Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vốn nhân lực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là công trình được thực hiện với mục tiêu tổng quát là tìm hiểu sâu thêm vốn nhân lực, phát hiện, khám phá, kiểm định các yếu tố vốn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của vốn nhân lực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------- NGUYỄN DỤNG TUẤN ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN NHÂN LỰC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------- NGUYỄN DỤNG TUẤN ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN NHÂN LỰC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ KIM THANH HÀ NỘI – NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong nghiên cứu khoa học. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện và không vi phạm về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Nguyễn Dụng Tuấn
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. NGƯT Ngô Kim Thanh đã hướng dẫn tận tình, tâm huyết và rất trách nhiệm đã giúp tác giả hoàn thành luận án của mình. Xin trân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị công tác tại Tổng cục thống kê, lãnh đạo các doanh nghiệp đã quan tâm và chia sẻ với tác giả những nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn động viên, giúp đỡ và là điểm tựa cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh NCS Nguyễn Dụng Tuấn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 6 1.1 Các nghiên cứu về vốn nhân lực .........................................................................6 1.2 Các nghiên cứu ảnh hưởng của vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ..............................................................................................................7 1.3 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài ...........................15 1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu ..............................................................................15 1.3.2 Hướng nghiên cứu của đề tài ........................................................................16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN NHÂN LỰC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................ 17 2.1 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................17 2.1.1 Khái niệm và đặc trưng vốn nhân lực ...........................................................17 2.1.2 Quá trình tạo vốn nhân lực của doanh nghiệp ..............................................24 2.1.3 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ..........................................................28 2.1.4 Các lý thuyết vốn nhân lực của doanh nghiệp ..............................................33 2.2 Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................40 2.3 Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................42 2.4 Tình hình nghiên cứu của luận án ....................................................................43 2.4.1 Thực trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ....................................43 2.4.2 Thực trạng mối quan hệ vốn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........55 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 59 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 60 3.1 Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................60
- iv 3.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................60 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................60 3.2.2 Mẫu nghiên cứu.............................................................................................64 3.3 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ....................................................68 3.3.1 Thu thập dữ liệu ............................................................................................68 3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................70 3.4 Phương pháp đo lường các chỉ tiêu trong mô hình nghiên cứu ....................71 3.4.1 Đo lường vốn nhân lực..................................................................................71 3.4.2 Đo lường kết quả kinh doanh ........................................................................73 3.4.3 Đo lường quy mô doanh nghiệp....................................................................73 3.4.4 Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ............................................74 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 76 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN NHÂN LỰC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...... 77 4.1 Giới thiệu mẫu điều tra .....................................................................................77 4.1.1 Kết quả thu thập phiếu điều tra .....................................................................77 4.1.2 Kết quả sàng lọc phiếu điều tra .....................................................................77 4.2 Phân tích thống kê mô tả ...................................................................................79 4.3 Kiểm định mối tương quan giữa các biến........................................................85 4.3.1 Kiểm định mối tương quan giữa lợi nhuận và vốn nhân lực ........................85 4.3.2 Kiểm định mối tương quan giữa doanh thu và vốn nhân lực........................87 4.4 Kiểm định giả thuyết .........................................................................................90 4.4.1 Kiểm định mối quan hệ giữa vốn nhân lực và kết quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ....................................................................................................90 4.4.2 Kiểm định mối quan hệ giữa vốn nhân lực và kết quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu doanh thu ...................................................................................................95 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 101 CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................................... 102 5.1 Kết quả chính của nghiên cứu ........................................................................102 5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................103
- v 5.2.1 Vốn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .........103 5.2.2 Ảnh hưởng vốn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi quy mô doanh nghiệp ............................................................................106 5.2.3 Ảnh hưởng vốn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp .................................................109 5.3 Đề xuất khuyến nghị ........................................................................................110 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................114 5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu ..............................................................................114 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................115 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 116 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 117 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 119 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Giải nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 3 DT Doanh thu 4 KQKD Kết quả kinh doanh 5 LĐ Lao động 6 LN Lợi nhuận 7 LNBQ Lợi nhuận bình quân 8 SXKD Sản xuất kinh doanh 9 TP Thành phố 10 VAT Thuế giá trị gia tăng 11 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: So sánh nguồn nhân lực và vốn nhân lực của doanh nghiệp ........................20 Bảng 2.2: Các đặc điểm của học tập chính quy và học tập không chính quy ...............26 Bảng 2.3: Bảng trình độ giáo dục và số năm đi học bình quân .....................................35 Bảng 2.4: Các biến nghiên cứu và thước đo ..................................................................40 Bảng 2.5: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh ...............45 Bảng 2.6: Số lao động trung bình một doanh nghiệp ....................................................47 Bảng 2.7: Thu nhập bình quân lao động trong doanh nghiệp .......................................48 Bảng 2.8: Vốn bình quân một lao động của doanh nghiệp ...........................................50 Bảng 2.9: Doanh thu thuần bình quân một doanh nghiệp .............................................51 Bảng 2.10: Lợi nhuận trước thuế bình quân một doanh nghiệp ....................................52 Bảng 2.11: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi .........................................................53 Bảng 2.12: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh lỗ ..............................................................55 Bảng 2.13: Vốn nhân lực qua số năm học bình quân một lao động ..............................56 Bảng 2.14: Vốn nhân lực qua thu nhập bình quân lao động trong doanh nghiệp .........57 Bảng 2.15: Vốn nhân lực qua chi đào tạo lao động của doanh nghiệp .........................58 Bảng 2.16: Vốn nhân lực qua số năm kinh nghiệm lao động của doanh nghiệp ..........58 Bảng 3.1 Kết quả thăm dò ý kiến của doanh nghiệp về 06 nhân tố thuộc tính vốn nhân lực tác động tới kết quả kinh doanh của DN .................................................................63 Bảng 3.2: Trích đoạn danh sách doanh nghiệp được lựa chọn cho mẫu điều tra ..........68 Bảng 4.1: Kết quả thu thập phiếu điều tra .....................................................................77 Bảng 4.2: Kết quả sàng lọc phiếu điều tra .....................................................................77 Bảng 4.3: Kết quả phiếu điều tra theo quy mô doanh nghiệp .......................................78 Bảng 4.4: Kết quả phiếu điều tra theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ...............79 Bảng 4.5: Kết quả thống kê biến doanh thu của mô hình nghiên cứu...........................80 Bảng 4.6: Kết quả thống kê biến lợi nhuận của mô hình nghiên cứu ...........................81 Bảng 4.7: Kết quả thống kê biến số năm đi học bình quân ...........................................82 Bảng 4.8: Kết quả thống kê biến thu nhập bình quân lao động ....................................83 Bảng 4.9: Kết quả thống kê biến chi đào tạo lao động bình quân .................................84 Bảng 4.10: Kết quả thống kê biến năm kinh nghiệm bình quân ...................................85 Bảng 4.11: Tổng hợp sự ảnh hưởng vốn nhân lực (số năm đi học bình quân; thu nhập bình quân; chi đào tạo lao động và kinh nghiệm người lao động của DN thay đổi 1%) tới kết quả kinh doanh của DNNVV Việt Nam ............................................................99
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình vốn nhân lực tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......... 39 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của vốn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ...........................................................................................................41 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................61
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Vốn nhân lực được xem là “nguồn lực của mọi nguồn lực”. Vốn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất mà doanh nghiệp (DN) sở hữu, vì người lao động (LĐ) trong DN tận dụng các nguồn lực tài chính và vật chất của DN để tạo ra lợi nhuận (LN), đảm bảo sự sống còn cho DN. Nói khác đi, người LĐ trong một DN tạo ra khả năng đặc biệt và lợi thế cạnh tranh thông qua kết quả kinh doanh (KQKD) của DN đó. Tầm quan trọng của vốn nhân lực được thể hiện rõ nét qua tốc độ phục hồi nhanh chóng của Tây Âu cùng với kế hoạch Marshall thời hậu chiến, Sự khôi phục và phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh là nhờ vào nguồn vốn nhân lực có trình độ cao (Waines, 1963). Vấn đề cơ bản của hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam không phải là nghèo về tài nguyên thiên nhiên mà là thiếu hụt nguồn vốn nhân lực có chất lượng. Các nước nghèo từng cho rằng tốc độ tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào mức vốn vật chất mà họ có thể tích lũy hoặc thu hút được, tuy nhiên khả năng sử dụng nguồn vốn vật chất hiệu quả lại phụ thuộc vào trình độ của nguồn vốn nhân lực. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của các nước đang phát triển là phải xây dựng và tích lũy vốn nhân lực (Waines, 1963; Okoh, 1980). Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vốn nhân lực có tác động tích cực và là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất lao động, đem lại kết quả kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong thực tế nhiều doanh nghiệp có lực lượng lao động với trình độ giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ tốt hơn, thu nhập của người lao động cao hơn vẫn có kết quả kinh doanh không tốt. Tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vẫn có thể xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn nhân lực cao. Sau tiến trình đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã có những bước nhảy vọt về kinh tế, mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao, Việt Nam vẫn được coi là nước có mức năng suất LĐ thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới (OECD, 2017). Theo số liệu trong Báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai của WEF, Việt Nam xếp hạng thuộc nhóm cuối trong bảng thứ hạng về nguồn nhân lực có chuyên môn cao, thứ 81/100, xếp sau cả Malaysia, Thái Lan và Phillippin trong nhóm các nước ASEAN. Bên cạnh đó, thứ hạng về chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam chỉ ở mức 80/100 và chỉ đứng trước Campuchia hạng 92/100 trong khu vực ASEAN (WEF, 2018). Muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, Việt Nam cần phải cải thiện và nâng cao được mức năng suất lao động. Tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm 2018. Trong đó có 138.139 doanh nghiệp thành
- 2 lập mới, 39.421 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, 28.731 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 43.711 doanh nghiệp giải thể và chờ giải thể, tăng 41,7% so với năm 2018, và có 16.840 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,0% so với cùng kỳ. Theo số liệu điều tra và cập nhật của ngành Thống kê tại thời điểm 31/12/2018, cả nước có 610.637 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD), tăng 9,0% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, có 269.169 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, chiếm 44,1%; có 45.737 doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn, chiếm 7,5%; có 295.731 doanh nghiệp kinh doanh lỗ, chiếm 48,4%. Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD thời điểm ngày 31/12/2018 là 14,82 triệu người tăng 2,1% so với cùng kỳ (Tổng Cục thống kê, 2019). Nhu cầu về vốn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, đủ thành phần từ lao động phổ thông tới lao động có tay nghề, trình độ cao. Do đó, kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục, kinh nghiệm của người lao động có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra năng suất lao động cao. Có thể nói một cách khác vốn nhân lực ảnh hưởng và quyết định tới năng suất lao động, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là vốn nhân lực có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam? Sự ảnh hưởng của vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có chịu tác động bởi: Quy mô doanh nghiệp; Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp? và làm thế nào để nâng cao nguồn vốn nhân lực, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam?. Mặc dù những câu hỏi trên vừa là câu hỏi đối với quản lý, ảnh hưởng của vốn nhân lực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam vừa là những câu hỏi khoa học. Tuy nhiên một nghiên cứu cụ thể tác động của các yếu tố vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam là còn hạn chế và chưa được nghiên cứu. Từ những lý do trên, tác giả thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của vốn nhân lực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Công trình được thực hiện với mục tiêu tổng quát là tìm hiểu sâu thêm vốn nhân lực, phát hiện, khám phá, kiểm định các yếu tố vốn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, kết quả thu được có thể đưa ra một số gợi ý giúp những nhà Quản lý chính sách có được cái nhìn tổng quát về vốn nhân lực của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra được những chính sách phù hợp phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới; Giúp cho các chủ doanh nghiệp phát huy tốt nguồn vốn nhân lực của doanh nghiệp, qua đó nhằm
- 3 nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra doanh thu (DT) và lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. - Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu trên đây của tác giả, công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh được tiến hành nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau đây: + Hệ thống hoá các lý thuyết, mô hình về các yếu tố vốn nhân lực tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thế giới và trong nước làm tiền đề cho việc xác lập mô hình nghiên cứu của luận án; + Xây dựng mô hình, đề xuất các giả thuyết, kiểm định và đánh giá mô hình các yếu tố vốn nhân lực ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó phát hiện và phân tích được những mối quan hệ giữa vốn nhân lực và kết quả kinh doanh ở những đối tượng doanh nghiệp khác nhau (Theo quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp). + Đề xuất các giải pháp khuyến nghị giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, những nhà hoạch định chính sách về nguồn vốn nhân lực có được những chính sách phù hợp để phát triển nguồn vốn nhân lực tốt hơn. Đồng thời giúp cho các chủ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhân lực của mình. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trên đây, công trình nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Vốn nhân lực biểu thị qua số năm đi học; thu nhập người lao động; đào tạo lao động trong doanh nghiệp và kinh nghiệm người lao động ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp? 2) Vốn nhân lực ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có chịu tác động bởi quy mô doanh nghiệp? 3) Vốn nhân lực ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có chịu tác động tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp?. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố cấu thành vốn nhân lực của doanh nghiệp và ảnh hưởng của vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
- 4 5. Phạm vi nghiên cứu Vì nhiều lý do khác nhau, luận án xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng sẽ được giới hạn trong thời kỳ 2011 - 2019, đặc biệt tập trung trong năm 2019. Về không gian: Nghiên cứu được xác định phạm vi toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam, nhưng không gian nghiên cứu chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98% tổng số DN của Việt Nam và thu hút hơn 50% lực lượng lao động làm việc trong khu vực DN này, do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đại diện cho DN việt Nam trong nghiên cứu. Về nội dung: - Công trình sẽ chỉ nghiên cứu vốn nhân lực ở cấp độ doanh nghiệp và giới hạn trong phạm vi kiến thức chuyên môn, trình độ giáo dục, thu nhập của lao động, chi đào tạo lao động và kinh nghiệm của lao động trong doanh nghiệp. - Kết quả kinh doanh được giới hạn chủ yếu bằng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế. - Luận án nghiên cứu mối quan hệ vốn nhân lực với kết quả kinh doanh thông qua các biến điều tiết như: quy mô doanh nghiệp; lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1 Ý nghĩa về lý luận Các nghiên cứu trước đây xem xét vai trò và sự phát triển của vốn nhân lực, các thước đo vốn nhân lực và ảnh hưởng của nó tới hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu chủ yếu ở một mối quan hệ. Các yếu tố của vốn nhân lực, hầu hết được xác định và nghiên cứu đơn lẻ và ở trong một lĩnh vực, một ngành cụ thể. Nghiên cứu này đã xem xét một cách tương đối toàn diện các yếu tố có thể có liên quan đến vốn nhân lực của doanh nghiệp. Đánh giá đồng thời các yếu tố ảnh hưởng đến nó như số năm đi học bình quân của người lao động trong doanh nghiệp, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, chi phí đào tạo lao động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của lao động, chúng được nghiên cứu với vai trò là biến độc lập trong bối cảnh kết quả kinh doanh (biến phụ thuộc) của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu cũng xem xét tới sự ảnh hưởng của vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các biến điều tiết như: Quy mô doanh nghiệp; Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, phần nào lấp thêm được khoảng trống nghiên cứu trong lĩnh vực này.
- 5 6.2 Ý nghĩa về thực tiễn Nghiên cứu này có thể cung cấp được những dữ liệu về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa vốn nhân lực, các yếu tố cấu thành vốn nhân lực và kết quả kinh doanh của các DN Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thu được, có thể chỉ ra sự ảnh hưởng tích cựu của yếu tố vốn nhân lực trong các doanh nghiệp (số năm đi học bình quân của người lao động, thu nhập của người lao động, chi phí đào tạo lao động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của lao động) tới KQKD của các doanh nghiệp đó. Qua đấy, nghiên cứu cung cấp một số thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước để có thể sử dụng xây dựng chính sách phát triển vốn nhân lực trong giai đoạn hội nhập sâu và rộng như hiện nay. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu hơn về chính họ, nhằm phát triển tích cực nguồn vốn nhân lực, tạo ra kết quả kinh doanh tốt nhất để có lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có sự ảnh hưởng của vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh là rất lớn, đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho DN, từ đó có thể định hướng cho những DN starup tham khảo trước khi đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh của mình. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được cấu trúc làm năm chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết ảnh hưởng của vốn nhân lực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn nhân lực đến kết quả quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam Chương 5: Bàn luận về kết quả nghiên cứu, đề xuất khuyến nghị.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu về vốn nhân lực Trong lịch sử phát triển kinh tế học, đã có nhiều nhà kinh tế nổi tiếng quan tâm đến vốn nhân lực và xem giáo dục là một yếu tố quan trọng của vốn nhân lực. Schultz (1961) đã xem giáo dục như một khoản đầu tư vào con người và nó có tác động như một loại vốn, Schultz đã rất chú trọng đến những vấn đề chính sách liên quan đến đầu tư vào vốn nhân lực và cho rằng việc loại bỏ những rào cản đối với đầu tư vào vốn nhân lực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Tới những năm 70 của thế kỷ XX, lý thuyết vốn nhân lực đã thống trị trong các tài liệu và nghiên cứu về giáo dục và phát triển kinh tế. Lý thuyết vốn nhân lực cho rằng: những người có số năm đi học nhiều hơn có được công việc tốt hơn và có thu nhập cao hơn. Theo đó, một nền kinh tế càng có nhiều lao động có trình độ giáo dục cao sẽ có năng suất kinh tế tổng hợp càng lớn và nền kinh tế Quốc gia tăng trưởng (Liu và cộng sự, 1993). Vốn nhân lực tác động tới tăng trưởng kinh tế theo hai phương thức. Thứ nhất, vốn nhân lực tồn tại trong mỗi người lao động sẽ làm tăng năng suất cá nhân dẫn đến tăng năng suất chung của toàn doanh nghiệp và tăng trưởng của nền kinh tế. Thứ hai, vốn nhân lực trong từng người lao động cũng ảnh hưởng tới năng suất của các yếu tố sản xuất khác (Lucas, 1988). Trong nghiên cứu của Sveiby (1997), đã giải thích năng lực của người lao động trong doanh nghiệp liên quan đến khả năng hành động trong nhiều tình huống để tạo ra cả tài sản hữu hình và vô hình cho DN. Năng lực của người lao động bao gồm kiến thức cụ thể, kỹ năng, kinh nghiệm, đó là một nguồn tài sản mà DN sở hữu. Nhiều nghiên cứu cũng đã khẳng định vốn nhân lực như một kho kiến thức và khả năng của người lao động như trong nghiên cứu của Pena (2002) xác định vốn nhân lực là sự tích lũy các thuộc tính cá nhân như là kiến thức, khả năng, tính cách, sức khỏe, ... của người lao động, nó cho phép người lao động và chỉ sử dụng ba chi số cấu thành vốn nhân lực: Trình độ học vấn, kinh nghiệm và tự thúc đẩy của người lao động. Trong khi Abeysekera and Guthrie (2004) cho rằng vốn nhân lực là sự kết hợp của các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, khả năng và đặc điểm tính cách của người lao động. Sveiby (1997) đã phản ánh vốn nhân lực của lao động như một kho kiến thức được thể hiện trong DN. Theo lý thuyết vốn nhân lực thì kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của từng cá nhân người lao động tạo ra giá trị kinh tế cho DN (Coff, 1997), các cá nhân nâng cao vốn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo.
- 7 Vốn nhân lực là nền tảng cho khả năng tạo ra sự giàu có của một Quốc gia và do đó nên được đầu tư vào các DN (Becker, 1964). Nhiều tác giả đã áp dụng lý thuyết vốn nhân lực với trọng tâm là kiến thức của người lao động (Flamholtz and Lacey, 1981; McKelvey, 1983). Trong khi Mincer (1989), coi vốn nhân lực đóng vai trò kép: Đầu tiên, là một kho kiến thức thông qua kỹ năng được tích lũy bởi giáo dục và đào tạo, nó hoạt động cùng với các yếu tố sản xuất khác như vốn vật chất và lao động không có kỹ năng. Thứ hai, nó là một kho kiến thức tạo ra sự tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua sự đổi mới. Bên cạnh đó Petty and Guthrie (2000) đã khái niệm hóa vốn nhân lực như một kho kiến thức hoặc năng lực của người lao động trong DN và sử dụng các chỉ số để đo vốn nhân lực như giáo dục, bí quyết, kiến thức nghề nghiệp, kiến thức liên quan đến công việc, năng lực liên quan đến công việc và tinh thần kinh doanh. Kế tiếp Petty có nhiều tác giả đã có cách tiếp cận tương tự trong việc vận hành và thúc đẩy nguồn vốn nhân lực (April et al., 2003; Bozzolan et al., 2003; Brennan, 2001; Goh and Lim, 2004; Vandemaele et al ., 2005). Dựa vào lý thuyết vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế có thể được tóm tắt như sau: (i) tích lũy vốn nhân lực thúc đẩy tăng trưởng (Lucas, 1988); (ii) tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực hiện có, tạo ra kiến thức mới (Romer, 1990) và tạo điều kiện cho việc bắt chước hoặc áp dụng các công nghệ nước ngoài (Nelson and Phelps, 1966); (iii) tác động của vốn nhân lực phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực tích lũy trong một thời kỳ nhất định (Azariadis and Drazen, 1990). Trong khi Abel and Gabe (2011) phát hiện ra một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa dân số trong độ tuổi lao động có trình độ cao đẳng và GDP bình quân đầu người ở 290 khu vực tại đô thị Mỹ trong giai đoạn 2001-2005. Nói chung, đầu tư vào vốn nhân lực, đặc biệt là nguồn vốn nhân lực chất lượng cao mang lại những lợi ích to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ở cấp độ cá nhân, có trình độ giáo dục cao đồng nghĩa với cơ hội kinh tế nhiều hơn, quyền tự chủ lớn hơn. Ở cấp độ doanh nghiệp, lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn có thể tạo ra giá trị kinh tế nhiều hơn cho doanh nghiệp (Coff, 1997; Bontis và cộng sự, 2000). Ở cấp độ Quốc gia, dân số có trình độ giáo dục cao được coi là yếu tố cơ bản dẫn đến tiến bộ kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội (Lutz, 2001). 1.2 Các nghiên cứu ảnh hưởng của vốn nhân lực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Lý thuyết về vốn nhân lực cho rằng vốn nhân lực là chìa khóa hoạt động của doanh nghiệp (Becker, 1993; Ployhart and Moliterno, 2011). Một số nghiên cứu đã
- 8 nhận thấy mối quan hệ tích cực tồn tại giữa vốn nhân lực và thành công của doanh nghiệp (Jiang và cộng sự, 2012; Unger và cộng sự, 2011). Ahmad và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tài nguyên quan trọng được nắm giữ bởi người lao động trong doanh nghiệp là kỹ năng, kiến thức, giáo dục và kinh nghiệm, đó chính là vốn nhân lực của lao động trong doanh nghiệp. Việc thiếu sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy rằng chính chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho sự định hướng và phát triển doanh nghiệp của họ. Vì thế kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nhiều vào kỹ năng và khả năng, trình độ của chủ sở hữu. Trong nghiên cứu của Marshal and Oliver (2005) cho thấy khó khăn gặp phải bởi các doanh nghiệp dẫn đến kết quả kinh doanh không tốt xuất phát từ các chủ doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp thiếu kiến thức và kỹ năng. Trong khi Herrington và cộng sự (2009) thấy rằng thiếu giáo dục và đào tạo (một bộ phận của vốn nhân lực) là nguyên nhân quan trọng dẫn đến kinh doanh thất bại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nam Phi. Do kết quả của quá trình toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng vốn nhân lực. Có thể khẳng định rằng vốn nhân lực đã trở thành một trong những động lực quan trọng tạo nên sự thành công của DN (Wong, 2005). Snell and Dean (1992) cho thấy những người lao động có kinh nghiệm và kiến thức về kinh tế là quan trọng đối với các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vốn nhân lực phong phú có thể đổi mới và giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng hơn, dẫn đến kết quả kinh doanh tốt hơn (Guthrie, 2001). Một doanh nghiệp có nhiều vốn nhân lực chất lượng cao không dễ bị bắt trước bởi các đối thủ (Stewart, 1997). Trong thực tế nhiều nghiên cứu định lượng khác đã tìm thấy mối tương quan tích cực có ý nghĩa giữa chất lượng vốn nhân lực và kết quả hoạt động của DN (Huselid, 1995; Sherer, 1995; Hansson, 1997; Pennings và cộng sự, 1998). Tuy nhiên ở một số nghiên cứu thực nghiệm khác lại cho thấy mối quan hệ không đáng kể giữa vốn nhân lực và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Shiu, 2006; Appuhami, 2007; Chan, 2009). Trong nghiên cứu của Clarke và cộng sự (2011) đã thừa nhận rằng bằng chứng thực nghiệm không nhất quán, không dẫn đến một kết luận thuyết phục về mối quan hệ giữa vốn nhân lực và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. - Ảnh hưởng của vốn nhân lực tới sự đổi mới của doanh nghiệp
- 9 Đổi mới chiến lược kinh doanh được coi là yếu tố rất quan trọng, nó có tác động đến kết quả kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận (Lee and Olson, 2016; Yang và cộng sự, 2012). Vốn nhân lực được công nhận như là một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp để đạt được lợi thế cạnh tranh (Delery and Roumpi, 2017; Prajogo and Oke, 2016). Trong những năm qua, ngày càng nhận ra tầm quan trọng của vốn nhân lực trong việc quản lý các doanh nghiệp và đo lường kết quả kinh doanh của họ theo nhiều cách khác nhau (Taie, 2014). Các DN phải đối mặt với những thách thức trong việc quản lý tài nguyên vô hình dưới dạng vốn nhân lực, cùng với tài nguyên vật chất. Tài sản vốn nhân lực đề cập đến kiến thức, thông tin, sở hữu trí tuệ và kinh nghiệm có thể được kết hợp để tạo ra sự giàu có cho doanh nghiệp (Chahal and Bakshi, 2015). Vốn nhân lực của doanh nghiệp được hình thành từ vốn nhân lực của nhân viên trong doanh nghiệp, nó thể hiện qua năng lực của nhân viên bao gồm kiến thức, kỹ năng, tài năng, kinh nghiệm, trình độ và giáo dục của họ (Edvinsson and Malone, 1997; Roos and Roos, 1997; Chen và cộng sự, 2009; Hsu and Sabherwal, 2012). Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa vốn nhân lực và đổi mới của doanh nghiệp (Dakhli and De Clercq, 2004; Marvel and Lumpkin, 2007; Kato et al, 2015; Cinnirella and Streb, 2017). Trong nghiên cứu của Dzisah and Etzkowitz (2008) cho rằng vốn nhân lực là trái tim của sự đổi mới doanh nghiệp. Nó liên quan đến sự đổi mới, kiến thức, kỹ năng, và năng lực. Người lao động tạo ra vốn nhân lực thông qua năng lực, thái độ và sự nhanh nhẹn trí tuệ của họ. Năng lực bao gồm các kỹ năng và giáo dục, thái độ thể hiện qua hành vi làm việc của người lao động, trong khi sự nhanh nhẹn và trí tuệ dựa trên sự đổi mới, giải quyết các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp (Debrah và cộng sự, 2018; Danquah and Amankwah-Amoah, 2017; Bornay-Barrachina và cộng sự, 2017). Theo Subramaniam and Youndt (2005), bản thân vốn nhân lực là tiêu cực liên quan đến khả năng sáng tạo của doanh nghiệp, mặc dù các nghiên cứu khác lại cho rằng vốn nhân lực có tác động tích cực đến sự đổi mới doanh nghiệp (De Winne and Sels, 2010; Marvel and Lumpkin, 2007). Nhiều học giả tin rằng một cách để các doanh nghiệp liên tục đổi mới, Chiến thắng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay và duy trì sự tăng trưởng kết quả kinh doanh của họ là thông qua đầu tư vào vốn nhân lực (Gunday và cộng sự, 2011; O’Sullivan and Dooley, 2008; Bartelsman và cộng sự, 2014; D’Este và cộng sự, 2014; Sun và cộng sự, 2017). - Ảnh hưởng của vốn nhân lực tới tăng trưởng và thất bại của doanh nghiệp
- 10 Vốn nhân lực là yếu tố trung tâm của lý thuyết tăng trưởng kinh tế (Storper and Scott, 2009). Một nền kinh tế với tổng số vốn nhân lực lớn hơn sẽ trải qua sự tăng trưởng nhanh hơn (Romer, 1990). Tăng trưởng của một doanh nghiệp liên quan đến chất lượng vốn nhân lực và đầu tư của doanh nghiệp trong nó (Santos-Rodrigues và cộng sự, 2010). Vốn nhân lực là hiện thân của sự hiểu biết, ở những người có học vấn cao có năng suất tốt hơn (Santos-Rodrigues và cộng sự, 2010; Storper and Scott, 2009; Amankwah-Amoah, J., 2018). (Becker, 1964) cho rằng vốn nhân lực bao gồm các kỹ năng và kiến thức mà họ giành được thông qua các khoản đầu tư của họ trong trường học, tập huấn trong công việc, và các loại kinh nghiệm, ông đã rút ra một sự phân biệt giữa vốn nhân lực tổng thể và vốn nhân lực cụ thể, vốn nhân lực tổng thể là không liên quan trực tiếp đến một công việc nhất định và bao gồm số năm đi học và kinh nghiệm làm việc. Vốn nhân lực có thể được áp dụng trong những điều kiện khác nhau, và do đó, làm tăng LN dự kiến, là tích cực liên quan đến tăng trưởng của DN (Gimeno và cộng sự, 1997; Cassar, 2006). Ngoài ra, vốn nhân lực thúc đẩy con người tiếp thu kiến thức mới giúp các cá nhân thích ứng với tình hình mới (Davidsson and Honig, 2003). Hơn nữa, vốn nhân lực làm tăng chất lượng và tính nhất quán trong công việc (Bruederl và cộng sự, 1992; Parker and Van Praag, 2006). Tích lũy vốn nhân lực có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảo ngược quá trình suy giảm kinh doanh (D’Aveni, 1990). Mặc dù nguồn nhân lực có thể rời bỏ khỏi doanh nghiệp khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trước khi phá sản, song nguồn vốn nhân lực vẫn là một trong những giá trị tài sản chiến lược của tổ chức (Crook và cộng sự, 2011), việc người lao động ra nhập hoặc rời bỏ doanh nghiệp có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định một khả năng vững chắc để chống lại sự suy giảm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Pennings và cộng sự, 1998). Trước kết quả kinh doanh giảm sút, tuyển dụng kịp thời tài năng hàng đầu vào doanh nghiệp sẽ giúp thay đổi số phận của doanh nghiệp, khôi phục khả năng cạnh tranh của họ (Kumar và cộng sự, 2015). Ngoài ra, vốn nhân lực đã được công nhận là tài nguyên, thay thế chiến lược cạnh tranh (Gardner, 2002). Nó đã được coi là cần thiết cho các doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành công nghiệp địa phương và toàn cầu để tìm cách tập hợp các cá nhân có tay nghề cao như cơ sở của chiến lược của họ (Debrah and Ofori, 2006). Trong khi một số nghiên cứu cho rằng có ý nghĩa mối quan hệ tích cực trọng yếu giữa vốn nhân lực và sự sống còn của doanh nghiệp (Bruederl và cộng sự, 1992; Evans and Leighton, 1989), thì một số nghiên cứu khác lại cho kết quả là không
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 162 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 47 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn