan đến quản lý CTR là “Triển vọng toàn cầu về quản lý chất thải”. Báo cáo tóm tắt thực trạng quản lý CTR trên toàn thế giới, cho thấy CTR đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt các nước đang phát triển. Báo cáo đề xuất các giải pháp để cải thiện công tác quản lý CTR, bao gồm sử dụng công nghệ, phương pháp mới để xử lý và tái chế chất thải, thúc đẩy sự tham gia của các bộ, ngành, cộng đồng trong giám sát, QLCT (UNEP, 2021) [283]. Biến đổi khí hậu: Các nghiên cứu phân tích biểu hiện của BĐKH toàn cầu; nguyên nhân của BĐKH (Swan, R, 2021) [278]; dự báo những thay đổi của khí hậu trên toàn cầu (Figueres, C, 2020) [244]; đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, các quá trình sinh học, sức khỏe của con người và nền KT - XH (European Union, 2016) [242], (Watts, N, 2018) [294], (Wallace-Wells, D, 2019) [293]; đưa ra giải pháp thích ứng với BĐKH, giảm thiểu tác động của BĐKH (Susskind, L. & Field, P, 2021) [277]. Trong các công trình nghiên cứu về BĐKH, “Báo cáo đánh giá toàn cầu về biến đổi khí hậu năm 2021 (AR6)” của IPCC là một trong những công trình có quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu (AR5 được thực hiện năm 2014 [256]). Công trình có sự tham gia của hơn 200 tác giả chính và hơn 2.500 nhà khoa học từ hơn 130 quốc gia. Báo cáo đánh giá chi tiết về tình hình BĐKH hiện tại và dự báo về tương lai, đồng thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu khí nhà kính, thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH. Báo cáo được xem là một tài liệu quan trọng để đưa ra các quyết định chính sách về BĐKH tại các cuộc họp cấp cao như Hội nghị về BĐKH Liên hợp quốc COP 26 năm 2021 (IPCC, 2021) [255]. Quản lý tài nguyên và môi trường: Các nội dung về QLTNMT bao gồm đánh giá tình trạng và xu hướng biến đổi tài nguyên, môi trường; các công cụ, chính sách, giải pháp nhằm sử dụng hợp lý TNTN, BVMT. Công trình nghiên cứu quy mô lớn thuộc nội dung này là “Tầm nhìn toàn cầu về môi trường”. Đây là báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, được phát hành định kỳ. Báo cáo đánh giá tình trạng và xu hướng biến đổi của môi trường trên thế giới, từ đó đưa ra các chính sách và hành động để đảm bảo một môi trường bền vững cho các thế hệ tương lai (UNEP, 2021) [289]. Các công cụ QLTNMT cũng được các tổ chức, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Một số công cụ QLTNMT được sử dụng phổ biến trên toàn cầu để đánh giá và quản lý tác động của các hoạt động của con người đến môi trường như hệ thống QLMT ISO 14001. Cộng cụ này đưa ra các yêu cầu về QLMT và đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến môi trường (Khodamoradi, H, 2018) [299]. Công cụ đánh giá chu kỳ đời sống sản phẩm (LCA) là phương pháp để ĐMT của một sản phẩm từ giai đoạn khai thác nguyên liệu đến giai đoạn xử lý chất thải. Công cụ này được sử dụng để đưa ra quyết định về việc thiết kế sản phẩm, tối ưu hóa quá trình sản xuất và ĐMT của sản phẩm (Goedkoop, M, 2008) [249]. Công cụ ĐMT (EIA) là một quá trình để ĐMT của một dự án trước khi nó được thực hiện. EIA bao gồm việc thu thập thông 6
- tin về môi trường, đánh giá tác động và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường (Khan, S. U, 2008) [259]. Công cụ quản lý nước (Water Management Tool) dùng để ĐMT của các hoạt động khai thác nguồn nước, xử lý nước thải (XLNT) và quản lý đập. Công cụ được sử dụng để đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường của các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Morrison, J, 2017) [266]. Công cụ quản lý rừng (FMS) được sử dụng để quản lý các hoạt động liên quan đến rừng như khai thác, nuôi trồng, chế biến các sản phẩm từ rừng (Galloway, G, 2013) [245]. Công cụ quản lý đất (LandPKS) là một ứng dụng di động để giúp những người làm việc trong ngành nông nghiệp quản lý đất đai một cách bền vững. Công cụ này cung cấp thông tin về độ ẩm đất, chất lượng đất và khả năng trồng cây trên một diện tích đất (Herrick, J. E, 2016) [252]. Công cụ quản lý rác thải (Waste Management Tool) dùng để ĐMT các hoạt động quản lý rác thải, bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý; trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động quản lý rác thải (Mbengue, W, 2020) [264]. Công cụ đánh giá tác động của hệ thống sản xuất nông nghiệp (AWERE) dùng để ĐMT của hệ thống sản xuất nông nghiệp, từ khâu sản xuất đến vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Công cụ giúp đưa ra giải pháp để giảm thiểu tác động môi trường của ngành nông nghiệp (García-Torres, J, 2019) [246]. Ngoài ra còn có một số công cụ khác phục vụ QLTNMT được phân loại theo các nhóm công cụ như công cụ kỹ thuật, công cụ kinh tế, pháp lý… Ấn phẩm được xem như tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác QLTNMT là “Sổ tay bảo vệ và thực thi pháp luật môi trường: Nguyên tắc và thực hành”. Sách được trình bày trong 12 chương: (1) giới thiệu về hệ thống BVMT; (2) luật và chính sách môi trường tại Hoa Kỳ; (3) bảo vệ và thực thi pháp luật môi trường ở Liên minh châu Âu; (4) bảo vệ và thực thi pháp luật môi trường ở Trung Quốc; (5) bảo vệ và thực thi pháp luật môi trường ở Ấn Độ; (6) bảo vệ và thực thi pháp luật môi trường ở châu Mỹ Latinh; (7) vai trò của xã hội dân sự trong bảo vệ và thực thi pháp luật môi trường; (8) các công cụ và kỹ thuật tuân thủ, thực thi pháp luật môi trường; (9) vai trò của cơ chế thị trường trong bảo vệ và thực thi pháp luật về môi trường; (10) sự tham gia của công chúng trong bảo vệ và thực thi pháp luật môi trường; (11) công bằng môi trường; (12) kết luận: tương lai của bảo vệ và thực thi pháp luật môi trường (Percival, R. V, 2018) [271]. Quy hoạch môi trường (QHMT): Các nghiên cứu về QHMT trên thế giới hướng vào các chủ đề như lý thuyết về QHMT (Cernea, M. M, 1991) [236], (Jabareen, Y, 2006) [258]; nền tảng của QHMT (Senecah, S. L, 2004) [275]; QHMT cho việc phát triển các địa điểm xây dựng (Beer, A, 2010) [234]; QHMT trong các dự án tạo việc làm xanh (Pedersen, S, 2013) [269]; QHMT ở các nước đang phát triển (Makun, H.A, 2015) [263]; QHMT cho quản lý tính dễ bị tổn thương của tự nhiên và xã hội (Coly, A, 2015) [237]; QHMT và sử dụng đất bền vững (Arendt, R, 2012) [229]; cơ hội và thách thức liên quan đến quản lý TNTN trong quá trình QHMT (Weber, E, 2013) [295]; hướng dẫn lập QHMT (Daniels, T, 2011) [238], (Daniels, T, 2016) [239]. Nội dung của các ấn phẩm QHMT trên thế giới tập trung vào giới thiệu QHMT, QLTNMT; chính sách và luật môi trường; phân tích, đánh giá môi trường; quy trình QHMT; khung pháp lý về QHMT; QHMT và quản lý TNTN; QHMT tài nguyên nước; QHMT sử dụng đất; QHMT cho năng lượng; QHMT giao thông vận tải; QHMT đô thị; QHMT nông nghiệp và nông thôn; QHMT ven biển; lập kế hoạch giảm thiểu 7
