Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa tài chính của Việt Nam hiện nay
lượt xem 10
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra cơ sở lý luận về tự do hóa tài chính thận trọng; những thuận lợi và những rủi ro phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống lý luận về kiểm soát an ninh tài chính trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa tài chính của Việt Nam hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ XUÂN VINH CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS NGUYỄN THANH TUYỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2007
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 1.1 TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH .................................................................................................... 1 1.2 LỢI ÍCH VÀ CƠ HỘI TỪ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH....................................................... 3 1.3 RỦI RO VÀ BẤT ỔN ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH ........... 5 1.3.1 Dòng vốn chảy ồ ạt .....................................................................................................6 1.3.2 Sự đảo ngược của dòng vốn........................................................................................7 1.3.3 Tính biến động và xu hướng bầy đàn .........................................................................8 1.4 THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH....................................... 9 1.5 AN NINH TÀI CHÍNH........................................................................................................... 9 1.5.1 Khái niệm....................................................................................................................9 1.5.2 Sự cần thiết phải kiểm soát an ninh tài chính ...........................................................10 1.5.3 Nguyên nhân gây ra bất ổn định ...............................................................................10 1.5.4 Kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa tài chính .............................10 1.5.4.1 Rủi ro tài chính đối với các khoản nợ nước ngoài không kiểm soát .............11 1.5.4.2 Rủi ro tài chính trong kinh doanh chứng khoán............................................12
- 1.6 SỰ THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH................................................................................................................ 12 1.7 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .................................................................. 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH VÀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM SAU HƠN 20 NĂM ĐỔI MỚI........................................................................................................... 22 2.1.1 Chủ trương hội nhập của Đảng ta .............................................................................22 2.1.2 Các bước đi trong quá trình hội nhập .......................................................................23 2.1.3 Những kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhập ...............................................24 2.1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................................24 2.1.3.2 Chính sách tài khóa .......................................................................................25 2.1.3.4 Về xuất nhập khẩu .........................................................................................26 2.1.3.5 Về tình hình thu hút vốn đầu tư .....................................................................27 2.1.3.6 Về dự trữ bắt buộc .........................................................................................28 2.2 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ THẢ NỔI CÓ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC .................................................. 28 2.2.1 Những thành tựu đạt được .......................................................................................29 2.2.2 Những tồn tại trong việc xây dựng và điều hành chính sách tỷ giá..........................29 2.2.2.1 Việc xác định tỷ giá chưa thích ứng với cung cầu ngoại tệ...........................30 2.2.2.2 Chậm thay đổi tỷ giá theo mức độ cần thiết ..................................................30 2.2.2.3 Chính sách tỷ giá thiếu gắn bó chặt chẽ với chính sách lãi suất ..................31 2.2.2.4 Tỷ giá giao dịch ở hai trung tâm giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa thể hiện hết vai trò điều tiết của mình .........................................32 2.3 NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM .......................................................................................................... 32
- 2.3.1 Những thành tựu đạt được từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua ....................................................................................................34 2.3.1.1 Chính sách lãi suất góp phần đẩy lùi lạm phát ............................................34 2.3.1.2 Chính sách lãi suất góp phần ổn định giá trị đồng Việt Nam .......................35 2.3.1.3 Chính sách lãi suất quyết định chấm dứt việc phát hành tiền cho ngân sách cho ngân sách sử dụng ..............................................................................................35 2.3.1.4 Chính sách lãi suất góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..........................35 2.3.1.5 Chính sách lãi suất góp phần thu hút được vốn và mở rộng tín dụng .........36 2.3.1.6 Chính sách lãi suất tiến dần tới tự do hóa lãi suất........................................36 2.3.2 Những tồn tại của chính sách lãi suất trong thời gian qua .......................................37 2.3.2.1 Duy trì quá lâu việc điều hành chính sách lãi suất dựa trên phương pháp điều chỉnh truyền thống .....................................................................................................37 2.3.2.2 Chính sách lãi suất hạn chế khả năng cạnh tranh của các NHTM ..............38 2.3.2.3 Tồn tại trong việc tổ chức thực hiện quan điểm về tự do hóa lãi suất ..........38 2.3.2.4 Chính sách lãi suất chưa được phối hợp đồng bộ với các công cụ khác của chính sách tiền tệ.........................................................................................................39 2.4 TÌNH HÌNH VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ............................................... 39 2.4.1 Thực trạng .................................................................................................................40 2.4.2 Đánh giá ..................................................................................................................41 2.4.3 Những hạn chế trong quá trình điều hành nợ vay nước ngoài..................................44 2.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN . 44 2.5.1 Hoạt động của hệ thống ngân hàng...........................................................................44 2.5.2 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................48 2.5.3 Tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư ..................................................................50 2.6 NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ VỀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................................................. 51 2.6.1 Kết quả ......................................................................................................................51
- 2.6.2 Hạn chế .....................................................................................................................52 2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 53 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 NHỮNG DỰ BÁO VỀ LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC ĐẾN KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HẬU WTO................................................................................... 54 3.1.1 Những lợi thế ............................................................................................................54 3.1.2 Những thách thức......................................................................................................55 3.2 CÁC GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA CHÍNH PHỦ .............................. 57 3.2.1 Quan điểm hoạch định chính sách tài khóa của chính phủ.......................................57 3.2.2 Nhóm các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.......58 3.2.2.1 Khắc phục bội chi Ngân sách Nhà nước ......................................................59 3.2.2.2 Minh bạch hóa việc xây dựng và thực thi chính sách ...................................58 3.2.2.3 Hoàn thiện việc xây dựng cơ chế giám sát hợp lý .........................................59 3.2.2.4 Hoàn thiện hệ thống luật pháp và xử lý các xung đột mâu thuẫn giữa quy định của quốc gia và quốc tế. ............................................................................................60 3.2.2.5 Thực hiện thắng lợi cải cách DNNN hoạt động kém hiệu quả bằng biện pháp cổ phần hóa ..............................................................................................................61 3.3 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ .................................... 62 3.3.1 Chính sách tỷ giá ở Việt Nam phải từng bước thích ứng với các điều kiện tự do hóa thương mại trên thị trường tài chính quốc tế...............................................................62 3.3.2 Chính sách tỷ giá phải kích thích phát triển xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ........63 3.3.3 Chính sách tỷ giá phải giữ vững thế cân bằng giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại...................................................................................................................................63 3.3.4 Thực hiện chính sách đa ngoại tệ..............................................................................64
- 3.3.5 Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng .......................................................64 3.3.6 Khắc phục những yếu kém trong giá xuất nhập khẩu hàng hóa để tiết kiệm ngoại tệ, gia tăng nguồn thu ngoại tệ. ..........................................................................................65 3.3.7 Thực hiện chế độ lưu hành duy nhất đồng Việt Nam trên thị trường Việt Nam ......66 3.3.8 Tạo tiền đề để đồng Việt Nam chuyển đổi được ......................................................66 3.3.9 Thực hiện đổi mới chính sách cho vay bằng ngoại tệ ở thị trường trong nước........67 3.4 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT......................................... 67 3.4.1 Điều hành chính sách lãi suất đồng bộ với chính sách cung ứng tiền .....................67 3.4.2 Kiến nghị chính sách lãi suất là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ ............68 3.4.3 Xây dựng chính sách lãi suất theo xu hướng góp phần ổn định tiền tệ và phát triển thị trường tài chính.............................................................................................................69 3.4.4 Loại bỏ chương trình tín dụng chỉ định ....................................................................70 3.4.5 Điều hành chính sách lãi suất phù hợp với tỷ lệ lạm phát .......................................70 3.4.6 Điều hành chính sách lãi suất đồng bộ với các công cụ khác của chính sách tiền tệ.........................................................................................................................................71 3.4.6.1 Đối với công cụ thị trường mở ......................................................................71 3.4.6.2 Đối với công cụ tái chiết khấu.......................................................................72 3.4.6.3 Đối với công cụ dự trữ bắt buộc....................................................................72 3.5 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NỢ NƯỚC NGOÀI ...... 73 3.5.1 Tăng trưởng kinh tế...................................................................................................73 3.5.2 Mức dự trữ ngoại tệ quốc gia....................................................................................73 3.5.3 Giải pháp làm giảm chi phí nợ vay ...........................................................................74 3.5.3.1 Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý vay, sử dụng và hoàn trả vốn vay nước ngoài .........................................................................................................................74 3.5.3.2 Các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoài ....................................................74 3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN WTO .............................................. 76
- 3.6.1 Đối với hệ thống tổ chức tín dụng ............................................................................76 3.6.2 Thị trường chứng khoán............................................................................................80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 81 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tóm tắt nội dung một số cam kết chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO Phụ lục 2: Định hướng chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn trung và dài hạn Phụ lục 3: Nguyên nhân bùng nổ thị trường chứng khoán Việt Nam Phụ lục 4: Lựa chọn lãi suất chủ đạo để thay thế cho lãi suất cơ bản
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Danh mục các Bảng Bảng 1.1: Dòng vốn tư nhân vào 20 nước đang phát triển trong thập niên 1990 (vốn quốc tế dài hạn trong khu vực tư nhân tính bằng % trên GDP) ..........................7 Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá hiện hành ................................25 Bảng 2.2: Cán cân tài khóa Việt Nam 1997-2005 (bằng % của GDP)..............................26 Bảng 2.3: Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ 1997 -2006..................................28 Bảng 2.4: Diễn biến lãi suất từ 2001-2004 ........................................................................34 Bảng 2.5: Chỉ số lạm phát các năm 2001-2005 (ĐVT: %)................................................34 Bảng 2.6: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế .........................................................................................................35 Bảng 2.7: Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam (ĐVT: Triệu USD) .....................40 Bảng 2.8: Cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam (ĐVT: triệu USD)..................................42 Bảng 2.9: Tình hình nợ của một số quốc gia trong khu vực..............................................43 Bảng 2.10: Số liệu ba ngân hàng cổ phần hàng đầu tính đến 30/4/2007 (tỷ đồng) ...........47 Bảng 2.11: Tình hình tăng giảm chứng khoán trong kỳ (từ ngày 11/6/2006 – 11/16/2007) .......................................................................................................49 Bảng 2.12: Quy mô niêm yết thị trường hiện tại: tính đến 11/6/2007...............................49 Bảng 2.13: Quy mô giao dịch của nhà ĐTNN trong 12 tháng ..........................................50 Danh mục các Hình Hình 2.1: Tăng trưởng GDP năm 2000 – 2005..................................................................24 Hình 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 2001-2005.........................................................28 Hình 2.3: Cơ cấu cán cân vốn của Việt Nam 2002-2005 ..................................................42 Hình 2.4: Tín dụng đối với nền kinh tế..............................................................................46
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA Khu vực mậu dịch tự do Châu Á (Asean Free Trade Area) APEC Tổ chức hợp tác Châu Á TBD (Asia - Pacific Economics Cooperation) ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) WB Ngân hàng thế giới IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trading Organization) NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước CSTT Chính sách tiền tệ TGHĐ Tỷ giá hối đoái ĐTNN Đầu tư nước ngoài TCTD Tổ chức tín dụng NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh DNNN Doanh nghiệp nhà nước TTTC Tổ chức tài chính TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán GNP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross nation product) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu là sách giáo khoa 1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa (2005), “Giáo trình tài chính quốc tế”. NXB thống kê. 2. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), “Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập- Quản lý quá trình tự do hóa tài chính”, NXB Thống kê. 3. MC Kinnon, Ronald I (2005), “Trình tự tự do hóa kinh tế - Quản lý tài chính trong nền kinh tế chuyển đổi”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 4. John P. Bonin and Yiping Huang, “Foreign Entry into Chinese Banking: Does WTO Membership Threaten Domestic Banks” Tài liệu là báo, tạp chí, bài viết trên Internet 1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Phan Thị Bích Nguyệt (2003), “Tự do hóa dịch vụ tài chính”, Tạp chí phát triển kinh tế số 154. 2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng (2006), “Quản lý nợ nước ngoài trên góc độ lý thuyết và thực tiễn”, Nghiên cứu trao đổi trên trang web NHNN Việt Nam. 3. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, “Nghiên cứu lộ trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 4. TS. Phan Thị Bích Nguyệt, “Kiểm soát an ninh tài chính trong quá trình hội nhập”. 5. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Những cơ hội và thách thức cho lộ trình tự do hóa dịch vụ tài chính”. 6. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2003), “Giải pháp cho việc điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam”. Tạp chí phát triển kinh tế tháng 2/2003. 7. TS. Nguyễn Đại Lai (2006), “Chiến lược hội nhập quốc tế và bình luận những nội dung cơ bản về định hướng phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam trong kỷ nguyên WTO”, Nghiên cứu trao đổi trên trang web NHNN Việt Nam.
- 8. Lưu Hoài Nam, Nguyễn Kim Khánh (2000), “Tự do hóa tài chính, nấc thang hội nhập và tăng trưởng của Việt Nam trong thế kỷ XXI”, Đề tài nghiên cứu khoa học. 9. Trần Thị Mỹ Vân (2003), “Tài chính Việt Nam trên đường tự do hóa – thực trạng và những giải pháp cần thiết”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐHKT TP.HCM. 10. Th.sỹ Lê Văn Hinh (2006), “Đánh giá tính bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam”, Nghiên cứu trao đổi trên trang web NHNN Việt Nam. 11. Chu Khánh Hưng (VP NHNN) (2006), “Đề xuất giải pháp triển khai hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành Ngân hàng Việt Nam”, Nghiên cứu trao đổi trên trang web NHNN Việt Nam. 12. XT (VP NHNN) (2006), “Tự do hóa tài chính – xu hướng và giải pháp chính sách”, Nghiên cứu trao đổi trên trang web NHNN Việt Nam. 13. Phạm Ngọc Ánh (2002), “Vay nợ nước ngoài với an ninh tài chính”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 288. 14. Nguyễn Xuân Thành (2003), “Việt Nam trên con đường tiến tới tự do hóa lãi suất”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam. 15. Tào Khánh Hợp (2002), “Đảm bảo an ninh tài chính trong vay nợ nước ngoài của Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Tài chính số 456. 16. Các số liệu thống kê trên trang web của Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn. 17. Các số liệu thống kê trên trang Web của Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn. 18. Các số liệu thống kê trên Báo cáo thường niên năm 2005 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn. 19. Nhiều tạp chí kinh tế tài chính và các tờ báo có liên quan.
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bước vào kỷ nguyên mới của nền kinh tế, kỷ nguyên của sự hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và rộng lớn. Tự do hóa tài chính sẽ là đặc trưng của nền tài chính thế giới trong thiên niên kỷ mới và đang trở thành một quy luật tất yếu khách quan. Việt Nam cũng không nằm ngoài các quy luật đó vì chúng ta là một phần của nền tài chính toàn cầu và nền tài chính Việt Nam đang chủ động hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới theo quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đặc biệt là chủ trương trong Đại hội IX của Đảng và Nhà nước. Tự do hóa thương mại đã được cam kết và đang khẩn trương thực hiện, tự do hóa tài chính cần phải được xúc tiến từng bước thận trọng và vững chắc. Vấn đề là chúng ta phải nắm bắt và vận dụng tốt các quy luật vận động của nền tài chính quốc tế để vạch ra cho mình một lộ trình tự do hóa thích hợp. Việt Nam chúng ta đang từng bước tiến nhanh đến nấc thang hội nhập dựa vào nền tảng sẵn có và trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại. Thực tế cho thấy rằng quá trình tự do hóa tài chính đồng thời mang lại những thuận lợi vô cùng to lớn. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những rủi ro bất ổn định tài chính đe dọa an ninh nền kinh tế. Vì vậy, muốn đảm bảo an ninh tài chính, chúng ta cần nắm bắt được các nguyên nhân sâu xa gây ra bất ổn định tài chính để từ đó có thể áp dụng hàng loạt các giải pháp có hệ thống và mang tính khả thi cao. Các giải pháp đều xuất phát trên cùng bệ phóng có tên là đảm bảo an ninh tài chính, triệt tiêu các nguyên nhân tiềm tàng và ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn hại cho hệ thống tài chính trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của tự do hóa tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước, từ thực trạng đổi mới thể chế tài chính tiền tệ trong nước theo cơ chế thị trường, từ bối cảnh kinh tế – tài chính trong và ngoài nước, tiến hành tự do hóa tài chính trong điều kiện an ninh tài chính được đảm bảo trong phạm vi an toàn nhất. Tôi đã chọn đề tài
- CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau: Đưa ra cơ sở lý luận về tự do hóa tài chính thận trọng; những thuận lợi và những rủi ro phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống lý luận về kiểm soát an ninh tài chính trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua; Phân tích việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách lãi suất, lạm phát, tình hình nợ vay nước ngoài để đo lường được mức độ thực hiện tự do hóa tài chính của Việt Nam; Phân tích tác động cùa an ninh tài chính và kiểm soát an ninh tài chính thực tế thời gian qua cũng như đưa ra các rủi ro tiềm tàng, nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh đe dọa hệ thống an ninh kinh tế. Đề tài cũng đưa ra các giải pháp thực hiện lộ trình tự do hóa tài chính thận trọng và phù hợp với các điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam. Đặt vấn đề tự do hóa tài chính trong sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững là mục đích nghiên cứu chính của đề tài. Bên cạnh đó, đề tài cũng truyền tải vấn đề thay đổi cách thức quản lý kinh tế, đặc biệt là cách thức quản lý tài chính trong xu thế mới nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm tàng đe dọa hệ thống an ninh tài chính quốc gia. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài đề cập đến lý thuyết tự do hóa tài chính và an ninh tài chính đã được thừa nhận rộng rãi. Nghiên cứu tính chất của các cuộc khủng hoảng tài chính thời gian gần đây để hoàn thiện hơn cơ sở lý luận của lý thuyết. Tiếp đến, đề tài tập trung đi vào phân tích khả năng tự do hóa tài chính và quá trình kiểm soát an ninh tài chính của Việt Nam. Xem xét các yếu tố có liên quan như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, tình hình nợ vay nước ngoài, thực trạng hoạt động của các định chế tài chính… Do đó, phạm vị đề tài là sự kết hợp nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau như : chính sách kinh tế vĩ mô, chương trình cổ phần hóa, ngoại thương, ngân hàng, các chính sách khác của Chính phủ. 4. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã đưa ra hệ thống lý luận về tự do hóa tài chính, trình tự thực hiện tự do hóa tài chính, an ninh tài chính và những rủi ro những tiềm tàng. Nghiên cứu những thành công
- cũng như thất bại của các nước về tự do hóa tài chính và rút ra các bài học cho quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, mạnh dạn đưa ra một quan điểm mới về lộ trình tự do hóa áp dụng cho Việt Nam. Phân tích thực trạng tình hình tự do hóa tài chính trong thời gian gần đây ở Việt Nam, tìm kiếm những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân hạn chế để đề ra những giải pháp tháo gỡ thích hợp. Đồng thời rút ra bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới để đưa ra một hệ thống giải pháp tự do hóa tài chính thận trọng và hiệu quả cho Việt Nam. Đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro gây ra bất ổn định kinh tế nhằm thực hiện tốt các chính sách kiềm soát an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế hiện nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài vận dụng tổng hợp cách tiếp cận hệ thống, phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử. Đồng thời kết hợp phương pháp logic, phân tích tổng hợp các phương pháp suy diễn, phương pháp thống kê,… nhằm nêu lên những thành tựu, những hạn chế, sự kế thừa và phát triển của quá trình đổi mới tài chính của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp đối chiếu, vận dụng một số lý thuyết để giải thích những hiện tượng kinh tế để từ đó đưa ra các đề xuất giải quyết thích hợp. Đề tài gồm 3 phần không kể mở đầu và kết luận: Chương 1: “Tổng quan về kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa tài chính” Chương 2: “Thực trạng tình hình kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa tài chính của Việt Nam hiện nay” Chương 3: “Các giải pháp kiểm soát an ninh tài chính trong tiến trình tự do hóa tài chính của Việt Nam hiện nay” Với thời gian và kiến thức còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong thầy cô và người đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT AN NINH TÀI CHÍNH TRONG TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 1.1 TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Trong một quốc gia, hệ thống tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Quốc gia có hệ thống tài chính mạnh có thể làm cho quá trình lưu thông tiền tệ được diễn ra suôn sẻ hơn, kích thích mọi thành phần kinh tế phát triển. Có nhiều ý kiến khác nhau về quan điểm tự do hóa tài chính trong nền kinh tế. Thực ra, tự do hóa tài chính là việc nới lỏng những ràng buộc hay việc kiểm soát khu vực tài chính của Nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Trước hết, tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Nội dung cơ bản của tự do hóa tài chính bao gồm: Tự do hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các NHTM, tự do hóa hoạt động ngoại hối, tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính. (1) Tự do hóa tài chính bao gồm tự do hóa tài chính trong nước và tự do hóa tài chính với nước ngoài. Tự do hóa tài chính trong nước là cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính trong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị trường. Tự do hóa tài chính với nước ngoài bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn. Có thể nói, bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực (1) Hội thảo khoa học với chủ đề “Tự do hóa tài chính và giải pháp, chính sách” do NHNN tổ chức ngày 4/5/2007
- hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội. Do đó, kết quả của tự do hóa tài chính thường được thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở rộng (tiền mặt và tiền gửi trong hệ thống NHTM) trên thu nhập quốc dân. Ngoài ra, tự do hóa tài chính là sự xóa bỏ các hạn chế, định hướng hay ràng buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng. Sự điều tiết về số lượng này được thay thế bởi một cơ chế giá: tự do hóa mang lại cho các định chế tài chính quyền tự do xác định các mức lãi suất tiền gởi, cho vay và tự do sử dụng công cụ lãi suất. Trên lý thuyết, tự do hóa dẫn đến chấm dứt các mức trần lãi suất cũng như những ràng buộc trong việc sử dụng các nguồn vốn huy động được. Tự do hóa cũng chấm dứt những kênh cấp vốn ưu đãi (2). Ngoài ra, việc mở rộng cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính, chấm dứt sự phân biệt đối xử về pháp lý giữa các thành phần kinh tế cũng được xem là một khía cạnh của tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, tự do hóa không có nghĩa là chấm dứt mọi qui định hay giám sát các hoạt động tài chính. Ngược lại, tự do hóa đòi hỏi phải tăng cường cơ sở hạ tầng qui chế và các cơ quan giám sát (3) . Việc đặt ra các qui định là cần thiết để đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của các thị trường tài chính và ngân hàng. Tùy theo tình hình thực tế của từng quốc gia, tự do hóa tài chính bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung có 5 yếu tố quan trọng nhất: tự do hóa lãi suất và giá cả; tự do hóa hoạt động tín dụng và giảm thiểu thủ tục hành chính của các tổ chức tín dụng nhà nước; tự do hoạt động ngoại hối; tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính; cắt giảm thuế và lạm phát trên thị trường tài chính quốc gia. Tự do hóa lãi suất và giá cả là cho phép các định chế tài chính, ngân hàng tự do xác định các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tự do ấn định các mức phí trong phạm vi hoạt động tài chính. Tự do hóa hoạt động tín dụng và giảm thiểu thủ tục hành chính của các tổ chức tín dụng nhà nước là việc xóa bỏ các hạn chế, định hướng chủ quan hay ràng buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng nhằm nâng câng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. (2) Báo cáo của Jean-Pierre Landau, Tổng thanh tra tài chính, Tổng giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Pháp trong chương trình Hội thảo “Tự do hóa và an ninh tài chính” ngày 10/01/2001 tại Hà Nội. (3) J.Stiglit trong “Vai trò của hệ thống tài chính trong quá trình phát triển”. Hội nghị thường niên về phát triển ở Châu Mỹ Latin và Caribbean, 29/6/1998.
- Tự do hóa hoạt động ngoại hối là việc xóa bỏ các hạn chế về quản lý ngoại hối và thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái theo nguyên tắc thị trường. Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính là việc tiến hành mở rộng tự do cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính thông qua việc xóa bỏ những hạn chế về phạm vi hoạt động, phạm vi kinh doanh của các tổ chức tài chính. Cắt giảm thuế và mở rộng quan hệ tự do thương mại nhằm khắc phục những tổn thất kinh tế mà các quốc gia phải gánh chịu nếu có hàng rào thuế quan. Đồng thời tạo ra một môi trường ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho các nguồn lực của quốc gia được tận dụng triệt để và hiệu quả. Mở cửa hội nhập đồng nghĩa là việc tiếp nhận các định chế tài chính nước ngoài và hoạt động và thừa nhận các dịch vụ tài chính của họ. Việc mở cửa cho nước ngoài tham gia các ngành dịch vụ tài chính đảm bảo đa dạng hóa lựa chọn và nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi quốc gia mà việc tiếp nhận trên có quy mô và cường độ khác nhau. Đối với Việt Nam, tôi thiết nghĩ có thể đẩy mạnh tự do hóa tài chính trên cơ sở thận trọng từng bước tiến tới cạnh tranh hoàn toàn đối với các định chế tài chính mạnh trên toàn cầu. 1.2 LỢI ÍCH VÀ CƠ HỘI TỪ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Tự do hóa thương mại trong ngành dịch vụ tài chính, được thể hiện một cách minh bạch và có cơ chế chính sách ổn định, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi khác nhau cho các nước, cho bản thân ngành tài chính, các ngành liên quan và cho cả nền kinh tế. Lợi ích của việc tự do hóa các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể được nhìn nhận trên một số giác độ sau: Trong phạm vi một quốc gia, một hệ thống tài chính mạnh và sống động đặc biệt rất quan trọng đối với nền kinh tế hội nhập để có được cơ sở cho hoạt động thương mại một cách đa dạng về dịch vụ hàng hóa. Cam kết về dịch vụ tài chính sẽ giúp nhà cung cấp dịch vụ tài chính và quốc gia trở nên hấp dẫn, thu hút đầu tư qua kênh thương mại điện tử và công nghệ hỗ trợ. Tự do hóa dịch vụ tài chính tạo điều kiện về công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp và phát triển lao động của các ngành dịch vụ lệ thuộc.
- Tự do hóa dịch vụ tài chính còn thúc đẩy tăng trưởng và tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới. Nó đã phát triển hệ thống ngân hàng trực tuyến (online), giao dịch chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ thông tin tài chính. Một thuận lợi nữa trong tự do hóa, đó là các thị trường hội nhập đóng vai trò to lớn khi xuất khẩu dịch vụ tài chính. Ví dụ, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Mexico, và Brazil là các nhà cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính mang tính chất khu vực và quốc tế. Tự do hóa tài chính sẽ tăng thêm chất lượng dịch vụ tài chính được cung cấp. Đa dạng hóa sự lựa chọn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người tiêu dùng. Đồng thời trên cơ sở cạnh tranh lẫn nhau, các khu vực dịch vụ tài chính phải hoàn thiện tư duy đổi mới và hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở hầu hết các nước cũng góp phần thúc đẩy chính phủ các nước chủ nhà cải tiến phương pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế và thay đổi cách thức can thiệp vào thị trường, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống kiểm tra, giám sát của chính phủ đối với những lĩnh vực dịch vụ này. Theo nhiều nghiên cứu, tự do hóa dịch vụ tài chính tác động đầu tiên và mạnh mẽ đến hệ thống Ngân hàng. Việt Nam có sức mạnh và ưu thế hẳn so với các Ngân hàng nước ngoài do có được mạng lưới chi nhánh rộng khắp, có được mối quan hệ truyền thống với khách hàng và đặc biệt là hiểu được tâm lý khách hàng thông qua những hiểu biết văn hóa mà các Ngân hàng nước ngoài không có được. Chính vì vậy sự tham gia của các Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam sẽ tạo ra một động lực để các Ngân hàng Việt Nam cải thiện nhanh chóng các hoạt động của mình trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cùng với việc đổi mới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Tự do hóa dịch vụ tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ giúp cho người dân trong nước tự do lựa chọn các dịch vụ bảo hiểm từ người cung cấp tốt nhất, hạn chế dần sự bất cân xứng thông tin giữa người mua và người bán. Trong giao dịch chứng khoán, việc tự do hóa các dịch vụ tài chính cùng với việc nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của người nước ngoài có thể giúp vực dậy một thị trường Việt Nam vốn rất ảm đạm trong những năm gần đây. Về phương thức các lợi ích mang lại từ tư do hóa tài chính gia tăng theo hai phương thức chính như sau:
- Thứ nhất, tự do hóa tài chính có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng do gia tăng mức độ đầu tư và nâng cao tỷ suất sinh lời của đầu tư thông qua việc các nước này tiếp cận được với kinh nghiệm quản lý hiện đại, các thành quả khoa học trên thế giới và đặc biệt tiếp cận được tác động của thị trường hiệu quả là thị trường mà các thông tin được phản hồi một cách đầy đủ và kịp thời. Thứ hai, tự do hóa tài chính cho phép mọi cá nhân tự bảo hiểm chống lại sự phát triển không cân đối của nền kinh tế bằng cách đa dạng hóa đầu tư và khai thác thị trường toàn cầu để làm dịu đi sự suy giảm tạm thời trong thu nhập. Tự do hóa tài chính cũng thúc đẩy tăng trưởng do khuyến khích các nhà đầu tư chuyển hướng vào đầu tư những dự án có rủi ro cao hơn vì nhà đầu tư có thể đa dạng danh mục đầu tư của mình để hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Sự lựa chọn các cơ hội đầu tư phụ thuộc vào 3 nhân tố: sự tụt hậu về kỹ thuật, mức độ rủi ro quốc gia và mức độ phát triển thị trường vốn. Một khía cạnh khác làm gia tăng tự do hóa tài chính một cách nhanh chóng hơn là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này góp phần phân bổ lại nguồn lực, gia tăng lợi ích của mỗi quốc gia và kích thích đầu tư trong nước phát triển. Tóm lại, tự do hóa tài chính là liều thuốc phân bổ lại nguồn lực một cách hợp lý hơn giữa các quốc gia, đồng thời gia tăng sự cạnh tranh bình đẳng, từ đó giảm thiểu chi phí, phân tán rủi ro, nâng cao chất lượng phục vụ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tạo môi trường thay đổi chính sách quản lý kinh tế trong bối cảnh hội nhập. 1.3 RỦI RO VÀ BẤT ỔN ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Theo các nhà nghiên cứu, tự do hóa tài chính bản thân nó không gây ra khủng hoảng tài chính nhưng việc thiếu vắng cơ chế giám sát tài chính thích hợp và không có phương thức điều hành chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp thì tự do hóa tài chính có thể tạo ra nhiều vấn đề. Không có quy định và giám sát hợp lý thì các định chế tài chính có khả năng ứng xử một cách bừa bãi cộng với những bất cập trong quản lý kinh tế vĩ mô có thể gây ra khủng hoảng niềm tin và châm ngòi cho khủng hoảng kinh tế. Ở các nước đang phát triển, nơi mà quy mô và chiều sâu của thị trường tài chính còn thấp thì việc khủng hoảng niềm tin có thể trầm trọng hơn nữa bởi hành động theo “xu hướng bầy đàn” và “dòng vốn cộng sinh chảy ồ ạt” của các nhà đầu tư. (TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Những cơ hội và thách thức cho lộ trình tự do hóa dịch vụ tài chính”)
- Chính vì vậy, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong WTO (GATS) cho phép Chính phủ các nước được áp dụng các biện pháp thận trọng để đảm bảo sự thống nhất và an toàn của hệ thống tài chính. Ngoài ra trong trường hợp một quốc gia thành viên gặp phải những khó khăn nghiêm trọng trong cán cân thanh toán quốc tế thì những điều khoản của GATS cũng cho phép các quốc gia này được duy trì những hạn chế tạm thời đối với thương mại dịch vụ. Năm 1995, hai nhà nghiên cứu Kamisky và Reinhart và một số nhà nghiên cứu khác đã xác định một loạt các nhân tố đằng sau những vụ đổ vỡ ngân hàng trên thế giới. Những nhân tố này bao gồm: sự không ổn định có tính vĩ mô như sự thất thường của hoạt động thương mại; tính áp đặt trong chính sách tỷ giá và lãi suất; sự bùng nổ của hoạt động cho vay; sự sụt giá tài sản, sự du nhập vốn một cách ồ ạt; sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng để sẵn sàng tiến hành mở cửa, và sự không tuân thủ tính lôgic và trình tự của những cải cách tài chính. Nói tóm lại, nguyên nhân chính của các cuộc khủng hoảng tài chính lại chính là những yếu kém tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng, sự thiếu lành mạnh của hệ thống chính sách quản lý vĩ mô, sự thiếu vắng của một chế độ giám sát, kiểm tra có hiệu quả và sự sai lệch trong đường lối cải cách, chứ không xuất phát từ bản thân quá trình tự do hóa tài chính. Kinh nghiệm thực tiễn hơn hai thập kỷ qua cho thấy tự do hóa tài chính dẫn đến vay nợ nước ngoài quá mức. Vấn đề này biểu hiện rõ nét đối với những nền kinh tế thực hiện tiến trình tự do hóa tài chính nội địa cùng với tự do hóa tài chính trên tài khoản vốn. Một khi mở rộng quy mô nợ tăng nhanh sẽ gia tăng rủi ro quốc gia: rủi ro tiền tệ và rủi ro thanh toán. Ba yếu tố chính liên quan đến vấn đề rủi ro khi thực hiện quá trình tự do hóa tài chính đó là việc dòng vốn chảy ồ ạt trong thời kỳ đầu của tự do hóa; sự đối phó với những đảo lộn nghiêm trọng và sự gia tăng tính biến động khi một quốc gia tự do hóa tài chính. 1.3.1 Dòng vốn chảy vào ồ ạt Thời kỳ đầu của tự do hóa tài chính là công việc tiếp nhận các dòng vốn quốc tế đổ vào các nước có nền kinh tế đang phát triển, một mặt là do lãi suất quốc tế thấp, cộng với chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của các nước này cũng như việc bành trướng quy mô của các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn