Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam
lượt xem 9
download
Nội dung của luận án trình bày tổng quan về các doanh nghiệp du lịch tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam; đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc, kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm và thảo luận kết quả nghiên cứu cũng đã được thực hiện so với các nghiên cứu có trước và dựa vào tình hình thực tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG VÕ THỊ TÂM TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai, năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG VÕ THỊ TÂM TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS VÕ TẤN PHONG 2. TS MAI THỊ ÁNH TUYẾT Đồng Nai, năm 2021
- i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai Thầy, Cô hướng dẫn gồm TS. Võ Tấn Phong và TS. Mai Thị Ánh Tuyết. Các Thầy, Cô đã tận tình chỉ dạy, đưa ra những định hướng và theo sát tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án. Chính sự quan tâm và góp ý về chuyên môn cũng như những lời động viên của các Thầy, Cô trong suốt quá trình nghiên cứu mà tôi mới có đủ quyết tâm để hoàn thành luận án này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Lạc Hồng, quý lãnh đạo và nhân viên của Khoa Sau đại học, những giảng viên đã giảng dạy tôi trong thời gian tôi làm NCS tại Trường Đại học Lạc Hồng đã tận tình trong công tác giảng dạy, đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong việc hoàn thành các môn học trong chương trình, các chuyên đề cũng như luận án. Tôi xin cảm ơn đến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý, các giảng viên đã tham gia các buổi thảo luận chuyên sâu để giúp tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo và các đồng nghiệp tại trường tôi đang công tác vì đã luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận án của mình. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các tác giả của những tài liệu tôi đã tham khảo, trích dẫn trong luận án của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình vì đã luôn hỗ trợ về mặt tinh thần và là nguồn động lực to lớn để tôi không ngừng cố gắng từng ngày trong việc hoàn thiện luận án này. Đồng Nai, ngày … tháng … năm 2021 Nghiên cứu sinh Võ Thị Tâm
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ: “Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Võ Tấn Phong và TS. Mai Thị Ánh Tuyết. Tất cả các nội dung trích dẫn trong nghiên cứu đều được ghi chi tiết trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Đồng Nai, ngày … tháng … năm 2021 Nghiên cứu sinh Võ Thị Tâm
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH............................................................................................................ ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. x TÓM TẮT LUẬN ÁN....................................................................................................... xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết ............................................................................................ 1 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn ............................................................................................ 5 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 8 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 8 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 8 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 8 1.3 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài ...................................................................................... 9 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 9 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 9 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 9 1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 9 1.5.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 9 1.5.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 10 1.6 Những điểm mới của luận án...................................................................................... 10 1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................................... 11 1.7.1 Về mặt khoa học ............................................................................................ 11 1.7.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 11 1.8 Kết cấu của đề tài........................................................................................................ 12 Kết luận Chương 1............................................................................................................. 12 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 13 2.1 Các khái niệm ............................................................................................................. 13 2.1.1 Bền vững doanh nghiệp ................................................................................. 13
- iv 2.1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .......................................................... 22 2.1.3 Mối quan hệ giữa CS và HQHĐ.................................................................... 27 2.1.4 Sự gắn bó của nhân viên ................................................................................ 28 2.1.5 Sự cam kết của nhà đầu tư ............................................................................. 32 2.1.6 Sự tham gia của cộng đồng địa phương ........................................................ 34 2.2 Tổng quan về các lý thuyết liên quan ......................................................................... 37 2.2.1 Lý thuyết tính chính đáng (Legitimacy Theory) ........................................... 37 2.2.2 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory)........................................................ 39 2.2.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) ....................................... 41 2.2.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory) .................. 44 2.3 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ..................................................................... 46 2.3.1 Các nghiên cứu về tác động của CS đến HQHĐ ........................................... 46 2.3.2 Các nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của cộng đồng ........................... 49 2.3.3 Các nghiên cứu liên quan đến SGBNV ......................................................... 51 2.3.4 Các nghiên cứu liên quan đến sự cam kết của nhà đầu tư ............................. 53 2.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 58 2.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình ............................................................................... 58 2.4.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 60 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 65 Kết luận Chương 2............................................................................................................. 67 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 68 3.1 Phương pháp luận và quy trình nghiên cứu ................................................................ 68 3.1.1 Phương pháp luận .......................................................................................... 68 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 70 3.2 Nghiên cứu định tính .................................................................................................. 71 3.2.1 Thiết kế thang đo ban đầu ............................................................................. 71 3.2.2 Cơ sở để chọn biến nhâu khẩu học ................................................................ 79 3.2.3 Thực hiện phương pháp thảo luận nhóm ....................................................... 81 3.2.4 Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................ 81 3.2.5 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ...................................................................... 88 3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................................................... 89 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 89
- v 3.3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ bộ ................................................................ 89 3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu sơ bộ ......................................... 90 3.3.4 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................... 90 3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................................. 97 3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................... 97 3.4.2 Thiết kế mẫu .................................................................................................. 98 3.4.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 99 3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 100 Kết luận Chương 3........................................................................................................... 103 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 104 4.1 Tổng quan về các doanh nghiệp du lịch tại vùng DHNTB tại Việt Nam................. 104 4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức ...................................................................... 107 4.3 Đánh giá mô hình đo lường ...................................................................................... 108 4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................................................................. 108 4.3.2 Đánh giá giá trị hội tụ .................................................................................. 108 4.3.3 Đánh giá độ phân biệt .................................................................................. 109 4.4 Đánh giá mô hình cấu trúc (SEM) ............................................................................ 110 4.4.1 Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................. 110 4.4.2 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh R2 ................................................... 111 4.4.3 Kiểm định bootstrapping ............................................................................. 112 4.4.4 Kiểm định giả thuyết ................................................................................... 114 4.5 Mức độ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu ..................................................... 114 4.5.1 Mức độ tác động trực tiếp............................................................................ 114 4.5.2 Mức độ tác động gián tiếp ........................................................................... 115 4.6 Kiểm định sự khác biệt ............................................................................................. 118 4.6.1 Kiểm định sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp .................................. 118 4.6.2 Kiểm định sự khác biệt theo lĩnh vực hoạt động ......................................... 119 4.6.3 Kiểm định sự khác biệt theo quy mô doanh nghiệp .................................... 120 4.6.4 Kiểm định sự khác biệt theo khu vực hoạt động ......................................... 121 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................................... 122 4.7.1 Thảo luận về mô hình nghiên cứu ............................................................... 122 4.7.2 Thảo luận về thang đo và giả thuyết nghiên cứu ......................................... 123
- vi 4.7.3 Thảo luận về sự khác biệt giữa các nhóm ................................................... 130 Kết luận Chương 4........................................................................................................... 132 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................... 133 5.1 Kết luận..................................................................................................................... 133 5.2 Hàm ý quản trị .......................................................................................................... 134 5.2.1 Hàm ý về bền vững doanh nghiệp ............................................................... 135 5.2.2 Hàm ý về sự gắn bó của nhân viên .............................................................. 141 5.2.3 Hàm ý về sự tham gia của cộng đồng địa phương ...................................... 143 5.2.4 Hàm ý về sự cam kết của nhà đầu tư ........................................................... 145 5.2.5 Hàm ý về sự khác biệt ................................................................................. 147 5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 149 Kết luận Chương 5........................................................................................................... 150 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ PHỤ LỤC 6: THANG ĐO CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ PHỤ LỤC 9: THỐNG KÊ MÔ TẢ ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 11: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT SƠ BỘ PHỤ LỤC 12: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt một số lý thuyết và nghiên cứu điển hình ........................................... 57 Bảng 3.1: Thang đo CS về phương diện kinh tế ............................................................... 73 Bảng 3.2: Thang đo CS về phương diện xã hội................................................................. 73 Bảng 3.3: Thang đo CS về phương diện môi trường ........................................................ 74 Bảng 3.4: Thang đo SGBNV ............................................................................................. 75 Bảng 3.5: Thang đo SCKNĐT .......................................................................................... 76 Bảng 3.6: Thang đo STGCĐĐP ........................................................................................ 78 Bảng 3.7: Thang đo HQHĐ ............................................................................................... 79 Bảng 3.8: Thang đo CS đối với phương diện kinh tế ........................................................ 84 Bảng 3.9: Thang đo CS đối với phương diện xã hội ......................................................... 84 Bảng 3.10: Thang đo CS đối với phương diện môi trường ............................................... 85 Bảng 3.11: Thang đo SGBNV ........................................................................................... 86 Bảng 3.12: Thang đo SCKNĐT ........................................................................................ 86 Bảng 3.13: Thang đo STGCĐĐP ...................................................................................... 87 Bảng 3.14: Thang đo HQHĐ ............................................................................................. 88 Bảng 3.15: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ ..................................................................... 91 Bảng 3.16: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo CS .................................................. 92 Bảng 3.17: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo SGBNV ......................................... 92 Bảng 3.18: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo SCKNĐT....................................... 93 Bảng 3.19: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo STGCĐĐP .................................... 94 Bảng 3.20: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo HQHĐ ........................................... 94 Bảng 3.21: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................... 95 Bảng 3.22: Kết quả KMO và Bartlett’s Test ..................................................................... 96 Bảng 3.23: Thống kê số lượng doanh nghiệp du lịch được chọn trong vùng ................... 99 Bảng 3.24 Các tiêu chí đánh gia mô hình đo lường ........................................................ 101 Bảng 3.25 Các tiêu chí đánh giá mô hình cấu trúc .......................................................... 102 Bảng 3.26 Các bước kiểm định vai trò trung gian........................................................... 102 Bảng 3.27 Các điều kiện của tiêu chí CI và VAF ........................................................... 103 Bảng 4.1: Thống kê số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm trong vùng DHNTB .................................................................................................................. 104 Bảng 4.2: Thống kê số lượng doanh nghiệp du lịch trong vùng DHNTB ...................... 105
- viii Bảng 4.3: Danh sách các tỉnh thành trong vùng DHNTB ............................................... 106 Bảng 4.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức ............................................................ 107 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo ....................................................... 109 Bảng 4.6: Kiểm định giá trị phân biệt (Fornell-Larcker) ................................................ 109 Bảng 4.7: Kết quả HTMT ................................................................................................ 110 Bảng 4.8: Giá trị phóng đại phương sai (VIF) ................................................................ 110 Bảng 4.9: Đánh giá mức độ phù hợp mô hình................................................................. 111 Bảng 4.10: Kết quả R2 điều chỉnh.................................................................................... 111 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc............................................................. 112 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 114 Bảng 4.13: Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động.............................................. 115 Bảng 4.14: Tác động gián tiếp ......................................................................................... 116 Bảng 4.15: Kiểm định Welch theo loại hình doanh nghiệp ............................................ 118 Bảng 4.16: So sánh đa nhóm đối với loại hình doanh nghiệp ......................................... 119 Bảng 4.17: Kiểm định ANOVA theo lĩnh vực hoạt động ............................................... 119 Bảng 4.18: So sánh đa nhóm đối với lĩnh vực hoạt động................................................ 120 Bảng 4.19: Kiểm định ANOVA theo quy mô doanh nghiệp .......................................... 120 Bảng 4.20: So sánh đa nhóm đối với quy mô doanh nghiệp ........................................... 121 Bảng 4.21: Kiểm định ANOVA theo khu vực hoạt động ............................................... 121 Bảng 4.22: Thống kê mô tả về phương diện kinh tế ....................................................... 123 Bảng 4.23: Thống kê mô tả về phương diện xã hội ........................................................ 124 Bảng 4.24: Thống kê mô tả về phương diện môi trường ................................................ 125 Bảng 4.25: Thống kê mô tả thang đo về SGBNV ........................................................... 126 Bảng 4.26: Thống kê mô tả thang đo về SCKNĐT......................................................... 127 Bảng 4.27: Thống kê mô tả thang đo về STGCĐĐP ...................................................... 128 Bảng 4.28: Thống kê mô tả thang đo về HQHĐ ............................................................. 130
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình mối quan hệ giữa môi trường, kinh tế và xã hội với thành quả hoạt động của doanh nghiệp của Kocmanová và Dočekalová (2011) ............................................... 15 Hình 2.2: Mô hình sự phát triển của CS của Wilson (2003) ............................................. 20 Hình 2.3: Mô hình của Mohammed (2013) ....................................................................... 22 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của Shamil và cộng sự (2012) ............................. 46 Hình 2.5: Mô hình khung bền vững của Sy (2016) ........................................................... 48 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Rojana Thammajinda (2013)..................................... 51 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 66 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 72 Hình 4.1: Kết quả đánh giá mô hình nghiên cứu ............................................................. 113
- x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt AC Affective Commitment Sự gắn bó vì tình cảm AVE Average Variance Extracted Trung bình phương sai trích BE Business Excellence Mô hình kinh doanh hoàn hảo BSC Balanced Scorecard Thẻ điểm cân bằng CC Continuance Commitment Sự gắn bó để duy trì CĐĐP Community Cộng đồng địa phương Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh CIEM Management tế Trung ương CR Composite Reliability Chỉ số độ tin cậy tổng hợp CS Corporate Sustainability Bền vững doanh nghiệp Corporate Sustainability Mạng đo lường bền vững doanh CSMN Measurement Network nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh CSR Corporate Social Responsibility nghiệp DHNTB South Central Coast Duyên hải Nam Trung Bộ DNDL Tourist Businesses Doanh nghiệp du lịch Small and Medium-sized DNNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ Enterprises EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá Lập kế hoạch nguồn lực doanh ERP Enterprise Resource Planning nghiệp Tỷ lệ đặc điểm dị biệt – đặc điểm HTMT Heteroưait Monotrait Ratio đơn nhất HQHĐ Corporate Performance Hiệu quả hoạt động International Union Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và IUCN for Conservation of Nature and Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế Natural Resources Japan External Trade Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật JETRO Organization Bản ME Margin of Error Sai số chọn mẫu Matrix of Sustainable Strategic Ma trận liên kết chiến lược bền MSSA Alignment vững NC Normative commitment Sự gắn bó vì đạo đức Mô hình cấu trúc tuyến tính dựa Partial Least Square – Structural PLS_SEM trên phương pháp bình phương tối Equation Model thiểu
- xi Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt PTBV Sustainable Development Phát triển bền vững ROA Return on Assets Lợi nhuận trên tài sản ROE Return on Equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROI Return on Investment Lợi tức đầu tư SCKNĐT Investor Commitment Sự cam kết của nhà đầu tư SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SGBNV Employee Commitment Sự gắn bó của nhân viên Sự tham gia của cộng đồng địa STGCĐĐP Community Participation phương TBL Triple Bottom Line Ba điểm mấu chốt TQM Total Quality Management Quản lý chất lượng toàn diện The United Nations Conference Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi UNCED on Environment and Development trường và Phát triển United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về UNCTAD Trade and Developmen Thương mại và Phát triển UNWTO The World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI and Industry Việt Nam VIF Variance Inflation Factor Chỉ số giá trị phóng đại phương sai The World Commission on Ủy ban về Môi trường và Phát triển WCED Environment and Development Thế giới The World Travel & Tourism Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế WTTC Council giới
- xii TÓM TẮT LUẬN ÁN Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự bất bình đẳng và chia rẽ xã hội. Thực tế cho thấy nhận thức và thực tiễn về bền vững doanh nghiệp giữa các nước phát triển và phần còn lại, cũng như giữa các nước phương Tây và phương Đông có những khác biệt. Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm vì lợi ích to lớn mà bền vững doanh nghiệp mang đến cho các doanh nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về bền vững doanh nghiệp được thực hiện ở các nước phát triển. Đến thời điểm hiện tại, trên thế giới và ở Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu thực nghiệm nào kiểm tra tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư và sự tham gia của cộng đồng địa phương. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư, sự tham gia của cộng đồng địa phương ảnh hưởng đến tác động này. Từ đó, luận án đưa ra các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật PLS-SEM với phần mềm Smart PLS 3.2.8 để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích định lượng dựa trên dữ liệu thu thập được từ 459 quan sát cho thấy, các thang đo đạt độ tin cậy và mô hình nghiên cứu hoàn toàn phù hợp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bền vững doanh nghiệp có tác động trực tiếp và gián tiếp (qua ba biến trung gian là sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư và sự tham gia của cộng đồng địa phương) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã lấp đầy khoảng trống nghiên cứu và đem lại ý nghĩa quan trọng cho các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam trong các định hướng chiến lược vì mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: Du lịch, phát triển bền vững, bền vững doanh nghiệp, sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư, sự tham gia của cộng đồng địa phương.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu với những nội dung liên quan đến: (1) Lý do chọn đề tài; (2) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài; (3) Câu hỏi nghiên cứu; (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (5) Phương pháp nghiên cứu; (6) Những điểm mới của luận án; (7) Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu; và (8) Kết cấu của đề tài. 1.1 Lý do chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) là chủ đề nhận được sự quan tâm rộng rãi trong các nghiên cứu chiến lược (Vankatranan và Rananujam, 1986; Glunk và Wilderom, 1996; Hernaus và cộng sự, 2012; Rodrigues và Franco, 2019). Trong một thời gian dài, việc đo lường HQHĐ của doanh nghiệp gần như được đồng nhất với việc đo lường các chỉ tiêu tài chính (Glunk và Wilderom, 1996). Tuy nhiên, các khái niệm rộng hơn về HQHĐ đã được thảo luận (Kaplan và Norton, 2005; Hernaus và cộng sự, 2012). Theo đó, HQHĐ đã được tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết các bên liên quan (Kanter và Brinkerhoff, 1981; Chakravarthy, 1986; Brown và Laverick, 1994). Theo lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory), một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của các bên liên quan (Freeman, 2015). Nói cách khác, một doanh nghiệp thành công hay hoạt động hiệu quả là một doanh nghiệp quản lý và đáp ứng tốt nhu cầu của các bên liên quan. Điều này ngụ ý rằng nếu doanh nghiệp không giải quyết tốt nhu cầu của các bên liên quan, nguy cơ xung đột có thể xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến HQHĐ. Như vậy, lý thuyết các bên liên quan đã ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Với sự xuất hiện của khái niệm phát triển bền vững (PTBV) cho thấy sự thay đổi trong quan điểm chiến lược của các doanh nghiệp. Quan điểm này khiến các doanh nghiệp phải xem xét lại mô hình chiến lược kinh doanh của mình. Theo đó, khái niệm bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability – CS) được sử dụng rộng rãi để đề cập đến cách tiếp cận của một doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị lâu dài cho các bên liên quan (Stakeholders) thông qua việc thực hiện các chiến lược kinh doanh tập trung vào các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (Triple bottom line) (Dyllick và Hockerts, 2002; Hahn và cộng sự, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2019). Đồng thời, theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, CS được xem là một chiến lược kinh doanh và đầu tư nhằm tìm cách sử dụng các nguồn lực kinh doanh tốt nhất để đáp
- 2 ứng và cân bằng nhu cầu của các bên liên quan hiện tại và tương lai (WCED, 1987). Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ quản lý và thực hiện các hoạt động phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan, nhằm giảm nguy cơ, rủi ro từ sự phản ứng của các nhóm xã hội bên ngoài. Ngoài ra, việc áp dụng các chiến lược CS cho phép doanh nghiệp vượt trội hơn so với các doanh nghiệp khác không thực hiện các chiến lược bền vững (Adams và Zutshi, 2004). Theo Adams (2002), những thực hành bền vững mà các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ, ra quyết định và tiết kiệm chi phí tốt hơn. Thông qua việc quản lý nguồn lực hiệu quả, các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài. Điều này củng cố thêm nhận thức rằng việc áp dụng các thực tiễn về CS đã trở thành một điểm cốt yếu trong chương trình quản trị định hướng hiệu quả của nhiều tổ chức (Sy, 2016). Hơn nữa, ý nghĩa mà CS mang lại cho doanh nghiệp là tăng cường khả năng tuân thủ luật và các qui định. Với những thảo luận về biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên năng lượng và tác động môi trường, không có gì ngạc nhiên khi các cơ quan chính phủ và nhà nước ban hành ngày càng nhiều quy định về bảo vệ môi trường. Tích hợp PTBV với ba thành tố then chốt (Triple bottom line) vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời tuân thủ những quy định không ngừng thay đổi hiện nay (Tomšič và cộng sự, 2015). Do đó, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của CS đối với doanh nghiệp (Dyllick và Hockerts, 2002) và các học giả đã bắt đầu thảo luận rộng rãi về chủ đề này (Hahn và cộng sự, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2018; Rodrigues và Franco, 2019). Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm gần đầy đã cho thấy tác động tích cực của CS đến HQHĐ của doanh nghiệp (Eccles và cộng sự, 2014; Tomšič và cộng sự, 2015; Sy, 2016; El-Khalil và El-Kassar, 2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của CS đến HQHĐ lấy bối cảnh từ các nước phát triển và tập trung vào các tập đoàn lớn. Do đó, nghiên cứu về tác động của CS đến HQHĐ của doanh nghiệp trong bối cảnh mới không chỉ góp phần nhận diện tầm quan trọng của các khái niệm này một cách toàn diện hơn, mà còn bổ sung kiến thức về việc đo lường các khái niệm nghiên cứu, từ đó góp phần đem lại ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời, Baumgartner (2014) đã kết luận rằng việc tìm kiếm tài liệu ngày càng tăng về chủ đề CS cũng như sự thiếu vắng các nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm trong lĩnh vực này. Theo đó,
- 3 Baumgartner (2014) đã khuyến khích cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về chủ đề này. Lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệm trước các cổ đông của mình mà còn phải xem xét lợi ích của các bên liên quan khác (Freeman, 2015). Đồng thời, các hoạt động vì mục tiêu phát triển CS sẽ thúc đẩy sự tin tưởng, cam kết và hợp tác của các bên liên quan đối với doanh nghiệp (Gao và cộng sự, 2016). Điều này ngụ ý rằng các hoạt động CS sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi như sự cam kết, sự gắn bó và sự tham gia của các bên liên quan chủ yếu của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhân viên luôn được nhìn nhận là một trong những bên liên quan bên trong quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Choi và Yu (2014), hai tác giả đã cho thấy nhận thức của người lao động về thực hành các hoạt động bền vững có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên (SGBNV) đối với doanh nghiệp. Đồng thời, SGBNV là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến HQHĐ (Jung và Yoon, 2012; Ghazzawi, 2008; Tuna và cộng sự, 2016). Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức đã được thực hiện ở nhiều quốc gia, trong nhiều ngành và tập trung chủ yếu vào các yếu tố động viên tài chính và phi tài chính. Các nghiên cứu về những yếu tố tác động thuộc phương diện nhận thức về trách nhiệm công dân doanh nghiệp, về đạo đức đối với môi trường gần như ít được chú trọng. Điều này đã tạo cơ hội cho các nghiên cứu về sự tác động của CS đến nhận thức, thái độ và hành vi của nhân viên và vai trò trung gian của sự gắn nhân viên của nhân viên trong sự ảnh hưởng của CS đến HQHĐ. Ngoài ra, Lo và Sheu đã khẳng định trong nghiên cứu của mình rằng các doanh nghiệp có chiến lược PTBV có nhiều khả năng được các nhà đầu tư khen thưởng với mức định giá doanh nghiệp và cổ phiếu cao hơn trên thị trường tài chính (Lo và Sheu, 2007). Nói cách khác, việc thực hiện các chiến lược bền vững giúp tăng cường sự quan tâm chú ý và dẫn đến sự cam kết của nhà đầu tư (SCKNĐT) đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, các nghiên cứu về chủ đề này đã chỉ ra rằng sau khi đầu tư vào các công ty, các nhà đầu tư tổ chức luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện quản trị công ty (Corporate governance) (Hartzell và Starks, 2003; Dong và Ozkan, 2008; Mizuno, 2014). Do đó, cam kết của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng tích cực đến những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt (OECD, 2004) (dẫn chiếu OECD Principles of Corporte Governance) và điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao HQHĐ. Điều này
- 4 cho thấy, có mối quan hệ cần được khám phá bằng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò trung gian của sự cam kết của các nhà đầu tư trong tác động của CS đến HQHĐ. Kiểm định mối quan hệ trung gian này nhằm khẳng định giả định nền tảng lý thuyết các bên liên quan – những thực thể chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng bởi các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp. Lược khảo tài liệu cho thấy, phần lớn các nghiên cứu về CS được thực hiện trong các ngành công nghiệp (Pedersen và cộng sự, 2018; Annunziata và cộng sự, 2018), nơi thường được xem là nguồn chủ yếu của ô nhiễm môi trường và an toàn lao động. Việc nghiên cứu CS trong các ngành dịch vụ là rất hạn chế. Kallio (2018) cho rằng ngành du lịch đang ở thời điểm then chốt, nơi mà tiềm năng và các mối đe dọa liên quan đến ngành du lịch đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu. Mặc dù lĩnh vực này mang lại nhiều cơ hội phát triển vì là một trong những ngành lớn nhất toàn cầu, nhưng ảnh hưởng tiêu cực mà ngành du lịch góp phần đối với môi trường như sự nóng lên của trái đất và biến đổi khí hậu cũng đã được thừa nhận. Như một phản ứng, ngành du lịch và giới học thuật đã và đang chuyển hướng sang các diễn thuyết về du lịch bền vững, hay gần đây là du lịch có trách nhiệm, nơi các bên liên quan hướng tới con đường PTBV toàn diện. Kallio (2018) nhấn mạnh giá trị cốt lõi của cuộc tranh luận về du lịch bền vững là khái niệm về trách nhiệm, đặc biệt là khái niệm về trách nhiệm của các bên liên quan đối với tính bền vững trong du lịch. Lược khảo các nghiên cứu về chủ đề bền vững trong du lịch, tác giả tìm thấy các nghiên cứu tập trung vào khoảng cách thái độ - hành vi của khách du lịch (Juvan and Dolnicar, 2014; Fernandez and Sanchez, 2016) hơn là thái độ - hành vi của sự tham gia của cộng đồng địa phương (STGCĐĐP) vào du lịch, trong khi công đồng địa phương được xem là bên liên quan đặc biệt quan trọng để có được sự bền vững một cách toàn diện (Kallio, 2018). Tuy có rất ít khung khái niệm và lý thuyết về thái độ của cộng đồng địa phương (CĐĐP) đối với phát triển du lịch trong việc làm rõ mối quan hệ giữa thái độ và sự hỗ trợ của CĐĐP đối với sự phát triển du lịch được đề xuất trong tài liệu du lịch (Teye và cộng sự, 2002), nhưng các nghiên cứu về lĩnh vực du lịch đều ủng hộ rằng sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch góp phần đạt được sự phát triển du lịch bền vững (Tosun và Jenkins, 1996; Tosun, 2000; Boiral và cộng sự, 2019). Trong bối cảnh sự quan tâm ngày càng tăng của các nghiên cứu về yếu tố cộng đồng đối với du lịch, những người ủng hộ sự tham gia của cộng đồng vào du lịch cho rằng sự tham gia
- 5 của cộng đồng như là một sự phát triển nên được các doanh nghiệp xem xét (Gow và Vansant, 1983; Murphy, 1985; Brohman, 1996; Simmons, 1994). Điều này đã tạo khoảng trống cho các nghiên cứu về tác động của CS đến nhận thức, thái độ và hành vi của CĐĐP và vai trò trung gian của STGCĐĐP đối với tác động của CS đến HQHĐ. Ngoài ra, mặc dù trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) nói chung và bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability – CS) nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là từ khi xuất hiện khái niệm PTBV (Sustainable Development – SD) nhưng cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu về CS được tìm thấy đều tập trung ở các nước phát triển (Font và cộng sự, 2014; Witjes và cộng sự, 2017; Murray, 2017; Ashrafi và cộng sự, 2019). Các nghiên cứu về CS ở các nước đang phát triển, nơi mà mức sống người dân còn thấp cũng như có nhiều vấn đề còn tồn tại liên quan đến xã hội và môi trường thì còn rất hạn chế. Điều này cũng phản ảnh một xu hướng mà các nhà xã hội và môi trường gọi là “triển vọng, lợi ích và quan điểm phương Tây chi phối” (Griseri và Seppala, 2010). Đồng thời, chủ đề CS đối với khía cạnh quản lý hay khía cạnh thực tiễn vẫn cho thấy có sự thiếu vắng kiến thức khoa học về cách hai chiều này (khái niệm và thực nghiệm) có thể được tích hợp trong các hoạt động của các doanh nghiệp, cụ thể là việc xây dựng và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, vẫn cần nghiên cứu sâu rộng hơn nữa liên quan đến chủ đề này và cần có nhiều nghiên cứu hơn về mặt khái niệm và thực nghiệm (Rodrigues và Franco, 2019). Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động của CS đến HQHĐ và khám phá vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ tại các nước đang phát triển là đề tài có tính cấp thiết về mặt khoa học. 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn Cho đến nay, ngành du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1,5 tỷ lượt, tăng 3,8% so với năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (+3%) (UNWTO, 2020). Trong năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế. Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (+16,2%) cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực, tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp trực tiếp của du lịch đạt 9,2% GDP (Tổng cục du lịch, 2020). Ở Việt Nam, du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính phủ đã ban hành “Quyết định 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
- 6 năm 2030”. Theo đó, “phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại”. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có ưu thế vượt trội trong phát triển du lịch biển kết hợp với du lịch khám phá và nghỉ dưỡng. Trong đó, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) được đánh giá là nơi có triển vọng du lịch lớn của Việt Nam, tập trung vào du lịch biển đảo, sinh thái. Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng DHNTB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển du lịch biển – đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam. Đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của vùng DHNTB”. Vùng DHNTB được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Với ưu thế rất thuận lợi với nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ, cùng những bãi biển xinh đẹp, cát trắng mịn, nước trong xanh, cùng thảm thực vật đa dạng và các loại sinh vật biển phong phú. Tất cả đã tạo nên cho vùng DHNTB những địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với những lợi thế và tiềm năng của vùng DHNTB rất thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch (DNDL) đang hoạt động trong vùng DHNTB đang gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Việc thực hiện các hoạt động CS trong vùng DHNTB tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn hạn chế. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện CS tại Việt Nam nói chung và vùng DHNTB nói riêng là nhận thức và thực hành về CS. Đồng thời, theo Tổng cục du lịch Việt Nam, các DNDL hiện tại phần lớn khai thác điểm đến cho mục đích lợi nhuận của họ mà chưa có sự đền bù và chia sẻ lợi ích thỏa đáng với cộng đồng. Điều này đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khó nhận được sự ủng hộ và hợp tác của CĐĐP. Bên cạnh đó, việc các DNDL lựa chọn các điểm đến không theo hệ thống quản lý môi trường tốt đã hủy hoại môi trường tự nhiên. Cùng với đó, việc thiếu khảo sát đầy đủ về tác động môi trường của chuỗi cung ứng trong việc phát triển các gói sản phẩm du lịch đã dẫn đến việc sử dụng năng lượng và nước kém hiệu quả, gia tăng rác thải và sự mất mát về đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc các DNDL sử dụng lãng phí các tài nguyên như nhiên liệu, điện, nước đã tạo nên sức ép đối với tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 165 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 163 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 50 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 32 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của chia sẻ tri thức tới kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội
212 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh
191 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 18 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chánh niệm của khách hàng trong đồng tạo sinh giá trị dịch vụ cho cuộc sống tốt hơn
25 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn