intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3-6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:234

51
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi; Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3-6 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THẮM MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ 3 - 6 TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ THẮM MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ 3 - 6 TUỔI CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC MÃ SỐ: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC SƠN HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Thắm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi”, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý - Giáo dục, Tổ bộ môn Tâm lý học phát triển, các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội… Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy cô, Quý Phòng Ban về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, khích lệ, định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin đƣợc cảm ơn tới Quý thầy cô trong hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ các cấp đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để luận án này đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám hiệu, giáo viên mầm non, các bậc cha mẹ và các cháu mẫu giáo tại hai trƣờng mầm non Hoa Hƣớng Dƣơng (Hà Nội) và Mỹ Trung (Nam Định). Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, đồng nghiệp khoa Giáo dục Mầm non, Trƣờng ĐHSP Hà Nội - nơi tôi đang công tác, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn nhóm tác giả Đề tài khoa học và công nghệ mã số SPHN 20-17 do Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội chủ trì, đã cho phép tôi sử dụng một phần kết quả của đề tài phục vụ cho nghiên cứu của mình. Và đặc biệt, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình của mình - những ngƣời luôn bên tôi, luôn cổ vũ, động viên, và hết lòng giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ mọi việc cùng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án Trần Thị Thắm
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .........................................................................................x MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ............................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4 7. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................4 8. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................6 9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ 3 - 6 TUỔI .8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ ...................................8 1.1.2. Những nghiên cứu về hành vi hung tính của trẻ .............................................15 1.1.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ ...........................................................................................20 1.2. Phong cách giáo dục của cha mẹ .......................................................................28 1.2.1. Khái niệm “phong cách” .................................................................................28 1.2.2. Khái quát về phong cách giáo dục của cha mẹ ...............................................30 1.3. Hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ...................................................................37 1.3.1. Hành vi hung tính ............................................................................................37 1.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 3 - 6 tuổi...................................................43 1.3.3. Khái niệm hành vi hung tính của trẻ 3 – 6 tuổi ...............................................46 1.3.4. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi .................................................47
  6. iv 1.4. Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ...............................................................................................................50 1.4.1. Khái niệm mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ........................................................................................50 1.4.2. Tác động phong cách giáo dục của cha mẹ tới hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi .52 1.4.3. Tác động hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi tới phong cách giáo dục của cha mẹ .57 1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ .....................................................................................59 Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................61 CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................62 2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................62 2.1.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................62 2.1.2. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu ..............................................................62 2.1.3. Địa bàn nghiên cứu .........................................................................................65 2.1.4. Tiến trình nghiên cứu ......................................................................................66 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................68 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.....................................................................68 2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi ...............................................................68 2.2.3. Phƣơng pháp quan sát .....................................................................................75 2.2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn ..................................................................................76 2.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp ..............................................................78 2.2.6. Phƣơng pháp thực nghiệm ..............................................................................78 2.2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ........................................79 Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................81 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ 3 - 6 TUỔI ........................................................................................................82 3.1. Thực trạng phong cách giáo dục của cha mẹ có con từ 3 - 6 tuổi......................82 3.1.1. Phong cách giáo dục điển hình của cha mẹ ....................................................82 3.1.2. Phong cách giáo dục và các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ .............89 3.2. Thực trạng hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi..................................................91 3.2.1. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ....................................91 3.2.2. Hình thức biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ................................94
  7. v 3.2.3. So sánh mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi theo các yếu tố khác nhau...................................................................................................................97 3.3. Chiều hƣớng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ......................................................................................101 3.3.1. Tƣơng quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ .101 3.3.2. Phong cách giáo dục của cha mẹ tác động tới hành vi hung tính của trẻ 3 – 6 tuổi 103 3.3.3. Hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi tác động tới phong cách giáo dục của cha mẹ 111 3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ...................................................................116 3.4.1. Yếu tố giới tính của cha mẹ ..........................................................................117 3.4.2. Yếu tố giới tính của trẻ ..................................................................................118 3.4.3. Yếu tố mối quan hệ cha/mẹ - con .................................................................119 3.4.4. Yếu tố vùng miền ..........................................................................................120 3.5. Kết quả nghiên cứu trƣờng hợp và đề xuất biện pháp tác động tâm lý ...........122 3.5.1. Kết quả nghiên cứu trƣờng hợp ....................................................................122 3.5.2. Đề xuất biện pháp tác động tâm lý ................................................................134 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................144 KẾT LUẬN .............................................................................................................145 1. Kết luận ...............................................................................................................145 2. Kiến nghị .............................................................................................................147 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ..........................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................150 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu, viết tắt Viết đầy đủ ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn SL Số lƣợng T.N.A, T.K.Q. … Cách mã hoá tên trẻ
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu là trẻ 3 - 6 tuổi ...............................................63 Bảng 2.2. Mẫu khách thể nghiên cứu là cha/mẹ của trẻ 3 - 6 tuổi ............................64 Bảng 2.3. Đặc điểm gia đình của khách thể nghiên cứu ...........................................64 Bảng 2.4. Mẫu khách thể là giáo viên mầm non .......................................................65 Bảng 3.1. Phong cách giáo dục điển hình của cha/mẹ ..............................................82 Bảng 3.2. Biểu hiện phong cách giáo dục độc đoán của cha mẹ ..............................84 Bảng 3.3. Biểu hiện phong cách giáo dục dân chủ của cha mẹ ................................86 Bảng 3.4. Biểu hiện phong cách giáo dục tự do của cha mẹ ....................................88 Bảng 3.5. Biểu hiện các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ .............................89 Bảng 3.6. Đánh giá của cha mẹ và giáo viên mầm non về mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ ........................................................................................................91 Bảng 3.7. Hình thức biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ..........................94 Bảng 3.8. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ theo giới tính ......................97 Bảng 3.9. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi theo độ tuổi .........98 Bảng 3.10. Mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ theo vùng miền ...............100 Bảng 3.11. Tƣơng quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ ......................................................................................................................101 Bảng 3.12. Dự báo tác động phong cách giáo dục của cha mẹ tới hành vi hung tính của trẻ ......................................................................................................................103 Bảng 3.13. Dự báo tác động phong cách giáo dục của cha mẹ tới các hình thức hành vi hung tính của trẻ. .................................................................................................107 Bảng 3.14. Dự báo tác động hành vi giáo dục của cha mẹ tới hành vi hung tính của trẻ .............................................................................................................................109 Bảng 3.15. Dự báo tác động hành vi giáo dục của cha mẹ tới các hình thức hành vi hung tính của trẻ ......................................................................................................110
  10. viii Bảng 3.16. Dự báo tác động hành vi hung tính của trẻ tới phong cách giáo dục của cha mẹ .....................................................................................................................112 Bảng 3.17. Dự báo tác động hành vi hung tính của trẻ tới các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ ........................................................................................................114 Bảng 3.18. Giới tính của cha mẹ và mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ .............................................................................117 Bảng 3.19. Giới tính của trẻ và mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ ...................................................................................118 Bảng 3.20. Mối quan hệ cha/mẹ - con điều tiết mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ .........................................................119 Bảng 3.21. Yếu tố vùng miền và mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ ...................................................................................120 Bảng 3.22. So sánh sự thay đổi phong cách giáo dục của cha mẹ, hành vi hung tính của trẻ trƣớc và sau thực nghiệm ............................................................................141
  11. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phong cách giáo dục điển hình của cha/mẹ ..........................................82 Biểu đồ 3.2. So sánh đánh giá của cha mẹ và giáo viên mầm non về hành vi hung tính của trẻ .................................................................................................................92 Biểu đồ 3.3. Hình thức biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi ......................95
  12. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Hồi quy về tác động phong cách giáo dục của cha mẹ tới hành vi hung tính của trẻ ...............................................................................................................103 Sơ đồ 3.2. Hồi quy về tác động phong cách giáo dục của cha mẹ ..........................107 tới các hình thức hành vi hung tính của trẻ .............................................................107 Sơ đồ 3.3. Hồi quy về tác động hành vi giáo dục của cha mẹ tới hành vi hung tính của trẻ ......................................................................................................................109 Sơ đồ 3.4. Hồi quy về tác động hành vi giáo dục của cha mẹ tới các hình thức hành vi hung tính của trẻ ..................................................................................................110 Sơ đồ 3.5. Hồi quy về tác động hành vi hung tính của trẻ tới phong cách giáo dục của cha mẹ ...............................................................................................................112 Sơ đồ 3.6. Hồi quy về tác động hành vi hung tính của trẻ tới các khía cạnh hành vi giáo dục của cha mẹ ................................................................................................114 Sơ đồ 3.7. Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ ......................................................................................................................115 Sơ đồ 3.8. Mối quan hệ giữa hành vi giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ .............................................................................................................................116 Sơ đồ 3.12. Sự tham gia của các biến kiểm soát, biến điều tiết vào mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ .............................122 Sơ đồ 3.9. Mối quan hệ cha/mẹ - con gần gũi điều tiết mối quan hệ giữa phong cách giáo dục độc đoán của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ ...................................31 Sơ đồ 3.10. Mối quan hệ cha/mẹ - con xung khắc điều tiết mối quan hệ giữa phong cách giáo dục độc đoán của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ ...........................31 Sơ đồ 3.11. Mối quan hệ cha/mẹ - con xung khắc điều tiết mối quan hệ giữa phong cách giáo dục tự của cha mẹ và hành vi hung tính của trẻ ........................................31
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình đƣợc coi là môi trƣờng văn hoá, môi trƣờng xã hội đầu tiên nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ. Những tác động từ phía gia đình ở giai đoạn đầu đời có thể để lại ấn tƣợng sâu đậm, ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ suốt những năm tháng về sau. Trong đó, phong cách giáo dục của cha mẹ nhƣ một mạch ngầm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành, phát triển tâm lý, đặc biệt là tới hành vi của trẻ. Sự tác động này có thể theo chiều hƣớng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào kiểu phong cách giáo dục mà cha mẹ sử dụng. Ngƣợc lại, phong cách giáo dục của cha mẹ đƣợc hình thành trong quá trình chăm sóc, giáo dục con. Do đó, hành vi của trẻ cũng có thể tác động trở lại, góp phần hình thành hoặc làm thay đổi phong cách giáo dục của cha mẹ. Nhƣ vậy, giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi của trẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi của trẻ có thể chịu ảnh hƣởng từ rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Tuy nhiên, ở lứa tuổi mầm non, phần lớn thời gian trẻ đƣợc sinh hoạt cùng với ngƣời thân trong gia đình, đƣợc ngƣời lớn trong gia đình, nhất là cha mẹ hƣớng dẫn, chỉ bảo, uốn nắn từ lời ăn tiếng nói tới hành vi, cử chỉ, điệu bộ. Do đó, giáo dục gia đình giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, đƣợc coi là yếu tố có ảnh hƣởng quyết định nhất đối với sự phát triển của trẻ [28]. Nhƣng trên thực tế, một bộ phận cha mẹ chƣa có phong cách giáo dục phù hợp khiến cho trẻ có những hành vi không mong muốn, nhất là hành vi hung tính. Chẳng hạn, có những cha mẹ quá nghiêm khắc, kiểm soát con một cách quá mức, thƣờng xuyên sử dụng các hình thức kỉ luật gây tổn thƣơng cho trẻ về thể chất, tinh thần... Trẻ trong những gia đình này thƣờng có xu hƣớng chống đối lại cha mẹ bằng những hành vi hung tính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Và để đối phó với hành vi hung tính của trẻ, cha mẹ càng khẳng định uy quyền của mình bằng cách hà khắc hơn, kiểm soát con nhiều hơn, sử dụng nhiều hình thức kỉ luật hơn. Nhƣng bên cạnh những cha mẹ quá nghiêm khắc, có những cha mẹ lại quá nuông chiều con, tạo cho trẻ có thói quen “luôn đòi hỏi”. Và khi không đƣợc thỏa mãn các nhu cầu, trẻ dễ có những hành vi hung tính với những ngƣời xung quanh nhƣ cáu gắt, thù địch, quát nạt, tấn công..., thậm chí tự làm đau mình để ăn vạ. Đứng trƣớc hành vi đó của trẻ, cha mẹ có thể vì nhiều lí do khác nhau (thƣơng con,
  14. 2 hoặc không muốn con làm phiền, hoặc muốn giữ thể diện trƣớc ngƣời khác...) mà dễ dàng nhƣợng bộ, thỏa hiệp, chiều theo ý của trẻ. Từ đó, tạo ra một “vòng luẩn quẩn” mà cả cha mẹ và trẻ đều khó tìm đƣợc lối ra, đó là: phong cách giáo dục của cha mẹ không phù hợp - hành vi hung tính của trẻ - phong cách giáo dục của cha mẹ càng không phù hợp - hành vi hung tính của trẻ càng cao... Vì vậy, mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ là một vấn đề cần đƣợc nghiên cứu để có cơ sở định hƣớng kiểu phong cách giáo dục phù hợp cho cha mẹ, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ. Trên thế giới, có một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu tố này theo chiều hƣớng phong cách giáo dục của cha mẹ tác động và có thể dự báo mức độ hành vi hung tính của trẻ [37], [59], [80], [94], [101]... Ở Việt Nam, chƣa có nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ, nhất là trẻ mẫu giáo - giai đoạn mà các đặc điểm tâm lý, nhân cách đang đƣợc hình thành, phát triển. Trong số những công trình ít ỏi đƣợc tìm thấy, nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Hà (2019) tìm hiểu về mối tƣơng quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi bắt nạt của trẻ ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở [10]. Còn tác giả Hồ Thị Thúy Hằng (2018) mới bƣớc đầu chỉ ra ảnh hƣởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đối với hành vi hung tính của trẻ 5 - 6 tuổi. Đó là, cha mẹ càng nghiêm khắc, độc đoán thì mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ càng cao [15]... Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu trên còn chƣa quan tâm đúng mức tới mối quan hệ này theo hƣớng hành vi hung tính của trẻ tác động trở lại tới phong cách giáo dục của cha mẹ. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ mối quan hệ theo cả hai chiều giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo trên mẫu khách thể ngƣời Việt Nam là cần thiết. Đây là cơ sở giúp các bậc cha mẹ ở Việt Nam xây dựng, sử dụng phong cách giáo dục phù hợp, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của con ngay từ lứa tuổi mầm non. Xuất phát từ những lí do trên, vấn đề “mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi” đƣợc lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá chiều hƣớng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp tác động để cha mẹ có phong cách giáo dục phù hợp góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi.
  15. 3 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chiều hƣớng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. 3.2. Khách thể nghiên cứu - 365 trẻ từ 3 - 6 tuổi, trong đó có 174 trẻ đang học ở trƣờng mầm non Hoa Hƣớng Dƣơng thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội và 191 trẻ đang học ở trƣờng mầm non Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. - 365 cha/mẹ của những trẻ đƣợc nghiên cứu - 14 giáo viên mầm non đang dạy ở 14 lớp có trẻ đƣợc nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học Phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trong đó: Cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ thì trẻ ít thể hiện hành vi hung tính. Còn cha mẹ có phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự do thì trẻ có xu hƣớng thể hiện hành vi hung tính cao hơn. Ngƣợc lại, trẻ 3 - 6 tuổi ít có biểu hiện hành vi hung tính thì cha mẹ thƣờng có phong cách giáo dục dân chủ. Trẻ 3 - 6 tuổi biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ cao thì cha mẹ thƣờng có phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự do. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Xây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Khảo sát thực trạng các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ, thực trạng mức độ biểu hiện hành vi hung tính của trẻ, từ đó đánh giá chiều hƣớng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý nhằm giúp cha mẹ xây dựng và sử dụng kiểu phong cách giáo dục phù hợp, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi.
  16. 4 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về đối tượng nghiên cứu Chiều hƣớng mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi đƣợc nghiên cứu trong quá trình trẻ tham gia hoạt động ở trƣờng mầm non và sinh hoạt tại gia đình theo hai hƣớng: Thứ nhất: Mức độ dự báo của các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ (độc đoán, dân chủ, tự do) đối với các hình thức biểu hiện hành vi hung tính (bằng thể chất, bằng lời nói, bằng mối quan hệ) của trẻ 3 - 6 tuổi. Thứ hai: Mức độ dự báo của các hình thức biểu hiện hành vi hung tính (bằng thể chất, bằng lời nói, bằng mối quan hệ) của trẻ 3 - 6 tuổi đối với các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ (độc đoán, dân chủ, tự do). 6.2. Về khách thể và địa bàn nghiên cứu Khách thể nghiên cứu gồm 365 trẻ 3 - 6 tuổi (không bị khuyết tật về thể chất và không có những chấn thƣơng, rối loạn về tâm lý); 365 ngƣời là cha hoặc mẹ của những trẻ này và 14 giáo viên đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục các trẻ ở trƣờng mầm non. Địa bàn nghiên cứu là trƣờng mầm non Hoa Hƣớng Dƣơng thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội và trƣờng mầm non Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. 7. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống Con ngƣời là một chỉnh thể thống nhất và vô cùng phức tạp. Các hiện tƣợng tâm lý chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Mối quan hệ đó là kết quả của sự tác động qua lại của nhiều yếu tố nhƣ đặc điểm của cha mẹ (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn của cha mẹ…), đặc điểm của con (giới tính, thứ tự sinh, đội tuổi của con…), mối quan hệ cha mẹ - con, cấu trúc gia đình, đặc điểm văn hoá vùng miền.... Tuy nhiên, trong mỗi hoàn cảnh, tình huống khác nhau, thì mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đó là khác nhau. Việc xác định đúng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ
  17. 5 thể là một việc làm quan trọng và cần thiết. Vì vậy, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi cần đặt trong mối quan hệ với các yếu tố chủ quan và khách quan khác. 7.1.2. Tiếp cận hoạt động Thông qua hoạt động, những đặc điểm tâm lý cá nhân hay của nhóm đƣợc hình thành, phát triển và bộc lộ. Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi đƣợc tiến hành trong quá trình cha mẹ và con cùng nhau tham gia các hoạt động hàng ngày nhƣ: giao tiếp, chăm sóc, giáo dục… 7.2.3. Tiếp cận phát triển Nghiên cứu phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi hung tính của trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm lý của của cha mẹ và của trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi cụ thể. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp tác động tâm lý để định hƣớng phong cách giáo dục của cha mẹ cũng cần phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ ở từng độ tuổi, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ. 7.2.4. Tiếp cận văn hoá Mỗi ngƣời khi sinh ra đều thuộc về những nền văn hoá nhất định, đó là văn hoá gia đình, văn hoá làng xã, văn hoá vùng miền, văn hoá dân tộc… Và sự hình thành, phát triển các đặc điểm tâm lý, nhân cách của con ngƣời đều chị sự ảnh hƣởng, tác động, chi phối của các yếu tố văn hoá đó. Vì vậy, nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ, hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi, cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng cần đặt trong mối quan hệ với các yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá gia đình, văn hoá vùng miền. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng phối hợp, gồm: - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu - Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phƣơng pháp quan sát - Phƣơng pháp phỏng vấn - Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp
  18. 6 - Phƣơng pháp thực nghiệm - Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (Mục đích, nội dung, cách tiến hành các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc trình bày cụ thể ở chƣơng 2) 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận Luận án đã khái quát một số hƣớng nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Luận án cũng đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Trên cơ sở khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, luận án đã kế thừa và thiết kế đƣợc bộ công cụ đo lƣờng hành vi hung tính dành cho trẻ 3 - 6 tuổi, bƣớc đầu đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tin cậy Cronbach‟s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA trong thiết kế công cụ đo lƣờng. 8.2. Về thực tiễn Luận án có những đóng góp về thực tiễn: - Chỉ ra thực trạng sử dụng các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ và thực trạng mức độ, hình thức biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Phát hiện ra mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi trên mẫu khách thể là ngƣời Việt Nam. Trong đó: Phong cách giáo dục của cha mẹ tác động tới hành vi hung tính của trẻ theo hƣớng: phong cách giáo dục dân chủ của cha mẹ dự báo hành vi hung tính của trẻ ở mức độ thấp, còn phong cách giáo dục độc đoán và tự do của cha mẹ dự báo hành vi hung tính của con ở mức độ cao hơn. Hay nói cách khác, cha mẹ càng dân chủ thì trẻ càng ít có biểu hiện hành vi hung tính, nhƣng cha mẹ càng độc đoán hoặc càng tự do thì trẻ càng có biểu hiện hành vi hung tính ở mức độ cao và ngƣợc lại. Hành vi hung tính của trẻ cũng tác động tới phong cách giáo dục của cha mẹ nhƣng ở mức độ yếu hơn, theo hƣớng: hành vi hung tính của trẻ (đặc biệt là hành vi hung tính bằng lời nói) dự báo mức độ thấp đối với phong cách giáo dục dân chủ
  19. 7 của cha mẹ và dự báo mức độ cao hơn đối với phong cách giáo dục độc đoán và tự do của cha mẹ. Có nghĩa là, trẻ càng có biểu hiện hành vi hung tính cao thì cha mẹ càng có xu hƣớng sử dụng phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự do nhiều hơn so với phong cách giáo dục dân chủ và ngƣợc lại. - Tìm ra một số yếu tố đóng vai trò là biến kiểm soát (giới tính của cha mẹ, giới tính của con, văn hoá vùng miền) và biến điều tiết (mối quan hệ cha/mẹ - con) trong mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. - Đề xuất đƣợc một số biện pháp tác động tâm lý nhằm giúp cha mẹ xây dựng và sử dụng phong cách giáo dục phù hợp, từ đó góp phần hạn chế hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục các công trình nghiên cứu liên quan tới luận án đã đƣợc công bố và phụ lục, luận án gồm có ba chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi. Chương 2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi.
  20. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ VỚI HÀNH VI HUNG TÍNH CỦA TRẺ 3 - 6 TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ Phong cách là một vấn đề đã và đang đƣợc quan tâm nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: khoa học quản lý, xã hội học, tâm lý học… Tuy nhiên, ở mỗi một lĩnh vực, phong cách lại xem xét ở một khía cạnh khác nhau. Dƣới góc độ tâm lý học và giáo dục học, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam tập trung tìm hiểu về phong cách giáo dục của cha mẹ. Những nghiên cứu đó có thể khái quát thành ba hƣớng nghiên cứu chính: Hướng thứ nhất: Nghiên cứu mô hình và công cụ đánh giá phong cách giáo dục của cha mẹ. Những nghiên cứu lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ chủ yếu quan tâm tìm hiểu hai vấn đề: 1 - mô hình phong cách giáo dục của cha mẹ và 2 - xây dựng các công cụ để đánh giá phong cách giáo dục của cha mẹ. Những nghiên cứu về mô hình phong cách giáo dục của cha mẹ: Có thể nói, một trong những ngƣời đặt dấu mốc đầu tiên cho các nghiên cứu đƣơng đại về phong cách giáo dục của cha mẹ là Diana Baumrind. Bà đã đƣa ra cấu trúc tâm lý của việc nuôi dạy con gồm ba thành tố, đó là sự hỗ trợ của cha mẹ (support), sự kiểm soát hành vi (behavioral control) và sự kiểm soát tâm lý (psychological control). Trong đó, sự hỗ trợ của cha mẹ (hay nuôi dạy con cái tích cực) đề cập đến mức độ mà cha mẹ chủ động khuyến khích từng cá nhân trẻ, tự điều chỉnh, tự khẳng định bằng cách hỗ trợ và chấp nhận những nhu cầu và đòi hỏi đặc biệt của con [44]. Kiểm soát hành vi đề cập đến kiểu thực hành nuôi dạy con cái nhằm hạn chế hoặc thay đổi hành vi của trẻ. Còn kiểm soát tâm lý đề cập đến việc thực hành nuôi dạy con cái theo kiểu áp đặt để có đƣợc sự tuân thủ của trẻ, và cũng can thiệp vào sự phát triển tâm lý của trẻ [41]. Trên cơ sở kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu của Baldwin (1948), Maccoby và Levin (1957), Baumrind đã đƣa ra ba kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ là: dân chủ (authoritative), độc đoán (authoritarian) và tự do/dễ dãi (permissive). Theo bà, những trẻ em lớn lên cùng cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ có nhiều khả năng xã hội hóa hơn so với những trẻ em sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1