intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:242

42
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra khái niệm QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; thông qua khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng để tìm ra mô hình, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Công Dụng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Công Dụng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đỗ Thị Quyên PGS.TS. Nguyễn Đăng Nghị Hà Nội - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non là do tôi viết và chưa công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Hoàng Công Dụng
  4. ii MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU ……………………………………………………..…….………………… 1 Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non ................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ………………………................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và mô hình quản lý …………........……………… 18 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non………….………………………………….............…......………… 36 1.4. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non………….…………………………......………… 43 Tiểu kết ………………………………....……………………………….…………....... 50 Chương 2: Âm nhạc đối với giáo dục mầm non và thực tiễn sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non …………...………… 52 2.1. Âm nhạc đối với giáo dục mầm non …………........................……..……….. 52 2.2. Thực trạng sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non 64 Tiểu kết …………………....…………………………………………….…………....... 80 Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non giai đoạn 2014 - 2017 ............................... 82 3.1. Khái quát thực trạng ………………………......................................................... 82 3.2. Một số nhận xét, đánh giá …..……………………………………………….… 112 Tiểu kết ……………....………………………………………………….…………....... 121 Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non ……………………... 123 4.1. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non ……………………...……………….………….. 123 4.2. Đề xuất mô hình quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non ……………………...…………….…………................ 134 4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non ……..…………………….……….... 141 Tiểu kết …………………....…………………...……………….…………................... 148 KẾT LUẬN …………………………………………………….….………………… 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ.…………….. 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………….………………… 155 PHỤ LỤC …………………………………………………….………………… 167
  5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin GDĐT Giáo dục và đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GS Giáo sư NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư QLNN Quản lý nhà nước tr trang TS Tiến sĩ TTTT Thông tin và truyền thông UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) VHTTDL Văn hóa, thể thao và du lịch XBP Xuất bản phẩm XBPAN Xuất bản phẩm âm nhạc
  6. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý từ trên xuống .......................................................... 22 Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý từ dưới lên .............................................................. 23 Sơ đồ 1.3: Mô hình quản lý trực tuyến ................................................................ 24 Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý theo chức năng ...................................................... 25 Sơ đồ 1.5: Mô hình quản lý phân cấp .................................................................. 27 Sơ đồ 2.1: Hoạt động âm nhạc với sự phát triển của trẻ mầm non .............. 60 Sơ đồ 3.1: Thực tiễn mô hình quản lý hoạt động xuất bản XBPAN ………. 107 Sơ đồ 4.1: Mô hình quản lý tương tác đa chiều ................................................ 138 Bảng 2.1: Thống kê thực trạng ứng dụng CNTT trong các cơ sở GDMN 70 Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ giáo viên sư phạm âm nhạc cấp học mầm non 73 Bảng 2.3: Tỷ lệ các loại hình XBP âm nhạc của các cơ sở GDMN …......... 74 Bảng 2.4: Hình thức XBP âm nhạc được sử dụng trong cơ sở GDMN …. 75 Bảng 2.5: Nội dung của XBP âm nhạc được sử dụng trong cơ sở GDMN 75 Bảng 2.6: Mức độ đáp ứng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non của XBP âm nhạc được sử dụng trong cơ sở GDMN ……………………………. 77 Bảng 2.7: Tần suất khai thác sử dụng XBP điện tử về âm nhạc ………… 77 Bảng 2.8: Phương thức trang bị XBP âm nhạc tại các cơ sở GDMN ….. 79 Bảng 2.9: Trang thiết bị, học liệu hỗ trợ tổ chức hoạt động âm nhạc ….. 79 Bảng 3.1: Số lượng đăng ký và lưu chiểu XBP từ năm 2014 - 2017 .......... 97 Bảng 3.2: Số lượng phát hành cả nước từ năm 2014 - 2017 .......................... 100 Bảng 3.3: Tổng hợp số lượng XBP phát hành từ 2014 - 2017 ...................... 101 Bảng 3.4: Tổng hợp thực trạng trường mầm non có thư viện và quan điểm về sự cần thiết có thư viện trong trường mầm non ………….…........… 103 Bảng 3.5: Số XBPAN được sử dụng trong các cơ sở GDMN của các Nxb 104 Bảng 3.6: Tổng hợp đề tài xuất bản phục vụ trẻ em có tác phẩm âm nhạc 106 Bảng 3.7: Thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản từ năm 2014 - 2017 ...... 109 Biểu đồ 3.1: Chi tiêu của Chính phủ và hộ gia đình trên đầu học sinh các cấp giai đoạn 2009-2013 …………………………………………………………. 89
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non là sản phẩm văn hóa đặc trưng, phục vụ cho đối tượng trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Quá trình hình thành và phát triển của loại hình xuất bản phẩm này diễn ra khoảng gần một thế kỷ cùng với lịch sử hình thành và phát triển của cấp học. Trong những năm qua, hoạt động xuất bản của nước ta đã có những bước phát triển và thu nhận được những kết quả đáng kể, đó là sự tăng trưởng hàng năm kể cả về chất lượng và số lượng xuất bản phẩm, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của các ngành và địa phương, góp phần khẳng định vị trí quan trọng của hoạt động của xuất bản trong đời sống xã hội nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản có tiến bộ, chú trọng đảm bảo định hướng chính trị, tư tưởng và hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản, phát hiện xử lý và khắc phục những lệch lạc, sai phạm. Ngành xuất bản nhìn chung giữ được sự ổn định và từng bước chấn chỉnh, kiện toàn hoạt động, đáp ứng những điều kiện mới theo quy định. Đối với cấp học mầm non, một trong những nhân tố được coi là công cụ quan trọng phục vụ việc đổi mới, phương pháp, hình thức giáo dục cấp học mầm non là học liệu, thiết bị dạy học như sách vở, tài liệu, băng, đĩa, tranh ảnh. Các xuất bản phẩm được người dạy và người học khai thác sử dụng để hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu vấn đề được mở rộng và sâu hơn, đặc biệt đối với việc giáo dục âm nhạc trong các cơ sở giáo dục mầm non. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng đồ dùng, trang thiết bị, sách vở, tài liệu băng đĩa hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động âm nhạc được chú trọng và nâng cao. Để phục vụ cho nhu cầu đó, các xuất bản phẩm âm nhạc và tài liệu liên quan được biên soạn, phát hành dưới nhiều hình thức và nội dung đa dạng, phong phú với nhiều thành phần tham gia. Việc xuất bản ồ ạt các xuất bản phẩm tung ra thị trường như vậy sẽ không tránh khỏi sự lạm dụng, chồng chéo; một số xuất bản phẩm kém chất
  8. 2 lượng, nội dung không đúng về đường lối chính trị, tư tưởng, gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội và hoạt động giáo dục trong nhà trường. Khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận kinh tế thuần túy tác động không nhỏ đến hoạt động xuất bản. Nạn in lậu, nhập lậu băng, đĩa, xuất bản phẩm, vi phạm bản quyền đối với các tác phẩm âm nhạc diễn ra tương đối phổ biến. Mạng lưới phát hành chưa đến được nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn khác. Khoa học công nghệ phát triển liên tục đã tác động mạnh mẽ đến phương thức hoạt động xuất bản, đến phương pháp, hình thức giáo dục. Cơ cấu kinh tế xã hội có những thay đổi đáng kể làm cho cơ chế quản lý, cơ chế đầu tư cho xuất bản phẩm cũng thay đổi theo. Bên cạnh những mặt đạt được trong quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc còn tồn tại không ít những khó khăn, thách thức và hạn chế: văn bản quy phạm pháp luật đôi lúc chưa ban hành kịp thời, có văn bản chưa thể hiện những nội dung phù hợp với tình hình thực tiễn; đội ngũ làm công tác quản lý, điều hành còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; chưa thực sự thiết lập được một mô hình quản lý hiệu quả, phương thức quản lý hiện nay cho thấy sự chồng chéo, tồn tại những lỗ hổng trong quản lý; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng thực sự chưa hiệu quả v.v. Những vấn đề này tạo nên nhiều bức xúc, khó giải quyết, đặc biệt mỗi khi có sự vụ vi phạm xảy ra. Hệ thống hóa những nghiên cứu đi trước cho thấy, các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non hiện nay hầu như chưa được xem xét một cách cụ thể và chưa là đối tượng nghiên cứu của bất kỳ tác giả nào. Qua tìm hiểu, phân tích và nhìn nhận các nghiên cứu mang tính phổ quát, liên quan tới quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, NCS nhận thấy cần phải có một hướng nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề như sau: - Sự đồng bộ, tính phổ quát, tính thực tiễn và tính khả thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật;
