intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là tập trung nghiên cứu VHTC ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------o0o-------- TRẦN THỊ THỦY TIÊN ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------o0o-------- TRẦN THỊ THỦY TIÊN ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ANH HIỀN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các tài liệu và số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo và kế thừa được thực hiện trích dẫn và tham chiếu đầy đủ, rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2019 Học viên thực hiện Trần Thị Thuỷ Tiên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT/ABTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.............................................................................2 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 6. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................4 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................5 1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài .................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu đo lường chất lượng thông tin BCTC .....................................5 1.1.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa VHTC và sự thành công của HTTTKT .6 1.1.3. Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chất lượng HTTTKT và VHTC đến chất lượng thông tin BCTC .................................................................................................7 1.2. Các nghiên cứu công bố trong nước ....................................................................8 1.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC: ...............................................8 1.2.2. Các nghiên cứu về HTTTKT ..........................................................................10 1.3. Đánh giá các nghiên cứu và xác định hướng nghiên cứu cho luận văn .............10
  5. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................13 2.1. Văn hóa tổ chức..................................................................................................13 2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................13 2.1.2. Vai trò..............................................................................................................13 2.1.3. Cấu trúc của VHTC .........................................................................................14 2.2. Chất lượng thông tin báo cáo tài chính ..............................................................15 2.2.1. Khái niệm thông tin BCTC .............................................................................15 2.2.2. Chất lượng thông tin BCTC ............................................................................16 2.3. Chất lượng HTTTKT .........................................................................................18 2.3.1. Khái niệm HTTTKT .......................................................................................18 2.3.2. Chất lượng HTTTKT ......................................................................................19 2.4. Các lý thuyết và quan điểm vận dụng ................................................................20 2.4.1. Lý thuyết thông tin hữu ích .............................................................................20 2.4.2. Lý thuyết xử lý thông tin .................................................................................21 2.4.3. Lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện (TQM) ..............................................22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................25 3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................25 3.1.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................25 3.1.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .....................................................................26 3.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................26 3.1.4. Xây dựng thang đo ..........................................................................................26 3.1.4.1. Thang đo đo lường chất lượng thông tin BCTC ..........................................27 3.1.4.2. Thang đo chất lượng HTTTKT ....................................................................27 3.1.4.3. Thang đo đo lường VHTC ...........................................................................27 3.1.5. Tham khảo ý kiến chuyên gia và hiệu chỉnh thang đo ....................................30 3.2. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................31 3.2.1. Xác định cỡ mẫu .............................................................................................31 3.2.2. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................31 3.2.3. Mô tả mẫu nghiên cứu.....................................................................................31 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................32
  6. 3.3.1. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha ................................................................32 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ..................33 3.3.3. Phân tích khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) ..........................33 3.3.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ...................................................34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................36 4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................36 4.1.1. Kết quả điều chỉnh thang đo sau khi phỏng vấn chuyên gia ...........................36 4.1.2. Thống kê tần số thang đo ................................................................................39 4.1.3. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha ...................................................41 4.1.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá, EFA ......................................................44 4.1.5 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định, CFA ........................48 4.1.6. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) .................................................50 4.1.7 Kiểm định BOOTHSTRAP .............................................................................52 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................56 5.1. Kết luận ..............................................................................................................56 5.2. Hàm ý quản trị ....................................................................................................57 5.2.1. Đối với VHTC .................................................................................................57 5.2.2. HTTTKT .........................................................................................................58 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT : American Institute of Certified Public Accountants – Hiệp AICPA hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ AIS : Accounting information system – Hệ thống thông tin kế toán AMOS : Analysis of Moment Structures BCTC : Báo cáo tài chính CFA : Confirmatory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khẳng định DN : Doanh nghiệp EFA : Exploratory Factor Analysis– Phân tích nhân tố khám phá : Financial Accounting Standards Board - Hội đồng Tiêu chuẩn FASB Kế toán Tài chính HTTTKT : Hệ thống thông tin kế toán : International Accounting Standards Board – Hội đồng chuẩn IASB mực kế toán quốc tế : Management Information System - Hệ thống Thông tin Quản MIS lý SEM : Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính : Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm thống SPSS kê dành cho các ngành khoa học xã hội TQM : Total Quality Management - Quản lý chất lượng toàn diện VHTC : Văn hóa tổ chức
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô hình PSP/IQ ........................................................................................ 23 Bảng 3.1. Mã hóa thang đo và biến quan sát ............................................................ 27 Bảng 4.1: Mã hóa thang đo và biến quan sát sau khi điều chỉnh .............................. 36 Bảng 4.2. Thống kê mô tả cho 36 biến quan sát ....................................................... 40 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo VHTC ..................................... 41 Bảng 4.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo chất lượng HTTTKT .............. 42 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo chất lượng thông tin BCTC .... 43 Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các thành phần ...................... 44
  9. DANH CÁC MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 25 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 26 Hình 4.1. Mô hình CFA chuẩn hóa ........................................................................... 49 Hình 4.2. Mô hình SEM ............................................................................................ 51
  10. TÓM TẮT 1. Tên đề tài: Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 2. Tóm tắt: Thông tin BCTC có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế hội nhập sâu rộng và sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của công nghệ thông tin. Để góp phần nâng cao chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tác giả tiến hành một nghiên cứu nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của VHTC và chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin BCTC. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng việc khảo sát các kế toán viên làm việc tại các DN Bình Phước và phân tích dữ liệu của 350 mẫu khảo sát này. Kết quả nghiên cứu cho thấy VHTC ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin BCTC. Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị sẽ có sự quan tâm hơn nữa đến VHTC và chất lượng của HTTTKT, từ đó nâng cao chất lượng thông tin BCTC tại các DN Bình Phước. 3. Từ khóa: VHTC, HTTTKT, chất lượng thông tin BCTC.
  11. ABSTRACT 1. Title: Impact of organizational culture and the quality of accounting information system on the quality of financial statements at enterprises in Binh Phuoc province. 2. Abstract: In the process of intensive international economic integration and the increasing application of information technology, there is a demand for improving the quality of financial statements information in the operation of enterprises. To contribute to improving the quality of financial statements information in enterprises in Binh Phuoc province, the author conducted a study with the goal determining theinfluence of the organizational culture and the accounting information system to financial statements information quality. The main research method is quantitative method through surveying and analyzing 350 samples with the survey object as the accountants in the businesses in Binh Phuoc province. The research results have proved that the organizational culture and the accounting information system have a positive impact on the quality of financial statements information. Based on the research results, administrators in enterprises in Binh Phuoc province will have a deep attention to the organizational culture and the accounting information system to improve the quality of financial statements information. 3. Keywords: Organizational culture, quality of accounting information system, quality of financial statements.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chất lượng thông tin kế toán là một trong những yếu tố quan trọng giúp một tổ chức hoạt động bền vững (Ismail, 2009; Komala, 2012). Chất lượng thông tin tốt sẽ giúp tổ chức hoạt động có hiệu quả và nếu chất lượng thông tin không tốt dẫn đến sự tồn tại của tổ chức bị đe dọa. Theo Redman (1992), sự không chính xác và toàn vẹn của thông tin có thể gây bất lợi đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế quốc tế cùng với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của yếu tố công nghệ thông tin. Sự phát triển của HTTTKT có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, vì ban quản lý của tổ chức cần thông tin được đặc trưng bởi tính nhất quán và tự tin trong việc ra quyết định. Hơn nữa, sự thành công của các quyết định và hiệu quả của chúng phụ thuộc rất nhiều vào sự cung cấp thông tin của HTTTKT cho người ra quyết định vào đúng thời điểm (Al-Ali, 2014). HTTTKT thu thập và xử lý dữ liệu và truyền đạt thông tin đến những người ra quyết định, trong khi đó HTTTKT hiệu suất và hiệu quả sẽ cung cấp cho người dùng giá trị cao, vì nó linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu trong tương lai so với các hệ thống kém hiệu quả hơn (Weygandt et al ., 2012). Mặt khác, văn hóa tổ chức (VHTC) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của các cá nhân và tác động đến sự thành công của các chiến lược nghề nghiệp của tổ chức bằng cách ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý trong việc đạt được các mục tiêu cần tìm (Abdullatif và Judah, 2010) . Hơn nữa Al-Khashali và Al-Rawashda (2010) chỉ ra rằng VHTC có chất lượng độc đáo trở thành một nguồn lực quan trọng của tổ chức phân biệt nó với các tổ chức khác. Ngoài ra, tầm quan trọng của VHTC là vai trò của nó trong việc xây dựng hoặc hình thành tính cách của các cá nhân và khả năng ảnh hưởng đến hành vi của họ và hành vi chung của công ty. Nó cũng có thể là chất xúc tác cho sự sáng tạo và ý tưởng tái tạo, dẫn đến việc tạo ra hiệu suất hiệu quả và hiệu quả, để đạt được các mục tiêu, sự ổn định và tăng trưởng của công ty (Jameel, 2015).
