intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ các nhân tố thuộc hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến hiệu của hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG NGA ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG NGA ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ GIANG TÂN TP. Hồ Chí Minh – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong nghiên cứu nào trước đây. Tác giả Nguyễn Hồng Nga
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG MỞ ĐẦU ...............................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC........................6 1.1. Tổng quan những nghiên cứu có liên quan ......................................................6 1.1.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng KSNB đến hiệu quả hoạt động của DN .......6 1.1.2. Nghiên cứu về KSNB trong DN nhỏ và vừa ..........................................9 1.2. Khoảng trống trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài ..................11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................13 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................14 2.1. Tổng quan về hệ thống KSNB và DNNVV ...................................................14 2.1.1. Tổng quan về hệ thống KSNB .............................................................14 2.1.2. Tổng quan về DNNVV.........................................................................22 2.2. Hiệu quả hoạt động của DN ...........................................................................25 2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của DN ................................................25 2.2.2. Đo lường hiệu quả hoạt động của DN ..................................................26 2.3. Mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động của DN ...............27 2.4. Các lý thuyết nền tảng. ...................................................................................28 2.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm...............................................................................28 2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan ..................................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................32 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................33 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................33 3.2. Mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo ....................................................34 3.2.1. Mô hình nghiên cứu..............................................................................34 3.2.2. Thang đo ...............................................................................................34
  5. 3.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ....................................................................36 3.4. Mô hình hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở Vĩnh Long ..................38 3.5. Chọn mẫu........................................................................................................38 3.5.1. Xác định kích thước mẫu .....................................................................38 3.5.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu .........................................39 3.6. Phương pháp kiểm định..................................................................................40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................42 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...............................43 4.1. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................43 4.1.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................43 4.1.2. Kết quả điều chỉnh thang đo sau phỏng vấn chuyên gia và khảo sát thử ........................................................................................................44 4.1.3. Thống kê tần số ....................................................................................50 4.1.4. Đánh giá thang đo.................................................................................55 4.1.5. Kiểm tra các giả định trong mô hình ....................................................69 4.1.6. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu.............................................72 4.2. Bàn luận liên quan đến kết quả nghiên cứu....................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................77 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU..............78 5.1. Kết luận ..........................................................................................................78 5.2. Khuyến nghị ...................................................................................................79 5.2.1. Khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức nhà quản lý DN đối với KSNB ....79 5.2.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nói chung ...................................................................................................79 5.2.3. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện các thành phần của KSNB .................80 5.2.4. Một số khuyến nghị trong xác định mục tiêu hoạt động và nâng cao ý thức người thực hiện trong hệ thống KSNB.....................................83 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AICPA : American Institute of Certified Public Accountants – Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ BCTC : Báo cáo tài chính COSO : The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập BCTC DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa EFA : Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá ERP : Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp EU : The European Union – Liên minh châu Âu KSNB : Kiểm soát nội bộ SPSS : Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm thống kê dành cho các ngành khoa học xã hội
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Tiêu chí phân loại DNNVV tại Việt Nam Bảng 3.1 : Tổng hợp số lượng các biến quan sát Bảng 4.1 : Quy mô vốn của các DN được khảo sát Bảng 4.2 : Số lượng nhân viên của các DN được khảo sát Bảng 4.3 : Thời gian hoạt động của các DN được khảo sát Bảng 4.4 : Thống kê tần số thang đo Môi trường kiểm soát Bảng 4.5 : Thống kê tần số thang đo Đánh giá rủi ro Bảng 4.6 : Thống kê tần số thang đo Hoạt động kiểm soát Bảng 4.7 : Thống kê tần số thang đo Hệ thống thông tin và truyền thông Bảng 4.8 : Thống kê tần số thang đo Hoạt động giám sát Bảng 4.9 : Thống kê tần số thang đo Hiệu quả hoạt động Bảng 4.10 : Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo các thành phần của hệ thống KSNB Bảng 4.11 : Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo Hiệu quả hoạt động Bảng 4.12 : Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các thành phần của hệ thống KSNB Bảng 4.13 : Ma trận nhân tố cho thang đo các thành phần của hệ thống KSNB Bảng 4.14 : Communalities cho thang đo các thành phần của hệ thống KSNB Bảng 4.15 : Nhân tố và phương sai trích cho thang đo các thành phần của hệ thống KSNB Bảng 4.16 : Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo hiệu quả hoạt động Bảng 4.17 : Kiểm định Communalities cho thang đo hiệu quả hoạt động Bảng 4.18 : Nhân tố và phương sai trích cho thang đo hiệu quả hoạt động Bảng 4.19 : Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) Bảng 4.20 : Hệ số phóng đại phương sai – VIF
  8. Bảng 4.21 : Bảng tóm tắt mô hình hồi qui Bảng 4.22 : Bảng ANOVA Bảng 4.23 : Trọng số hồi quy của các biến độc lập Bảng 4.24 : Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu Hình 3.2 : Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 4.1 : Đồ thị điểm uốn và eigenvalue cho thang đo các thành phần của hệ thống KSNB Hình 4.2 : Đồ thị điểm uốn và eigenvalue của thang đo hiệu quả hoạt động Hình 4.3 : Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa Hình 4.4 : Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiểm soát nội bộ (KSNB) là công cụ, cơ chế kiểm soát của một đơn vị: bao gồm các phương tiện và phương pháp để bảo vệ tài sản, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động, ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm (Shim J.K, 2011). Theo Mawanda (2008), một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ giúp các công ty ngăn chặn gian lận, sai sót và giảm thiểu lãng phí. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của KSNB không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo cho doanh nghiệp (DN) đạt được các mục tiêu mà nó còn mở rộng sang cả vai trò hỗ trợ và tạo ra giá trị gia tăng cho DN (Bùi Thị Minh Hải, 2011). Như vậy, có thể nói KSNB là công cụ đắc lực và cần thiết để DN có thể tồn tại và phát triển tronng môi trường kinh doanh phức tạp và nhiều rủi ro phải đối mặt như hiện nay. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng, giữa hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của DN có mối quan hệ thuận chiều. Trong nghiên cứu đánh giá mức độ hiệu quả của KSNB tại các DN nhỏ hoạt động ở Nairobi, Kakucha (2009) đã phát hiện ra một mối quan hệ thuận chiều giữa những yếu kém của KSNB và kết quả hoạt động tài chính. Cùng đối tượng nghiên cứu là các DN nhỏ và vừa, nghiên cứu của Nyakundi, Nyamita và Tinega (2014) chứng minh có một mối quan hệ giữa hiểu biết của chủ DN (thành phần của môi trường kiểm soát) và hiệu quả hoạt động tài chính của DN đó. Nghiên cứu của Ndungu (2013) thì phát hiện ra rằng hệ thống KSNB hữu hiệu góp phần tăng doanh thu, thông qua trường hợp công ty dịch vụ thuộc đại học Nairobi (UNES). Trong nghiên cứu được công bố năm 2015, Ndembu Zipporah Njoki đã kiểm định mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động tài chính của các DN sản xuất ở Nairobi. Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc ROA được sử dụng như một chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tài chính trong khi các biến độc lập là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động
  11. 2 kiểm soát và sự giám sát được sử dụng như các chỉ tiêu của KSNB. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát tỷ lệ thuận với ROA; còn sự giám sát thì tỷ lệ nghịch với ROA. Ngoài kiểm định mối quan hệ giữa KSNB với hiệu quả hoạt động, các nghiên cứu trước đây còn chứng minh mối tương quan thuận giữa KSNB và giá trị doanh nghiệp (Chunlan, 2009). Wittayapoom (2011) thì chứng minh rằng KSNB hiệu quả ảnh hưởng tích cực đến độ tin cậy của báo cáo tài chính. Một số nghiên cứu khác về KSNB theo hướng đánh giá tính hữu hiệu trong việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại một đơn vị, hay một ngành nghề cụ thể. Hướng nghiên cứu này thường sử dụng bộ công cụ đánh giá được cung cấp bởi COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission). Dựa trên kết quả này, đơn vị có thể nhận biết KSNB của mình hoạt động chưa hiệu quả như thế nào, hạn chế chủ yếu ở quy trình nào, thành phần nào của KSNB là chưa được quan tâm đúng mức và từ đó đề ra các giải pháp, định hướng nhằm cải thiện KSNB, giúp đơn vị kiểm soát hoạt động tốt hơn. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về KSNB trong thời gian qua thường tập trung vào đánh giá thực trạng toàn bộ hệ thống KSNB tại một DN hoặc một số DN cùng đặc điểm kinh doanh bằng cách sử dụng bộ tiêu chuẩn của báo cáo COSO. Một số khác đi sâu vào đánh giá KSNB theo từng chu trình nghiệp vụ. Trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh, yếu của hệ thống KSNB, các nghiên cứu đề xuất giải pháp, định hướng giúp DN hoàn thiện hệ thống KSNB. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tiến hành khảo sát KSNB của các DN thương mại tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Các DN thương mại ở Vĩnh Long đang trên đà phát triển mạnh cùng với tốc độ phát triển công nghiệp của đất nước. Tuy nhiên, với 98% các DN trên địa bàn có quy mô nhỏ và vừa, đa số các DN này không có chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển hiệu quả, việc quản lý sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Đó không chỉ là rào cản rất lớn cho hoạt động của các DN mà còn ảnh hưởng không nhỏ
  12. 3 đến phát triển kinh tế tỉnh nhà. Một câu hỏi đặt ra là: liệu KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DN hay không; từ đó giúp các nhà quản lý sẽ nâng cao nhận thức trong việc quan tâm đầu tư cho hệ thống KSNB. Đề tài “Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” sẽ góp phần giải quyết khoảng trống nghiên cứu về KSNB khi xem xét dưới góc độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động của các DN. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung là xem xét ảnh hưởng của các nhân tố KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được 2 mục tiêu cụ thể, bao gồm: (1) Làm rõ các nhân tố thuộc hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. (2) Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến hiệu của hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung trả lời 2 câu hỏi: (1) Các nhân tố thuộc hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long? (2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố của hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long.
  13. 4 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các DN thương mại nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Và đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố của hệ thống KSNB nói chung ảnh hưởng đến mục tiêu hiệu quả, không nghiên cứu các nhân tố KSNB ảnh hưởng đến các mục tiêu khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp, bao gồm phương pháp định tính và định lượng, cụ thể là: Phương pháp định tính: được sử dụng để tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn chuyên gia, đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với các DN thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Phương pháp định lượng: được sử dụng trong việc khảo sát các đối tượng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN. Sau đó, phương pháp này được sửng dụng để đánh giá giá trị và độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát sẽ được dùng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy bội. Mô hình thể hiện mối quan hệ giả thuyết giữa các các biến độc lập (gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, và hoạt động giám sát) với biến phụ thuộc (hiệu quả hoạt động) của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long. 6. Đóng góp của nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với hy vọng giúp các DN thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhận biết KSNB ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của DN mình. Từ đó, có sự quan tâm đúng mức trong đầu tư cho một hệ thống KSNB hữu hiệu. Ngoài ra, đề tài cũng mong muốn đóng góp vào nguồn tài liệu
  14. 5 tham khảo cho các đối tượng quan tâm đến vấn đề KSNB dưới góc độ xem xét ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động của DN cũng như sinh viên, học viên ở các trường học; các nhà quản lý DN đang tìm kiếm giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động ở đơn vị thông qua KSNB. 7. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm các nội dung sau: Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Phần nội dung: gồm 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về các nghiên cứu trước. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Kết luận, hạn chế và hướng nghiên cứu
  15. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1. Tổng quan những nghiên cứu có liên quan 1.1.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng KSNB đến hiệu quả hoạt động của DN Cho đến nay, khá nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh sự hữu hiệu của KSNB ảnh hưởng đến hiệu qua hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay ở Việt Nam chưa thấy những nghiên cứu về ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động của DN. Do đó, trong phần này, tác giả xin được trình bày những nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài. Kakucha (2009) đánh giá mức độ hiệu quả của KSNB tại các DN nhỏ hoạt động ở Nairobi. Nghiên cứu tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa thời gian thành lập của DN và nguồn lực mà DN nắm giữ với mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB, đồng thời kiểm định mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động tài chính. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, sử dụng một mẫu 30 DN nhỏ. Kết quả cho thấy các khiếm khuyết trong hệ thống KSNB, với mức độ thiếu sót khác nhau của những doanh nghiệp khác nhau. Các nhân tố của KSNB được cho là khiếm khuyết xuất hiện trong hầu hết các DN được khảo sát là: phân tích, đánh giá rủi ro; thông tin và truyền thông. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian thành lập của DN và tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Thêm vào đó, có mối tương quan nghịch giữa nguồn lực DN và điểm yếu của hệ thống KSNB. Cuối cùng, nghiên cứu phát hiện ra một mối quan hệ thuận chiều giữa những yếu kém của KSNB và kết quả hoạt động tài chính. Tác giả khuyến cáo rằng cần nâng cao kiến thức cho các nhà điều hành các DN nhỏ về thiết lập hệ thống KSNB hữu hiệu thông qua các diễn đàn, hội thảo. Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của KSNB đến tổng doanh thu: trường hợp của công ty dịch vụ thuộc đại học Nairobi (UNES), Ndungu (2013) đã tiến hành khảo sát với mẫu được chọn là toàn thể nhân viên của UNES. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu phát hiện ra rằng hệ thống
  16. 7 KSNB hữu hiệu góp phần tăng doanh thu cho UNES. Công ty đã chính thức hóa các chính sách và thủ tục cho tất cả các hoạt động của đơn vị: từ truyền thông, kiểm soát và giám sát hoạt động tốt. Tất cả các nhân viên hiểu được khái niệm và tầm quan trọng của KSNB, bao gồm cả việc phân chia trách nhiệm. Nghiên cứu cũng khuyến cáo các nhà quản lý nên thiết kế KSNB để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động, nâng cao độ tin cậy của BCTC cũng như thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật và các quy định; KSNB cần được giám sát đầy đủ để đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống. Với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động tài chính được đo lường bằng ROI – tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư. Nyakundi, Nyamita và Tinega (2014) đã tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống KSNB lên hoạt động tài chính của các DN nhỏ và vừa ở Thành phố Kisumu, Kenya. Mẫu được chọn bằng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng sự kết hợp của bảng câu hỏi có cấu trúc và các cuộc phỏng vấn. Kết quả cho thấy một mối quan hệ giữa hiểu biết của chủ DN (thành phần của môi trường kiểm soát) với hiệu quả hoạt động tài chính của DN đó. Nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các DN nhỏ không có một bộ phận kiểm toán nội bộ, các phòng ban với nhân viên được đào tạo không đầy đủ cũng như nguồn lực tài chính hạn chế. Nghiên cứu đề nghị phổ biến về tầm quan trọng của KSNB cho các chủ sở hữu DN nhỏ và vừa. Wambugu (2014) đã tiến hành nghiên cứu về tác động của KSNB lên hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Kenya. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là tất cả các nhân viên và nhà quản lý tại Amref Health Africa ở Kenya với số lượng 259 người. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: 85% số người trả lời xác định lập kế hoạch là phương pháp chung nhất được sử dụng trong kiểm soát hoạt động, 80% đồng quan điểm rằng công việc giao cho nhân viên nên có yêu cầu về trình độ đào tạo kỹ thuật trong từng hoàn cảnh, 87% cho rằng đánh giá định kỳ trong tổ chức tạo điều kiện cho số liệu kế toán chính xác. Nghiên cứu khuyến cáo rằng KSNB nên được sử
  17. 8 dụng để hỗ trợ các tổ chức trong việc đạt được mục tiêu thông qua quản trị rủi ro và các tổ chức nên xác định các vai trò và trách nhiệm khác nhau đối với KSNB. Cùng mục tiêu xác định ảnh hưởng của KSNB lên hiệu quả hoạt động tài chính, Ndembu Zipporah Njoki (2015) đã tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là các DN sản xuất ở Nairobi, Kenya. Nghiên cứu được thực hiện để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố như là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và sự giám sát đến tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc ROA được sử dụng như một chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tài chính trong khi các biến độc lập là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và sự giám sát được sử dụng như các chỉ tiêu của KSNB. Các biến quan sát đo lường 5 thành phần của hệ thống KSNB được thiết kế dựa trên các nguyên tắc của báo cáo COSO. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa KSNB và hiệu quả hoạt động tài chính. Trong đó, môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát tỷ lệ thuận với ROA; còn sự giám sát thì tỷ lệ nghịch với ROA. Nghiên cứu khuyến cáo tất cả các DN ở Kenya nên thực hiện hệ thống KSNB, những DN nào mà hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ cải thiện hiệu quả tài chính so với những DN có KSNB yếu kém. Đồng thời, nghiên cứu cũng khuyến nghị các nhà quản lý, có thể được hỗ trợ bởi các ủy ban kiểm toán, cần đảm bảo rằng hệ thống KSNB được giám sát định kỳ. Tác giả cũng khẳng định hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tập trung vào 35 DN sản xuất trong khi ở Kenya có đến 500 DN sản xuất, do đó những phát hiện này có thể chưa mang tính tổng quát. Bên cạnh những nghiên cứu về ảnh hưởng của KSNB lên kết quả hoạt động của DN, nhiều tác giả cũng đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa KSNB với giá trị của DN, độ tin cậy của BCTC hay khả năng điều tra và phát hiện gian lận. Tiêu biểu là với nghiên cứu thực nghiệm mối tương quan giữa KSNB và giá trị DN, Chunlan (2009) đã lựa chọn ngẫu nhiên 75 công ty niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến để khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB có ảnh hưởng đến vòng quay tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và KSNB cũng
  18. 9 có ảnh hưởng đáng kể để nâng cao giá trị DN. Kết quả này chỉ ra rằng để cải thiện KSNB, các DN cần được quan tâm từ khía cạnh tài chính. Mô hình này đã chứng minh sự tương quan thuận giữa KSNB và giá trị doanh nghiệp. 1.1.2. Nghiên cứu về KSNB trong DN nhỏ và vừa Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trước hết, tác giả xin trình bày những nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến KSNB trong DN nhỏ và vừa. Năm 2009, Teketel, T & Berhanu, Z. đã tiến hành xem xét và mô tả hiệu quả của hệ thống KSNB trong các DN nhỏ và vừa của Thụy Điển. Nghiên cứu này tập trung vào 5 thành phần chính của KSNB và tác động của chúng đến việc đạt được các mục tiêu của DN. Khi làm như vậy, nghiên cứu này tạo ra một sự hiểu biết tốt hơn về KSNB hiệu quả mà các DN có thể áp dụng trong bối cảnh các DN nhỏ. Để đạt được mục tiêu này, các tác giả xây dựng một câu hỏi nghiên cứu: hệ thống KSNB của các DN nhỏ và vừa đáp ứng ở mức độ nào theo các nguyên tắc của KSNB hiệu quả? Nghiên cứu áp dụng phương pháp quy nạp trong cuộc phỏng vấn định tính và phát hiện ra rằng, trái với những hiểu biết thông thường, các DN vừa và nhỏ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc có một hệ thống KSNB tốt. Các tính năng chính của một hệ thống KSNB hiệu quả áp dụng đối với các DN nhỏ và vừa được tìm thấy là môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả, hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả. Do đó, những phát hiện chính của nghiên cứu phù hợp với khuôn khổ lý thuyết. Cùng mục tiêu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, Oseifuah, E. & Gyekye, A. (2013) đã tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là các DN nhỏ và siêu nhỏ trong huyện Vhembe của tỉnh Limpopo, Nam Phi. Nhóm tác giả sử dụng bảng câu hỏi để thu thập các dữ liệu liên quan đến năm thành phần cần thiết và liên quan lẫn nhau của KSNB: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, giám sát và các hoạt động kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề KSNB của các DN trong huyện Vhembe là thấp, chỉ có 45% các công ty được khảo sát có đầy đủ các hệ thống KSNB tại chỗ. Hàm ý chính sách của nghiên cứu này là cần phải
  19. 10 khuyến khích và hỗ trợ các DN nhỏ phát triển và mở rộng kích thước nhằm sử dụng có hiệu quả các biện pháp KSNB, bởi sự thiếu vắng các biện pháp KSNB hữu hiệu được xem là một trong những nguyên nhân đưa đến thất bại trong kinh doanh của các DN trên phạm vi toàn thế giới. Siwangaza, L. et al (2014) nghiên cứu tình trạng KSNB trong các DN bán hàng tiêu dùng nhanh quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ trên bán đảo Cape. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để xác định mức độ mà việc thực hiện đầy đủ hệ thống KSNB có thể giúp cải thiện hoạt động các DN nhỏ và vừa ở Nam Phi một cách bền vững. Bảng câu hỏi được gửi đến cho 110 chủ sở hữu và/hoặc quản lý của các DN nhỏ và vừa ở Nam Phi hoạt động trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh, trên bán đảo Cape. Dựa trên kết quả này, rõ ràng là hầu hết các các DN nhỏ và vừa ở Nam Phi không có một loạt các kiểm soát nội bộ theo quy định của khuôn khổ KSNB chính thức. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ họ nhận được trong điều khoản phát triển DN nhỏ và và vừa một cách bền vững là khá hạn chế. Ở Việt Nam trong thời gian qua cũng có khá nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong DN nhỏ và vừa được thực hiện bởi nhiều tác giả liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Trước hết, có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Dương Thị Ngọc Bích (2012) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Nghiên cứu tiến hành tìm hiểu, phân tích, đánh giá hệ thống KSNB tại các DN sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả tiến hành khảo sát 25 DN sản xuất gỗ ở Bình Dương thông qua bảng câu hỏi 130 câu được thiết kế dựa trên các tiêu chí đánh giá của 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2004. Kết quả khảo sát cho thấy các DN đã có sự quan tâm và thiết lập hệ thống KSNB, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về trình độ nhân viên, khả năng quản lý của lãnh đạo, phân chia trách nhiệm, đánh giá rủi ro,... nên mức độ thành công của hệ thống chưa cao và gặp nhiều khó khăn. Hạn chế của nghiên cứu là cở mẫu chưa đủ khái quát để đưa ra kết luận đầy đủ hơn.
  20. 11 Tác giả Bùi Trần Ánh Vân (2013) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh” đã tiến hành khảo sát 16 DN sản xuất bao bì trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, sử dụng bảng câu hỏi gồm 85 câu hỏi được thiết kế dựa trên các tiêu chí đánh giá của 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB. Đối tượng khảo sát là những người có chức vụ và nhân viên ở các DN. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các DN đều cố gắng xây dựng hệ thống KSNB tốt, tuy nhiên việc xây dựng còn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính và chưa được tổ chức một cách hệ thống để có được hệ thống KSNB hữu hiệu. Không theo hướng đánh giá chung cho một nhóm các DN cùng đặc trưng, tác giả Lê Thị Bảo Như (2014) nghiên cứu “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH URC Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng hệ thống KSNB của công ty qua 5 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin – truyền thông và giám sát; khảo sát hoạt động của kế toán trong công ty. Bảng khảo sát và kết quả phỏng vấn được thực hiện tại Công ty TNHH URC Bình Dương chuyên sản xuất bánh, kẹo, nước giải khát các loại,... với đối tượng khảo sát là trưởng các phòng ban, nhân viên và nhân viên kế toán. Điểm mới của nghiên cứu này là đã áp dụng các nguyên tắc của báo báo COSO 2013 trong thiết kế bảng câu hỏi, tuy nhiên kết quả chỉ dừng lại ở đánh giá các nguyên tắc và hoạt động kiểm soát có được thực hiện hay không, hoàn toàn chưa đề cập đến tính hữu hiệu của KSNB và những ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động của DN. 1.2. Khoảng trống trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài Thông qua các nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài, có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động (được xác định thông qua tăng doanh thu; hiệu suất tài chính), giá trị doanh nghiệp hay độ tin cậy của BCTC. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhiều tác giả đã tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính của các DN, bao gồm cả các DN thương mại. Tuy nhiên, các nghiên cứu về KSNB trong DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc đánh giá hệ thống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2