intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán môi trường - Khảo sát thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

43
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra một số giải pháp để thực hiện kế toán môi trường tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán môi trường - Khảo sát thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM BÙI THỊ BÍCH PHƢỢNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ TOÁN MÔI TRƢỜNG – KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế Toán Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYỄN THỊ KIM CÚC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán môi trường - Khảo sát thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Trong luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều đƣợc trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng nhƣ đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Ngƣời cam đoan Bùi Thị Bích Phƣợng
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................4 6. Kết cấu luận văn .....................................................................................5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN................................. 6 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài .............................................................. 6 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 10 1.3 Nhận xét tổng quan và xác định khe hổng nghiên cứu ........................................... 13 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 17
  4. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 18 2.1 Tổng quan về kế toán môi trƣờng ........................................................................... 18 2.2 Mối liên hệ giữa các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp sản xuất với việc áp dụng kế toán môi trƣờng. .............................................................................................. 26 2.3 Tổng quan các lý thuyết nền về nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng kế toán môi trƣờng ............................................................................................... 28 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 32 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 33 3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 33 3.2 Phân tích tài liệu, đề xuất mô hình nghiên cứu ....................................................... 33 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 35 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 44 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................ 45 4.1 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 45 4.1.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát ...............................................................45 4.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha .........................45 4.1.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................50 4.1.4 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.............................................................54 4.1.5 Phân tích hồi quy. ..................................................................................55 4.1.6. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy ......................................57 4.2 Bàn luận ................................................................................................................. 58 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ................................................................................................ 61 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 62
  5. 5.1 Kết luận ................................................................................................................... 62 5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 63 5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ....................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN ................................... 70 PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA............................................... 71 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................... 73 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA LẦN THỨ 1 ........................ 78 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA LẦN THỨ 2 ........................ 82 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT ............ 84 PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY THAM GIA KHẢO SÁT ................... 93 PHỤ LỤC 8: BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 99 T I LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 3: BẢNG C U HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PH N T CH EFA LẦN THỨ 1 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PH N T CH EFA LẦN THỨ 2 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH CÁC C NG TY THAM GIA KHẢO SÁT PHỤ LỤC 8: BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp KTQTMT Kế toán quản trị môi trƣờng KTMT Kế toán môi trƣờng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh EMA Kế toán quản trị môi trƣờng DNSX Doanh nghiệp sản xuất ECMA Kế toán quản trị chi phí môi trƣờng BVMT Bảo vệ môi trƣờng MT Môi trƣờng KTQT Kế toán quản trị MTKD Môi trƣờng kinh doanh CLMT Chiến lƣợc môi trƣờng
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thang đo và diễn giải thang đo ................................................................43 Bảng 3.2: Dữ liệu khảo sát thu thập .......................................................................... 45 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Giới tính .............................................45 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Thâm niên ...........................................45 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhân tố quy định pháp lý .............46 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lại Cronbach’s Alpha nhân tố quy định pháp lý ........46 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhân tố áp lực của các bên liên quan ...........................................................................................................................46 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lại Cronbach’s Alpha nhân tố áp lực của các bên liên quan ...........................................................................................................................47 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhân tố giáo dục – đào tạo ...........47 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhân tố lĩnh vực kinh doanh ........48 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhân tố nhận thức của chủ DN về kế toán môi trƣờng ....................................................................................................48 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhân tố quy mô doanh nghiệp ...49 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc thực hiện kế toán môi trƣờng trong DNSX ...........................................................................................49 Bảng 4.12: Bảng KMO and Bartlett's Test ...............................................................50 Bảng 4.13: Bảng ma trận xoay nhân tố .....................................................................51 Bảng 4.14:Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha cho nhân tố QV ..........................52 Bảng 4. 15: Bảng KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc......................................52 Bảng 4.16: Bảng phân tích EFA biến phụ thuộc.......................................................53
  8. Bảng 4.17: Kết quả kiểm định cronbach’s alpha sau khi thực hiện EFA .................53 Bảng 4.19: Bảng phân tích kết quả hồi quy ..............................................................55 Bảng 4.20: Kết quả phân tích phƣơng sai Anova (nguồn SPSS) ..............................55 Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy (nguồn SPSS) ...............................................56
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................54 Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa ......................................................57 Hình 4.3: Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (P-P) của phần dƣ chuẩn hóa ..........57 Hình 4.4: Biểu đồ phân tán của phần dƣ ...................................................................58
  10. T M TẮT LU N V N Nghiên cứu này của tác giả đƣợc thực hiện nhằm xác định và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tới việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở các DNSX nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn TP.HCM, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở Việt Nam. Bằng việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu đi trƣớc kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc dựa trên cơ sở các lý thuyết nền tảng: lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết thể chế, lý thuyết thông tin hữu ích, lý thuyết các bên liên quan. Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp định tính và định lƣợng, nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện để phân tích đƣa ra mô hình nghiên cứu và bổ sung các biến quan sát để hiệu chỉnh thang đo, sau đó tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách gửi bảng câu hỏi qua mail để phỏng vấn 179 kế toán ở các DNSX trên địa bàn TP.HCM dữ liệu thu đƣợc đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy kết quả chỉ ra đƣợc có 5 nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng tại các DNSX trên địa bàn TP.HCM bao gồm: nhân tố áp lực của các bên liên quan có tác động mạnh nhất đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở các DNSX trên địa bàn TP.HCM, sau đólần lƣợt là nhân tố quy định pháp lý, giáo dục – đào tạo, nhận thức của chủ doanh nghiệp về kế toán môi trƣờng, quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp để thực hiện kế toán môi trƣờng nhằm nâng cao mức độ tin cậy của thông tin tài chính cung cấp cho các đối tƣợng liên quan, hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong việc ra quyết định nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, hƣớng tới sự phát triển bền vững, cải thiện toàn diện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về hiệu quả môi trƣờng cũng nhƣ hiệu quả về tài chính và giúp DN duy trì đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng.
  11. ABSTRACT This thesis is conducted to determine and measure the influence of factors on the implementation of environmental accounting in experimental manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City. On that basis, propose solutions to accelerate the implementation of environmental accounting in Vietnam. By synthesizing the previous research results in combination with direct interviews, the authors propose the research model consisting of 6 independent variables and 1 dependent variable based on the fundamental theories: Random theory, institutional theory, useful information theory, stakeholder theory. The thesis use a combination of both qualitative and quantitative methods, qualitative research was conducted to analyze and provide research models and to add observable variables to adjust the scale, then the author proceeded collecting data by sending questionnaires via mail to interview 179 accountants in manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City, the data collected are analyzed by SPSS software to assess reliability Cronbach's alpha scale, EFA discovery factor analysis, regression analysis. Results show that there are 5 factors affecting the implementation of environmental accounting in manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City intelligence includes: factors the pressure of stakeholders has the strongest impact on implement environmental accounting in manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City, other factors are legal regulations, education - training, awareness of business owners about environmental accounting, business size and business sector. Base on that, the author propose a number of solutions to implement environmental accounting to improve the reliability of financial information provided to related subjects, support business owners in internal decision making for business activities of enterprises, towards sustainable development, comprehensively improve the operational efficiency of enterprises on environmental efficiency as well as financial efficiency and help businesses maintain their good relationships with the community.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế toán môi trƣờng là quá trình thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động môi trƣờng. Kế toán môi trƣờng đã đƣợc các nƣớc phát triển biết đến từ những thập niên 90 của thế kỷ trƣớc nhƣng cho đến nay kế toán môi trƣờng vẫn đƣợc xem là một vấn đề còn khá mới m ở Việt Nam. Kế toán môi trƣờng ra đời với mục tiêu hƣớng các doanh nghiệp đi đến sự phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng. Hơn thế nữa kế toán môi trƣờng còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp xác định đƣợc lợi ích từ các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, hƣớng tới việc cải hiện hiệu quả hoạt động về môi trƣờng cũng nhƣ hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, hƣớng dẫn ghi nhận, hạch toán tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trƣờng. Ngoài ra, kế toán môi trƣờng còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin cho các bên liên quan nhƣ: Các ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý môi trƣờng, … Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong thời gian qua ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã và đang chịu nhiều áp lực về vấn đề môi trƣờng, tình hình ô nhiễm môi trƣờng ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng. Do đó sự quan tâm và giám sát của các đối tƣợng liên quan nhƣ chính phủ, cơ quan quản lý môi trƣờng, truyền thông và cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trƣờng của các DN sẽ ngày càng gia tăng từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần chú trọng công tác kế toán môi trƣờng trong hoạt động phát triển kinh tế. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cho thấy việc thực hiện kế toán môi trƣờng vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn. Dù việc bảo vệ môi trƣờng trong phát triển kinh tế đã đƣợc nhà nƣớc cũng nhƣ các cơ quan quản lý môi trƣờng quan tâm, song đến nay công tác kế toán môi trƣờng ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc chú ý, các văn bản pháp lý, chế độ chuẩn mực kế toán hiện nay vẫn chƣa đề cập đến việc tổ chức kế toán môi trƣờng trong Doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành không có những quy định hƣớng dẫn doanh nghiệp trong việc hạch toán, ghi nhận các khoản chi phí phát sinh liên quan đến môi trƣờng cũng nhƣ các khoản doanh thu và thu nhập. Hơn nữa thông tin trên báo cáo tài chính vẫn chƣa thể hiện đƣợc các khoản
  13. 2 doanh thu, chi phí môi trƣờng dẫn đến việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN là chƣa chính xác. Ngoài ra, Trong các tài khoản chi phí quản lý lại phản ánh chung những chi phí quản lý của doanh nghiệp với chi phí liên quan đến môi trƣờng, khiến các nhà quản lý kinh tế khó phát hiện quy mô và tính chất của chi phí môi trƣờng nói chung và từng khoản chi phí môi trƣờng nói riêng. Nhƣ vậy, tính đến nay các nhà quản lý vẫn chƣa có đƣợc các công cụ hữu hiệu trong quản lý môi trƣờng, trong hoạt động của DN các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc đồng bộ… Ở Việt Nam hiện nay các nghiên cứu về kế toán môi trƣờng vẫn còn khá ít và kết quả nghiên cứu vẫn còn thiếu tính hệ thống, phƣơng pháp nghiên cứu định tínhđƣợc hầu hết các các tác giả trong nƣớc sử dụng với việc phân tích các nghiên cứu đi trƣớc để đƣa ra các giải pháp thúc đẩy việc vận dụng kế toán môi trƣờng ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016) “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các Doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam Việt Nam và Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) “Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam – Nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực phía Nam” tuyđã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để kiểm định các nhân tố nhƣng các nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thực hiện EMA (là một bộ phận của kế toán môi trƣờng) hơn thế nữa trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) chỉ sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế để xem xét mối quan hệ giữa một số biến thuộc đến thực hiện EMA, mà không xem xét các biến phụ thuộc thuộc các lý thuyết nền khác có thể ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện EMA nhƣ văn hóa tổ chức, nhận thức của chủ doanh nghiệp về tầm quan trọng của KTMT…. Nhƣ vậy, thực tế tính đến nay ở Việt Nam chƣa có một công trình nghiên cứu nào xác định, đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng một cách hệ thống và toàn diện. Để đồng bộ với sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng nhƣ đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam thì vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh là cần thiết để làm tiền đề cho việc xây dựng
  14. 3 chuẩn mực kế toán Việt Nam hoàn thiện hơn. Trên cơ sở kế thừa kết quả các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng– Khảo sát thực nghiệmtại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn để phân tích khám phá các nhân tố tác động tới việc thực hiện kế toán môi trƣờng trên cơ sở đó góp ý đề xuất một số giải pháp để thực hiện kế toán môi trƣờng nhằm nâng cao mức độ tin cậy của thông tin tài chính cung cấp cho các đối tƣợng liên quan, hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong việc ra quyết định nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, hƣớng tới sự phát triển bền vững, cải thiện toàn diệnhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về hiệu quả môi trƣờng cũng nhƣ hiệu quả về tài chính và giúp DN duy trì đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đƣa ra một số giải pháp để thực hiện kế toán môi trƣờng tại Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tới việc thực hiện kế toán môi trƣờng cho các DNSX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ thế nào ?
  15. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở các DNSX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của tác giả giới hạn ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM đã, đang và có ý định thực hiện kế toán môi trƣờng trong tƣơng lai. Số liệu tác giả thu thập vào quý 1 năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp định tính và định lƣợng đều đƣợc tác giả sử dụng trong nghiên cứu để đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở các DNSX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp định tính: bằng việc thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích và so sánh; Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống để tiến hành tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, trên cơ sở đó xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến việcthực hiện kế toán môi trƣờng ở các DNSX trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tiến hành phỏng vấn, gửi bảng câu hỏi điều tra với các chuyên gia là các giảng viên giảng dạy về chuyên ngành kế toán, nhân viên kế toán có kinh nghiệm lâu năm trong các công ty sản xuất, từ đó hiệu chỉnh thang đo, loại trừ các nhân tố không ảnh hƣởng tới việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở các doanh nghiệp sản xuất. Phương pháp định lượng: tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát qua email để thu thập dữ liệu, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đã đƣa ra tới việc thực hiện kế toán môi trƣờng ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
  16. 5 6. Kết cấu luận văn Theo trình tự từ lý thuyết đến thực nghiệm, đề tài gồm 5 chƣơng: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trong nƣớc và ngoài nƣớc có liên quan. Chƣơng 2: Trình bày khái quát về cơ sở lý thuyết kế toán môi trƣờng. Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu. Thảo luận và so sánh kết quả đạt đƣợc, cũng nhƣ so sánh với một số nghiên cứu trƣớc ở trong và ngoài nƣớc. Chương 5: Nêu kết luận đề tài và đƣa ra kiến nghị với các bên liên quan. Đồng thời, ghi nhận hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai.
  17. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Trong nội dung của chƣơng này tác giả thực hiện tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng. Trên cơ sở tổng hợp phân tích các nghiên cứu trƣớc, tác giả đƣa ra những nhận xét về các nghiên cứu đã thực hiện theo đó xác định đƣợc khe trống nghiên cứu từ đó hình thành nên định hƣớng cho nghiên cứu của tác giả. 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Để khám phá những nhân tố ảnh hƣởng tới việc thực hiện kế toán môi trƣờng, nghiên cứu của Qian. 2007. “Environmental accounting for local government waste management: an assessment of institutional and contingency theory explanations”. (Kế toán môi trƣờng cho quản lý chất thải của chính quyền địa phƣơng: một đánh giá dựa trên lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên)điều tra thực tế việc áp dụng kế toán môi trƣờng hiện tại ở chính quyền địa phƣơng về quản lý chất thải. Nghiên cứu bắt đầu với 12 chính quyền địa phƣơng ở New South Wales (NSW) Australia, và mở rộng khảo sát qua thƣ cho tất cả các chính quyền ở NSW. Lý thuyết ngẫu nhiên xem các tổ chức là các công cụ quản lý nhằm kiểm soát hiệu quả làm việc, dựa trên lý thuyết này, tác giả đề xuất các biến: sự không chắc chắn về môi trƣờng, chiến lƣợc môi trƣờng và độ phức tạp của nhiệm vụ. Lý thuyết thể chế coi các tổ chức là các tác nhân xã hội, dựa trên lý thuyết này, áp lực quy định, áp lực nhận thức, kỳ vọng của cộng đồng và giao tiếp liên ngành, đƣợc đề xuất nhƣ các biến giải thích. Khảo sát qua thƣ đánh giá hiệu quả của hai giải thích lý thuyết. Kết quả cho thấy rằng nhiệm vụ phức tạp, giao tiếp liên ngành, sự không chắc chắn về môi trƣờng, kỳ vọng của cộng đồng và chiến lƣợc môi trƣờng đều có liên quan đáng kể với mức độ thực hiện kế toán môi trƣờng cho việc quản lý chất thải ở địa phƣơng. Tuy nhiên, chỉ có chiến lƣợc môi trƣờng, độ phức tạp của nhiệm vụ và giao tiếp liên ngành, đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích các cấp độ kế toán cho các chi phí và tác động gián tiếp bên trong và bên ngoài trong quản lý chất thải. Dƣờng nhƣ các kỳ vọng về môi trƣờng và môi trƣờng quản lý chất thải, sự không chắc chắn của cộng đồng không thể cung cấp một động lực đáng kể cho chính quyền địa phƣơng để giải quyết các chi phí và tác động môi trƣờng. Hai yếu tố thể chế, áp lực pháp lý và áp lực nhận thức môi
  18. 7 trƣờng không đóng góp đáng kể vào bất kỳ khía cạnh nào của thực hành kế toán môi trƣờng trong quản lý chất thải của chính quyền địa phƣơng.Với mục đích tƣơng tự nhƣng áp dụng ở Libya, Al Kisher 2013. “Factors influencing environmental management accounting adoption in oil and manufacturing firms in Libya”.(Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các công ty sản xuất dầu ở Libya). Nghiên cứu đƣợc tiến hành với một cuộc khảo sát bao gồm 202 câu hỏi đƣợc gửi tới các giám đốc tài chính, các nhà quản lý môi trƣờng trong công ty dầu mỏ và các công ty sản xuất ở Libya. Sau khi thu thập đƣợc dữ liệu tác giả tiến hành phân tích nhân tố, tƣơng quan và hồi quy bội. Kết quả cho thấy tuổi tác, trình độ học vấn và thâm niên của nhà quản trị là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến các công ty có ý định áp dụng Kế toán quản trị môi trƣờng (EMA). Kết quả cũng cho thấy các công ty Libya trong các ngành công nghiệp lựa chọn kế toán môi trƣờng bị ảnh hƣởng bởi yếu tố cơ cấu tổ chức, trong đó ủng hộ kế toán môi trƣờng là cơ cấu tổ chức quản lý tập trung. Hơn nữa, kết quả cũng tiết lộ rằng các biến văn hóa tổ chức, áp lực cƣỡng ép, áp lực quy chuẩn, chiến lƣợc môi trƣờng, áp lực của các bên liên quan có ảnh hƣởng đáng kể đến các công ty có ý định áp dụng EMA. Nghiên cứu này đã đóng góp hữu ích cho kiến thức hiện tại bằng cách cung cấp, giải thích thêm về việc áp dụng EMA trong bối cảnh kế toán môi trƣờng còn xa lạ và cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về các yếu tố tạo thuận lợi cũng nhƣ cản trở việc áp dụng kế toán môi trƣờng vào thực tiễn. Nghiên cứu hiện tại cũng đã lấp đầy khoảng trống trong tài liệu EMA bằng cách phát triển khung lý thuyết để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố trong tổ chức, môi trƣờng và công nghệ. Quan trọng hơn, nghiên cứu này đã mở ra khả năng nghiên cứu sâu hơn về việc áp dụng EMA ở Libya cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển khác trên toàn thế giới. Ngoài những nhân tố ảnh hƣởng thuận chiều tới việc áp dụng kế toán môi trƣơng, năm 2010 để khám phá ra các nhân tố gây trở ngại đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trƣờng tại trƣờng đại học RMIT, Chang& Deegan. tiến hành nghiên cứu đề tài “Exploring factors influencing environmental Management Accounting adoption at RMIT University” (Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại Đại học RMIT). Tác giả tiến hành phỏng vấn 8 chuyển gia tại trƣờng và thực hiện thống kê mô tả, kết quả cho thấy 5 nhân tố: 1. áp
  19. 8 lực cƣỡng ép, 2. chiến lƣợc môi trƣờng, 3. nhiệm vụ phức tạp, 4. nhận thức của nhà quản trị về KTMT, 5. sự hỗ trợ của nhà quản trị, làm chậm tiến trình áp dụng kế toán quản trị môi trƣờng. Nghiên cứu cũng mở rộng khả năng áp dụng kế toán môi trƣờng cho các nhà giáo dục đại học bằng cách cung cấp một khung lý thuyết toàn diện giúp giải thích rõ vai trò của kế toán môi trƣờng trong phát triển kinh tế. Tƣơng tự, đề tài của Jamil, & cộng sự 2015 “Environmental management accounting practices in small medium manufacturing firms”(Thực hiện kế toán quản trị môi trƣờng trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa) nghiên cứu các yếu tố rào cản ảnh hƣởng đến việc thực hành kế toán môi trƣờng. Lý thuyết thể chế đƣợc sử dụng và dữ liệu đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi. Nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty sản xuất vừa và nhỏ của Malaysia. Kết quả chỉ ra rằng hầu hết các công ty đều có phân bổ ngân sách cho các hoạt động môi trƣờng và áp dụng EMA. Nghiên cứu lập luận rằng áp lực cƣỡng ép là một yếu tố chi phối việc thực hiện EMA và do đó, các rào cản đối với sự phát triển của EMA cần đƣợc giải quyết bởi chính phủ Malaysia và các cơ quan chức năng khác. Với các nhân tố đã đƣợc khám phá, Christ.& Burritt. 2013 thực hiện nghiên cứu “Environmental management accounting: the significance of contingent variables for adoption”. (Kế toán quản trị môi trường: Mức độ tác động của các nhân tố đến việc thực hiện kế toán môi trường) điều tra xem liệu đặc điểm của tổ chức có ảnh hƣởng đến việc thực hiện kế toán quản trị môi trƣờng của các doanh nghiệp ở Úc hay không. Dựa trên cơ sở lý thuyết ngẫu nhiên, tác giả đƣa ra khung nghiên cứu nhằm tìm cách xác định các trƣờng hợp theo đó các tổ chức có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động EMA, cả hiện tại và trong tƣơng lai. Nghiên cứu thực hiện một cuộc khảo sát gửi qua mạng cho các kế toán viên Úc. Kết quả cho thấy các nhân tố nhƣ chiến lƣợc môi trƣờng, quy mô tổ chức và lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm với môi trƣờng có ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng áp dụng EMA. Trái với dự kiến của tác giả, cơ cấu tổ chức không đƣợc tìm thấy có liên quan đến nhận thức của kế toán về việc sử dụng EMA trong các tổ chức của họ. Những phát hiện này hỗ trợ cho các nghiên cứu về sau dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên có thêm kiến thức và hiểu biết hiện tại về lý do đằng sau sự phát triển của EMA và nhận thức về việc sử dụng EMA trong các tổ chức. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc
  20. 9 áp dụng EMA ở các doanh nghiệp Úc còn hạn chế, đồng thời việc xác định chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ quy mô doanh nghiệp sẽ thúc đẩy việc áp dụng EMA ở hiện tại và trong tƣơng lai. Jalaludin, & cộng sự 2011 cũng thực hiện nghiên cứu “Understanding environmental management accounting (EMA) adoption: a new institutional sociology perspective”. (Hiểu biết về áp dụng kế toán quản trị môi trƣờng (EMA): một quan điểm dựa trên lý thuyết thể chế) để giải thích mối quan hệ giữa áp lực thể chế và việc áp dụng kế toán quản trị môi trƣờng. Cụ thể nghiên cứu phân tích áp lực từ chính phủ và các bên liên quan đến việc áp dụng EMA trong các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia. Tổng cộng có 74 kế toán từ các công ty sản xuất ở Malaysia đã tham gia khảo sát. Áp lực thể chế (áp lực cƣỡng chế, áp lực quy phạm và áp lực mô phỏng) đã đƣợc kiểm tra đối với mức độ áp dụng EMA thông qua phân tích hồi quy bội. Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy một số ảnh hƣởng của áp lực thể chế đối với việc áp dụng EMA. Trong số này, áp lực quy phạm về đào tạo kế toán đƣợc coi là mạnh nhất.Nghiên cứu của Ferreira &Cộng sự. 2010. “Environmental management accounting and innovation: an exploratory analysis”. (Kế toán quản trị môi trƣờng và công cuộc đổi mới: Một nghiên cứu thăm dò)nhằm mục đích kiểm tra vai trò của chiến lƣợc môi trƣờng đến việc áp dụng và đổi mới EMA, bằng việc khảo sát các nhân viên kế toán và các nhà kiểm soát tài chính trong các doanh nghiệp lớn của Úc. Kết quả không nhƣ mong đợi. Phân tích tƣơng quan cho thấy việc đổi mới quy trình sản xuất có tác động tích cực đến việc áp dụng EMA. Kết quả cũng cho thấy việc sử dụng EMA không bị chi phối bởi quy mô tổ chức và các công ty từ các ngành công nghiệp hóa chất, khai thác mỏ và luyện kim có nhiều khả năng sử dụng EMA hơn tất cả các công ty khác đƣợc xem xét trong nghiên cứu. Cuối cùng, phân tích PLS chỉ ra rằng chiến lƣợc môi trƣờng có tác động đối với việc áp dụng và đổi mới EMA trong các doanh nghiệp của Úc. Nghiên cứu của Ofoegbu, Grace N, Megbuluba & Aminoritse. (2016). “Corporate Environmental Accounting Information Disclosure in the Nigeria Manufacturing Firms”.(Công bố thông tin kế toán môi trƣờng tại các công ty sản xuất Nigeria) thực hiện kiểm tra sự ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất đến việc thực hiện kế toán môi trƣờng. Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu từ năm 2008-2014 bằng việc khảo sát các doanh nghiệp sản xuất ở Nigeria. Sau khi phân tích tƣơng quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2