  13. 2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tổng hợp được những lý thuyết có liên quan về khái niệm, đặc điểm, vai trò, xây dựng thang đo chất lượng thông tin BCTC. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã xác nhận mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và chất lượng thông tin BCTC như Ali và cộng sự (2016), Fitriati & Mulyani (2015), Rapina (2015), Bashir (2015). Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa VHTC và chất lượng HTTTKT trong các tổ chức kinh doanh như Hamdan (2014), Wisan (2015), Napitupulu (2015), Rapina (2015), Inta Budi Setya Nusa (2015), Taweel và Hamdan (2014). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tiến hành khảo sát và xác định chất lượng HTTTKT như một biến trung gian trong mối quan hệ giữa VHTC và chất lượng thông tin BCTC tại Việt Nam. Từ khoảng trống trong nghiên cứu nêu trên nên luận văn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là tập trung nghiên cứu VHTC ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Căn cứ vào mục tiêu tổng quát của đề tài, nghiên cứu đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Đánh giá tác động của nhân tố VHTC ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
  14. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: VHTC có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước? Câu hỏi 2: VHTC có ảnh hưởng gián tiếp thông qua chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng thông tin BCTC và hai nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC là văn hóa tổ chức và hệ thống thông tin kế toán tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thời gian: Quý 2 năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính: Tác giả thực hiện gửi bảng câu hỏi sơ bộ về thang đo các biến cho các chuyên gia qua email để nhận được ý kiến trao đổi và nhận xét cho bảng câu hỏi sơ bộ đã xây dựng. Sau khi nhận được các ý kiến đóng góp, tác giả thực hiện tổng kết lại các ý kiến đó để điều chỉnh lại thang đo từ đó xây dựng bảng câu hỏi chính thức sử dụng cho việc khảo sát lấy dữ liệu để tiến hành nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định lượng: Tác giả thực hiện kiểm định các giả thuyết thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Bằng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) và AMOS Graphics, thông qua các bước kiểm định như sau: Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis); Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) và Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) để xác định mức độ tác động của VHTC và chất
  15. 4 lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin BCTC tại các DN trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 6. Đóng góp của đề tài Về mặt lý thuyết, luận văn góp phần hoàn thiện lý thuyết về chất lượng thông tin BCTC, bổ sung bằng chứng thực tiễn tại tỉnh Bình Phước về yếu tố VHTC ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin BCTC và ảnh hưởng gián tiếp thông qua biến trung gian là chất lượng HTTTKT. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lý DN các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin BCTC tại các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, đề tài bao gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
  16. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Trong chương này, tác giả thực hiện tổng kết các nghiên cứu công bố ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài. Từ đó, tác giả sẽ đánh giá và đưa ra hướng nghiên cứu cho luận văn. 1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu đo lường chất lượng thông tin BCTC Một số nghiên cứu đã cung cấp nền tảng cơ sở lý thuyết về khái niệm và thang đo đo lường chất lượng thông tin BCTC như: - Nhóm tác giả Xu & ctg (2003) đã tổng hợp được khái niệm và xây dựng thang đo đo lường chất lượng thông tin kế toán, đồng thời kết luận các yếu tố có tác động đến chất lượng thông tin kế toán bao gồm: “các yếu tố bên trong gồm yếu tố con người và hệ thống, các vấn đề liên quan đến tổ chức gồm cơ cấu tổ chức; VHTC; các chính sách và chuẩn mực; các yếu tố bên ngoài gồm kinh tế toàn cầu; mối quan hệ giữa các tổ chức và giữa các quốc gia; sự phát triển công nghệ; thay đổi các quy định pháp lý”. - Nghiên cứu của Ferdy van Beest & ctg (2009): nhóm tác giả đã đo lường chất lượng thông tin BCTC trong các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan trong khoảng thời gian 2005 và 2007. Thang đo chất lượng thông tinBCTC được xây dựng dựa trên các tiêu chí về chất lượng thông tin BCTC của FASB & IASB 2008 (bản nháp-Exposure Draft), trong đó, Thích hợp là thang đo bậc 1 có 4 biến quan sát. Kết quả năm 2007 cho thấy tính Thích hợp của chất lượng thông tin BCTC trong các DN Hoa Kỳ có điểm (thang điểm 5) là 3,09; các DN Anh và Hà Lan là 3,21. - Nghiên cứu của Geert Braam & Ferdy van Beest (2013): nhóm tác giả đã đo lường chất lượng thông tin BCTC trong các DN niêm yết tại Hoa Kỳ, Anh. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thực nghiệm, dữ liệu thu thập là thông tin trên BCTC của năm 2010. Dựa trên quan điểm của FASB & IASB 2010, Thích hợp là thang đo bậc 1, bao gồm 13 biến quan sát. Nhóm tác giả đi đến kết luận tính
  17. 6 Thích hợp của chất lượng thông tin BCTC trong các DN Hoa Kỳ và các DN Anh (thang điểm 5) có điểm trung bình là 2,88 và 3,13. 1.1.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa VHTC và sự thành công của HTTTKT Một vài nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa VHTC và sự thành công của HTTTKT như: - Nghiên cứu của Hamdan (2014) với mục tiêu phát triển và thử nghiệm mô hình tích hợp để nghiên cứu vai trò của VHTC đối với sự thành công của HTTTKT tại các cơ sở dịch vụ của Syria. Dữ liệu từ 251 bảng câu hỏi được phê duyệt đã được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS. Nghiên cứu kết luận rằng chất lượng của thông tin kế toán và chất lượng của HTTTKT được liên kết bởi lợi ích được nhận thức và sự hiểu biết sử dụng HTTTKT. Nghiên cứu cũng cung cấp hỗ trợ thực nghiệm cho mô hình tích hợp được đề xuất về mối quan hệ giữa VHTC và sự thành công của HTTTKT. - Wisan (2015) đã thực hiện một nghiên cứu với mẫu nghiên cứu bao gồm các nhân viên phòng kế toán và giám đốc của 75 trường cao đẳng ở Indonesia, phương pháp khảo sát là bảng câu hỏi. Nghiên cứu kết luận rằng VHTC ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT và chất lượng của HTTTKT cũng có thể được cải thiện bằng cách xem xét các yếu tố của tổ chức này, đặc biệt là yếu tố VHTC. - Trong cùng một môi trường Indonesia, Fitriati và Mulyani (2015) đã áp dụng nghiên cứu của họ cho các nhân viên của Bộ Giáo dục Đại học ở miền trung Indonesia, với mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của HTTTKT cũng như chất lượng của thông tin kế toán. Một bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu thập thông tin nghiên cứu chính. Dữ liệu của nghiên cứu này được phân tích bằng mô hình phương trình cấu trúc với hồi quy vi mô của các bình phương thấp hơn. Nghiên cứu kết luận rằng sự tuân thủ và văn hóa của tổ chức có tác động tích cực và đáng chú ý đến sự thành công của HTTTKT. Tác động tích cực này cũng cải thiện chất lượng thông tin kế toán.
  18. 7 - Napitupulu (2015) đã nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của VHTC đến chất lượng HTTTKT quản lý. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng văn hóa nội bộ là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bá MAIS trong các tổ chức và trình độ VHTC càng cao thì việc áp dụng các hệ thống kế toán đó càng dẫn đến sự phát triển của các quy trình nội bộ trong công ty và cải thiện hiệu suất của nó thông qua thông tin được cung cấp bởi các hệ thống này để quản lý các tổ chức nói chung. 1.1.3. Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chất lượng HTTTKT và VHTC đến chất lượng thông tin BCTC Một số nghiên cứu khác sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện kiểm định sự tác động của chất lượng HTTTKT và VHTC đến chất lượng thông tin BCTC như: - Nghiên cứu của Abdallah (2013) đã kết luận HTTTKT có tác động đến chất lượng BCTC gửi cho Cơ quan thuế. Một bảng câu hỏi bao gồm mười bốn câu hỏi được thiết kế và được khảo sát trên 50 kế toán người làm việc trong bộ phận đểđo lường ảnh hưởng của việc sử dụng HTTTKT đến chất lượng tài chínhbáo cáo nộp cho bộ phận. - Nghiên cứu của Komala (2012) với mục đích xác định tác động của HTTTKT đến chất lượng của thông tin kế toán bằng cách xem hỗ trợ của ban quản lý cấp cao và hiểu biết của Giám đốc tài chính tại 31 tổ chức quản lý của zakat tại Bandung. Nghiên cứu đã kết luận chất lượng HTTTKT có tác động đến chất lượng thông tin kế toán. Đồng thời, hỗ trợ của ban quản lý cấp cao và hiểu biết của Giám đốc tài chính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng HTTTKT. - Nghiên cứu “Factors Influencing The Quality Of Accounting Information System And Its Implications On The Quality Of Accounting Information” của Rapina (2014) đã bổ sung các yếu tố tác động đến chất lượng HTTTKT và các yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán như cam kết của ban quản trị, cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ chức. - Nghiên cứu của Rapina (2015) nhằm xác định tác động của cam kết của tổ chức và VHTC đối với chất lượng thông tin kế toán thông qua chất lượng của
  19. 8 HTTTKT là một biến trung gian. Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu này, một bảng câu hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu chính và phân phát cho mẫu nghiên cứu, bao gồm 69 nhân viên làm kế toán trong lĩnh vực khách sạn tại 30 khách sạn ở Bandung, Indonesia. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cam kết của tổ chức và VHTC có tác động đến chất lượng thông tin kế toán thông qua chất lượng của HTTTKT. - Nghiên cứu của Ali và cộng sự (2016) nhằm xác định tác động của HTTTKT đối với hoạt động của tổ chức và tác động vừa phải của VHTC đến mối quan hệ giữa các yếu tố thành công của AIS và hiệu suất của tổ chức. Nghiên cứu áp dụng bốn loại yếu tố thành công AIS sau: chất lượng dịch vụ, chất lượng thông tin, chất lượng dữ liệu và chất lượng hệ thống. Bảng câu hỏi khảo sát được phân phát cho 273 giám đốc chi nhánh của các ngân hàng thương mại ở Jordan. Nghiên cứu kết luận rằng các tổ chức có thể cải thiện hiệu suất của họ bằng cách thực hành một nền văn hóa tốt và VHTC giúp cải thiện hiệu suất thông qua tương tác với chất lượng thông tin, chất lượng dữ liệu và chất lượng hệ thống. - Nghiên cứu của Aldegis, A. M. (2018) đã phát triển bảng câu hỏi dựa trên các tài liệu liên quan và tiến hành khảo sát các nhà quản lý tài chính, các nhà quản lý kiểm toán nội bộ, các nhà quản lý công nghệ thông tin, các trưởng phòng và kế toán tại các công ty cổ phần công nghiệp công nghiệp của Jordan. Phân tích hồi quy đơn giản và phân tích đường dẫn được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy chất lượng của HTTTKT có tác động trong mối quan hệ giữa VHTC và thông tin kế toán trong các công ty cổ phần công nghiệp của Jordan. 1.2. Các nghiên cứu công bố trong nước 1.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC: Trong nước cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông tin BCTC như: Nguyễn Thị Bích Liên (2012) với Luận án tiến sỹ “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP)” đã cung cấp tổng quan về lý luận liên
  20. 9 quan đến chất lượng thông tin kế toán, đã xác định và kiểm định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán cho DN ứng dụng ERP tại Việt Nam. Phan Minh Nguyệt (2014) “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam”: Nghiên cứu đã tổng kết cơ sở lý thuyết có liên quan đến chất lượng thông tin kế toán. Đồng thời, xác định và đo lường được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) “Tiêu chuẩn đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán”: Tác giả đã tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến chất lượng thông tin kế toán, thang đo đo lường chất lượng thông tin kế toán cho khu vực tư và kiểm định một số nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán. Phạm Quốc Thuần (2015) “Bàn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông tin kế toán”: Bài viết đã đúc kết và tìm ra xu hướng phát triển của nghiên cứu về chất lượng thông tin, làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nghiên cứu về chất lượng thông tin trong hai lĩnh vực MIS và AIS, từ đó đã xác định mô hình đo lường chất lượng thông tin theo quan điểm hòa hợp giữa IASB & FASB là mô hình phù hợp cho việc đo lường chất lượng thông tin kế toán. Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Quốc Thuần (2016) “Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC trong các DN tại Việt Nam” đã xây dựng thang đo, đo lường chất lượng thông tin BCTC phù hợp với đặc điểm của các DN tại Việt Nam trên cơ sở tiếp cận một cách toàn diện khuôn mẫu đo lường chất lượng thông tin BCTC được công bố bởi FASB & IASB 2010. Bên cạnh đó, đề tài đã khẳng định mối quan hệ của 10 nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC bao gồm: Nhân tố bên trong DN như Hành vi quản trị lợi nhuận; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo và bồi dưỡng; Chất lượng phần mềm kế toán; Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, Năng lực nhân viên kế toán; nhân tố bên ngoài DN như Áp lực từ thuế; Kiểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2