intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:272

33
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất và thực nghiệm biện pháp nâng cao kỹ năng ứng phó với stress, giảm thiểu stress và góp phần cải thiện theo hướng tích cực chất lượng cuộc sống tinh thần cho cư sĩ Phật tử tại thành phố Huế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VIẾT PHÒNG KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ THÀNH PHỐ HUẾ Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÌNH HÀ NỘI - 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. NCS. Trần Viết Phòng
  3. LỜI TRI ÂN Vào những ngày tháng 04 Năm 2016, giữa những lúc bâng quơ“hai nữa giấc mơ” tôi nhận được giấy báo nhập học, hạnh phúc thật khôn xiết! hoài bão được làm nghiên cứu sinh đã thực sự hiện hữu. Trãi qua hơn 03 năm học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Nguyễn Thị Tình tôi đã hoàn thành Luận án của mình. Với lòng kính mến sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng niệm ơn đến với cô. Những tháng ngày được tiếp xúc, làm việc với cô là chuỗi hạnh phúc đong đầy tôi mãi khắc nhớ. Một lần nữa, tôi xin gửi lời trân quý tri ân đến cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Vũ Dũng, PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan, TS. Vũ Thu Trang những người đầu tiên tôi được tiếp xúc khi bước chân xuống Hà Nội để làm hồ sơ nghiên cứu sinh và cũng là những thầy cô giảng dạy định hướng trực tiếp cho tôi. Các thầy cô đã yêu quý, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin giữ mãi tấm chân tình trong tâm khảm và nguyện khắc ghi. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Phùng Đình Mẫn, PGS.TS. Nguyễn Thám, PGS.TS. Đậu Minh Long đã giới thiệu và dẫn dắt cho tôi trong những ngày đầu làm nghiên cứu sinh. Tôi xin cảm ơn Chư vị giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Khoa hoc Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đã truyền trao kiến thức, kinh nghiệm và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tôi trong quá trình làm nghiên cứu sinh. Thành kính niệm ân Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Chư đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích và tạo nhiều thuận duyên cho tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh. Xin cảm ơn các anh chị trong tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam tại Huế đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn những bằng hữu đồng làm nghiên cứu sinh đã luôn quan tâm, chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin giữ mãi tình bằng hữu. Xin niệm ân chư vị thiện hữu, những nhân duyên trong cuộc đời, đã tiếp bước đồng hành cũng như hỗ trợ tịnh tài cho tôi trong quá trình làm nghiên cứu sinh. Cuối cùng, cũng là lời tri ân sâu sắc nhất, con xin gửi đến Ân sư, Cha mẹ và huynh đệ. Những người luôn theo dõi từng bước đi, hơi thở của con và tạo mọi thuận duyên để con hoàn thành ước mơ của mình. Vì thời gian nghiên cứu có giới hạn, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận án của tôi còn những thiếu xót. Kính mong Quý thầy cô giáo, quý thiện hữu tri thức đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận án này tốt hơn. Kính niệm ân tất cả những chân tình! Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2019 NCS. Trần Viết Phòng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ .............................................................................................. 6 1.1. Nghiên cứu trên thế giới về kỹ năng ứng phó với stress ................................ 6 1.2. Nghiên cứu trong nước về kỹ năng ứng phó với stress ................................ 12 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ ............................................................................................................ 19 2.1. Stress và ứng phó với stress .......................................................................... 19 2.2. Cư sĩ phật tử .................................................................................................. 30 2.3. Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử ............................................... 37 2.4. Biểu hiện kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử .............................. 44 2.5. Các yếu tố tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử ........ 54 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 62 3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................................. 62 3.2. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................................... 63 3.3. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 66 3.4. Nghiên cứu thực nghiệm............................................................................... 74 3.5. Tiêu chí và thang đánh giá ............................................................................ 77 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ THÀNH PHỐ HUẾ ................................... 83 4.1. Thực trạng mức độ stress của cư sĩ phật tử .................................................. 83 4.2. Thực trạng kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử thành phố Huế ..... 83 4.3. Một số yếu tố tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử . 114 4.4. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử ở thành phố Huế ................................................................ 121 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CSPT Cư sĩ Phật tử ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình DASS Depression axiety stress scale KN, ƯP, KNƯP Kỹ năng, ứng phó, kỹ năng ứng phó Mức KN Mức kỹ năng ĐTB Điểm trung bình VTN Vị thành niên
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 64 Bảng 2.2. Bảng chuẩn xác định mức độ rối loạn dựa trên điểm thô của DASS .......... 70 Bảng 4.1. Tự đánh giá của cư sĩ Phật tử về mức độ stress của bản thân ................. 83 Bảng 4.2: Tự đánh giá mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập, lao động và giao tiếp ................................................................................................ 86 Bảng 4.3: Tự đánh giá mức độ kỹ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp ................................................................................................ 88 Bảng 4.4. Mức độ kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp qua xử lý bài tập tình huống giả định ............. 90 Bảng 4.5. So sánh mức độ thực hiện của cư sĩ Phật tử giữa hai kỹ năng tương quan hai mẫu ..................................................................................................................... 92 Bảng 4.6. Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các kỹ năng trong nhóm kỹ năng nhận diện stress ....................................................................... 93 Bảng 4.7. Tự đánh giá mức độ kỹ năng huy động nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp. ........................ 94 Bảng 4.8. Tự đánh giá mức độ kỹ năng phân tích phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp. ........................................................................ 96 Bảng 4.9. Tự đánh giá mức độ kỹ năng ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp .................................................. 97 Bảng 4.10. Mức độ kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử qua xử lý bài tập tình huống .................................. 98 Bảng 4.11. So sánh mức độ thực hiện từng cặp kỹ năng trong nhóm kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress .................................................................. 101 Bảng 4.12. Tự đánh giá mức độ kỹ năng kiên định khi thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp ................................................ 103 Bảng 4.13: Tự đánh giá mức độ kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử. ................................ 105 Bảng 4.14: Tự đánh giá mức độ kỹ năng quản trị công việc và thời gian của cư sĩ Phật tử .................................................................................................................... 109 Bảng 4.15. Mức độ kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ phật tử qua xử lý bài tập tình huống .................................. 110 Bảng 4.16. Tương quan giữa từng nhóm kỹ năng qua kiểm định T – test................ 113
  7. Bảng 4.17. Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện của nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress ................................................. 113 Bảng 4.18. Điểm lạc quan của cư sĩ Phật tử .......................................................... 114 Bảng 4.19. Hệ số tương quan của tinh thần lạc quan và kỹ năng ứng phó với stress...... 115 Bảng 4.20. Sự tác động của tinh thần lạc quan đến kỹ năng ứng phó stress .............. 115 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của chỗ dựa xã hội ............................................................ 116 Bảng 4.22. Hệ số tương quan chỗ dựa xã hội và kỹ năng ứng phó stress ............. 118 Bảng 4.23. Hệ số tương quan giá trị bản thân và kỹ năng ứng phó stress ............. 119 Bảng 4.24. Tác động của chỗ dựa xã hội đến kỹ năng ứng phó stress .................. 120 Bảng 4.25. Tự đánh giá nhu cầu tập huấn kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử............................................................................................................................. 125 Bảng 4.26. Đặc điểm mẫu khách thể thực nghiệm ................................................ 125 Bảng 4.27. Mức độ thực hiện kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử trong học tập, lao động và giao tiếp trước và sau thực nghiệm.............................................. 126 Bảng 4.28. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử trước và sau thực nghiệm ............................... 127 Bảng 4.29. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử qua xử lý bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm ................................................ 130 Bảng 4.30. Kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau thực nghiệm về các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp trước và sau thực nghiệm của cư sĩ Phật tử ..................................................................................................... 131 Bảng 4.31. Dự báo sự thay đổi của mức độ biểu hiện dưới ảnh hưởng của kỹ năng tập huấn .................................................................................................................. 132 Bảng 4.32. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của L.T.T.T trước và sau thực nghiệm ...................................... 134 Bảng4.33. Mức độ kỹ năng ứng phó với stress của em T qua xử lý bài tập tình huống ...................................................................................................................... 136 Bảng 4.34. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của K trước và sau thực nghiệm ................................................ 139 Bảng 4.35. Mức độ kỹ năng ứng phó với stress của em K qua xử lý bài tập tình huống ...................................................................................................................... 140 Bảng 4.36. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của L trước và sau thực nghiệm ................................................ 142 Bảng 4.37. Mức độ kỹ năng ứng phó với stress của em L qua xử lý bài tập tình huốn ................................................................................................................................ 144
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phản ứng stress theo Lazarus ......................................................................... 7 Sơ đồ 2.1. Mô hình ứng phó (Phỏng theo Tobin và các cộng sự, (1989) ..................... 29 Biểu đồ 4.1. Mức độ thực hiện kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo giới tính ....................................... 90 Biểu đồ 4.2. Mức độ thực hiện kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo nghề nghiệp ................................. 91 Biểu đồ 4.3. Mức độ kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo giới tính ........................................................................ 99 Biểu đồ 4.4. Mức độ kỹ năng xác định phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo nghề nghiệp...................................................................... 100 Biểu đồ 4.5. Mức độ thực hiện kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo giới tính...................................................... 111 Biểu đồ 4.6. Mức độ thực hiện kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp theo nghề nghiệp .............................................. 112 Biểu đồ 4.7. Mức độ thực hiện các kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử trước và sau thực nghiệm .................................... 130
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Stress, một trong những khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong xã hội hiện đại. Stress không phải là một căn bệnh mới mẻ, nó thật sự có mặt từ lâu và luôn tồn tại trên nhiều phương diện khác nhau. Nhưng việc nghiên cứu stress dưới góc độ khoa học chỉ thật sự bắt đầu vào nửa đầu thế kỉ XX [30]. Ngoài những mặt tích cực của stress dương tính giúp cho con người hăng say, nỗ lực trong học tập, lao động và sáng tạo thì stress âm tính mang lại những hiểm họa đáng sợ cho loài người. Theo tổ chức Y tế Thế giới, stress là một trong sáu nguyên nhân hàng đầu cướp đi sinh mạng con người trên trái đất này (APA, 2007). Đáng báo động nhất là ngày nay căn bệnh stress đang có chiều hướng gia tăng ở lứa tuổi thanh - thiếu niên. Alvin Tofler đã chỉ ra rằng: “Những biến động xã hội mạnh mẽ mau lẹ và liên tục là những tác nhân gây stress thời hiện đại “[26, tr.232]. Ở các nước châu Á - Thái Bình Dương, theo tác giả Chiu (2004), tỷ lệ căng thẳng, trầm cảm trong vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%, trong vòng 1 năm qua từ 1,7% đến 6,7% và cả cuộc đời từ 1,1% đến 1,9% trung bình là 3,7% thấp hơn nhiều khu vực trên thế giới. Ở Australia năm 2012 thì tỷ lệ căng thẳng, trầm cảm trong lứa tuổi 18 - 35 là 7,98% thì đến năm 2013 tăng lên 8,72% [76]. Ở Việt Nam, vấn đề stress đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những hệ quả do stress gây ra đối với thanh thiếu niên như bị căng thẳng, trầm cảm, có hành vi gây hấn hoặc thậm chí tự sát. Một nghiên cứu ở các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 cho thấy, có 21% học sinh bị căng thẳng, trầm cảm, 3% có hành vi cố ý tự gây thường tích, 8% đã từng bỏ nhà đi [11]. Một nghiên cứu khác của Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ (ĐHQGHN) năm 2008 khảo sát trên 200 học sinh lớp 12 đã chỉ ra rằng, 47% học sinh bị stress từ mức độ nhẹ, vừa và nặng. Những nguy cơ mà stress có thể đem đến cho các em không nhỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý khi trưởng thành [13]. Như vậy có thể thấy stress là một căn bệnh thuộc về sức khỏe tinh thần, không phân biệt độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế, yếu tố chủng tộc, giới tính, … Stress có ảnh hưởng tiêu cực và dai dẳng đến cả tinh thần lẫn thể chất của con người. Cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về stress. Nhưng phần lớn đều hướng vào đối tượng học sinh, sinh viên, công nhân viên chức. Ít có nghiên cứu chú trọng đến stress trên đối tượng cư sĩ Phật tử. Mặt khác, các nghiên cứu trên chỉ tập trung vào tìm hiểu 1
  10. mức độ, biểu hiện và nguyên nhân gây ra stress mà ít quan tâm đến kỹ năng ứng phó. Vì thế, các biện pháp đề xuất còn thiếu thiết thực và không sát đối tượng. 1.2. Kỹ năng ứng phó với stress trong xã hội ngày nay thật sự là một việc làm bức bách và quan trọng của tất cả mọi người. Việc hiểu và sử dụng các chiến lược ứng phó tích cực, hiệu quả sẽ đảm bảo cho con người dễ dàng thích nghi với những thách thức của cuộc sống. Ngược lại, nếu cá nhân có xu hướng thường xuyên sử dụng các chiến lược ứng phó thụ động, kém hiệu quả thì sẽ gây nên những bế tắc, đau buồn trước những khó khăn của cuộc sống. 1.3. Cư sĩ Phật tử là những người am hiểu về giáo lý đạo Phật, sống và làm việc theo chuẩn mực của người có đạo. Để khẳng định mình trong gia đình, nhà trường và xã hội, cư sĩ Phật tử đã và đang phát huy khả năng sáng tạo, nhiệt huyết của mình trong cuộc sống. Điều này đã giúp họ thích nghi và phát huy năng lực vốn có của bản thân trước sức mạnh phát triển như vũ bão của thời đại. Đây là điểm tích cực mà cư sĩ Phật tử đã thể hiện và sống đúng trên tinh thần “tùy duyên” của nhà Phật. Bên cạnh đó, vẫn có một số cư sĩ Phật tử trẻ tuổi, còn ít kinh nghiệm trong cuộc sống. Họ không thể giải quyết những khó khăn của mình một cách triệt để để cân bằng lối sống. Chính điều này dễ làm cho cư sĩ Phật tử rơi vào trạng thái căng thẳng. Vì vậy, với mong muốn khảo sát, đánh giá thực trạng stress và kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử, chúng tôi lựa chọn “Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về stress và kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử ở thành phố Huế, từ đó đề xuất và thực nghiệm biện pháp nâng cao kỹ năng ứng phó với stress, giảm thiểu stress và góp phần cải thiện theo hướng tích cực chất lượng cuộc sống tinh thần cho cư sĩ Phật tử tại thành phố Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ phật tử. 2.2.2. Xây dụng cơ sở lý luận về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. 2.2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng ứng phó với stress và các yếu tố tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. 2.2.4. Đề xuất một số biện pháp tác động và tiến hành thực nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với stress cho cư sĩ Phật tử ở thành phố Huế. 2
  11. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ và biểu hiện kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử ở mức độ biểu hiện của stress do các tác nhân từ cuộc sống trực tiếp gây ra. - Nghiên cứu kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử như một quá trình và thao tác hành động - Nghiên cứu biểu hiện và mức độ của kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử bao gồm: các nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress; kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress; kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress. - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố tâm lý xã hội tác động đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử, đó là: Chỗ dựa xã hội, tinh thần lạc quan và tự đánh giá về giá trị bản thân. - Có nhiều tiêu chí đánh giá kỹ năng ứng phó stress của cư sĩ Phật tử như: tính đầy đủ, nhưng trong luận án này khi thực nghiệm sư phạm chủ yếu chú trọng đến tiêu chí về tính hiệu quả của KN ứng phó stress của cư sĩ Phật tử 3.2.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu khách thể là 500 cư sĩ Phật tử có độ tuổi từ (18- 25) tuổi đang sinh hoạt ở các gia đình Phật tử: Gia đình Phật tử Từ Đàm, Gia đình Phật tử Thành Nội, Gia đình Phật tử Long Thọ, Gia đình Phật tử An lạc, Gia đình Phật tử Bửu Hương, Gia đình Phật tử Thuận Hóa và Gia đình Phật tử Cát Tường tại thành phố Huế. Cư sĩ Phật tử tham gia có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, gồm 246 nam và 254 nữ, hiện đang là học sinh, sinh viên, người đi làm và thất nghiệp. Các em hầu hết là dân địa phương, có một số em ngoại tỉnh tham gia tổ chức gia đình Phật tử, được lựa chọn một cách ngẫu nhiên tại 7 gia đình Phật tử trên 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Quan điểm Phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây: -Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Các KNƯP với stress của CSPT Thành Phố Huế được hình thành thông qua học tập, lao động và giao tiếp. Nghiên cứu KNƯP phải thông qua thực tiễn ứng phó với stress của CSPT. Nghĩa là, đề tài được nghiên cứu thông qua quan sát, đánh giá kết quả ứng phó và giải quyết các vấn đề stress trong học tập, lao động và giao tiếp của CSPT thành phố Huế. 3
  12. -Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Theo quan điểm của Tâm lý học, quá trình học tập, lao đông và giao tiếp của con người là một hệ thống bao gồm các thành tố vận động, phát triển trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau. Từ những quan điểm đó, nghiên cứu nhìn nhận kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử trong mối quan hệ qua lại với các yếu tố cá nhân và xã hội. - Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu nhìn nhận kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử luôn thay đổi dưới sự tác động của nhiều nhân tố cá nhân và xã hội. 4.2. Các Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp trắc nghiệm tâm lý - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thực nghiệm tác động - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về mặt lí luận Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hóa được các xu hướng nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với stress và phát triển thêm lý luận về kỹ năng ứng phó với stress của CSPT qua việc: - Phân tích, hệ thống hóa và xây dựng các khái niệm cơ bản về kỹ năng ứng phó với stress của CSPT: kỹ năng, ứng phó, kỹ năng ứng phó, stress, stress trong học tập, lao động và giao tiếp, kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của cư sĩ Phật tử. - Chỉ ra được các nhóm kỹ năng thành phần của KNƯP với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của CSPT thành phố Huế: Nhóm kỹ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập, lao động và giao tiếp; Nhóm kỹ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp; Nhóm kỹ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề stress trong học tập, lao động và giao tiếp. 4
  13. 5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã góp phần làm sáng tỏ thực trạng mức độ kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp của CSPT qua việc: - Luận án chỉ ra được thực trạng kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế ở mức độ khá. Không có sự khác biệt đáng kể về giới tính và nghề nghiệp ảnh hưởng đến kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. - Luận án cũng cho thấy, kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử chịu sự tác động bởi các yếu tố như: Chỗ dựa xã hội, tinh thần lạc quan và tự đánh giá về giá trị bản thân. - Luận án đã đề xuất một số biện pháp giúp cư sĩ Phật tử hình thành và nâng cao kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp. Trên cơ sở thực nghiệm, luận án cho thấy việc trang bị tri thức về kỹ năng ứng phó với stress trong học tập, lao động và giao tiếp và tổ chức ứng dụng các tri thức đó vào cuộc sống sẽ giúp cư sĩ Phật tử cải thiện được kỹ năng này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đã hệ thống hóa một số tri thức, các nguồn tài liệu để nghiên cứu, đào tạo về kỹ năng ứng phó với stress cho cư sĩ Phật tử. Thông qua đó, luận án góp phần nâng cao nhận thức cho cư sĩ Phật tử về kỹ năng ứng phó với stress trong cuộc sống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án giúp bản thân cư sĩ Phật tử và những nhà chức trách, các tổ chức liên quan thấy được thực trạng kỹ năng ứng phó với stress trong cuộc sống của cư sĩ Phật tử đang ở mức độ nào. Từ đó cần thiết tổ chức các hoạt động giáo dục giúp cư sĩ Phật tử cải thiện kỹ năng này. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chương trình giáo dục kỹ năng sống trong chương trình hoạt động giáo dục của Phật giáo. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử. Chương 2: Cơ sở lý luận về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử thành phố Huế. 5
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ 1.1. NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS 1.1.1. Nghiên cứu về stress Stress không phải là một căn bệnh mới mẻ, nó thật sự có mặt từ thuở sơ khai của loài người. Trước sức mạnh kì bí của thiên nhiên, thần linh và sự chuyên chế vua chúa thời đại. Con người phải luôn đối đầu, vật vã để tồn tại, nên có những lúc ở trong tình trạng lo sợ, căng thẳng, dù rằng nó không được gọi tên stress như bây giờ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, Nghiên cứu sinh tập trung điểm qua tình hình nghiên cứu stress theo quan điểm tâm lí học. Hướng nghiên cứu stress trong Tâm lý học Kế thừa những nghiên cứu về stress theo quan điểm sinh lý học và y học, ngày nay stress được nghiên cứu chuyên sâu về mặt tâm lý học, bởi đây là một thách thức lớn lao trong khoa học vì mục đích phục vụ con người. Khuôn mặt tiêu biểu đầu tiên là Adolf Meyer với “Ý nghĩa chung của tâm thần học” đã được ông phát triển trong thế giới khoa học bằng biểu đồ đời sống (life chart) làm công cụ chẩn đoán trong y khoa [26]. Chính những nghiên cứu này đã định hướng cho sự phát triển của những biến cố trong cuộc sống với stress. Năm 1940, A.Meyer đã xây dựng một thư mục các biến cố đời sống như: Thành công, thất bại, sinh tử, ... trong gia đình. Ông là người đi đầu trong việc đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa biến cố đời sống và bệnh tật. Kế thừa kết quả nghiên cứu của A.Meyer, hai nhà nghiên cứu Hoa Kỳ là TH. Holmes và R.H. Rahe với các cộng sự (1967) đã xây dựng “thang sự kiện cuộc sống” (Life Events Scale) [28, tr.432] gồm 43 biến cố của đời sống về gia đình, cá nhân, việc làm và tài chính. Mỗi sự việc đều được ấn định một số điểm cố định. Holmes và Rahe đã lập ra tiêu chuẩn chỉ dẫn và bảng liệt kê [28]. + 0 - 150 điểm sẽ có bệnh tiêu hao 10% sức khỏe trong vòng hai năm tới; + 150 - 300 điểm sẽ có bệnh tiêu hao 50% sức khỏe trong vòng hai năm tới; + 300 điểm trở lên sẽ có bệnh nguy hiểm, tiêu hao 90% sức khỏe trong hai năm tới. Đây là nghiên cứu được lấy mẫu 394 người từ nhiều quốc gia khác nhau, được chia làm 15 cặp của các nhóm đối nghịch nhau về: kinh tế, xã hội, tôn giáo, … trong đó 88 người được thường xuyên theo dõi trong 10 năm. Kết quả cho thấy, 93% bệnh tật gắn liền với biến cố trong đời sống xảy ra trong 2 năm [28, tr.159-160]. 6
  15. Sau đó công trình này được thử nghiệm với nhiều cách khác nhau bởi Wyler, Masuda và Holmes (1974) và đi đến kết luận: Những biến cố trong đời sống liên quan đến nguyên nhân xảy ra bệnh tật, thời điểm xuất hiện và mức độ trầm trọng của nó [28, tr.162]. Mặc dù vậy, thang đo này vẫn khó thích hợp với một nhóm dân cư đặc biệt và không kể đến sự khác biệt nhân cách trong ứng phó với stress. Thomae (1970) và Falger (1980), đã nhấn mạnh: nghiên cứu stress, yếu tố chủ quan là yếu tố quan trọng quyết định phản ứng của chủ thể với stress. Đồng với quan điểm này năm 1984, R.Lazarus và Folkaman cùng nhiều nhà nghiên cứu khác đã nhấn mạnh đến yếu tố chủ quan mà chủ thể cảm nhận căng thẳng và những phương tiện để đương đầu với stress [28, tr.164-165]. Tình huống gây stress Chủ thể Đánh giá tình huống Tình huống đe dọa Tình huống không đe dọa Không thể đối phó Có thể đối phó Phản ứng stress bệnh lý Phản ứng stress thích nghi Sơ đồ 1.1. Phản ứng stress theo Lazarus Từ những dữ liệu trên cho thấy, stress được nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học từ thế kỉ 20. Chính sự nghiên cứu chuyên biệt đó dẫn đến sự ra đời Tâm lý học về stress. Năm 1983, L.A.Kitaepxmux đã thống kê các sách báo khoa học nghiên cứu stress bằng tiếng Anh và tiếng Đức từ năm 1976 - 1980 có trên 1000 tài liệu được công bố [34, tr.12]. 7
  16. Sau đây là những xu hướng nghiên cứu chính đã được công bố: - Nghiên cứu nội hàm khái niệm stress dưới góc độ tâm lý học: Gatchel & Baum (1983), R.S Lazarus and Folkman (1984), S. Palmer (1999), Mc Grath, Robert S. Feldman (1997), Stephen Worchel và Wayne Shebilsue. - Nghiên cứu stress tâm lý: bao gồm những biểu hiện, những ảnh hưởng tâm lý khi bị stress, những phương pháp, liệu pháp giải tỏa stress, cách phòng ngừa stress về mặt tâm lý,… điển hình như một số nghiên cứu của Weiss (1972), Lagone (1981) [18]. - Nghiên cứu thích ứng tâm lý với stress: nhận biết nguyên nhân gây stress, tương quan kiểu nhân cách và sự thích ứng stress, ảnh hưởng của cảm xúc và quá trình nhận thức đến stress,… của các tác giả Fleming, Baum & Singer (1984), Paterson &Neufeld (1987), Lazaus &Cohen (1977), Folkman (1984), Rodin (1986), … [56]. - Nghiên cứu những cách ứng phó (coping) đương đầu với stress: Folkman &Lazarus (1980), Adwin & Revenon (1987), Compas (1987), Brody & Summerson (1988) [59]. - Nghiên cứu stress với tâm lý học sức khỏe, bệnh tật và những rối loạn tâm lý, tâm lý học thần kinh, ... như Mason (1975), Selye (1976),Kiecolt -Glaser & Glaser (1986), Eckenrode (1984), … [59]. 1.1.2. Nghiên cứu về ứng phó với stress Vào những năm 50 của thế kỉ XX, nhà Tâm lý học Karen Horney theo trường phái Phân tâm học đã đề cập đến khái niệm ứng phó với khó khăn tâm lý. Tuy nhiên, cho đến năm 1966 từ sau nghiên cứu của Lazarus, ứng phó mới trở thành đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học hiện đại và tạo nên “một cuộc cách mạng về nhận thức” của Tâm lý học hiện đại [71]. Trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp và phân tích tài liệu, chúng tôi đã thống kê các cách tiếp cận về ứng phó theo các hướng sau: - Khuynh hướng nghiên cứu thứ nhất là Cách đo hành vi ứng phó Cách đo hành vi ứng phó ở mức độ tổng thể (kiểu ứng phó - coping styles) hay mức độ cụ thể (Chiến lược ứng phó - copying strategies). Hướng nghiên cứu mới này được sự ủng hộ của các tác giả khi đồng bộ hai cấp độ tổng thể và cụ thể của hành vi ứng phó (Garcia & cộng sự, 2007). - Khuynh hướng nghiên cứu thứ hai là phát triển các thang đo (Scale) và bảng kiểm (inventory) đánh giá hành vi ứng phó. Đây là khuynh hướng nghiên cứu rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cao. Trắc nghiệm cách ứng phó (Way of coping) của Folkman và Lazarus (1980). Trắc nghiệm này các tác giả đo hai kiểu ứng phó cơ bản nhất là: 8
  17. 1. Kiểu ứng phó tập trung cảm xúc. Đây là kiểu ứng phó tập trung vào cảm xúc của cá nhân, nhằm mục đích làm giảm sự căng thẳng trong các hoàn cảnh mà con người mắc phải. 2. Kiểu ứng phó tập trung giải quyết vấn đề. Kiểu ứng phó này định hướng vào việc giải quyết vấn đề nhằm thay đổi hoàn cảnh. Thang đo ACS (Adolescent Coping Scale) của Frydenberg và Lewis (1993), bao gồm 18 loại ứng phó được nhóm lại trong 3 nhóm ứng phó cơ bản: Giải quyết vấn đề, Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội và các kiểu ứng phó không hiệu quả. Trắc nghiệm COPE của Carver, Sheier và Weintraub (1989), đã nêu lên hai kiểu ứng phó tổng hợp nhất là: Ứng phó tập trung cảm xúc và Ứng phó tập trung vấn đề không hữu ích. Thang đo các ứng phó của trẻ vị thành niên - ACS (the Adolescent Coping Scale) của Frydenberg và Lewis (1993). Bao gồm 18 loại ứng phó được nhóm thành 3 loại ứng phó: Giải quyết vấn đề, Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội và các kiểu ứng phó không hiệu quả [1], [24], [25]. Thang đo cách ứng phó với stress của các tác giả Garcia, Franco và Martinet (2007). Trong thang đo này, các tác giả đã đề xuất 8 cách ứng phó với stress: Giải quyết vấn đề; Bộc lộ cảm xúc; Niềm tin; Tìm kiếm chỗ dựa xã hội; Cấu trúc lại nhận thức; Lảng tránh vấn đề; Mơ tưởng; Đổ lỗi cho bản thân và Cô lập bản thân [84]. - Khuynh hướng nghiên cứu thứ ba khá phổ biến khi nghiên cứu ảnh hưởng của KNƯP đến thể chất và tinh thần. Nezu và Roma (1988), nghiên cứu KN ứng phó của trẻ vị thành niên. Theo khuynh hướng này, họ chỉ ra rằng, nếu vị thành niên ứng phó trước những khó khăn của hoàn cảnh, môi trường bên ngoài ở mức âm tính thì có thể dẫn đến stress, trầm cảm và lo âu. Chính vì vậy, để giải quyết được các vấn đề đó, vị thành niên cần có niềm tin dựa vào năng lực của bản thân, để đối diện và xử lý trước những khó khăn xảy ra trong cuộc đời của mình [1], [24]. Kovacs (1989) lại cho rằng, KN xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Theo ông, những trẻ có KN xã hội tốt sẽ biết đương đầu trước những nghịch cảnh của cuộc sống. Ngược lại, những trẻ không có KN xã hội hoặc KN xã hội kém chính là nguyên nhân dẫn đến những hành vi và ý tưởng tự sát cao [1], [24]. Các tác giả Carver, Scheiner và Weintraub (1989) thì cho rằng, hành vi ứng phó có tính chất ổn định và được coi là xu hướng ứng xử. Theo các tác giả, con người có cách ứng phó nhất định trong nhiều tình huống khác nhau. Cách ứng phó của cá nhân ảnh hưởng đến chính cá nhân đó [1], [54]. - Khuynh hướng nghiên cứu thứ tư đó là nghiên cứu ảnh hưởng của các vấn đề tâm lý cá nhân và xã hội đến hành vi ứng phó và cách ứng phó. Cobb.S (1976), 9
  18. Cohen và Wills (1985), Cohen và Syme (1985), Kirkham, Schilling, Norelius, Schinke, Yablin (1896), Zịck và Temoshok (1987), Cohen S (1988), Hays, Turner và Coats (1992). Các tác giả điều nhấn mạnh sự ủng hộ của xã hội là nhân tố trung gian thúc đẩy sự tự tin của con người, khích lệ con người thực hiện những hành động hiệu quả trong những tình huống khó khăn [1], [12], [54]. - Khuynh hướng nghiên cứu thứ năm, là nghiên cứu hành vi ứng phó xuyên văn hóa. Các nghiên cứu này thường so sánh sự khác nhau giữa các dân tộc trong việc ứng phó. Sự khác nhau này được lý giải trong mối tương quan với các đặc điểm dân tộc tính, các đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội (Naughton, 1997). Kết quả nghiên cứu theo khuynh hướng này thường cho thấy người phương Tây thường sử dụng các chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề (problem- focused), trong khi đó, người phương đông lại thường sử dụng các chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc (emotion- focused) (Olah, 1995; O’connor và Shimizu, 2002) [99, tr.491-512]. - Khuynh hướng nghiên cứu thứ sáu, là nghiên cứu về ứng phó dưới dạng các dự án. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu về ứng phó với stress dưới dạng các dự án (projects) nhằm tăng cường nội lực ứng phó cho HS- SV. Điển hình như “Sisterhoood” ở trường trung học quận Windham - Hoa Kỳ do Tummers, Lance và Norell (2008) tiến hành hay diễn đàn Campus Calm ở Hoa Kỳ do Maria Passcusi - một chuyên gia được mệnh danh là “người huấn luyện cho học sinh - sinh viên một cuộc sống ít stress hơn” chủ trương (dẫn theo Chen, Wong, Ran &Gilson, 2009) [50], [60], [73]. Tóm lại, vấn đề ứng phó nói chung và ứng phó với stress nói riêng đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Điều đó cho thấy tính chất đa dạng của các nghiên cứu được khai thác trong lĩnh vực này. 1.1.3. Nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với stress Qua quá trình tìm hiểu cũng như tham khảo các thư viện ở Việt Nam và một số tác phẩm, tạp chí nước ngoài cho thấy, các công trình nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với stress trên thế giới vẫn còn rất khiêm tốn. Chúng tôi chỉ tìm thấy các công trình bàn về kỹ năng ứng phó tiêu biểu như sau: Nghiên cứu của Nezu và Ronan (1988) chỉ ra rằng, nếu Vị thành niên không có kỹ năng phòng ngừa những tác động có thể dẫn đến stress. Để giải quyết được, vị thành niên cần có niềm tin dựa trên năng lực, xác lập được những KNƯP với những hoàn cảnh khó khăn của chính bản thân vị thành niên [69, tr.1]. Tác giả Kovacs (1989) lại cho rằng, một số vấn đề về tâm thần của vị thành 10
  19. niên liên quan tới sự kém hiểu biết về kỹ năng xã hội, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng ý tưởng và hành vi tự sát [69, tr.2]. Thang đo về KNƯP của Erica Frdenberg và Romon Lewis (1993), dùng cho trẻ vị thành niên. Đây là thang đo nhằm thu thập thông tin về 18 cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn [1], [12]. Kumarmahi (2006), với tác phẩm “Kỹ năng ứng phó với stress”. Tác giả nêu các vấn đề liên quan đến kỹ năng ứng phó như: 3 bước của quá trình ứng phó là nhận diện tác nhân, quy trách nhiệm và hành động; trong đó 3 phương pháp ứng phó phù hợp nhất với hoàn cảnh và đem lại hiệu quả cao khi ứng phó với stress là ứng phó tích cực, làm việc có ý nghĩa và ứng phó phù hợp với tôn giáo. Từ đó, tác giả đã nhấn mạnh, KN ứng phó với stress cần thiết phải có các KN sau: KN tư duy tích cực, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN giao tiếp, KN tương tác xã hội và KN tự điều chỉnh [89, tr.8-9]. Schultz EW (1980), với công trình “dạy những kỹ năng ứng phó với stress và lo âu, dạy những trẻ em khác thường” [103]. Trong công trình này, tác giả nhấn mạnh đến việc đào tạo cho các em có những kỹ năng cơ bản để có thể đối diện và xử lý khi bản thân mắc phải căng thẳng, lo âu. Riêng nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với stress của Cư sĩ Phật tử, hiện tại chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bất cứ công trình nào. 1.1.4. Nghiên cứu về ứng phó và kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ Phật tử Nghiên cứu về ứng phó với stress có thể nói là khá phong phú trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về ứng phó và kĩ năng ứng phó với stress trên đối tượng cư sĩ Phật tử là rất hiếm. Hiện tại chúng tôi chỉ mới tìm thấy một số công trình nghiên cứu về ứng phó liên quan đến tôn giáo về stress trên đối tượng là chung chung, chứ không mang đặc thù là tín đồ tôn giáo cụ thể. Có thể kể đến một số công trình sau. Carpenter, T. P., Laney, T., & Mezulis, A. (5 - 2011), đã nghiên cứu “Ứng phó Tôn giáo với căng thẳng, và các triệu chứng trầm cảm trong thanh thiếu niên”. Nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, ứng phó tôn giáo sẽ dung hòa mối quan hệ giữa stress và triệu chứng căng thẳng, trầm cảm. Với ứng phó tôn giáo tiêu cực sẽ làm trầm trọng thêm các tác động của stress trên các triệu chứng căng thẳng, trầm cảm và ứng phó tôn giáo tích cực sẽ làm giảm và chuyển hoá các tác động của stress, trầm cảm[70]. Kang YS, Choi SY, Ryu E. (2009), với công trình ‘‘Hiệu quả của thiền chánh niệm trong việc ứng phó với căng thẳng của sinh viên điều dưỡng tại Hàn Quốc’’. Nghiên cứu đã khảo sát tính hiệu quả của ứng phó thiền chánh niệm với những căng thẳng, lo âu, trầm cảm của sinh viên điều dưỡng tại Hàn Quốc. Trong nghiên cứu, các tác giả đã cho thấy rằng, sinh viên điều dưỡng gặp rất nhiều khó 11
  20. khăn, áp lực trong học tập và công việc. Chính vì vậy sau khi thực tập thiền chánh niệm đã giúp họ có thể cân bằng lối sống và làm việc hiệu quả hơn. Trong tương lai, các nghiên cứu dài hạn còn được theo đuổi tiêu chuẩn hóa và chi tiết các chương trình. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào những nghiên cứu nhằm tác động đối với những bệnh nhân đang mắc các bệnh tâm lý, ung thư[88]. Năm 2011, Michael Inzlicht và cộng sự đã xuất bản tác phẩm “Religion, brain and behavior”. Với nghiên cứu này các tác giả khẳng định hoạt động não bộ và niềm tin tôn giáo có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau. Cụ thể niềm tin tôn giáo mang lại lợi ích đáng kể cho các tín đồ về hạnh phúc và sức khỏe. Các tác giả đã tiến hành khảo sát trên 50 sinh viên đại học đến từ các nền văn hóa và các tôn giáo khác nhau, kết quả cho thấy: những người có niềm tin tôn giáo sâu sắc ít stress, lo lắng và hạnh phúc hơn những người không có niềm tin tôn giáo[95 tr.195-201]. Như vậy có thể thấy rằng, các nghiên cứu về ứng phó liên quan đến tín đồ các tôn giáo còn ở mức rất khiêm tốn. Trong khi đó đối tượng là cư sĩ Phật tử vẫn chưa có một công trình nào. Điều này dự báo những khó khăn cho việc tiếp cận và nghiên cứu của luận án. 1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS 1.2.1. Nghiên cứu về stress Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu stress theo quan điểm Tâm lý học ở những giai đoạn đầu vẫn còn rất hạn chế. Có thể kể đến những nhà nghiên cứu tiên phong với những tác phẩm được thực hiện trong giai đoạn sơ khai và ngày nay cụ thể như sau: Phạm Ngọc Rao, Nguyễn Hữu Nghiêm (1987), tác giả cuốn sách “Stress trong thời đại văn minh” đã nêu rõ những cảm xúc tâm lý quá mức và khẳng định stress hiện nay đang là một hiện tượng phổ biến của xã hội, bất kì ai cũng có thể bị stress trong xã hội văn minh này. Vì vậy, các tác giả đã cảnh báo cho mọi người hãy biết điều chỉnh lối sống, lối suy nghĩ của mình để phòng ngừa và chống chọi với stress [44]. Đặc biệt, trong y học hai bác sĩ danh tiếng Đăng Phương Kiệt và Nguyễn khắc Viện (1994), đã nghiên cứu và xuất bản những tác phẩm rất giá trị về stress, trong đó có vấn đề về stress trẻ em qua cuốn “Tâm lý học và đời sống” hay “Tiếp cận và đo lường tâm lý lâm sàng trẻ em”. Các tác giả cũng cho rằng trẻ em cũng là đối tượng rất dễ bị stress bởi sự truyền thông giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm đi. Tác giả Đặng Phương Kiệt trong tác phẩm “ Stress và đời sống” đã nêu lên các loại stress điển hình cụ thể và đưa ra các cách ứng phó chúng [30]. Năm 1997, Viện Sức khỏe tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai, đã tổ chức Hội nghị khoa học về “Những rối loạn có liên quan đến stress ở trẻ em và thanh thiếu niên” với sự tham gia của nhiều nhà tâm lý như: Ngô Công Hoàn, Mạc Văn Trang, ... tại hội nghị này, đã có rất nhiều ý kiến, quan điểm đóng góp quan trọng về 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2