intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế -

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu tập trung vào mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17 - Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị vào Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế -

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________________________ ĐÀO THỊ PHƯƠNG THÚY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHI VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ: "BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ" VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________________________ ĐÀO THỊ PHƯƠNG THÚY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHI VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ: "BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ" VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế : Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị vào Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn PGS.TS. Võ Văn Nhị. Các số liệu và kết quả trong bài nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016 Đào Thị Phương Thúy
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3 5. Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................4 6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................4 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ .......................................................5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................5 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................12 1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng ...................................18 1.3.1 Nhận xét ....................................................................................................18 1.3.2 Xác định khe hổng .....................................................................................18 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ IPSAS 17 VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHI VẬN DỤNG CHUẨN MỰC .........................................................................................................20 2.1 Tổng quan về chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17 (IPSAS 17) ................20 2.1.1 Giới thiệu chung về chuẩn mực kế toán công quốc tế ..............................20 2.1.2 Một số vấn đề cơ bản về chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17 .............22
  5. 2.2 Tổng quan về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp tại Việt Nam đối với tài sản cố định hữu hình.........................................................................................24 2.2.1 Giới thiệu chung về đơn vị hành chính sự nghiệp .....................................24 2.2.2 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp về tài sản cố định hữu hình ...........25 2.2.3 Một số điểm khác biệt giữa quy định quản lý tài sản cố định tại Việt Nam với điều kiện vận dụng IPSAS 17 ......................................................................27 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế “bất động sản, nhà xưởng, thiết bị” tại Việt Nam ....................................................28 2.3.1 Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế bất động sản, nhà xưởng, thiết bị .........................................................................................................................29 2.3.2 Hệ thống pháp lý .......................................................................................29 2.3.3 Hệ thống chính trị ......................................................................................30 2.3.4 Trình độ chuyên môn và nhận thức của kế toán viên ................................31 2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra ......................................................................31 2.3.6 Kinh nghiệm ban hành chuẩn mực ............................................................32 2.3.7 Đào tạo nguồn nhân lực.............................................................................32 2.3.8 Hệ thống thông tin .....................................................................................33 2.4 Lý thuyết nền phục vụ cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ..............33 2.4.1 Thuyết hành động hợp lý TRA ..................................................................33 2.4.2 Lý thuyết hành vi dự định TPB .................................................................34 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................36 3.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ...................................................36 3.1.1 Khung nghiên cứu .....................................................................................36 3.1.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................37 3.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị ...........................................................................38 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................40 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ...........................................................40 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................40 3.3.2.1 Thiết kế thang đo .............................................................................41
  6. 3.3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi ....................................................................44 3.3.2.3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .........................................................45 3.3.2.4 Phương pháp phân tích ....................................................................45 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................48 4.1 Mô tả mẫu khảo sát .........................................................................................48 4.2 Thống kê mô tả ...............................................................................................49 4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo....................................................................51 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................53 4.4.1 Biến độc lập ...............................................................................................53 4.4.2 Biến phụ thuộc...........................................................................................58 4.5 Phân tích tương quan ......................................................................................61 4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính ...........................................................................63 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................69 5.1 Kết luận kết quả nghiên cứu ...........................................................................69 5.2 Kiến nghị.........................................................................................................70 5.2.1 Về kiến thức và nhận thức .........................................................................71 5.2.2 Về điều kiện tổ chức ..................................................................................72 5.2.3 Về hệ thống chính trị .................................................................................74 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................75 5.3.1 Những hạn chế của luận văn .....................................................................75 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................75 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 1 : Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 2 : Danh sách các đối tượng tham gia khảo sát Phụ lục 3 : Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Phụ lục 4 : Bảng tổng hợp các tần số theo thang đo Likert
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT  Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt HCSN Hành chính sự nghiệp TSCĐ Tài sản cố định  Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng nước ngoài EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá IPSASB International Public Sector Accounting Standards Board Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS International Public Sector Accounting Standards Chuẩn mực kế toán công quốc tế SPSS Statistial Package for the Social Sciences Phần mềm thống kê khoa học xã hội TPB Theory of Planned Behavior Lý thuyết hành vi dự định TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ  Danh mục các bảng : Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về cải cách hệ thống kế toán công Việt Nam và vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các nhân tố tác động Bảng 3.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng Bảng 3.3. Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát Bảng 4.1. Bảng thống kê Bảng 4.2. Thống kê tần số các thang đo Bảng 4.3. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo còn lại Bảng 4.4. Kiểm định KMO và Bartlett Bảng 4.5. Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) Bảng 4.6. Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrixa) Bảng 4.7. Bảng tổng hợp các biến độc lập sau khi phân tích EFA Bảng 4.8. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo mới Bảng 4.9. Ma trận hệ số nhân tố (Component Score Coefficient Matrix) Bảng 4.10. Kiểm định KMO và Bartlett Bảng 4.11. Tổng phương sai trích Bảng 4.12. Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc Bảng 4.13. Ma trận hệ số nhân tố Bảng 4.14. Hệ số tương quan Pearson
  9. Bảng 4.15. Hệ số tương quan Pearson sau khi loại biến thanh tra, kiểm tra Bảng 4.16. Model Summaryb Bảng 4.17. ANOVAa Bảng 4.18. Coefficientsa  Danh mục các sơ đồ : Sơ đồ 3.1. Khung nghiên cứu Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 3.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị Sơ đồ 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Sơ đồ 4.2. Mô hình nghiên cứu
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình phát triển và hội nhập nền kinh tế Việt Nam cần phải có hệ thống thông tin minh bạch và đáng tin cậy hơn nữa, đặc biệt đối với việc quản lý các nguồn lực công của Chính phủ. Kế toán khu vực công cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao trách nhiệm tài chính của Chính phủ. Cơ sở pháp lý được xây dựng với luật kế toán và luật ngân sách nhà nước, hệ thống kế toán công được thiết lập thông qua các văn bản quy định và hướng dẫn luật do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành, trong đó có kế toán tài sản nhà nước. Hệ thống kế toán công ở Việt Nam được quy định trải dài qua hệ thống pháp lý bao gồm: Luật, nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản hướng dẫn dưới luật khác. Đây là một khó khăn cho các nhà nghiên cứu và quản lý vì có quá nhiều tầng pháp lý quy định, không tránh khỏi sự trùng lắp, chỗ thừa, chỗ thiếu và thậm chí là thiếu nhất quán (Ngô Thanh Hoàng, 2014). Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công. Đây là một khó khăn lớn cho ban hành, thực thi các chế độ kế toán công hiện hành quốc tế trong khi Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán công (IPSASB) đã ban hành 38 chuẩn mực. Việc áp dụng chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam đang trong giai đoạn nghiên cứu, hội thảo. Đây là một tồn tại và là một khoảng cách lớn giữa hệ thống kế toán công Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực kế toán tiếp cận trên cơ sở đưa ra những nguyên tắc trong khi văn bản pháp lý của Việt Nam lại quy định chi tiết cho từng trường hợp mà chưa có một nguyên tắc cơ bản chung nên khi có trường hợp mới xảy ra, người thực hiện không có căn cứ để giải quyết và các cơ quan chức năng không có cơ sở để kiểm tra giám sát. Có thể rất khó khăn trong việc áp dụng IPSAS đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng đây là xu hướng tất yếu trong kế toán quốc tế, do vậy Việt Nam cần đưa ra một lộ trình cụ thể để áp dụng.
  11. 2 Trong điều kiện hiện nay, cơ chế quản lý, tính hao mòn TSCĐ của các các đơn vị HCSN tại Việt Nam được Bộ Tài chính ban hành qua Luật, thông tư, quyết định, nghị định. Vì vậy, việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế về bất động sản, nhà xưởng, thiết bị (IPSAS 17) cần có sự nghiên cứu để có thể ban hành các quy định phù hợp với Việt Nam và tiến tới hài hòa với quốc tế. Chính vì thế nên tác giả tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu : Các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS 17): "Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị" vào Việt Nam. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Việt Nam cũng có các quy định về quản lý, sử dụng TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Do đó, việc vận dụng một chuẩn mực của quốc tế để phù hợp với điều kiện tại Việt Nam còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bài nghiên cứu tập trung vào mục tiêu tổng quát : xác định các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế số 17: Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị vào Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu tổng quát, bài nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau : - Xác định các nhân tố tác động khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế “Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị” cho các đơn vị HCSN ở Việt Nam. - Đo lường mức độ tác động của các nhân tố khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế “Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị” cho các đơn vị HCSN ở Việt Nam. - Đưa ra kiến nghị về việc các đơn vị HCSN tại Việt Nam vận dụng trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ theo chuẩn mực kế toán công quốc tế. Sau khi xây dựng mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu : - Các nhân tố nào ảnh hưởng khi vận dụng IPSAS 17 tại Việt Nam ? - Mức độ tác động của các nhân tố khi vận dụng IPSAS 17 tại Việt Nam? - Làm thế nào để giúp các đơn vị HCSN tại Việt Nam vận dụng IPSAS 17?
  12. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng các quy định về TSCĐ hữu hình – bất động sản, nhà xưởng, thiết bị theo chuẩn mực kế toán công quốc tế cho các đơn vị HCSN tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu : - Về mặt không gian, bài nghiên cứu tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh. - Về mặt thời gian, đối tượng khảo sát được thực hiện trong tháng 10 năm 2016. Do khu vực công Việt Nam khá rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, mỗi lĩnh vực mang tính chất đặc thù, vì thế tác giả chọn nghiên cứu tại các đơn vị HCSN. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể : - Phương pháp nghiên cứu định tính : Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước kết hợp với tìm hiểu chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 17, nghiên cứu các quan điểm, quy định của Việt Nam trong quản lý TSCĐ ở các đơn vị HCSN, tác giả tiến hành so sánh các qui định về quản lý và chế độ kế toán TSCĐ khu vực công của Việt Nam với IPSAS 17 để từ đó nhận diện các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng IPSAS 17 tại Việt Nam. Sau đó, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định lượng : Tác giả thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của những người làm kế toán và có sử dụng thông tin kế toán trong các đơn vị HCSN tại Việt Nam. Tác giả dùng phần mềm SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng. Cuối cùng, tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố khi vận dụng IPSAS 17 tại Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành phân tích, đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc vận dụng một chuẩn mực kế toán quốc tế trong quản lý TSCĐ ở các đơn vị HCSN tại Việt Nam.
  13. 4 5. Những đóng góp mới của đề tài - Tiếp nối các nghiên cứu trước về việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam. - Xác định các nhân tố tác động khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, cụ thể là chuẩn mực về bất động sản, nhà xưởng, thiết bị tại các đơn vị HCSN của Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất các kiến nghị cần thiết khi vận dụng IPSAS 17 để phù hợp với thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, bài nghiên cứu được chia thành 5 chương với các nội dung tương ứng như sau : Chương 1 : Tổng quan các nghiên cứu trước về vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế Chương 2 : Cơ sở lý thuyết về chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 17 và các nhân tố ảnh hưởng khi vận dụng chuẩn mực Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
  14. 5 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ Các đề tài liên quan đến chuẩn mực kế toán công quốc tế thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Vận dụng chuẩn mực quốc tế trong cải cách kế toán công là xu hướng khách quan ở các quốc gia. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cụ thể như sau : 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Dent (1997), trong bài nghiên cứu quản lý TSCĐ khu vực công về các vấn đề định giá, đã xem xét bản chất của tài sản chính quyền địa phương trong bối cảnh các mục tiêu quản lý tổng thể. Ông đặt ra những câu hỏi về việc phân loại tài sản công và cách thức mà họ - chính quyền địa phương đang cảm nhận. Phân tích nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra việc lập sổ đăng ký tài sản, các phương pháp xác định giá trị của các tài sản, sự phù hợp của các phương pháp này và giải thích kết quả của giá trị. Đánh giá việc thực hiện thời gian gần đây đã hoàn thành được thực hiện bởi chính quyền Anh để ghi lại cổ phần tài sản sở hữu của họ và nhận thấy rằng, trong dài hạn, một trường hợp như vậy có thể được sửa đổi như thế nào để kết hợp các phương pháp thích hợp hơn trong việc định giá một số tài sản. Theo Chan (2006), để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội, các nước đang phát triển đòi hỏi năng lực thiết lập thể chế khu vực công và thực hiện các chính sách công, do đó cần thiết phải cải cách kế toán khu vực công. Các giá trị xã hội của cải cách kế toán khu vực công đóng góp vào mục tiêu phát triển, bao gồm cả mục tiêu giảm nghèo. Lý do này đã khiến chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) phù hợp ở các nước đang phát triển. Sự đảm bảo tính toàn vẹn về tài chính và sự thay đổi theo cơ sở dồn tích có thể làm cho IPSAS hữu ích hơn trong cải cách kế toán khu vực công ở các nước đang phát triển. Hanis, Trigunarsyah và Susilawati (2011), đã thực hiện việc nghiên cứu tại tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia với mục đích xác định những thách thức phải đối mặt cho chính quyền địa phương tại Indonesia khi áp dụng một khuôn khổ quản lý tài
  15. 6 sản công. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy có những thách thức quan trọng mà chính quyền địa phương của Indonesia cần quản lý khi áp dụng một khuôn khổ quản lý tài sản công. Những thách thức này là: sự vắng mặt của một khuôn khổ thể chế và pháp lý để hỗ trợ các ứng dụng quản lý tài sản; nguyên tắc phi lợi nhuận của tài sản công; nhiều khu vực pháp lý liên quan đến các quy trình quản lý tài sản công; sự phức tạp của các mục tiêu chính quyền địa phương; việc không có dữ liệu để quản lý tài sản công; và hạn chế nguồn nhân lực. Những phát hiện của nghiên cứu cung cấp đầu vào hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các học giả và những người thực hiện quản lý tài sản ở Indonesia để thiết lập một khuôn khổ quản lý tài sản công hiệu quả dẫn đến tổ chức hiệu quả cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ công. Ilie và Miose (2012), đã tiến hành thực hiện nghiên cứu việc áp dụng các chuẩn mực của IPSAS tại Romani. Hai tác giả cho rằng áp dụng IPSAS sẽ cung cấp cho các đơn vị khu vực công một ý nghĩa lớn hơn do sự so sánh với các quy định kế toán tổng hợp, sự công nhận quốc tế đối với báo cáo các tài khoản hàng năm. Một sự minh bạch hơn sẽ làm tăng chất lượng quản lý tài chính, tạo điều kiện cho các mối quan hệ với các nhà tài trợ và đơn giản hóa thông tin cho những công chúng quan tâm trong nền kinh tế của Romani. Một số hoạt động kế toán từ khu vực công không cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào tình hình thực tế của tài sản, tài chính và thu nhập. Điều này tạo sự khó khăn để đánh giá hệ thống kế toán cho cộng đồng và các chính trị gia. Sự ra đời của IPSAS trong kế toán công tại Romani cung cấp sự hỗ trợ thông qua các tiêu chuẩn thống nhất. Quản lý công đại diện cơ sở cho quá trình kiểm soát và giám sát hiệu quả trong quản lý hành chính. IPSAS giúp quản lý công nâng cao chất lượng thông tin tài chính, đơn giản hóa việc kiểm soát nội bộ và giám sát của các tổ chức công và tăng giá trị cho các thông tin tài chính liên quan đến lợi nhuận kinh tế. Mục đích của các tác giả là trình bày so sánh tình trạng của việc thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế trong khu vực công và khu vực tư của các hoạt động thuộc nhà nước.
  16. 7 Với bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuẩn mực kế toán công ở Kenya”, Hamisi (2012) cho thấy rằng cải cách trong hệ thống và các quy trình quản lý tài chính của Chính phủ đang trở nên quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình lớn hơn trong việc quản lý tài chính của công chúng. Nghiên cứu này đã tìm cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các IPSAS ở Kenya dựa trên mức độ thực hiện. Đây là một nghiên cứu mô tả. Nó được thiết kế để mô tả mức độ thực hiện IPSAS ở Bộ Tài chính. Đối tượng mục tiêu là 38 thủ trưởng các đơn vị kế toán, đại biểu cho 14 trụ sở chủ chốt. Thủ tục lấy mẫu sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng. Nghiên cứu này tập hợp dữ liệu cả sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập tại nguồn của các nhà nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu trước đó được thu thập bởi các nhà nghiên cứu khác cũng đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu này sử dụng thống kê mô tả để mô tả một hiện tượng hoặc một đối tượng. Suy luận thống kê hồi quy và tương quan đã được thực hiện để thiết lập mức độ mà các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuẩn mực kế toán quốc tế khu vực công ở Kenya. Từ những phát hiện, nghiên cứu xác định được sự thất bại để giải quyết các vấn đề kế toán cụ thể, đó là việc thiếu ứng dụng các công nghệ thông tin, thiếu sự hỗ trợ tài chính quốc tế đã ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện các chuẩn mực kế toán công quốc tế trong khu vực công ở Kenya. Mức độ áp dụng công nghệ thấp, cải cách quản lý tài chính công mới (NPFM) và việc áp dụng hệ thống quản lý tài chính tổng hợp (IFMIS) của Chính phủ Kenya nghèo nàn, thiếu khung pháp lý và chính trị yếu kém, thất bại của Quốc hội ban hành Luật quản lý tài chính mới năm 2004 để ghi nhận IPSAS, thiếu cán bộ được đào tạo và có thẩm quyền về việc áp dụng hệ thống IPSAS trong báo cáo tài chính là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện IPSAS trong khu vực công. Nghiên cứu đã đề nghị một khuôn khổ pháp lý sẽ được hỗ trợ để qui định IPSAS, tất cả các bên liên quan và các đối tác bao quát hệ thống báo cáo IPSAS để tăng cường quản lý tài chính trong khu vực công, chính phủ nâng cấp công nghệ thông tin và tăng cường áp dụng các
  17. 8 công nghệ thông tin để đối phó với các yêu cầu dữ liệu tài chính của các tiêu chuẩn IPSAS. Theo nghiên cứu của Sour (2012) về việc áp dụng chuẩn mực kế toán công và cải cách kế toán khu vực công tại Mexico, việp áp dụng IPSAS và cải cách kế toán là yếu tố giúp đảm bảo chất lượng thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính của nhà nước, giúp cung cấp các dữ liệu cần thiết cho các nghiên cứu về chi tiêu công tại Mexico. Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các chuẩn mực kế toán công số 1, 2 và 17. Mục đích của nghiên cứu này là để giải thích sự khác biệt giữa IPSAS và hệ thống kế toán Mexico thực tại để xác định mức độ áp dụng IPSAS trong cải cách hệ thống kế toán ở Mexico có thể thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các cấp chính quyền. Bellanca và Vandernoot (2014), mục đích của bài nghiên cứu là phân tích mức độ thực hiện các chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Sau khi giới thiệu về khung pháp lý của EU và cơ sở lý thuyết về việc thực hiện các IPSAS trong các nước thành viên EU, các tác giả tiến hành phân loại, trên cơ sở của một cuộc khảo sát, các thành viên theo mức độ thực hiện chính thức về IPSAS. Nó cũng phân tích các loại kế toán (kế toán theo cơ sở tiền mặt, kế toán theo cơ sở tiền mặt có điều chỉnh, kế toán dồn tích, và kế toán theo cơ sở dồn tích có điều chỉnh) được sử dụng bởi các quốc gia trong nghiên cứu. Cuộc khảo sát cho thấy có sự khác biệt quan trọng giữa các quốc gia thành viên, cho cả các ứng dụng của IPSAS và cho các loại hình kế toán được sử dụng. Hơn nữa, nó xuất hiện ngay cả khi IPSAS không được thông qua một cách hợp pháp ở hầu hết các nước thành viên châu Âu, có một xu hướng sử dụng các hệ thống kế toán hiện đại dựa trên kế toán dồn tích gần IPSAS. Mukah (2016), với bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận các chuẩn mực kế toán công quốc tế ở Cameroon” cho thấy ngày càng có nhiều sự đồng thuận về việc các chính phủ phải chịu trách nhiệm tài chính và Cameroon cũng như nhiều nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức trong việc vận hành một hệ thống kế toán công đảm bảo trách nhiệm giải trình và tính minh
  18. 9 bạch. Việc chuyển đổi từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích dựa trên các chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) để khắc phục những yếu tố không thể giải trình và không rõ ràng ngày càng tăng trong việc sử dụng tài chính của khu vực công sẽ trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Ở khía cạnh này, Cameroon có xu hướng chấp nhận các tiêu chuẩn kế toán quốc tế khi mà nó được điều chỉnh phù hợp với tình hình địa phương của mình và cũng làm cho các báo cáo tài chính đáng tin cậy hơn, chuẩn hóa, có thể so sánh được và thu hút trên trường quốc tế. Với tình hình đó, bài nghiên cứu đã tìm cách điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận cải cách kế toán công nói chung và IPSAS nói riêng ở Cameroon. Một cuộc khảo sát đã được tiến hành tại Bộ Tài chính (MINFI) và phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) và kỹ thuật ước lượng thống kê logistic được sử dụng. Những phát hiện đã tiết lộ các yếu tố quyết định sự chấp nhận IPSAS ở Cameroon cụ thể là: kiến thức và nhận thức, tổ chức thể chế, đào tạo nhân viên và tuyển dụng, hệ thống thông tin quản lý, trình độ, giới tính, chi phí thực hiện, hỗ trợ chính trị và tuổi tác. Mukah còn đề xuất chính phủ thực hiện một cuộc nghiên cứu cẩn thận hơn về các yếu tố này khi tiến hành cải cách kế toán công và việc chấp nhận IPSAS diễn ra thành công. Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế Tên tác Tên đề tài Kết quả nghiên cứu giả (Năm) Dent, P. Managing public sector Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có (1997) property assets: the phương pháp thích hợp trong việc định giá valuation issues tài sản công Chan, J.L. IPSAS and Government Theo tác giả, sự đảm bảo tính toàn vẹn về (2006) Accounting Reform in tài chính và sự thay đổi theo cơ sở dồn tích Developing Countries có thể làm cho IPSAS hữu ích hơn trong cải cách kế toán khu vực công ở các nước
  19. 10 đang phát triển. Hanis, The application of Bài nghiên cứu đã xác định những thách M.H., public asset management thức khi áp dụng một khuôn khổ quản lý tài Trigunarsy in Indonesian local sản công là: sự vắng mặt của một khuôn ah, B., government: A case khổ thể chế và pháp lý để hỗ trợ các ứng Susilawati, study in South Sulawesi dụng quản lý tài sản; nguyên tắc phi lợi C. (2011) province nhuận của tài sản công; nhiều khu vực pháp lý liên quan đến các quy trình quản lý tài sản công; sự phức tạp của các mục tiêu chính quyền địa phương; việc không có dữ liệu để quản lý tài sản công; và hạn chế nguồn nhân lực. Ilie, E., IPSAS and the Hai tác giả cho rằng áp dụng IPSAS sẽ Miose, application of these cung cấp cho các đơn vị khu vực công một N.M. standards in the ý nghĩa lớn hơn do sự so sánh với các quy (2012) Romania định kế toán tổng hợp, sự công nhận quốc tế đối với báo cáo các tài khoản hàng năm. Hamisi, The Factors Affecting Đối tượng khảo sát là 38 thủ trưởng các K.S. the Implementation of đơn vị kế toán, đại biểu cho 14 trụ sở chủ (2012) International Public chốt. Thủ tục lấy mẫu sử dụng phương Sector Accounting pháp lấy mẫu phân tầng. Standards in Kenya. Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuẩn mực kế toán công quốc tế trong khu vực công ở Kenya là : công nghệ thông tin, sự hỗ trợ tài chính quốc tế, khung pháp lý và chính trị, thiếu cán bộ được đào tạo.
  20. 11 Sour, L. IPSAS and government Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các (2012) accounting reform in chuẩn mực kế toán công số 1, 2 và 17. Mục Mexico đích của nghiên cứu là để giải thích sự khác biệt giữa IPSAS và hệ thống kế toán Mexico thực tại để xác định mức độ áp dụng IPSAS trong cải cách hệ thống kế toán ở Mexico có thể thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các cấp chính quyền. Bellanca, International Public Mục đích của bài nghiên cứu là phân tích S., Sector Accounting mức độ thực hiện các chuẩn mực kế toán Vandernoo Standards (IPSAS), công quốc tế trong các nước thành viên của , J. (2014) Implementation in the Liên minh châu Âu trên cơ sở tiến hành European Union (EU), một cuộc khảo sát tại các nước thành viên. Member States Mukah, Factors Influencing the Một cuộc khảo sát đã được tiến hành tại Bộ S.T. Acceptance of Tài chính (MINFI) và phương pháp bình (2016) International Public phương tối thiểu (OLS) và kỹ thuật ước Sector Accounting lượng thống kê logistic được sử dụng. Standards in Cameroon Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố quyết định sự chấp nhận IPSAS ở Cameroon là: kiến thức và nhận thức, tổ chức thể chế, đào tạo nhân viên và tuyển dụng, hệ thống thông tin quản lý, trình độ, giới tính, chi phí thực hiện, hỗ trợ chính trị và tuổi tác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2