- rủi ro; lập kế hoạch giảm thiểu tác động của BĐKH; lập kế hoạch môi trường cho tính bền vững và khả năng phục hồi; quản lý lỗ hổng trong quy hoạch và QLMT (Coly, A, 2015) [237], (Daniels, T, 2016) [239]. Phân vùng môi trường: Các nghiên cứu về PVMT trên thế giới tập trung vào các chủ đề như PVMT - công cụ quản lý tài nguyên (Becker, K. H, 2014) [297]; kỹ thuật PVMT (Byrne, P, 1994) [235]; PVMT cho bảo tồn thiên nhiên (Spalding, M. J, 2011) [276]; PVMT có thể được sử dụng để ứng phó với BĐKH (Beatley, T, 2018) [233]; PVMT và QHMT (Beatley, T , 2018) [233]; PVMT và phát triển đô thị (Byrne, P, 1994) [235], (Gerrard, M. B, 2008) [247]. Một số nghiên cứu thể hiện tương đối có hệ thống về lý thuyết và thực tiễn PVMT trên thế giới như “Phân vùng môi trường”. Công trình gồm 8 chương với các nội dung: khái niệm, lịch sử nghiên cứu PVMT, phân loại các vùng môi trường, thực tiễn PVMT, đánh giá về các PVMT, vấn đề mới nổi trong PVMT, PVMT trong tương lai (Hallett, L, 1998) [251]. Ấn phẩm “Phân vùng môi trường: Công cụ quản lý tài nguyên khu vực” có các nội dung: lý thuyết về PVMT; các phương pháp PVMT; các ứng dụng của PVMT trong quản lý tài nguyên khu vực; cơ hội và thách thức của PVMT; đánh giá và kết luận về PVMT (Hubacek, K., & Smith, M. J, 2006 [253]). Ấn phẩm “Phân vùng môi trường, biến đổi khí hậu và PTBV: Các phương pháp phân vùng trong bảo vệ môi trường” được xuất bản năm 2014. Sách gồm 4 phần, đã trình bày tổng quan về PVMT và vai trò của PVMT trong QHMT; các nguyên tắc và tiêu chí PVMT; tổng quan phương pháp, phương án trong các nghiên cứu PVMT từ khắp nơi trên thế giới; bàn về tương lai của PVMT và vai trò của PVMT trong việc giải quyết các thách thức do BĐKH và quá trình đô thị hóa (Becker, K. H, 2014) [297]. Ấn phẩm thể hiện các mục tiêu cụ thể của PVMT là “Phân vùng môi trường” của Timothy Beatley được xuất bản năm 1994. Cuốn sách gồm 10 chương với các nội dung: giới thiệu, lịch sử nghiên cứu PVMT, PVMT là công cụ lập kế hoạch toàn diện, vai trò của PVMT trong bảo vệ TNTN, PVMT để bảo vệ chất lượng nước, PVMT để giảm thiểu nguy cơ, PVMT để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ chất lượng không khí, PVMT để bảo vệ không gian mở và môi trường sống cho động vật hoang dã, thực hiện QHMT, đánh giá và định hướng tương lai của PVMT (Beatley, T, 1994) [231]. Năm 1997, Timothy Beatley tiếp tục xuất bản ấn phẩm “Phân vùng môi trường”. Sách được trình bày trong 11 chương với các nội dung: giới thiệu về PVMT, QHMT và PVMT, phân vùng cho BVMT, phân vùng cho bảo vệ tài nguyên, phân vùng cho sử dụng đất, phân vùng cho bảo vệ không gian mở, phân vùng cho bảo tồn văn hóa và lịch sử, các kỹ thuật đổi mới trong PVMT, thực thi pháp luật về PVMT, tương lai của PVMT (Beatley, T, 1997) [232]. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về BVMT trên thế giới còn tập trung vào các vấn đề như phát triển kinh tế xanh, công nghệ xanh… Các nghiên cứu về BVMT rất đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và kinh tế. Các nghiên cứu có vai trò quan trọng góp phần giúp nhân loại hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường để phát triển nền KT - XH cân bằng với sức chịu tải của môi trường. (2) Hướng nghiên cứu ứng dụng thực tiễn thông qua các đề tài, dự án BVMT tại các châu lục, quốc gia Tại Châu Mỹ, nghiên cứu thực tiễn về BVMT tại các quốc gia và vùng lãnh thổ được 8
- thực hiện từ năm 1969. Ban Phát triển khu vực thuộc Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đã giúp 25 nước châu Mỹ La Tinh và Caribe tiến hành 75 nghiên cứu lồng ghép tổng hợp kinh tế với môi trường ở cấp độ quốc gia [143]. Một số dự án BVMT có quy mô lớn đã được thực hiện như “Dự án bảo vệ rừng mưa Amazon” với mục đích tăng cường quản lý rừng, giảm phá rừng, bảo vệ động vật hoang dã và các loài cây đặc hữu (INPE, 2018) [254]. Dự án “Chống biến đổi khí hậu ở Mỹ” với các hoạt động bao gồm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển nông nghiệp sinh thái, tăng cường QLCT (USEPA, 2019) [291]. Một số dự án quy mô lớn khác về BVMT ở châu Mỹ như “Dự án bảo vệ rạn san hô ở Florida” (Kuffner, I. B, 2006) [260], (Rogers, C. S, 1990) [273]; “Dự án bảo vệ động vật hoang dã tại Nam Mỹ” (Aranda, M, 2002) [228], (Eisenberg, J. F, 1990) [241]. Tại Châu Phi, nhiều dự án BVMT được triển khai thực hiện trên mọi lĩnh vực. Các dự án quy mô khu vực có thể đề cập đến như: “Triển vọng môi trường cho châu Phi” của UNEP. Nghiên cứu đánh giá tình hình môi trường tại các quốc gia châu Phi, ước tính những tác động của các hoạt động nhân sinh, kinh tế đến môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ và quản lý TNTN tại khu vực (UNEP, 2002) [284]. Dự án “Hạn chế trong thích ứng của châu Phi” được thực hiện năm 2021. Dự án báo cáo tổng quan về tình hình BĐKH và tác động đến châu Phi; đưa ra các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH (UNEP, 2021) [285]. Tại Châu Âu, các dự án BVMT được triển khai rất đa dạng, tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng xanh. Một trong những dự án quan trọng về BVMT ở Châu Âu là “Horizon 2020” do Liên minh châu Âu tài trợ với ngân sách lên tới 80 tỷ ơ-rô, kéo dài từ năm 2014 đến năm 2020. Dự án Horizon 2020 tập trung nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực bao gồm môi trường, khí hậu, tài nguyên nước, năng lượng, vật liệu, nông nghiệp và thực phẩm. Các đề tài nghiên cứu trong dự án liên quan đến việc tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên; giảm thiểu chất thải, khí thải; bảo vệ ĐDSH và đảm bảo sự PTBV (EU, 2020) [243]. Một dự án khác có thể kể đến là “Báo cáo tình trạng và triển vọng môi trường của châu Âu” do Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) thực hiện. Nội dung của dự án nghiên cứu bao gồm các báo cáo về chất lượng không khí, nước, đất, rừng, ĐDSH, đại dương. Dự án đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tác động các hoạt động của con người đến môi trường (EEA, 2020) [298]. Tại Châu Đại Dương, một số dự án bảo tồn ĐDSH lớn của khu vực như “Bảo tồn Rạn san hô Great Barrier Reef” được khởi động từ năm 1975. Mục tiêu của dự án là bảo vệ và duy trì ĐDSH của rạn san hô Great Barrier Reef tại Ô-xtrây-li-a (Cơ quan Quản lý Vườn thủy sinh Great Barrier Reef, 2022) [250]. Dự án “Tái tạo rừng trồng ở Úc” được thực hiện bởi Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Úc, với mục tiêu tái tạo các khu rừng trồng và tăng cường bảo tồn ĐDSH các khu vực có rừng tại Úc (Quỹ bảo tồn Úc, 2021) [230]. Tại Châu Á, các dự án BVMT được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực trong công tác BVMT. Một trong những dự án BVMT lớn tại Châu Á là “Môi trường và PTBV châu Á - Thái Bình Dương”. Dự án được triển khai bởi Liên hợp quốc và các tổ chức đối tác tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1992, dự kiến kết thúc vào năm 2025. Mục tiêu của dự án là tăng cường sức mạnh của 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
212 p | 42 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá học sinh tiểu học ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
189 p | 19 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nướс về lао động tại сáс khu сông nghiệр tỉnh Thái Nguyên
200 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long
54 p | 23 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn