intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

28
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN VIỆT HƯNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 Long An, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN VIỆT HƯNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Nguyên Long An, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Việt Hưng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với các Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy trong chương trình Cao học Kinh tế, Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh; những người đã truyền đạt cho tác giả kiến thức hữu ích trong ngành Quản trị Kinh doanh, làm cơ sở cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cũng như các anh chị đồng nghiệp tại Công ty thuốc lá Long An đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng các dữ liệu có liên quan tại đơn vị để tác giả có thể hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất. Do thời gian làm luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Việt Hưng
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An” là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Sau khi nghiên cứu lý thuyết của các học giả nổi tiếng về động lực làm việc, các nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc và các mô hình nghiên cứu điển hình về động lực làm việc. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu để kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An. Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng thang đo sơ bộ, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn tay đôi nhằm xây dựng thang đo chính thức gồm 6 nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An bao gồm: Đặc điểm công việc; Đào tạo và thăng tiến; Chính sách khen thưởng; Trách nhiệm công việc; Chính sách lương, phúc lợi; Mối quan hệ trong công việc. Nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phân tích thống kê đa biến như: kiểm định bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố, phân tích tương quan, hồi quy. Từ 250 phiếu điều tra hợp lệ từ người lao động, kết quả nghiên cứu cho 6 nhân tố trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa với mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động được sắp xếp theo thứ tự như sau: (1) Chính sách lương, phúc lợi, (2) Đặc điểm công việc, (3) Trách nhiệm công việc, (4) Mối quan hệ trong công việc, (5) Đào tạo và thăng tiến, (6) Chính sách khen thưởng. Nhân tố Chính sách lương, phúc lợi tác động lớn nhất đến động lực làm việc và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc đánh giá nhân tố Chính sách lương, phúc lợi tác động đến động lực làm việc giữa người lao động theo các độ tuổi khác nhau tại Công ty Thuốc lá Long An. Nhân tố tác động ít nhất đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An là nhân tố Chính sách khen thưởng. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả trình bày một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
  6. iv ABSTRACT The objective of the topic "Solutions to motivate employees at Long An Tobacco Company" proposes is the solutions to improve the working motivation for employees at Long An Tobacco Company. The thesis uses qualitative research methods in combination with quantitative. After studying the famous scholars' theory of work motivation, factors affecting work motivation and typical research models of work motivation. The author conducted a study to test the model of factors affecting employee's work motivation at Long An Tobacco Company. In qualitative research in order to build a preliminary scale, the author conducted an expert interview and hand-to-hand interview to build an official scale of 6 factors affecting the working motivation of employees in Cong. Long An Tobacco Company includes: Job characteristics; Training and advancement; Reward policy; The role of responsibility; Salary and welfare policy; Relationship at work. Quantitative research by multivariate statistical analysis methods such as Cronbach’s Alpha test, factor discovery analysis, correlation analysis, regression. From 250 valid questionnaires from employees, the research results for 6 factors in the research model that are significant with the impact on employees' work motivation are arranged in the following order: (1) Wage and welfare policies, (2) Job characteristics, (3) Role of duties, (4) Relationships at work, (5) Training and promotion, (6) Policies Bonus. Wage and welfare policy factors have the largest impact on work motivation and there are statistically significant differences in the evaluation of Wage and welfare policies affecting the motivation for working between workers of different ages at the Long An Tobacco Company. The factor that has the least impact on the working motivation of employees at Long An Tobacco Company is the Policies Bonus. Based on the results of the analysis, the author presents some administrative implications to improve working motivation for employees at Long An Tobacco Company. The research results also indicate limitations and future research directions.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................x DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... xii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ..............................................................................................4 1.6.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................4 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................4 1.7. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...............................................4 1.7.1. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................4 1.7.2. Các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................5 1.8. Bố cục của luận văn ....................................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................8 2.1. Khái quát chung về động lực làm việc của người lao động ..................................8 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................8 2.1.2. Phân loại .......................................................................................................9
  8. vi 2.1.3. Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động ................9 2.2. Một số lý thuyết về động lực ....................................................................................14 2.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow .......................................................................14 2.2.2. Thuyết hai nhân tố của Frederick HerZberg ...............................................15 2.2.3. Thuyết kỳ voṇg của Victor Vroom .............................................................17 2.2.4. Thuyết công bằng của J. Stacy. Adams ......................................................17 2.2.5. Thuyết tăng cường tích cực của B. F. Skinner ...........................................18 2.3. Một số nghiên cứu trước đây về động lực làm việc .............................................18 2.3.1. Nghiên cứu của Boeve (2007) [12] ............................................................18 2.3.2. Nghiên cứu của Abby M. Brooks (2007) [11] ............................................19 2.3.3. Nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011) [17]..................................20 2.3.4. Nghiên cứu của Marko Kukanja (2012) [14] .............................................21 2.3.5. Nghiên cứu của Shaemi Barzoki và các cộng sự (2012) [16] ....................21 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................24 2.4.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................24 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................26 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................27 3.1. Tổng quan về Công ty Thuốc lá Long An .............................................................27 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................27 3.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................27 3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh .................................................................30 3.2. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................................31 3.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................32 3.3.1 Nghiên cứu định tính ...................................................................................32 3.3.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................33 3.4. Xây dựng và mã hóa thang đo ................................................................................35 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................................................38 3.5.1 Phân tích thống kê mô tả .............................................................................38 3.5.2 Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) ...........................................39 3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................40
  9. vii 3.5.4 Phân tích tương quan, hồi quy .....................................................................41 3.5.5 Kiểm định sự khác biệt ................................................................................44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................45 4.1. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu .........................................................................45 4.1.1. Giới tính ......................................................................................................45 4.1.2. Độ tuổi ........................................................................................................45 4.1.3. Trình độ học vấn .........................................................................................46 4.1.4. Thời gian công tác ......................................................................................46 4.2. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................47 4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...........................47 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...............................................50 4.2.3. Phân tích ma trận tương quan Pearson .......................................................54 4.2.4. Phân tích hồi quy ........................................................................................56 4.2.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .........................................................58 4.3. Kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học ..........................................60 4.3.1. Giới tính ......................................................................................................60 4.3.2. Độ tuổi ........................................................................................................62 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................67 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................68 5.1. Kết luận .......................................................................................................................68 5.2. Một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty thuốc lá Long An..........................................................................................69 5.2.1. Hàm ý yếu tố Chính sách lương, phúc lợi ..................................................70 5.2.2. Hàm ý yếu tố Đặc điểm công việc ..............................................................71 5.2.3. Hàm ý yếu tố Trách nhiệm công việc .........................................................71 5.2.4. Hàm ý yếu tố Mối quan hệ trong công việc................................................72 5.2.5. Hàm ý yếu tố Đào tạo và thăng tiến ...........................................................72 5.2.6. Hàm ý yếu tố Chính sách khen thưởng.......................................................73 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................73
  10. viii KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 PHỤ LỤC 01. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................ I PHỤC LỤC 02. KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA ......................................V PHỤ LỤC 03. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ........................... VIII PHỤ LỤC 04. THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................... XII PHỤ LỤC 05. TƯƠNG QUAN PEARSON ...................................................... XIV PHỤ LỤC 06. HỒI QUY ĐA BIẾN..................................................................... XV PHỤ LỤC 07. KIỂM ĐỊNH T-TEST ................................................................ XVI PHỤ LỤC 08. KIỂM ĐỊNH ANOVA, WELCH ........................................... XVIII
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ Tiếng Anh: Analysis of Variance 1 ANOVA Tiếng Việt: Phân tích phương sai Tiếng Anh: Exploratory Factor Analysis 2 EFA Tiếng Việt: Phân tích nhân tố khám phá Tiếng Anh: Kaiser – Mayer – Olkin 3 KMO Tiếng Việt: Hệ số KMO Tiếng Anh: Observed significance level 4 Sig Tiếng Việt: Mức ý nghĩa quan sát Tiếng Anh: Statistical Package for the Social Sciences 5 SPSS Tiếng Việt: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội Tiếng Anh: Variance Inflation Factor 6 VIF Tiếng Việt: Hệ số phóng đại phương sai
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Nhân tố duy trì và nhân tố động viên .......................................................16 Bảng 2.2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc từ các nghiên cứu trước ..........................................................................................................................23 Bảng 3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Thuốc lá Long An giai đoạn 2017 – 2019 ...............................................................................................................30 Bảng 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An........................................................................................33 Bảng 3.3. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An .........................................................................35 Bảng 4.1. Kết quả kiểm định bằng Cronbach’s Alpha các nhân tố và biến phụ thuộc trong mô hình ............................................................................................................48 Bảng 4.2. KMO and Bartlett's Test các biến độc lập ................................................51 Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến độc lập ..................51 Bảng 4.4. KMO and Bartlett’s Test biến phụ thuộc..................................................53 Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến phụ thuộc ....................53 Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan .........................................................................55 Bảng 4.7. Phân tích phương sai.................................................................................56 Bảng 4.8. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ....................................................56 Bảng 4.9. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy .................................................................57
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Tháp nhu cầu của Maslow ........................................................................15 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Boeve ................................................................19 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Abby M. Brooks................................................20 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed .....................................21 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của ShaemiBarzoki và các cộng sự .........................22 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................25 Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Thuốc lá Long An ........................................27 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................31 Hình 4.1. Mức độ ảnh hưởng của các biến đến động lực làm việc ...........................66
  14. xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu người lao động theo giới tính của mẫu.....................................45 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu người lao động theo độ tuổi của mẫu .......................................45 Biểu đồ 4.3. Cơ cấu người lao động theo trình độ học vấn của mẫu ........................46 Biểu đồ 4.4. Cơ cấu người lao động theo thời gian công tác của mẫu .....................47
  15. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Trong một tổ chức, kể cả tổ chức công hay tổ chức tư thì nguồn nhân lực được xem yếu tố đầu vào quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả tổ chức. Đặc biệt trong xu thế hiện nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các tổ chức bao gồm cả tổ chức công và tổ chức tư, trong đó, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự cạnh tranh mang tính chất khốc liệt nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu như mong muốn, làm việc hiệu quả nhằm phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp để giành được các lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc có được nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc hiệu quả, trung thành với doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do vậy, để thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng, gắn bó với doanh nghiệp rất cần thiết phải tạo động lực cho người lao động. Động lực cho người lao động thể hiện ở việc người lao động được thỏa mãn những nhu cầu về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Khi người lao động cảm thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn. Điều này thể hiện ở lợi ích mà họ được hưởng. Lợi ích là phương tiện để thoả mãn nhu cầu nên lợi ích mà người lao động nhận được phải tương xứng với những gì họ cống hiến thì mới tạo ra động lực cho họ làm việc. Khi có được động lực trong lao động thì người lao động có được nỗ lực lớn hơn để lao động học hỏi, đúc kết được những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hoàn thiện mình. Và khi người lao động thoả mãn với công việc sẽ có động lực làm việc cao hơn, sẽ gắn bó và trung thành hơn với tổ chức. Đây cũng chính là điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được từ người lao động của mình. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Long An (tên viết tắt là Công ty Thuốc lá Long An) là doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt
  16. 2 Nam, chuyên về sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu. Trong những năm gần đây, cùng xu thế chung của đất nước trong quá trình hội nhập với kinh tế quốc tế, cùng những cơ hội và thách thức mới, Công ty bắt đầu tham gia cạnh tranh trên thị trường trong nước, đồng thời dần khẳng định vị thế doanh nghiệp trong ngành. Để có thể tồn tại và phát triển, cũng như bất cứ doanh nghiệp nào khác, Công ty phải hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, Công ty đã luôn có những đảm bảo nhất định về quyền và lợi ích cho người lao động, tạo động lực cho người lao động làm việc, yên tâm công tác, phấn đấu, khuyến khích người lao động phát huy năng lực, sở trường trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về Công ty Thuốc lá Long An, tác giả nhận thấy công tác tạo động lực tại Công ty còn nhiều tồn tại như người lao động thường xuyên nhảy việc, họ ít có tư tưởng gắn bó làm việc lâu dài cùng với công ty, sau một thời gian cảm thấy không thỏa đáng họ sẽ tìm công việc mới. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu tổ chức cũng như phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là công ty chưa đáp ứng thỏa đáng về thù lao, điều kiện làm việc... chưa kích thích và tạo được động lực làm việc cho họ. Làm thế nào để tạo được động lực cho người lao động tại Công ty, duy trì được một nguồn nhân lực có nhiệt tình, tâm huyết và làm việc hiệu quả cao luôn là câu hỏi được các lãnh đạo Công ty quan tâm và bỏ nhiều công sức để tìm ra câu trả lời. Tạo động lực làm việc cho người lao động của công ty đang trở thành một vấn đề cấp bách và không thể thiếu đối với sự phát triển của Công ty trong tương lai. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn trên mà tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của mình, với mong muốn nghiên cứu nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An, nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển Công ty.
  17. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở mục tiêu chung của đề tài, các mục tiêu cụ thể được đặt ra là: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty thuốc lá Long An. Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty thuốc lá Long An. Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty thuốc lá Long An. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian địa điểm: Nghiên cứu trong luận văn được thu thập dữ liệu toàn phần thông qua khảo sát 300 người lao động của Công ty Thuốc lá Long An. - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, các câu hỏi nghiên cứu hình thành tương ứng như sau: - Nhân tố nào tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An? - Các nhân tố này tác động như thế nào đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An? - Các hàm ý quản trị nào mà Công ty Thuốc lá Long An cần ap dụng để tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty của mình?
  18. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng chủ yếu 2 phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó phương pháp định lượng là chủ yếu. Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm điều chỉnh, bổ sung các yếu tố thành phần và thang đo cho phù hợp với điều kiện của Công ty Thuốc lá Long An. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách: - Thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ. - Kiểm định các nhân tố tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phương sai thông qua phần mềm SPSS 22, ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS. 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở kế thừa kết quả của các tác giả trước khi nghiên cứu về động lực làm việc cho người lao động, luận văn đã khám phá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An và chỉ ra mức độ cũng như thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty cũng như kiểm định sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu học đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận văn đã xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Thuốc lá Long An. Là tài liệu tham khảo cho các đơn vị và nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về động lực làm việc của người lao động. Kết quả của luận văn là cơ sở để Công ty Thuốc lá Long An có những giải pháp kịp thời tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty trong thời gian tới. 1.7. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.7.1. Các nghiên cứu trong nước Trần Kim Dung (2005) : thực hiện nghiên cứu đo lường mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện của Việt Nam bằng cách sử dụng Chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith. TS. Kim Dung đã đưa thêm hai nhân tố nữa là Phúc lợi công ty và
  19. 5 Điều kiện làm việc để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bảy yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên mà các tác giả này đề xuất gồm: An toàn nghề nghiệp; Phúc lợi công ty; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Giám sát và mối quan hệ với cấp trên; Điều kiện làm việc; Cuộc sống cá nhân; Tiền lương và thưởng. Phạm Thành Nghị (Chủ nhiệm), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX-05-11 “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”. Các nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề lý luận về động lực, một số động lực chính trị - tinh thần sử dụng đúng đắn tích cực của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu ở trên tầm vĩ mô và đứng ở góc độ giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội nhưng chưa chú trọng nhiều đến yếu tố con người. Năm yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên mà các tác giả này đề xuất gồm: Mối quan hệ với đồng nghiệp; Điều kiện làm việc; Bản chất công việc; Tiền lương và thưởng, Chính sách của công ty. Vũ Thị Uyên (2007), luận án Tiến sĩ Kinh tế với đề tài “tạo nguồn lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”. Luận án đã phân tích về thực trạng động lực và tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, đánh giá tình hình về thực trạng làm việc, rút ra một số nguyên nhân cơ bản làm giảm động lực làm việc. Bảy yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên mà các tác giả này đề xuất gồm: An toàn nghề nghiệp; Chính sách của công ty; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Giám sát và mối quan hệ với cấp trên; Điều kiện làm việc; Cuộc sống cá nhân; Tiền lương và thưởng. 1.7.2. Các nghiên cứu nước ngoài Abby M. Brooks (2007) đã tiến hành nghiên cứu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi gồm 53 biến quan sát đối với 181 người làm các công việc khác nhau trên nước Mỹ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong công việc là cách tốt nhất dự đoán động lực làm việc của nhân viên. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hài lòng của nhân viên bao gồm: Đánh
  20. 6 giá hiệu quả công việc; Tiền lương và thưởng; Quan hệ với Cấp trên; Đóng góp vào tổ chức. Shaemi Barzoki và các cộng sự (2012) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên dựa trên thuyết của Herzberg. Sáu yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên mà các tác giả này đề xuất gồm: Chính sách của công ty; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Giám sát và mối quan hệ với cấp trên; Điều kiện làm việc; Cuộc sống cá nhân; Tiền lương và thưởng. Còn trong nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011) đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc dựa trên khảo sát với nhân viên bán hàng tại Malaysia. Kết quả các phân tích đã chứng minh rằng động lực quan trọng nhất là điều kiện làm việc, sự đóng góp vào tổ chức, lương thưởng và bản chất của công việc, chính sách của công ty. Các bằng chứng kết luận rằng các nhân tố duy trì hiệu quả hơn nhân tố động viên trong việc tạo động lực cho nhân viên bán hàng. Trong các công trình đã công bố, chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài Thạc sĩ nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của Trung tâm Phục vụ hội nghị tỉnh Long An. Đề tài này sẽ tiếp tục vận dụng các nghiên cứu trước vào thực tế tại Công ty Thuốc lá Long An với mong muốn đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Chính vì vậy đây là đề tài mới, không trùng lặp với các tài liệu, công trình đã được nghiên cứu trước đó. 1.8. Bố cục của luận văn Ngoài các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu làm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Tác giả trình bày lý do dẫn đến chọn nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Tác giả giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, các mô hình nghiên cứu trước đó và đưa ra mô hình nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0