  9. 3 - Vấn đề phối hợp giữa các bộ ngành, cơ quan quản lý các cấp đối với nhiệm vụ quản lý hoạt động xuất bản XBPAN dành cho cấp học mầm non; - Những ưu điểm, hạn chế của mô hình/quy trình quản lý hiện nay; - Các biện pháp phòng chống các hành vi vi phạm quy định cũng như chế tài xử phạt và phương thức, phương pháp thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia quá trình xuất bản, in và phát hành XBPAN dành cho cấp học mầm non; - Chất lượng XBPAN sử dụng trong các cơ sở GDMN. Những vấn đề trên cần phải được tìm hiểu, nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra mô hình phù hợp, những giải pháp khả thi nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc sử dụng trong ngành giáo dục, đặc biệt là cấp học mầm non. Nhận thức được các vấn đề nêu trên, trong khuôn khổ của luận án, NCS lựa chọn đề tài Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non làm luận án tiến sĩ với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với sản phẩm văn hóa - giáo dục này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra khái niệm QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; thông qua khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng để tìm ra mô hình, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, cụ thể: Tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực QLNN về văn hóa, giáo dục;
  10. 4 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan điểm, khái niệm và lý thuyết liên quan đến QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; đưa ra một khái niệm về QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. Khảo sát, đánh giá thực trạng QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non ở Trung ương và một số địa phương. - Xây dựng mô hình quản lý, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, cụ thể: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng một mô hình quản lý phù hợp với tính chất, đặc thù của XBPAN dành cho cấp học mầm non; Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề về QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: NCS khảo sát, tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017; rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong khoảng từ năm 2005 đến nay (Những tài liệu có nội dung liên quan được NCS tham khảo chủ yếu là vào khoảng thời gian sau năm 2000 và một số rất ít trước năm 2000). - Về không gian: NCS tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài tại Bộ GDĐT, Bộ TTTT (Cục Xuất bản, In và Phát hành), một số Nxb như Nxb Giáo dục Việt Nam, Nxb Kim Đồng, Nxb Âm nhạc (nay là Công ty TNHH một thành viên Nxb Âm nhạc) và khảo sát một số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ trẻ thuộc 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Thái Bình
  11. 5 và thành phố Hồ Chí Minh (là những tỉnh, thành phố đại diện 9 tỉnh, thành phố thuộc 9 cụm thi đua theo Công văn số 4171/BGDĐT-TĐKT ngày 25/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Tổ chức lại cụm thi đua khối các sở giáo dục và đào tạo). - Về nội dung: NCS nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung QLNN đối với hoạt động xuất bản XBPAN dành cho cấp học mầm non, mô hình/quy trình QLNN đối với hoạt động xuất bản XBPAN dành cho cấp học mầm non; khảo sát, tìm hiểu thực trạng quản lý quá trình xuất bản, in, phát hành và sử dụng XBPAN dành cho cấp học mầm non. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục nói chung, về hoạt động xuất bản, xuất bản phẩm âm nhạc và cấp học mầm non; tìm hiểu, khái quát các nghiên cứu đi trước liên quan đến các vấn đề về quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; thu thập các báo cáo, đánh giá, khảo sát thống kê các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về XBPAN dành cho cấp học mầm non từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị liên quan. Phương pháp mô hình hóa: nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các mô hình quản lý; tái hiện, xây dựng mô hình quản lý XBPAN dành cho cấp học mầm non theo cơ cấu, chức năng của các chủ thể và khách thể quản lý. Phương pháp quan sát tham dự: Lập kế hoạch điền dã, nghiên cứu thực tiễn về hoạt động xuất bản của các đơn vị như đã nêu tại mục 3.2. “Phạm vi nghiên cứu” của phần Mở đầu. Phương pháp phỏng vấn: Dự kiến nội dung, lập kế hoạch làm việc, phỏng vấn một số nhà quản lý, biên tập viên của một số cơ quan là chủ thể quản
  12. 6 lý và đối tượng quản lý hoạt động xuất bản. Tiến hành phỏng vấn lãnh đạo Nxb Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo và nhân viên Công ty cổ phần Mỹ thuật và Truyền thông (Nxb Giáo dục Việt Nam), lãnh đạo và nhân viên Nxb Âm nhạc (nay là Công ty TNHH một thành viên Nxb Âm nhạc), kết hợp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn một số nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu, giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ (phỏng vấn tổng cộng khoảng 30 người trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2018). Phương pháp điều tra: Xây dựng bộ phiếu hỏi gồm 3 phiếu: 1. Phiếu dành cho cán bộ quản lý cơ sở GDMN, tập trung vào các nội dung về quan điểm về XBPAN dành cho cấp học mầm non, quản lý việc mua sắm, sử dụng và bảo quản XBPAN, lấy ý kiến đề xuất, kiến nghị về việc quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 2. Phiếu dành cho giáo viên mầm non gồm có các nội dung chủ yếu về chủng loại, số lượng, nội dung, hình thức, bảo quản và sử dụng XBPAN tại trường, quan điểm đổi mới nội dung, hình thức XBPAN dành cho cấp học mầm non, đề xuất, kiến nghị của giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng XBPAN. 3. Phiếu dành cho cha mẹ trẻ hỏi về sự hiểu biết, sự tham gia của cha mẹ trẻ đối với hoạt động âm nhạc của trẻ, mong muốn, đề xuất của họ để con họ được sử dụng XBPAN và tham gia hoạt động âm nhạc được tốt hơn. Bộ phiếu hỏi được NCS thực hiện với sự hỗ trợ của phòng GDMN, sở GDĐT của 9 tỉnh, thành phố nêu trên với 164 trường mầm non công lập và sự tham gia trả lời của 190 cán bộ quản lý GDMN, 190 giáo viên, 183 cha mẹ trẻ. Tỷ lệ phản hồi của người trả lời đối với cả bộ phiếu là 100%, tỷ lệ phản hồi đối với từng câu hỏi thấp nhất là 186/190 CBQL (97,9%), 181/190 giáo viên (95,3%), 182/183 cha mẹ trẻ (99,5%). Bộ phiếu hỏi được xây dựng và xin ý kiến hoàn thiện từ tháng 9/2016 đến tháng 03/2017; gửi xin ý kiến và thu thập từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2017; xử lý kỹ thuật trên phần mềm thống kê SPSS 20 (Statistical Product and Services Solutions).
  13. 7 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Từ những vấn đề nêu trên, NCS tập trung nghiên cứu để trả lời các câu hỏi đặt ra như sau: - Thực trạng quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Mô hình/quy trình QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non hiện nay đã phù hợp chưa? - Những vấn đề gì đặt ra và cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non trong thời gian tới? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu đặt ra đối với luận án là: Hoạt động QLNN hiện nay đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non chưa thực sự hiệu quả là do mô hình quản lý chưa phù hợp, giải pháp quản lý chưa sát thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, từ đó đưa ra nhận định, đánh giá những vấn đề tương đồng và khác biệt giữa việc quản lý XBPAN dành cho cấp học mầm non với các loại hình XBP khác; phân tích vai trò của từng chủ thể quản lý cũng như vấn đề phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; hệ thống hóa mô hình quản lý để từ đó so sánh, đối chiếu, nhận xét trong quá trình triển khai đánh giá thực trạng QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. Về mặt thực tiễn, NCS cố gắng tìm hiểu, xây dựng bức tranh về hiện trạng quá trình quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, từ khâu xuất bản, phát hành đến sử dụng loại hình XBP này; nhấn mạnh vai trò của XBPAN đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, làm cơ sở để đề xuất mô
  14. 8 hình quản lý phù hợp với điều kiện hiện nay, đồng thời đưa ra những giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm phục vụ cho việc quản lý XBPAN dành cho cấp học mầm non một cách hiệu quả, khoa học hơn. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (76 trang), nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non (43 trang); Chương 2: Âm nhạc đối với giáo dục mầm non và thực tiễn sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non (30 trang); Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non (41 trang); Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non (27 trang).
  15. 9 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Hoạt động quản lý bắt đầu từ kinh nghiệm, sau đó phát triển ở mức cao hơn và phức tạp hơn. Ở Trung Hoa thời cổ đại, tư tưởng đức trị của Khổng Tử đã chi phối hoạt động quản lý, chủ yếu đối với việc quản lý xã hội, đất nước. Tư tưởng này áp dụng trong việc quản lý do nền kinh tế thời đó chỉ là tiểu nông, thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Đến thời Chiến quốc (280 - 233 trước Công nguyên), kinh tế khá phát triển song lại kém ổn định về chính trị - xã hội, Hàn Phi Tử đã chủ xướng tư tưởng pháp trị, coi trọng pháp chế nghiêm khắc và đề cao thuật dùng người. Các thuyết quản lý sau này kết hợp cả hai tư tưởng triết học đó để ngày càng coi trọng hơn nhân tố văn hóa trong quản lý. Với sự phát triển thương mại (thế kỷ XVI) và cách mạng công nghiệp ở châu Âu (thế kỷ XVIII), hoạt động quản lý được tách ra thành một chức năng riêng như một nghề chuyên nghiệp từ sự phân công lao động xã hội. Lý thuyết quản lý từng bước tách ra khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập - khoa học quản lý. PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên xác định khái niệm về quản lý văn hóa: “Quản lý văn hóa với tư cách là quản lý về nghệ thuật và văn hóa xác định tính cách hoạt động được định hướng về kinh tế, về kế hoạch, về tính công khai, hoạt động liên quan tới nội dung nghệ thuật và mục tiêu văn hóa, được tập trung nhằm vào sự kiến tạo hiện tại và tương lai” [60, tr.81]. Cho đến nay đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động xuất bản như tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên năm
  16. 10 2013 về Đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về báo chí, xuất bản của trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông [99]. Chuyên đề 1 “Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay về báo chí, xuất bản” xác định quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất bản, trong đó xác định ba chức năng chủ yếu của báo chí, xuất bản là chức năng thông tin, chức năng giáo dục và chức năng chỉ đạo. Chuyên đề 2 “Công tác QLNN về xuất bản hiện nay” đã nêu các khái niệm, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về QLNN về xuất bản cũng như tình hình công tác QLNN về xuất bản từ Trung ương đến địa phương; tóm tắt một số thực trạng quản lý hoạt động xuất bản thời điểm năm 2013 và những năm trước đó, đánh giá khái quát những điểm tiến bộ trong công tác quản lý, chỉ đạo xuất bản, chỉ ra một số điểm hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, công tác QLNN về xuất bản và sự lãnh đạo của các nhà xuất bản còn nhiều hạn chế. Một nguyên nhân nữa là do việc ban hành chính sách, chế độ, quy định phù hợp với thực tiễn còn chậm. Các vấn đề về QLNN đối với văn hóa, giáo dục được nêu và phân tích ở một số tài liệu như Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực [37] của Học viện Hành chính. Thứ nhất, về văn hóa: Đối tượng QLNN về văn hóa được xác định phải giới hạn văn hóa ở một phạm vi hẹp và vào những hoạt động cụ thể của văn hóa. Tài liệu cũng nêu các yêu cầu và nội dung QLNN về văn hóa, cấu trúc, mô hình tổ chức bộ máy quản lý văn hóa. Thứ hai, về giáo dục: các quan điểm phương hướng, chính sách và mục tiêu của nhà nước về giáo dục và đào tạo đã được đưa ra một cách hệ thống và rõ ràng. Như vậy, tài liệu này đã hệ thống hóa và xác định quan điểm, chủ trương và định hướng của nhà nước về quản lý văn hóa và giáo dục nói chung. Các nội dung, luận điểm của tài liệu mang tính vĩ mô, tổng quát về toàn ngành mà không cho một đối tượng quản lý cụ thể.
  17. 11 Chuyên đề thứ 12 “Công tác quản lý ngành văn hóa thông tin trong giai đoạn hiện nay, mấy suy nghĩ” trong cuốn Văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của GS.TS. Nguyễn Chí Bền [5] khái quát nghiên cứu của một số tác giả về quản lý ngành văn hóa thông tin của Việt Nam và Trung Quốc; phân tích nội dung quản lý, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và các sản phẩm của ngành văn hóa thông tin; phân tích mô hình và những điểm mạnh, điểm yếu của công cụ quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, từ đó đề ra những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý ngành văn hóa thông tin của Việt Nam. Cuốn Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của TSKH. Phan Hồng Giang và TS. Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên) [31] phân tích khái niệm về văn hóa, quản lý và quản lý văn hóa và mối quan hệ giữa quản lý văn hóa và một số lĩnh vực chủ yếu như quản lý văn hóa và chính trị, quản lý văn hóa và pháp luật, quản lý văn hóa và kinh tế, quản lý văn hóa và thông tin - truyền thông, quản lý văn hóa và thể thao, quản lý văn hóa và du lịch, hay quản lý văn hóa và gia đình; giới thiệu kinh nghiệm quản lý văn hóa của một số quốc gia trên thế giới như Anh, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Ôxtrâylia để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đánh giá thực trạng quản lý văn hóa ở Việt Nam từ khi bắt đầu tiến trình đổi mới (1986) đến nay (2012); đề xuất những quan điểm, giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý văn hóa trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế trong đó có một nhóm giải pháp cho lĩnh vực quản lý hoạt động xuất bản - phát hành - in ấn. Như vậy, cuốn sách đã trình bày những lý luận cơ bản về quản lý văn hóa, áp dụng vào thực tiễn quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Luận án tiến sĩ Khoa học kinh tế năm 1996: Xuất bản và phát hành sách giáo khoa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước của tác giả Trương Bích Châu [17] đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xuất bản, phát hành sách giáo khoa nói chung song không tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt
  18. 12 động xuất bản, phát hành sách giáo khoa. Thời gian nghiên cứu của tác giả cách đây khá lâu (tại thời điểm từ 1995 về trước). Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế năm 1999 của tác giả Mạc Văn Thiện nghiên cứu Giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý xuất bản và phát hành sách giáo khoa ở nước ta hiện nay [94]. Nội dung của luận văn nghiên cứu về vấn đề quản lý xuất bản và phát hành sách giáo khoa và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lý xuất bản và phát hành sách giáo khoa ở nước ta. Luận án tiến sĩ Văn hóa học năm 2008 của tác giả Đỗ Thị Quyên với đề tài Quản lý thị trường sách ở Việt Nam từ 1993 đến nay [76] đã hệ thống hoá về mặt lý luận thị trường sách và quản lý thị trường sách trong điều kiện hiện nay; nghiên cứu và đánh giá thực trạng thị trường sách, công trình khẳng định những thành công và hạn chế cơ bản của công tác quản lý thị trường sách hiện nay ở Việt Nam; đưa ra những luận cứ khoa học về xu hướng phát triển của thị trường sách trong những năm tới và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường sách ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả đã tổng hợp, phân tích cơ sở lý luận về quản lý thị trường sách từ một số học thuyết, quan điểm, khái niệm trên thế giới qua các thời kỳ, từ đó, tác giả đưa ra khái niệm quản lý thị trường sách như sau: Quản lý thị trường sách là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý thông qua hệ thống công cụ và phương pháp để sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống trong môi trường nhằm đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài [76, tr.23]. Tác giả đã khái quát tình hình quản lý thị trường sách ở Việt Nam trước 1993, đi sâu tìm hiểu thực trạng quản lý thị trường sách giai đoạn 1993 - 2006. Tác giả hệ thống hóa mô hình quản lý thị trường sách từ cấp Trung ương đến địa phương. Chính vì có nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý dẫn tới trong
  19. 13 quá trình quản lý, có lúc, có nơi còn nhiều bất cập, chưa thật hiệu quả, quản lý còn chồng chéo giữa cơ quan QLNN và cơ quan chủ quản. Từ thực trạng nêu trên, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế của việc QLNN đối với thị trường sách. Đặc biệt, trong 6 điểm hạn chế, đáng lưu ý là hạn chế về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và vấn đề thanh tra, kiểm tra. Luận án tiến sĩ Văn hóa học năm 2011 của tác giả Lê Thị Phương Nga Nghiên cứu hoạt động quản lý xuất bản sách giáo khoa ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay [57] đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý xuất bản sách giáo khoa giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2007 và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý xuất bản sách giáo khoa ở Việt Nam. Qua tổng hợp, phân tích và nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tác giả đã định nghĩa về quản lý sách giáo khoa. Tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề nổi cộm như: giải pháp chống độc quyền xuất bản sách giáo khoa; xiết chặt thanh tra, kiểm tra và tăng mức xử phạt hành chính; chuẩn hóa chất lượng sách giáo khoa; cải tiến cách thức tổ chức xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa. Luận án tiến sĩ Kinh tế Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam năm 2015 [101], tác giả Nguyễn Anh Tú đã trình bày khái niệm và đặc điểm hoạt động xuất bản; phân tích các loại hình XBP theo các khái niệm quy chiếu từ Luật Xuất bản 2004, Luật Xuất bản 2012, “điều 1 Nghị định của Chính phủ năm 2005” [101, tr.26] và giáo trình lý luận nghiệp vụ xuất bản của Trung Quốc. Trong đó, XBPAN được nhắc đến như một loại hình không mấy chính thống, “bổ sung” bởi cụm từ “Ngoài ra” trong câu “Ngoài ra xuất bản phẩm còn bao gồm các hình thức xuất bản phẩm khác như: băng, đĩa nhạc, hình (cả băng ghi âm, đĩa hát, đĩa lade, băng ghi hình, đĩa VCD và DVD)” [101, tr.26] . Từ các căn cứ cơ sở lý luận, tác giả đã phân tích và đưa ra khái niệm về QLNN đối với XBP. Các lập luận, nghiên cứu của tác giả tập trung chủ yếu vào khía cạnh quản lý kinh tế - quản lý sản xuất kinh doanh trong QLNN đối với hoạt động xuất bản mà chủ thể quản lý bao gồm cả các cơ quan lập pháp, hành
  20. 14 pháp và tư pháp. Tác giả đã nêu 3 hạn chế cơ bản của việc quản lý đối với hoạt động xuất bản, trong đó đáng chú ý là điểm yếu trong sự phối hợp trong công tác quản lý giữa các cơ quan Đảng với Nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, giữa các cơ quan cùng hệ thống. Tác giả đã chỉ ra 4 nguyên nhân chủ quan, 3 nguyên nhân khách quan dẫn đến các hạn chế trong việc quản lý mà một trong những nguyên nhân là do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin gây ra. Cuốn Giáo dục mầm non - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS.TS. Nguyễn Ánh Tuyết [103] nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến học liệu, đồ dùng, đồ chơi trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Phần V “Giáo dục thẩm mỹ” tác giả phân tích sâu hơn về vai trò, mục đích, ý nghĩa của âm nhạc với trẻ thơ cũng như quan điểm về giáo dục âm nhạc cho trẻ. Tác giả đã chỉ ra những tác động tích cực của âm nhạc khi được nghe hát ru, học hát, làm quen với tiết tấu, vận động theo nhạc và đặt vấn đề cho trẻ em ở những gia đình có điều kiện học một số nhạc cụ. Qua phần trình bày tại phần V của cuốn sách, tác giả đã đặt XBPAN trong vai trò là một thành phần để trẻ em có thể tiếp cận với âm nhạc một cách thuận lợi nhất. Cuốn sách 60 năm giáo dục mầm non Việt Nam do CN. Phạm Thị Sửu chủ biên [83] tổng hợp khái quát quá trình hình thành và phát triển giáo dục mầm non giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2006. Cuốn sách đã hệ thống các quan điểm, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực trạng QLNN đối với lĩnh vực GDMN qua từng thời kỳ. XBPAN dành cho cấp học mầm non được liệt kê trong cuốn sách từ những ngày đầu hình thành cấp học một cách khá cụ thể, chi tiết. Trong cuốn Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp do TS. Lê Thu Hương chủ biên [41], các tác giả hướng dẫn giáo viên sử dụng từng học liệu, đồ dùng, đồ chơi âm nhạc vào từng hoạt động cụ thể. Tương tự, các cuốn sách Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2