intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công Việt Nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định những nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế; đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới việc chuyển đổi CSKT; đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công Việt Nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -------------- PHẠM THỊ NGUYÊN DANH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH CHO CÁC ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRONG KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM KHI VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -------------- PHẠM THỊ NGUYÊN DANH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH CHO CÁC ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRONG KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM KHI VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60.34.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, bài báo, công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí, tác phẩm theo Danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016 Phạm Thị Nguyên Danh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Ý nghĩa của việc thực hiện nghiên cứu ................................................................. 4 7. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 6 1.1.1. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan tới xu hướng cải cách hệ thống kế toán công thông qua việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích ....................................................... 6 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến sự phát triển các mô hình cải cách kế toán khu vực công theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích và nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi ở một số quốc gia ....................................... 10 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................... 18 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan kế toán công và việc vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế tại Việt Nam ............................................................................................. 18 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến cơ sở kế toán dồn tích ........................................ 21 1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu ................... 23 1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu trước ........................................................................... 23 1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu ........................................................................... 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 26
  5. 2.1. Tổng quan về khu vực công ................................................................................. 26 2.1.1. Khái niệm khu vực công ..................................................................................... 26 2.1.2. Vai trò của khu vực công .................................................................................... 28 2.2. Tổng quan về kế toán khu vực công ................................................................... 28 2.2.1. Khái niệm kế toán công ...................................................................................... 28 2.2.1. Vai trò của kế toán công ..................................................................................... 29 2.3. Tổng quan về Chuẩn mực kế toán công quốc tế ................................................ 30 2.3.1. Giới thiệu chung về Chuẩn mực kế toán công quốc tế ....................................... 30 2.3.2. Cơ sở kế toán áp dụng trong Chuẩn mực kế toán công quốc tế ......................... 31 2.3.2.1. Kế toán theo cơ sở kế toán tiền mặt ............................................................... 32 2.3.2.2. Kế toán theo cơ sở kế toán dồn tích ............................................................... 33 2.3.2.3. So sánh CSKT tiền mặt và dồn tích trong KVC. ............................................ 34 2.4. Các nhân tố giả định sẽ tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công ............................................................... 36 2.4.1. Môi trường kinh tế .............................................................................................. 38 2.4.2. Môi trường chính trị ........................................................................................... 39 2.4.3. Môi trường Giáo dục, Nghề nghiệp .................................................................... 40 2.4.4. Môi trường Pháp lý ............................................................................................. 41 2.4.5. Môi trường Quốc tế ............................................................................................ 42 2.4.6. Môi trường Văn hoá ........................................................................................... 43 2.4.7. Điều kiện tổ chức ................................................................................................ 44 2.5. Tổng quan các lý thuyết nền nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng ............... 45 2.5.1. Lý thuyết hành động hợp lý và lý thuyết hành vi dự định.................................. 45 2.5.2. Kinh tế học thể chế ............................................................................................. 46 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 49 3.1. Khung nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 49 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 50 3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 50 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.................................................................. 51 3.3. Mô hình nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu .................................................. 52 3.4. Xác định thang đo, chọn mẫu nghiên cứu .......................................................... 53 3.5. Quy trình nghiên cứu............................................................................................ 55 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 57
  6. 4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 57 4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................... 57 4.1.1.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ....................................................................... 57 4.1.1.2. Bảng câu hỏi khảo sát .................................................................................... 58 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................ 58 4.1.2.1. Thống kê mô tả ............................................................................................... 58 4.1.2.2. Phân tích nhân tố khám phá........................................................................... 59 4.2. Bàn luận ................................................................................................................. 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 73 5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu................................................................................ 73 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 74 5.1.1. Kiến nghị định hướng ......................................................................................... 74 5.1.2. Các kiến nghị cụ thể ........................................................................................... 75 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai................................................... 80 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu...................................................................................... 80 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ..................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 83 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  Từ viết tắt có nguồn gốc nước ngoài ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CEPT Common Effective Preferential Tariff Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CIGAR Comparative International Governmental Accounting Research Nghiên cứu so sánh kế toán chính phủ quốc tế DMC Developing Member Country Thành viên các nước đang phát triển ESA European System of Accounts Hệ thống tài khoản Châu Âu FMIS Financial Management Information System Hệ thống thông tin quản lý tài chính G7 Group of seven Nhóm các nước phát triển GAAP Generally Accepted Accounting Principles Các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận IAS International Accounting Standards Chuẩn mực kế toán quốc tế IFAC International Federation of Accountants Liên đoàn Kế toán Quốc tế IFRS International Financial Reporting Standards Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
  8. IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế IPSAS International Public Sector Accounting Standards Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSASB International Public Sector Accounting Standards Board Ủy ban Chuẩn mực kế toán công quốc tế NPFM New Public Financial Management Quản lý tài chính công mới NPM New Public Management Quản lý công mới OECD Organisation for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PSC Public Sector Committee Ủy ban KVC TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới  Từ viết tắt có nguồn gốc Tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán CSKT Cơ sở kế toán HCSN Hành chính sự nghiệp KVC Khu vực công NSNN Ngân sách nhà nước UBTCNS Ủy ban tài chính ngân sách
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ  Danh mục các bảng biểu Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công được kế thừa từ các nghiên cứu trước ................... 53 Bảng 4.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng cải cách kế toán khu vực ......................... 57 công Việt Nam theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế................................................................................... 57 Bảng 4.2: Các biến đặc trưng và các thang đo chất lượng tốt ....................................... 60 Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett ......................................................................... 61 Bảng 4.4: Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) ..................... 62 Bảng 4.5: Bảng ma trận nhân tố xoay ........................................................................... 63 Bảng 4.6 : Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc ......................................... 64 Bảng 4.7: Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc.................................................... 64 Bảng 4.8: Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc ..................................... 65 Bảng 4.9: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và phân ...................... 65 tích nhân tố khám phá .................................................................................................... 65 Bảng 4.10: Hệ số tương quan Person ............................................................................ 66 Bảng 4.11: Hệ số hồi quy .............................................................................................. 67 Bảng 4.12: Tóm tắt mô hình .......................................................................................... 68 Bảng 4.13: Phân tích phương sai (ANOVA)a ............................................................... 68 Bảng 4.14 Hệ số hồi quy chuẩn hóa .............................................................................. 69  Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý ............................................................ 45 Sơ đồ 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định ............................................................... 46 Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu ........................................................................................ 49 Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị ........................................................................ 53
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, trong đó kế toán khu vực công cũng có những chuyển biến tích cực, ngày càng tiếp cận với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, kế toán công Việt Nam vẫn bị đánh giá là còn nhiều hạn chế và khác biệt so với các nước trên thế giới, chưa cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá trách nhiệm giải trình và ra quyết định. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khu vực công trong thập niên vừa qua và định hướng cải cách quản lý tài chính công theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực trong thời gian tới đòi hỏi kế toán khu vực công Việt Nam phải có những cải cách tích cực về vấn đề chất lượng và minh bạch hóa thông tin. Chuẩn mực kế toán công quốc tế được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) nhằm phát triển những chuẩn mực Báo cáo tài chính khu vực công có chất lượng cao, tiến tới hòa hợp chuẩn mực kế toán công quốc gia và quốc tế nhằm tăng cường chất lượng và tính thống nhất của hệ thống Báo cáo tài chính công trên toàn thế giới. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị thế của mình khi gia nhập và trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB, thành viên ASEAN, tham gia AFTA, CEPT, APEC, WTO, TPP… Việc gia nhập các tổ chức này khiến cho Việt Nam gặp nhiều áp lực về vấn đề minh bạch hóa thông tin kế toán, đặc biệt là trong lĩnh vực công nhằm cung cấp thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận. Do đó, để thông tin kế toán khu vực công Việt Nam được sự thừa nhận của thế giới bắt buột phải tuân theo quy định của Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Từ năm 2007, định hướng vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia đã được các nhà hoạch định chính sách Việt Nam khẳng định và đưa ra lộ trình ban hành cụ thể (Bùi Văn Mai, 2007; Đặng Thái Hùng, 2011). Theo lộ trình đó, một trong những nội dung quyết định cần đổi mới là cơ sở kế toán. Khác với Chuẩn mực kế toán công quốc tế sử dụng cơ sở kế toán dồn tích hoàn toàn là chủ yếu, kế toán khu vực công Việt Nam hiện nay hầu như sử dụng cơ sở kế toán tiền mặt, tiền mặt có điều chỉnh, dồn tích có điều chỉnh. Điều này gây rất nhiều hạn chế trong việc cung cấp thông tin hữu ích, đánh giá hoạt động cũng như trách nhiệm giải trình của các đơn vị. Do đó, cải cách kế toán khu vực công Việt Nam theo hướng
  11. 2 chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích hoàn toàn theo hướng vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế cũng như nghiên cứu những nhân tố tác động tới quá trình chuyển đổi này là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chủ yếu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Chính vì vậy, mục tiêu cụ thể của đề tài tập trung vào: - Xác định những nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. - Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới việc chuyển đổi CSKT. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi như sau: - Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các nhân tố này đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế như thế nào? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Những kiến nghị nào cần đề xuất để tác động tới các nhân tố nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này giới hạn trong phạm vi những đặc điểm chủ yếu cũng như những khái niệm cơ bản về khu vực công, kế toán công, hệ thống IPSAS, các nhân tố tác động tới việc chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực công tại Việt Nam, không đi vào phân tích chi
  12. 3 tiết từng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Cũng không đi sâu vào nội dung và hạch toán chi tiết các giao dịch kinh tế phát sinh theo từng CSKT. Cụ thể: - Về Chuẩn mực kế toán công quốc tế: chỉ giới thiệu khái quát về chuẩn mực như: định nghĩa và lịch sử hình thành, mục tiêu chuẩn mực… Không đi vào phân tích cụ thể từng IPSAS và cũng không tìm hiểu các bút toán hạch toán kế toán trong từng chuẩn mực đó. - Về khu vực công, kế toán công: tác giả chỉ tìm hiểu một số khái niệm của các tác giả, tổ chức dưới những góc độ khác nhau về khu vực công, kế toán công; đồng thời tìm hiểu về vai trò của hai lĩnh vực này. - Về cơ sở kế toán: chỉ tìm hiểu về định nghĩa, ưu điểm và hạn chế của hai CSKT theo Chuẩn mực kế toán công quốc tế; nhận diện được các nhân tố tác động tới việc chuyển đổi CSKT dồn tích; không đi sâu vào nội dung cũng như nghiệp vụ hạch toán chi tiết các giao dịch kinh tế phát sinh theo từng CSKT. - Về mặt không gian, bài nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh thành miền Trung và miền Nam. - Về mặt thời gian, đối tượng nghiên cứu được khảo sát vào quý 3 năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ chủ đề nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính khái quát hóa các lý thuyết nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS). Phương pháp nghiên cứu định lượng kiểm định các nhân tố đã được tổng hợp trong phạm vi rộng hơn nhằm xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, làm cơ sở cho các đề xuất phía sau. Cụ thể:  Đối với câu hỏi nghiên cứu 1: tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết như sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống Phương pháp này được tác giả sử dụng để tiếp cận với các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm phát hiện các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích tại các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng trong điều kiện vận dụng IPSAS. Đồng thời, nghiên cứu xu hướng cải cách kế toán khu vực công và quá trình chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực công tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh
  13. 4 Phương pháp này được tác giả sử dụng với mục đích tổng hợp các nhân tố đã được phát hiện từ quá trình tiếp cận nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ những nhân tố đã được tổng hợp, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia, tác giả tiếp cận được với thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam để tiến hành phân tích, so sánh và đánh giá những nhân tố có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Thực hiện phương pháp này, tác giả có cuộc trao đổi với các chuyên gia, đặc biệt là những người đã và đang giảng dạy, công tác nhiều năm trong lĩnh vực kế toán công. Cuộc phỏng vấn xoay quanh nội dung: quan điểm riêng của họ về những nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Cuộc trao đổi này sẽ củng cố những nhận thức của tác giả để có sự nhìn nhận đúng đắn về các nhân tố thực sự đang tác động đến việc chuyển đổi CSKT.  Đối với câu hỏi nghiên cứu 2: tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết như sau: - Phương pháp thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát rộng rãi cho tất cả các đối tượng đang làm việc, nghiên cứu liên quan đến kế toán KVC, nội dung khảo sát là mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát đối với các nhân tố ảnh hưởng tới việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam. Sau đó thống kê kết quả khảo sát để bổ sung thông tin cho các nhận định của tác giả. - Thống kê định lượng: Tác giả sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định và kiểm định các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế.  Đối với câu hỏi nghiên cứu 3: Tác giả sử dụng hầu hết các phương pháp nghiên cứu định tính như tổng hợp, phân tích, lý luận khách quan… để đưa một số kiến nghị, góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi CSKT dồn tích tại Việt Nam. 6. Ý nghĩa của việc thực hiện nghiên cứu  Về mặt lý luận Bài nghiên cứu này đóng góp vào kho tàng nghiên cứu những lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế.
  14. 5  Về mặt thực tiễn Xác định được các nhân tố ảnh hưởng, đo lường, đánh giá mức độ tác động, đồng thời phân tích nguyên nhân phát sinh và mối liên hệ của các nhân tố đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm tác động vào các nhân tố. Qua đó, những người làm chính sách có thể tham khảo để từng bước thực hiện việc chuyển đổi CSKT dồn tích nhằm cung cấp thông tin có tính hữu ích và minh bạch cho các đối tượng quan tâm. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  15. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phần tổng quan nghiên cứu này cung cấp một bức tranh tổng quát về quá trình tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài. Trong phần này, tác giả tiến hành khái quát hóa những công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về một số mảng nội dung khác nhau có liên quan đến hướng nghiên cứu của tác giả. Từ đó, xác định khe hổng của vấn đề nghiên cứu và minh chứng cho tính cấp thiết của đề tài này. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong 20 năm qua, lĩnh vực công trên toàn thế giới đã được đánh dấu bởi những cải cách căn bản về tổ chức, quản lý và kế toán. Mục đích của những cải cách này là để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ công. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu liên quan về cải cách khu vực công, đặc biệt là cải cách kế toán công theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích ở các nước trên thế giới mà tác giả tìm hiểu được. 1.1.1. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan tới xu hướng cải cách hệ thống kế toán công thông qua việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích Sarath Lakshman Athukorala - Chuyên gia quản lý tài chính và Barry Reid - Nhân viên tư vấn của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) (2003), dựa trên kinh nghiệm làm việc liên quan đến kế toán KVC tại các nước phát triển và các nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong bài nghiên cứu “Ngân sách dồn tích, kế toán công và các vấn đề liên quan tại các nước đang phát triển”, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như: tiếp cận hệ thống, nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh… với mục tiêu cuối cùng là để cung cấp các tư vấn kỹ thuật về cải cách kế toán KVC theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích; cung cấp các kiến nghị nền tảng cho các nước đang phát triển (DMCs) để có thể cải thiện hệ thống kế toán công của họ theo một lộ trình cụ thể. Kết quả, tác giả khẳng định cải cách KVC hiện nay là một xu hướng và đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, không chỉ thành viên các nước phát triển, chẳng hạn như G7 mà còn ở thành viên các nước đang phát triển (DMCs). Kế toán khu vực công của họ hoặc là đã chuyển đổi, hoặc là đang xem xét chuyển đổi từ CSKT tiền mặt sang CSKT dồn tích. Tuy nhiên, đối với DMCs, quá trình chuyển đổi sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề mà các nước phát triển không phải đối mặt. Từ việc nghiên cứu những bài học, những hạn chế trong quá trình thực hiện kế toán dồn tích ở một số quốc gia, tác giả kết luận rằng để thực hiện thành công kế toán dồn tích, chính phủ các nước DMC cần: (i) Xem xét một cách cẩn thận chiến lược thực hiện và thời gian thực hiện; (ii) Sự cần thiết của cam kết chính trị; (iii) Dự định và mục tiêu phải được truyền đạt rõ ràng; (iv)
  16. 7 Nhân viên kế toán có trình độ; (v) Hệ thống thông tin quản lý tài chính phải phù hợp; (vi) Các vấn đề kế toán cụ thể; và (vii) Để tối đa hóa lợi ích, học hỏi nên là một phần của cải cách. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một lộ trình các bước tiếp cận nhằm giúp chính phủ các nước DMC áp dụng thành công kế toán dồn tích. Hạn chế là nghiên cứu mới chỉ đưa ra những kiến nghị chung cho các nước đang phát triển, chưa có kiến nghị cụ thể và chưa nghiên cứu cho từng quốc gia cụ thể bởi mỗi quốc gia có những điều kiện về môi trường thực hiện khác nhau. Chan J.L (2005), trong bài nghiên cứu “IPSAS và Cải cách kế toán chính phủ tại các nước đang phát triển”, sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như: nghiên cứu tài liệu, phân tích… tác giả đi đến kết luận rằng chính phủ các nước đang phát triển có nhu cầu, thậm chí là một nhu cầu lớn về thông tin kế toán dồn tích. Qua đó, nhấn mạnh hai yếu tố: đảm bảo toàn vẹn tài chính và chuyển đổi CSKT dồn tích theo IPSASs là rất cần thiết để phát triển xã hội cũng như đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi CSKT ở các quốc gia này không hề dễ dàng khi có quá nhiều rào cản như: hệ thống chính trị thiếu sự dân chủ, ý chí đổi mới không mạnh, nhu cầu đòi hỏi thông tin của người dân không cao, thiếu kỹ thuật, thiếu tài chính… Do đó, tác giả cho rằng sự thành công của cải cách kế toán công phụ thuộc vào sự hỗ trợ chính trị và hỗ trợ quản lý, sự sẵn có của các nguồn lực như: ngân sách và nhân lực, công nghệ thông tin... Tác giả cũng đưa ra ba mức độ chuyển đổi CSKT dồn tích lần lượt là yếu, trung bình và mạnh. Đồng thời, liệt kê những nội dung kế toán cần thực hiện ở mỗi mức độ này. Từ đó, tác giả kết luận đối với các nước đang phát triển, khi tiến hành chuyển đổi thì đầu tiên, mức độ dồn tích yếu và dồn tích trung bình là phù hợp. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, từ đó phân tích và đưa thêm lý luận khách quan của mình để nghiên cứu về lợi ích của CSKT dồn tích KVC theo hướng vận dụng IPSAS và chỉ liệt kê những khó khăn khi vận dụng mà chưa có nghiên cứu định lượng để kiểm định và làm rõ mức độ ảnh hưởng của những rào cản đó; đồng thời cũng chưa đề cập đến kiến nghị cụ thể để các nước đang phát triển có thể thực hiện nhằm cải cách và vận dụng IPSAS. Tiếp đó, Maurits Brandon (2007), trong luận án tiến sĩ “Liệu kế toán dựa trên cơ sở dồn tích có lợi ích hơn kế toán dựa trên cơ sở tiền mặt trong khu vực công?” với mục tiêu là xác định xem liệu mô hình kế toán dồn tích có ích hơn mô hình kế toán tiền mặt trong KVC hay không và Hà Lan nên triển khai theo mô hình kế toán nào, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp khái quát hóa, khái niệm hóa, phương pháp phân tích… nhằm làm rõ sự khác biệt giữa mô hình dựa trên CSKT
  17. 8 tiền mặt và mô hình dựa trên CSKT dồn tích, giữa khu vực tư nhân và khu vực công. Tiếp đó, tác giả tìm hiểu mô hình dựa trên CSKT dồn tích được thực hiện như thế nào ở một số quốc gia như New Zealand, Thụy Điển, Vương quốc Anh cũng như tìm hiểu những vấn đề sẽ phát sinh khi thực hiện mô hình tại các quốc gia này. Kết quả cho thấy tại mỗi quốc gia, khi vận dụng mô hình kế toán dồn tích đều có những sự khác biệt và các vấn đề nảy sinh riêng. Tuy nhiên, những vấn đề đó không trọng yếu, vì vậy họ vẫn tiếp tục áp dụng và phát triển mô hình kế toán dồn tích này. Còn đối với Hà Lan, tác giả cho rằng vì không chắc chắn liệu những lợi ích thu được sẽ cao hơn so với chi phí bỏ ra hay không bởi các mô hình cần phải được chạy trong thời gian nhiều năm trước khi rút ra được kết luận. Vì vậy Hà Lan không ưu tiên cho mô hình nào vào thời điểm này, và chờ đợi thêm kết quả chuyển đổi cơ sở dồn tích tại các nước khác. Hạn chế của nghiên cứu là không đề cập tới việc phân tích chi phí - lợi ích tại các nước có mô hình kế toán dồn tích đầy đủ (New Zealand, Thụy Điển, vương quốc Anh), từ đó không đủ cơ sở để kết luận Hà Lan nên lựa chọn mô hình theo CSKT nào. Các phương pháp nghiên cứu định tính như trên cũng chưa đủ sức thuyết phục đối với bài nghiên cứu. Vì vậy tác giả đề xuất cần nghiên cứu thêm về phân tích chi phí – lợi ích cũng như cần sử dụng thêm phương pháp điều tra phỏng vấn các nhà quản lý để có được một cái nhìn tổng quát về tình huống. Juta Tikk (2009), trong bài nghiên cứu “Thay đổi kế toán khu vực công Estonia”, với mục tiêu đánh giá việc thực hiện CSKT dồn tích tại các đơn vị công Estonia, sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, so sánh và mô tả; bài viết đã đưa ra một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về lịch sử phát triển các lý thuyết kế toán công và xem xét sự ra đời của các chính sách kế toán dựa trên các lý thuyết này. Nó giải thích các vấn đề trọng yếu và những rủi ro phải đối mặt trong quá trình thay đổi hệ thống kế toán và cung cấp các kiến nghị để khắc phục. Nghiên cứu này cố gắng trả lời câu hỏi: làm thế nào để tối đa hóa lợi ích từ thông tin kế toán trong các tổ chức khu vực công? Kết quả nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, sử dụng phương pháp kế toán dồn tích dẫn đến các dữ liệu kế toán đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính chính xác và hợp lý cho mục đích ra quyết định. Thứ hai, cải cách kế toán tài chính KVC có thể cải thiện chất lượng và số lượng của các dịch vụ cung cấp cho công dân. Thứ ba, số lượng các vấn đề kế toán quan trọng được giải quyết tăng lên kể từ khi quá trình chuyển đổi sang CSKT dồn tích được thực hiện. Như vậy, áp dụng CSKT dồn tích là mấu chốt để giải quyết câu hỏi nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, hạn chế là Estonia cần phải có thêm những quy định chặt chẽ về kế toán,
  18. 9 đồng thời chính phủ không nên nôn nóng bởi thực hiện CSKT dồn tích là một quá trình lâu dài và tốn kém, lợi ích chỉ có thể nhìn thấy sau nhiều thập kỉ. Majella Gomes, trong bài báo “Cải thiện tài chính khu vực công” đăng trên tờ Accountants Today, tháng 2-2013, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành với mục tiêu phân tích những cố gắng của Malaysia trong việc thực hiện CSKT dồn tích để hội tụ với IPSAS. Một lần nữa, tác giả khẳng định vai trò của kế toán dồn tích trong việc cung cấp thông tin chính xác về sử dụng nguồn lực, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công, tạo thuận lợi cho Chính phủ đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế. Nghiên cứu này cũng phân tích những hạn chế của hệ thống CSKT tiền mặt, phân tích xu hướng áp dụng CSKT dồn tích và thực hiện chuyển đổi sang IPSAS. Đối với Malaysia, hiện nay, sau khi xác định mục tiêu là áp dụng IPSAS trước ngày 01/01/2015 và thực hiện chính sách kế toán dồn tích khi phát hành các Báo cáo tài chính vào tháng 01 năm 2015, họ đã bước vào con đường chuyển đổi. Một khi việc chuyển đổi thành công thì nó sẽ đem lại một bằng chứng rõ ràng về xu hướng chuyển đổi CSKT dồn tích hiện nay trên thế giới. Hạn chế là nghiên cứu mới chỉ nêu được việc chuyển đổi CSKT dồn tích là vấn đề chắc chắn sẽ thực hiện ở Malaysia nhưng chưa nêu lên lộ trình, giải pháp cụ thể để thực hiện việc chuyển đổi CSKT dồn tích đó. Tatjana Jovanovic (2015), trong bài nghiên cứu “Kế toán khu vực công tại Slovenia và Croatia” đăng trên tạp chí HKJU – CCPA 15(4): 791–814; tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn với các chuyên gia, nhà nghiên cứu tại Slovenia và Croatia nhằm làm rõ hai mục tiêu: thứ nhất, phân tích khái quát những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kế toán KVC dựa trên cơ sở dồn tích. Thứ hai, so sánh hệ thống kế toán và ngân sách tại Slovenia với Croatia liên quan đến các chức năng kế toán then chốt. Kết quả cho thấy kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công mang lại nhiều lợi ích và xu hướng hiện nay là chuyển đổi từ CSKT tiền mặt sang CSKT dồn tích. Việc so sánh hệ thống kế toán khu vực công tại Slovenia và Croatia cũng cho thấy sự khác biệt nhất định. Cả hai nước đều áp dụng một "phiên bản điều chỉnh" của mỗi nguyên tắc, Slovenia đang áp dụng CSKT tiền mặt có điều chỉnh, Croatia áp dụng CSKT dồn tích có điều chỉnh. Điều này cho phép có một cái nhìn tổng quan về tài sản và nợ phải trả nhưng không hỗ trợ kế toán chi phí hiệu quả hay báo cáo thống kê chính xác, phù hợp với khuôn khổ Hệ thống tài khoản Châu Âu (ESA) 2010. Hạn chế của nghiên cứu là mặc dù có tìm hiểu và đưa ra kết luận kế toán dồn tích có nhiều ưu điểm đồng
  19. 10 thời so sánh nguyên tắc kế toán tại Slovenia và Croatia nhưng không đề cập liệu hai quốc gia này có xu hướng chuyển đổi CSKT hiện hành sang CSKT dồn tích hay không. Ruhaya Atan (2015), trong bài nghiên cứu “Chuyển đổi kế toán dồn tích: sự sẵn sàng của kế toán viên khu vực công”, sử dụng nghiên cứu định lượng với phương pháp điều tra khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng với 119 nhân viên kế toán KVC gồm ba nhóm chính: kế toán, trợ lý kế toán 1 và trợ lý kế toán 2 ở các bộ khác nhau của Malaysia tham gia vào cuộc khảo sát nhằm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của kế toán viên trong việc sẵn sàng thay đổi từ CSKT tiền sang CSKT dồn tích tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ kế toán viên KVC chịu ảnh hưởng bởi 11 thuộc tính đo lường mức độ sẵn sàng thay đổi như: tìm hiểu những điều mới, hỗ trợ sự thay đổi, chấp nhận sự thay đổi, làm việc trong môi trường mới, là một phần của thay đổi, thay đổi cách làm việc, làm việc chăm chỉ hơn, bán ý tưởng, tạo ý tưởng mới, giải quyết các vấn đề kế toán, cải thiện công việc hiện tại và chịu trách nhiệm. Từ đó, nghiên cứu này đi đến kết luận là việc chuyển đổi CSKT dồn tích sẽ không gặp nhiều khó khăn tại Malaysia do kế toán viên của chính phủ có hành vi tích cực đối với sự chuyển đổi. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là nó chỉ ra rằng các yếu tố thuộc về nhân khẩu học không liên quan tới sự sẵn sàng thay đổi của kế toán viên, vì vậy tác giả đề xuất các nghiên cứu trong tương lai cần khám phá thêm những mối quan hệ mới của yếu tố nhân khẩu học do thiếu sự đồng thuận trong các kết quả. 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến sự phát triển các mô hình cải cách kế toán khu vực công theo hướng chuyển đổi CSKT dồn tích và nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi ở một số quốc gia Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi kế toán khu vực công sang CSKT dồn tích như: Luder (1992, 1994, 2001); Godfrey và các cộng sự (2001); Christensen (2002) và Ouda (2001, 2004 và 2005)… Hầu hết các mô hình này, mặc dù không phải là tất cả, đều dựa trên Mô hình dự phòng của Luder (Luder, 1992). Có thể nói đây là mô hình ban đầu, các tác giả còn lại dựa vào mô hình này để tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Mô hình dự phòng (Luder, 1992) được gọi là mô hình dự phòng cho cải cách kế toán chính phủ. Mô hình này gồm một tập các biến ngữ cảnh (gồm bốn nhóm nhân tố) và một biến hành vi, được cho là có quan hệ mật thiết trong việc giải thích kết quả cải cách kế toán chính phủ. Các nhóm nhân tố này bao gồm: (1) Sự kích thích đổi mới, (2) Sự biến đổi cấu trúc xã hội của người sử dụng thông tin, (3) Cấu trúc của hệ thống chính trị - hành chính, và (4) Các rào cản thực hiện. Trong đó:
  20. 11 Sự kích thích đổi mới: nhóm nhân tố kích thích sự đổi mới bao gồm các nhân tố: Áp lực tài chính, bê bối tài chính, thị trường vốn, cơ quan ban hành chuẩn mực. Theo Luder, các áp lực về tài chính như nợ công, lãi suất, toàn cầu hóa và các vụ bê bối tài chính trong khu vực công như sự gian lận và sai sót, tham nhũng trong quản lý tài chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chung của công chúng, dẫn đến áp lực và khủng hoảng tài chính. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng thông tin trung thực, hữu ích; từ đó tạo động lực thúc đẩy đổi mới kế toán. Thị trường vốn trong KVC cũng sẽ là nguồn kích thích sự thay đổi thông tin kế toán KVC. Cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán độc lập và lớn mạnh sẽ giới thiệu những chuẩn mực, nguyên tắc kế toán mới hơn, phù hợp hơn nhằm cung cấp thông tin hữu ích, trung thực và đây cũng là tác nhân kích thích sự đổi mới kế toán khu vực công. Nhóm nhân tố sự biến đổi cấu trúc xã hội của người sử dụng thông tin bao gồm các nhân tố: Sự biến đổi trạng thái kinh tế xã hội và Văn hóa chính trị. Sự biến đổi trạng thái kinh tế xã hội như thu nhập người dân, trình độ văn hóa, giáo dục, nhận thức của người dân về mức độ trung thực, hữu ích của thông tin kế toán. Vì vậy, sự biến đổi trạng thái kinh tế xã hội sẽ sẽ thúc đẩy việc đổi mới kế toán KVC. Văn hóa chính trị được hiểu là các hành vi chính trị. Văn hóa chính trị được xác định bởi mức độ tham gia của công dân vào quá trình ra quyết định và giám sát trong KVC. Vai trò của người dân trong việc ra quyết định và giám sát càng cao thì mong đợi của họ về sự trung thực, hữu ích của thông tin kế toán càng cao và qua đó thúc đẩy đổi mới kế toán. Nhóm cấu trúc của hệ thống chính trị - hành chính bao gồm các nhân tố: Tuyển dụng và đào tạo, văn hóa hành chính, cạnh tranh chính trị. Tuyển dụng và đào tạo, đặc biệt là đào tạo về kế toán trong KVC sẽ liên quan đến việc sẵn sàng đổi mới và khả năng thực hiện việc đổi mới hệ thống kế toán của đội ngũ kế toán viên, chuyên gia đang làm việc tại KVC. Văn hóa hành chính là một phần của văn hóa chính trị. Nếu như văn hóa chính trị cởi mở và khuyến khích sự tham gia của mọi người vào việc đổi mới kế toán thì văn hóa hành chính cũng vậy. Cạnh tranh chính trị được hiểu ở hai khía cạnh là cạnh tranh trong bầu cử và cạnh tranh giữa những đối tượng sử dụng thông tin để ra quyết định như cơ quan lập pháp, cử tri và cơ quan cung cấp thông tin. Theo Luder, mức độ cạnh tranh chính trị càng cao càng tạo ra một sức ép và sự nỗ lực sẵn sàng cung cấp thông tin trên hệ thống kế toán và làm cho BCTC hữu ích hơn. Nhóm nhân tố rào cản thực hiện bao gồm các nhân tố: Đặc điểm tổ chức, hệ thống pháp lý, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán... Theo tác giả, về đặc điểm tổ chức, nếu việc phân quyền trách nhiệm cho các tổ chức thực hiện kế toán trong KVC cao sẽ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2