intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Chia sẻ: Cothumenhmong6 Cothumenhmong6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

49
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung; đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo trung cấp cho các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ VĂN THUẬN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CẤP TRUNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ VĂN THUẬN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CẤP TRUNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (KHOA QTKD) Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THÀNH ĐỘ HÀ NỘI - 2019
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án tiến sĩ này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2019 Nghiên cứu sinh Lê Văn Thuận
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ................................................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý doanh nghiệp ................................................................................................... 9 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo doanh nghiệp ........................................................................................................ 13 1.2.1. Các nghiên cứu về tố chất lãnh đạo ................................................................ 13 1.2.2. Các nghiên cứu về kiến thức lãnh đạo............................................................ 16 1.2.3. Các nghiên cứu về hành động lãnh đạo .......................................................... 17 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ..... 18 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo với kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ................................. 20 1.5. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................... 23 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 25 2.1. Cơ sở lý thuyết về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo ............................................ 25 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về lãnh đạo ............................................................................ 25 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về năng lực lãnh đạo ............................................................. 34 2.2. Cơ sở lý thuyết về năng lực lãnh đạo cấp trung trong doanh nghiệp ............. 37 2.2.1. Khái niệm về lãnh đạo cấp trung .................................................................... 37 2.2.2. Vai trò của lãnh đạo cấp trung........................................................................ 38 2.2.3. Khái niệm năng lực lãnh đạo cấp trung .......................................................... 40 2.2.4. Khung năng lực lãnh đạo cấp trung................................................................ 41 2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung trong doanh nghiệp........ 44
  5. iii 2.3.1. Tố chất lãnh đạo (BE) .................................................................................... 44 2.3.2. Kiến thức lãnh đạo (KNOW) ......................................................................... 47 2.3.3. Hành động lãnh đạo (DO) .............................................................................. 49 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo cấp trung trong doanh nghiệp... 51 2.4.1. Nhân tố thuộc về bản thân nhà lãnh đạo ........................................................ 52 2.4.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp .................................................................... 53 2.4.3. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................................... 55 2.5. Kết quả lãnh đạo doanh nghiệp .......................................................................... 57 2.5.1. Quan niệm về kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ............................................... 57 2.5.2. Các chỉ tiêu đo lường kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ................................... 57 2.6. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 60 2.6.1. Lựa chọn lý thuyết nền tảng ........................................................................... 60 2.6.2. Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 62 2.6.3. Các giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 63 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 66 3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................... 66 3.2. Nguồn dữ liệu ....................................................................................................... 67 3.2.1. Dữ liệu sơ cấp ................................................................................................. 67 3.2.2. Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................... 67 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 69 3.3.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 69 3.3.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 74 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 82 4.1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam ........................................................ 82 4.1.1. Khái quát về đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam ................................................................................................ 82 4.1.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam ................................................................... 88 4.1.3. Đánh giá chung về đội ngũ lãnh đạo cấp trung và năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam .................................. 96
  6. iv 4.2. Kết quả nghiên cứu về sự ảnh thưởng của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung lên kết quả lãnh đạo tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam ........................................................................................................... 98 4.2.1. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra ...................................................................... 98 4.2.2. Kết quả phân tích mẫu điều tra ....................................................................... 99 4.2.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................... 102 4.2.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................. 104 4.2.5. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .................................................... 106 4.2.6. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các biến kiểm soát khi đánh giá về kết quả lãnh đạo ............................................................................................................ 109 4.2.7. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu..................................................... 113 CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ............... 115 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 115 5.2. Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu .............................................................. 119 5.2.1. Nâng cao tố chất lãnh đạo (BE).................................................................... 119 5.2.2. Nâng cao kiến thức lãnh đạo (KNOW) ........................................................ 121 5.2.3. Nâng cao hành động lãnh đạo (DO) ............................................................. 123 5.2.4. Xây dựng “Khung năng lực lãnh đạo” và “Bản đồ nghề nghiệp” cho đội ngũ lãnh đạo cấp trung của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam ............................ 125 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................... 128 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 133 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 143
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AQ Chỉ số vượt khó ASK Attitudes - Skills -Knowledge (Thái độ - Kỹ năng - Kiến thức) BCVT Bưu chính Viễn thông BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BKD Be - Know - Do (Tố chất - Kiến thức - Hành động) BSC Thẻ điểm cân bằng BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông CEO Điều hành cao cấp CNTT Công nghệ thông tin CQ Chỉ số sáng tạo EFA Phân tích nhân tố khám phá EQ Chỉ số cảm xúc EVA Giá trị kinh tế tăng thêm FPT Telecom Công ty cổ phần Viễn thông FPT GTEL Tổng công ty Viễn thông toàn cầu Hanoi Telecom Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội HĐ Hành động lãnh đạo HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HĐND Hội đồng nhân dân HNC Tập đoàn Hợp nhất Việt Nam IQ Chỉ số thông minh KQ Kết quả lãnh đạo KT Kiến thức lãnh đạo MobiFone Tổng công ty Viễn thông MobiFone MQ Chỉ số đạo đức PC Chỉ số say mê ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
  8. vi ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROI Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu SPSS Statistical Product and Services Solutions SPT Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn SQ Chỉ số xã hội TBC Trung bình chung TC Tố chất lãnh đạo TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNT Công ty TNHH TNT-Vietrans Express Worldwide UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Viettel Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel VNPost Tổng công ty Bưu điện Việt Nam VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các đặc trưng năng lực lãnh đạo theo Jeffrey D.Horey và Jon J.Fallesen (2003) ...14 Bảng 1.2. Đặc trưng của năng lực lãnh đạo trong các nghiên cứu của Bass .................14 Bảng 1.3. Các kiến thức lãnh đạo đã được đề cập trong các nghiên cứu ......................16 Bảng 1.4. Các tiêu chí đo lường kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ..................................19 Bảng 1.5. Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo và các tiêu chí đo lường kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ...........................................................................................................22 Bảng 2.1. Các quan niệm về lãnh đạo ...........................................................................25 Bảng 2.3. Phân biệt lãnh đạo và quản trị .......................................................................29 Bảng 2.4. Khung năng lực tổng thể của nhà lãnh đạocấp trung theo mô hìnhASK......41 Bảng 2.5. Khung năng lực tổng thể của nhà lãnh đạocấp trung theo mô hìnhBKD .....43 Bảng 2.6. Năm thành phần của hành động lãnh đạo trong nghiên cứu của Kouzes & Posner (1993) .................................................................................................................50 Bảng 2.7. Năm chỉ tiêu đo lường kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ................................58 Bảng 2.8. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án ..........................................65 Bảng 3.1. Nội dung phỏng vấn chuyên gia ...................................................................69 Bảng 3.2. Nội dung phỏng vấn sâu................................................................................71 Bảng 3.3. Chi tiết kết quả phỏng vấn sâu ......................................................................71 Bảng 3.4. Tổng hợp các thang đo được mã hóa ............................................................75 Bảng 3.5. Quy mô mẫu cần điều tra ..............................................................................78 Bảng 4.1. Cơ cấu của đội ngũ lãnh đạo cấp trung theo độ tuổi .....................................82 Bảng 4.2. Cơ cấu CỦA đội ngũ lãnh đạo cấp trung theo giới tính ...............................83 Bảng 4.3. Trình độ đào tạo của lãnh đạo cấp trung .......................................................84 Bảng 4.4. Chuyên ngành được đào tạo của lãnh đạo cấp trung ....................................85 Bảng 4.5. Thâm niên làm việc của lãnh đạo cấp trung .................................................87 Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng về tố chất lãnh đạo ...........................88 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng về kiến thức lãnh đạo .......................91 Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng về hành động lãnh đạo .....................94 Bảng 4.9. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra .....................................................................99
  10. viii Bảng 4.10. Thống kê mô tả về mẫu điều tra ................................................................100 Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả đo lường các thang đo ..................................................102 Bảng 4.12. Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập .....................................................104 Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc.................................................106 Bảng 4.14. Tóm tắt các mô hình hồi quy ....................................................................107 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy (Anova) .................107 Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy .........................................................108 Bảng 4.17. Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các nhóm giới tính ...........................109 Bảng 4.18. Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi .............................110 Bảng 4.19. Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các nhóm trình độ ............................111 Bảng 4.20. Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các nhóm kinh nghiệm ....................112 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định phân tích sâu Turkey ..................................................112 Bảng 4.22. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................113 Bảng 5.1. Đề xuất “Khung năng lực lãnh đạo” của đội ngũ lãnh đạo cấp trung trong doanh nghiệp Bưu chính viễn thông ở Việt Nam ........................................................125 Bảng 5.2. Gợi ý “Bản đồ nghề nghiệp” của đội ngũ lãnh đạo cấp trung trong ngành Bưu chính viễn thông ở Việt Nam...............................................................................128
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo dự án ...........11 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với sự nổi trội của nhà lãnh đạo, hành vi và kết quả lãnh đạo ....................................................................................................21 Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo mô hình BKD ................................61 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của luận án ...................................................................63 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án..................................................................68 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu lãnh đạo theo trình độ đào tạo ......................................................85 Biểu đồ 4.2. Thâm niên làm việc của lãnh đạo cấp trung .............................................87
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng đang đứng trước một thách thức to lớn là cần làm gì để duy trì và phát triển hoạt động của mình để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi không ngừng,xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường kinh doanh và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt và khốc liệt, đã và đang đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn với doanh nghiệp Việt Nam và đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Trong đó yêu cầu xây dựng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp hiện đại, có đầy đủ phẩm chất, kiến thức, hiểu biết và có năng lực lãnh đạo là một yêu cầu hết sức cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.Tuy vậy,trong thực tế các nghiên cứu và các đúc kết lý thuyết sau các nghiên cứu đó còn tập trung vào năng lực quản lý nói chung, còn khung năng lực với các yêu cầu trên của đội ngũ lãnh đạo cấp trung vẫn ít được nghiên cứu cụ thể hóa và khái quát về phương diện lý thuyết. Xé về thực tiễn, do bối cảnh lịch sử, tầng lớp doanh nhân nói riêng và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói chung ở Việt Nam có sự phát triển thăng trầm qua các thời kỳ từ quan niệm con buôn đến lớp người được trọng thị và có vai trò quan trọng trong xã hội. Tầng lớp doanh nhân Việt Nam hình thành rất muộn, trong khoảng thời gian rất dài không được coi trọng, không được quan tâm phát triển, mang tính tự phát thiếu định hướng. Cùng với quá trính đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, đội ngũ những người kinh doanh ngày càng phát triển, trưởng thành vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và ngày càng đóng vai trò quan trọng khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đánh giá chung, sau gần 30 năm đổi mới, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp vẫn được nhận định về cơ bản là còn yếu cả về kiến thức, năng lực và kinh nghiệm quản lý. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân: Thứ nhất, tiêu chí đánh giá năng lực của các nhà lãnh đạo còn chưa rõ ràng do thiếu quan điểm thống nhất từ bản thân các nhà khoa học và các cơ quan quản lý của Nhà nước; Thứ hai, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các giám đốc điều hành
  13. 2 hiện nay vẫn chỉ đang lãnh đạo doanh nghiệp của mình theo những kiến thức và kinh nghiệm mà họ đã vừa làm vừa học hỏi hoặc được chia sẻ (Trần Thị Vân Hoa, 2011). Do đó, vấn đề nghiên cứu các tiêuchí đánh giá nhà lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, kết quả lãnh đạo… là rất có ý nghĩa, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Một minh chứng bằng số liệu tđiều ttra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan hợp tác Nhật Bản JICA thực hiện (2015) khảo sát hơn 65.260 doanh nghiệp tại 30 tỉnh, thành phía Bắc cho thấy: Chỉ có 54,5% chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên trong đó số chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chỉ chiếm 5,7% trong tổng số chủ doanh nghiệp được điều tra. Trong số chủ doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên cũng chỉ có khoảng 30% là được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế, 70% số chủ doanh nghiệp còn lại chưa được đào tạo; 45,5% chủ doanh nghiệp có trình độ bậc trung học và chưa qua đào tạo đại học. Với mặt bằng chung về phẩm chất và năng lực như vậy, cộng thêm nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, các lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể dẫn dắt doanh nghiệp của mình vượt qua những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toán cầu. Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 năm gần đây số lượng các doanh nghiệp phá sản không ngừng tăng lên từ 26.000 doanh nghiệp năm 2013 tới hơn 35.300 doanh nghiệp năm 2014, hơn 37.200 doanh nghiệp năm 2015, hơn 42.500 doanh nghiệp năm 2016 và hơn 49.680 tính đến hết 31/12/2017. Con số này có xu hướng ngày càng tăng lên bất chấp rất nhiều chính sách hỗ trợ đã được Chính phủ ban hành và đưa vào áp dụng. Với mục tiêu Đến năm 2020 cả nước có khoảng từ 2.5 - 3.0 triệu doanh nhân, tỷ lệ doanh nhân có trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ chiếm khoảng 80.0% tổng số đội ngũ doanh nhân nên chúng ta còn nhiều việc phải làm để xây dựng được đội ngũ doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế cả về số lượng và chất lượng (Lương Thu Hà, 2015). Ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông luôn được xem như là hoạt động có hiệu quả đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ở quy mô toàn cầu như hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Nguyên nhân thành công hay thất bại có rất nhiều, nhưng không thể không kể đến năng lực lãnh đạo và nhận thức của người đứng đầu, bởi theo Bass (1990) người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của
  14. 3 tổ chức, cũng như sự thỏa mãn và thành tích của những người mà họ lãnh đạo. Tính đến thời điểm hiện tại, ngành BCVT Việt Nam có 11 doanh nghiệp hoạt động trong đó điển hình là 3 doanh nghiệp: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel) với tổng số lãnh đạo cấp trung là 774 người có độ tuổi bình quân là 40 tuổi và thâm niên công tác trên 10 năm. Trong thời gian qua, với việc bám sát tiêu chuẩn trong quy chế bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cấp, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiêp và của ngành BCVT. Tuy nhiên cho đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành BCVT chưa xây dựng được tiêu chuẩn chức danh cho cán bộ lãnh đạo cấp trung và cấp thấp mà mới chỉ xây dựng được tiêu chuẩn chức danh chung cho đội ngũ lãnh đạo cấp cao (CEO). Việc tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ yếu vẫn dựa vào tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ chung quy định trong Quy chế bổ nhiệm cán bộ, phần nhiều còn mang tính định tính. Vì thế mà đội ngũ lãnh đạo cấp trung của các doanh nghiệp BCVT nói chung vẫn còn quen với lề lối quản lý bao cấp, chưa thực sự bứt phá, hòa nhập với cơ chế thị trường. Theo khảo sát của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc VCCI tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy thực trạng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung trong đó có các doanh nghiệp BCVT còn rất nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản về lãnh đạo quản lý, vẫn còn yếu về năng lực lãnh đạo, thiếu những kiến thức kỹ năng về quản trị, đặc biệt là một số tố chất lãnh đạo đang dần có chiều hướng chuyển sang tiêu cực. Thực tế này đã dẫn tới tình trạng nhiều quyết định quản lý từ lãnh đạo cấp cao đưa xuống nhưng lãnh đạo cấp trung lại chỉ đạo triển khai theo một chiều hướng khác khiến nhân viên dưới quyền không thực hiện theo, tình trạng này được gọi là “Trên nóng dưới lạnh”. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông trong thời gian qua. Chính điều này đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ cấp trung trong ngành BCVT cả về kiến thức, kỹ năng và tâm lực. Do vậy, bài toán đặt ra hiện nay là năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung của các doanh nghiệp BCVT Việt Nam đang ở mức độ nào và có thể đáp ứng được đến đâu những yêu cầu, mệnh lệnh của lãnh đạo cấp cao ngành BCVT và so với yêu cầu quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam" cho luận án của mình. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam có thêm tư liệu, để có cách nhìn nhận, so sánh, đánh giá đúng thực trạng và có phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ doanh nhân của các doanh nghiệp trong ngành.
  15. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là đo lường tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo với kết quả lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đó, luận án hướng đến các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: • Hệ thống hóa các quan điểm về năng lực lãnh đạo và lãnh đạo cấp trung để làm rõ bản chất của năng lực lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp nói chung và ttại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói triêng; • Phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam thông qua các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cá nhân theo mô hình BKD của Donald J. Campbell & Gregory J. Dardis (2004) gồm: Tố chất lãnh đạo, Kiến thức lãnh đạo, Hành động lãnh đạo. • Nhận diện các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cá nhân theo mô hình BKD, trên cơ sở đó phân tích và lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung với kết quả lãnh đạo tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt tNam. • Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung cho các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam dựa theo 3 yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cá nhân của mô hình BKD. • Trên cơ sở đặc thù của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam đề xuất “Khung năng lực lãnh đạo” và “Bản đồ nghề nghiệp” cho đội ngũ lãnh đạo cấp trung của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam dựa theo 3 yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cá nhân của mô hình BKD. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: • Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam hiện nay như thế nào?
  16. 5 • Những yếu tố nào cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung của các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình BKD? • Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung với kết quả lãnh đạo tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam như thế nào • Các biện pháp nào cần triển khai để nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo cấp trung trong các doanh nghiệp BCVT Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực của cán bộ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng lực của lãnh đạo cũng có thể được phân thành 3 cấp độ: năng lực, tài năng và thiên tài. Năng lực là khái niệm chung nhất dùng để phân biệt giữa nhà lãnh đạo này với nhà lãnh đạo khác, biểu hiện ở khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tài năng là năng lực ở mức độ cao, còn thiên tài là năng lực mức độ hoàn chỉnh, kiệt xuất, có một không hai. Trong khuôn khổ luận án này, tác giả chỉ giới hạn việc nghiên cứu ở cấp độ năng lực, bởi lẽ đó là cấp độ của hầu hết các nhà lãnh đạo trong thực tế. Các cấp độ còn lại tuy việc nghiên cứu chúng rất cần thiết và hấp dẫn, sẽ là đối tượng của những công trình nghiên cứu về sau. Hơn nữa, khi nói đến năng lực lãnh đạo là người ta sẽ nghĩ ngay đến đội ngũ lãnh đạo cấp cao, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đều nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu năng lực của cán bộ lãnh đạo cấp trung tại các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam và tác động của nó đến kết quả lãnh đạo tại các doanh nghiệp này. Thực chất là nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực lãnh đạo cấp trung và kết quả lãnh đạo tại các doanh nghiệp BCVT. Với đặc thù của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam thì đội ngũ lãnh đạo cấp ttrung được xác định bao gồm: trưởng các phòng, ban chức năng tham mưu và ủy nhiệm điều thành; Ban Giám đốc (giám đốc và phó giám đốc) của các chi nhánh, bưu điện tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Về không gian nghiên cứu: Hiện tại ở Việt Nam có 11 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông(Chi tiết các doanh nghiệp xem Phụ lục 01). Trong khuôn khổ luận án này, tác giả lựa chọn nghiên cứu điển hình tại 3 doanh
  17. 6 nghiệp đó là: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel).Đây là 3 doanh nghiệp có quy mô lớn với số nhân lực và cơ cấu nhân lực tương đương nhau(Chi tiết cơ cấu nhân lực của 3 doanh nghiệp xem Phụ lục 03). Về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm từ 2013 - 2017, số liệu sơ cấp thu thập từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2018 và giải pháp đề xuất đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại dữ liệu, tác giả lại có phương pháp thu thập dữ liệu riêng để có được nguồn dữ liệu trung thực, đáng tin cậy nhất phục vụ cho nghiên cứu: (i) Dữ liệu thứ cấp được thu thập nhằm phân tích”thực trạngđội ngũ lãnh đạo cấp trung tại 3 doanh nghiệp BCVT điển hình ở Việt Nam (Vnpost, Vietel, VNPT); để tổng quan nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về các vấn đề liên quan của luận án. Trong điều kiện hiện nay, tác giả có thể thu thập các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận án từ rất nhiều nguồn khác nhau như: từ các tài liệu của Tổng cục thống kê, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng và từ chính 3 doanh nghiệp Bưu chính viễn thông điển hình ở Việt Nam (Vnpost, Vietel, VNPT) từ năm 2013 đến 2017. Ngoài ra, nguồn dữ liệu thứ cấp nhằm tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và hệ thống hóa lý luận về các vấn đề liên quan của luận án được tổng hợp từ nguồn sách báo, tạp chí, luận án và hội thảo chuyên ngành được tác giả thu thập trực tiếp tại thư viện Quốc gia Hà Nội và thư viện điện tử của các trường đại học lớn trong nước như: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng… Còn nguồn dữ liệu thứ cấp về các công trình nghiên cứu ở nước ngoài được tác giả tiếp cận với ngôn ngữ tiếng Anh dựa trên nguồn sách của nước ngoài, các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các tạp chí như Science Direct, Proquest, Emerald… và các trang Internet. Đây là nguồn tài liệu rất phong phú và có giá trị đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu của mình. (ii) Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, khảo sát trong 6 tháng từ 10/2017 đến 4/2018 thông qua bảng hỏi đối với doanh nghiệp BCVT điển hình ở Việt Nam (Vnpost, Vietel, VNPT) với đối tượng khảo sát bao gồm: nhà lãnh đạo cấp cao, nhà lãnh đạo cấp trung, nhà lãnh đạo cấp cơ sở và nhân viên dưới quyền trực tiếp của nhà lãnh đạo cấp trung. Việc xây dựng bảng hỏi được dựa trên tcác
  18. 7 khái niệm nghiên cứu, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phương pháp chuyên gia và phương pháp phỏng vấn sâu. Việc điều tra khảo sát được thực hiện qua ba hình thức là: phát phiếu khảo sát trực tiếp, khảo sát qua thư điện tử bằng cách gửi đường link bảng câu hỏi, khảo sát qua thư điện tử bằng fileword qua địa chỉ Mail của đối tượng được khảo sát. Phương pháp phân tích dữ liệu: Các số liệu sơ cấp được tác giả điều tra khảo sát trong 6 tháng từ 10/2017 đến 4/2018 thông qua bảng hỏi, sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng chạy dữ liệu trên phần mềm hỗ trợ SPSS 22.0 dựa trên giá trị trung bình MEAN để phân tích thực trạng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại 3 doanh nghiệp Bưu chính viễn thông điển hình ở Việt Nam (Vnpost, Vietel, VNPT) và để lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung tại 3 doanh nghiệp Bưu chính viễn thông với kết quả lãnh đạo của chính họ. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, thông qua việc thệ thống hóa cơ sở lý thuyết về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo, luận án đã làm rõ khái niệm về năng tlực lãnh đạo cấp trung trong doanh nghiệp với 3 yếu tố cấu thành theo mô hình BKD của Donald J. Campbell & Gregory J. Dardis (2004) là: tố chất lãnh đạo, kiến thức lãnh đạo và hành động lãnh đạo. Đây là cơ sở luận chứng quan trọng cho quá trình nghiên cứu luận án và là cơ sở để đề xuất “Khung năng lực lãnh đạo” và “Bản đồ nghề nghiệp” cho đội ngũ lãnh tđạo cấp trung của các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước và xuất phát từ đặc tthù của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam, luận án đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính làm thước đo đo lường kết quả lãnh đạo cho các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông ở Việt Nam bao gồm: các chỉ tiêu đo lường kết quả lãnh đạo chung (năng lực tổ chức công việc, tư tưởng sẵn sàng đổi mới) và các chỉ tiêu đo lường kết quả lãnh đạo nhân viên (sự hài lòng của nhân viên trong công việc, cam kết gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, sự thoải mái về tâm lý và tinh thần của nhân viên). Thứ ba, luận án đã xây dựng mô hình phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung tới kết quả lãnh đạo trong các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam và lượng hóa được mối quan hệ đó. Kết quả chỉ ra rằng cả 3 yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung đều ảnh hưởng tích cực đến kết quả lãnh đạo trong các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam.
  19. 8 5.2. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, kết quả khảo sát với quy mô mẫu là 751 người gồm 4 đối tượng là nhà lãnh đạo cấp trung, lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo cấp cơ sở và nhân viên tại 3 doanh nghiệp Bưu chính viễn thông điển hình tở Việt Nam (Vnpost, VNPT, Vietel) đã cho thấy mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất là phù hợp. Các giả thuyết đề ra đều được chấp nhận, theo đó cả 3 yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung đều có tác động cùng chiều đến kết quả lãnh đạo doanh nghiệp. Thứ hai, từ kết quả phân tích thực trạng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo cấp trung và kết quả đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo cấp trung lên kết quả lãnh đạo tại 3 doanh nghiệp Bưu chính viễn thông điển hình ở Việt Nam (Vnpost, Vietel, VNPT), luận án đã đề xuất được “Khung năng lực lãnh đạo” và “Bản đồ nghề nghiệp” cho đội ngũ lãnh đạo cấp trung của doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam phù hợp với đặc thù của ngành và kết quả nghiên cứu của luận án”. Thứ ba, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách có liên quan đến các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực đối với đội ngũ lãnh đạo cấp trung. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các doanh nghiệp trong ngành xây dựng các tiêu chuẩn phục vụ công tác tuyển dụng, đánh giá thực hiện công việc và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo kế cận của các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông Việt Nam.. 6. Kết cấu của luận án Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kếtquả nghiên cứu và đề xuất
  20. 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý doanh nghiệp Chủ đề về năng lực lãnh đạo doanh nghiệp là chủ đề đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới, trong đó nhiều vấn đề liên quan đã được bàn luận và thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều quan niệm về năng lực lãnh đạo cũng như các yếu ttố tcấu thành năng lực lãnh đạo tùy thuộc vào quan điểm của từng tác giả. Liên tquan đến những nội dung nghiên cứu của luận án, tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu tcó liên quan đến năng lực lãnh đạo nói chung và của lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng: JeffreyA. Barach và D. Reed Eckhardt (1996) trong công trình “Lãnh đạo và công việc điều hành” tập trung vào khía cạnh cảm xúc cá nhân, nên phạm trù về năng lực lãnh đạo được xác định bao gồm: biểu tượng, sức quyến rũ, người gây nguồn cảm hứng. Người lãnh đạo luôn phải đối mặt với cảm xúc cá nhân khi xây dựng chiến lược, điều hành và quản trị tổ chức. Barach và Eckhardt (1996) ủng hộ trường phái lý thuyết lãnh đạo chuyển đổi khi cho rằng người lãnh đạo có thể khơi dậy tinh thần của thuộc cấp thông qua bản tuyên bố sứ mệnh phù hợp, phát triển các giá trị và mục tiêu được chia sẻ; người lãnh đạo có trách nhiệm điều hành tổ chức trong một môi trường có sự khuyến khích, thúc đẩy. Các tác giả cũng đưa ra các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo như khát vọng, quyết đoán, khả năng phản ứng với môi trường bên ngoài, khả năng trao quyền, có tầm nhìn xuất chúng, tự tin, khả năng chịu đựng, khả năng bám trụ, đề cao lòng trung thành, coitrọng tình cảm, chăm lo, có quyền hành, khả năng truyền thông và giao tiếp, có nhiệt huyết, luôn lắng nghe, đề cao sự tự tin, bậc thầy kinh nghiệm, mẫu mực. Khi nghiên cứu năng lực lãnh đạo của các doanh nghiệp ở Ai Cập Raghda Fawzy Mohamed (2007) lại cho rằng năng lực của một nhà lãnh đạo phải hội tụ đủ 5 đặc điểm và 17 năng lực cần thiết đó là: (i) Năm đặc điểm gồm: sự tin cậy, sự quyết tâm, đạo đức, lòng can đảm và lòng từ bi. (ii) Mười bảy năng lực gồm: Khả năng tự nhận thức, tầm nhìn, khả năng kiên trì, khả năng truyền cảm hứng, khả năng lãnh đạo, khả năng xem xét tư duy, khả năng đưa ra quyết định, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao quyền cho người khác, khả năng phối hợp hiệu quả trong công việc, khả năng duy trì hành vi, khả năng sáng tạo, khả năng xử lý các tình huống, khả năng linh hoạt nhạy bén, cởi mở trong quan hệ và công việc, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Trong luận án tiến sĩ của Rod L.Flanigan khi nghiên cứu về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0