intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến FDI ở các nước nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống hóa lý thuyết về FDI và các yếu tố tác động đến FDI. Phân tích các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước nền kinh tế đang phát triển thu nhập trung bình và mức độ tác động của các yếu tố lên dòng vốn FDI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến FDI ở các nước nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- VÕ MINH THIỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DÒNG VỐN VÀO FDI TẠI CÁC NƯỚC NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN THU NHẬP TRUNG BÌNH Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Tp. Hồ Chí Minh - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “ Các yếu tố tác động tới dòng vốn vào FDI tại các nước nền kinh tế đang phát triển thu nhập trung bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều có ghi rõ nguồn gốc và các kết quả trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên thực hiện Võ Minh Thiện
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình Chương 1. Giới thiệu ................................................................................................. 1 1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.4 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.5 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.6 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 1.7 Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.8 Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6 Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ...................... 7 2.1 Khái niệm......................................................................................................... 7 2.1.1 Đầu tư gián tiếp nước ngoài ........................................................................ 7
  4. 2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................................... 7 2.2 Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 7 2.2.1 Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................ 7 2.2.1.1 Những hạn chế của xuất khẩu dẫn tới FDI ............................................. 9 2.2.1.2 Lý thuyết chu kỳ sản xuất....................................................................... 9 2.2.1.3 Lý thuyết quốc tế hóa ........................................................................... 10 2.2.1.4 Lý thuyết chiết trung ............................................................................ 11 2.2.2 Lý thuyết các yếu tố tác động đến FDI .................................................. 12 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan......................................................... 13 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 23 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 23 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả ............................................................................. 24 3.2.2 Phân tích định lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất ................... 24 3.2.3 Phân tích định lượng bằng phương pháp FEM ............................................ 25 3.2.4 Phân tích định lượng bằng phương pháp REM ........................................... 25 3.3 Khung phân tích .............................................................................................. 26 3.4 Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................... 27 3.5 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 32
  5. 3.6 Dữ liệu thu nhập .............................................................................................. 33 Chương 4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 34 4.1 Xu hướng dòng vốn vào và ra FDI ................................................................ 34 4.2 Dòng vốn vào FDI phân theo khu vực ở các quốc gia dang phát triển ...... 37 4.3 Thống kê mô tả các biến của mô hình ........................................................... 40 4.4 Kết quả ước lượng hồi quy ............................................................................. 45 4.4.1 Kết quả hồi quy trên mẫu 60 nước thu nhập trung bình .............................. 45 4.4.2 Kết quả hồi quy tại mẫu các nước thu nhập thấp và cao và so sánh ........... 52 Chương 5. Kết luận và hàm ý ................................................................................ 58 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 58 5.2 Hàm ý chính sách ............................................................................................ 60 5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... 61 Tài liệu tham khảo
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Phương pháp tác động cố định GLS Generalized Least Square GDP Tổng thu nhập quốc nội OLI Owner- Location- Internalization OLS Ordinary least square REM Phương pháp tác động ngẫu nhiên UNCTAD Liên hiệp thương mại và phát triển thế giới WB Worldbank WGIs Worldwide Governance Indicators
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Danh sách 60 nước đang phát triển trong mẫu nghiên cứu ......................... 4 Bảng 2.1 tổng kết các nghiên cứu liên quan ............................................................. 21 Bảng 3.1: Giải thích các biến của mô hình ............................................................... 32 Bảng 4.1 kết quả thống kê mô tả mẫu 60 nước ........................................................ 40 Bảng 4.2 kết quả thống kê mô tả mẫu 29 nước thu nhập trung bình thấp ............... 41 Bảng 4.3 kết quả thống kê mô tả mẫu 31 nước thu nhập trung bình cao ................. 41 Bảng 4.4 Trung bình độ mở thương mại một số quốc gia ....................................... 43 Bảng 4.5 Trung bình cơ sở hạ tầng, và chất lượng thể chế một số quốc gia ............ 44 Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các biến của mô hình ........................................ 45 Bảng 4.7 Ước lượng bằng phương pháp POOLED OLS và FEM mẫu 60 nước...... 46 Bảng 4.8 Ước lượng bằng phương pháp FEM và REM mẫu 60 nước ..................... 47 Bảng 4.9 Kiểm định hiện tượng HET của mô hình REM ở mẫu 60 nước............... 48 Bảng 4.10 Kết quả ước lượng bằng FGLS ở mẫu 60 nước....................................... 49 Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả hồi quy tại mẫu 29 nước thu nhập trung bình thấp ....... 53 Bảng 4.12 Kiểm định hiện tượng HET của mô hình REM ở mẫu 29 nước ............ 54 Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả hồi quy tại mẫu 31 quốc gia thu nhập trung bình cao ... 55 Bảng 4.14 Kiểm định hiện tượng HET cảu mô hình REM ở mẫu 31 nước.............. 56 Bảng 4.15 Tóm tắt tác động của các yếu tố tới FDI so với giả thuyết ...................... 57
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 tỷ trọng dòng vốn FDI vào của các nước phát triển và đang phát triển ....... 3 HÌnh 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 23 Hình 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 31 Hình 4.1 Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài 1990-2015 ............................................... 34 Hình 4.2 Dòng vốn FDI ra nước ngoài lũy kế giai đoạn 1998-2015 ...................... 35 Hình 4.3 Dòng vốn vào FDI trên thế giới. ................................................................ 36 Hình 4.4 Xu hướng dòng vốn vào FDI ở các nước đã và đang phát triển ................ 37 Hình 4.5 Dòng vốn vào FDI tại các quốc gia đang phát triển phân theo khu vực .... 38 Hình 4.6 Xu hướng Dòng vốn vào FDI các nước đang phát triển phân theo khu vực ................................................................................................................................... 39
  9. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu: Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) thƣờng đƣợc xem nhƣ là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của quốc gia nhận vốn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng FDI có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực cho quốc gia nhận vốn, bởi sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia sẽ giúp cho việc chuyển giao công nghệ, kiến thức, bí quyết kinh doanh giúp tăng năng suất, kỹ năng quản lý, mạng lƣới tiếp cận thị trƣờng quốc tế và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp địa phƣơng. Tuy nhiên, về tác động của FDI lên tăng trƣởng kinh tế thì lại có nhiều nghiên cứu với các kết quả khác nhau. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã xác nhận tác động tích cực nêu trên nhƣ nghiên cứu của Borensztein and Lee(1997) tại 69 quốc gia đang phát triển qua hai thập kỷ đã chỉ ra FDI là một công cụ quan trọng để truyền dẫn công nghệ, đóng góp vào phát triển cao hơn tƣơng đối so với đầu tƣ nội địa. Nghiên cứu của De Mello (1999) thực hiện trên các quốc gia OECD và non OECD từ 1970-90, mặc dù FDI làm gia tăng tăng trƣởng dài hạn thông qua lan toả công nghệ và cải tiến kiến thức, nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô tác động của nó phụ thuộc vào mức độ liên kết và thay thế của FDI và đầu tƣ nội địa; theo nghiên cứu của Johnson (2006) thì FDI có tác động tích cực lên tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển do hiệu ứng tràn công nghệ và dòng vốn vật chất của nó, thực hiện trên mẫu 90 quốc gia từ năm 1980-2002. Nghiên cứu thực nghiệm này cũng tìm thấy bằng chứng là dòng vốn FDI làm gia tăng tăng trƣởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển nhƣng không làm gia tăng ở các quốc gia đã phát triển. Tuy nhiên, FDI có hiệu quả cao hơn khi quốc gia có một lƣợng vốn con ngƣời tối thiểu, do đó FDI chỉ đóng góp tới tăng trƣởng kinh tế chỉ khi quốc gia nhận vốn có đủ khả năng hấp thụ công nghệ cao. Mặt khác, FDI cũng tạo hiệu ứng
  10. 2 lấn át đến các công ty nội địa và tác động tiêu cực lên tăng trƣởng. Trong một nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Kawai (1994) trên các quốc gia Châu Á và Châu Mỹ La tinh đã cho thấy một tác động tiêu cực của FDI lên tăng trƣởng kinh tế. cũng nhƣ có những nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ bền vững giữa FDI và tăng trƣởng kinh tế. Mặc dù có nhiều ý tƣởng trái ngƣợc nhau về tác động của FDI lên tăng trƣởng kinh tế, không phải chúng ta nhận càng nhiều FDI thì nền kinh tế chúng ta càng tăng trƣởng, nhƣng FDI vẫn đƣợc xem xét là có đóng góp đến phát triển kinh tế của quốc gia nhận vốn. Vì lý do đó việc nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố quyết định đến FDI là rất quan trọng trong nghiên cứu kinh tế. Với những lợi ích đã nêu trên, nhìn chung các quốc gia hầu nhƣ luôn tìm kiếm những động cơ để thu hút đƣợc đầu tƣ. Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà cầu đầu tƣ thƣờng cao hơn so với tiết kiệm nội địa của họ, nên họ có thể tăng cƣờng thu hút vốn dƣới hình thức FDI để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên những động cơ đó cũng không có hiệu quả giống nhau ứng với các ƣu tiên khác nhau của nhà đầu tƣ Có một thực tế là, theo xu hƣớng qua thời gian, hầu hết các quốc gia đang phát triển thì không thật thành công trong việc thu hút FDI. Dòng vốn vào FDI ở các nƣớc đang phát triển luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nhóm nƣớc phát triển trên thế giới. Điều này cũng đặt cho chúng ta một vấn đề để tìm lời giải đáp về các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI ở các nƣớc đang phát triển này. Trong thời buổi mà môi trƣờng đầu tƣ toàn cầu hóa hay thay đổi, chẳng hạn nhƣ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất là vào năm 2008 làm sản lƣợng toàn cầu suy giảm, đã làm thay đổi đáng kể những thứ tự ƣu tiên của các nhà đầu tƣ. Do đó việc nghiên cứu thực nghiệm với những bộ dữ liệu mới cập nhật để xác định các yếu tố quyết định đến FDI của quốc gia đang phát triển là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cũng đang đƣợc xếp vào nhóm quốc gia đang phát triển, nên việc nghiên cứu thực nghiệm cũng cho ta các bài học hàm ý cho Việt Nam. Thông qua đó các quốc gia có thể tìm ra cho mình những
  11. 3 động cơ để thúc đẩy tăng thu hút FDI phù hợp với tình hình của đất nƣớc gắn với bối cảnh chung của khu vực cũng nhƣ toàn thế giới. 120 100 80 Tỷ trong FDI vào ở các nước 60 phát triển Tỷ trong FDI vào ở các nước 40 đang phát triển 20 0 Hình 1.1 tỷ trọng dòng vốn FDI vào của các nƣớc phát triển và đang phát triển Nguồn: tác giả tổng hợp từ World investment report 2016, UNCTAD Về lý thuyết lẫn thực nghiệm, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến dòng vốn vào FDI. Việt Nam hiện đƣợc xem là một nền kinh tế đang phát triển, FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó việc kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây và nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố tác động đến dòng vốn vào FDI ở các nƣớc đang phát triển là một vấn đề thực sự cần thiết. Trên tinh thần đó tôi chọn và thực hiện đề tài : “Các yếu tố tác động đến FDI ở các nƣớc nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình”. Bài nghiên cứu mong muốn đóng góp vào những kết quả nghiên cứu thực tiễn về mức độ tác động của các yếu tố đến FDI ở các nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình, từ đó cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà lãnh đạo có những chính sách thích hợp với hiện trạng đất nƣớc gắn với hoàn cảnh hiện tại của khu vực và thế giới.
  12. 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa lý thuyết về FDI và các yếu tố tác động đến FDI. Phân tích các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các nƣớc nền kinh tế đang phát triển thu nhập trung bình và mức độ tác động của các yếu tố lên dòng vốn FDI. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: Mức độ tác động của các yếu tố quy mô thị trƣờng, độ mở thƣơng mại, cơ sở hạ tầng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, thể chế đến thu hút FDI ở các nƣớc nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình là nhƣ thế nào? 1.4 Đối tƣợng nghiên cứu: Lý thuyết và thực trạng các yếu tố quyết định đến dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở các nƣớc nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình. 1.5 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào việc xem xét mức độ tác động của các yếu tố tác động tới dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các nƣớc có nền kinh tế thu nhập trung bình giai đoạn 2005-2015 và từ đó kết quả thực nghiệm rút ra các hàm ý chính sách. Bảng 1.1 Danh sách 60 nƣớc đang phát triển trong mẫu nghiên cứu bao gồm Nƣớc thu nhập trung bình cao Nƣớc thu nhập trung bình thấp Albani Jamaica Armenia Siri Lanka Algieri Jordan Banglades Moldoval Angola Kazartan Bhutan Mongolia Argentina Lebanon Bolivia Morrocco Azerbaijan Nammibia Cambodia Nigieria Belarus Malaysia Cameroon Pakistan Boswania Mexico Congo Republic Philippin Brazil Panama Cote dvoilore Sudan Bungary Paraguay Egypt Tajikistan
  13. 5 China Peru Ghana Ukraina Colombia Russia Guatamela Uzerbekistan Costa Rica Romani Honduras Vietnam Ecuador Serbia India Yêmn Cộng hòa Dominica South Africa Indonesia Georgia Thailand Kenya Turkey Lao PDR 1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính bằng kỹ thuật hồi quy theo dữ liệu bảng để xem xét mức độ tác động của các yếu tố đối với dòng vốn vào FDI. Phần này sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn ở chƣơng 3. 1.7 Ý nghĩa nghiên cứu : Đóng góp về lý thuyết và kết quả thực nghiệm về các yếu tố quyết định đến FDI . Luận văn bổ sung các nghiên cứu trƣớc ở một số khía cạnh: bộ dữ liệu cập nhật số liệu mới nhất đến 2015 và tập trung vào các nƣớc đang phát triển với dữ liệu của 60 quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng phân tích tác động của các yếu tố lên dòng vốn vào FDI ở hai mẫu nhỏ là nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp và trung bình cao để so sánh sự khác nhau về tác động của các yếu tố lên FDI ở hai nhóm nƣớc. Kết quả của nghiên cứu sẽ bổ sung những bằng chứng thực nghiệm cho các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố tác động đến dòng vốn vào FDI. Ngoài các yếu tố nhƣ quy mô kinh tế, độ mở thƣơng mại, ổn định kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, cơ sở hạ tầng , đề tài cũng kế thừa các nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố nhƣ thuế, thể chế lên dòng vốn vào FDI. Việt Nam cũng là một quan sát trong mẫu các quốc gia đang phát triển của nghiên cứu. Do đó, qua kết quả nghiên cứu tác giả cung cấp thêm bằng
  14. 6 chứng thực nghiệm và rút ra những bài học hàm ý cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn vào FDI. 1.8 Cấu trúc của luận văn: Luận văn đƣợc trình bày gồm 5 chƣơng Chƣơng 1: Giới thiệu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý chính sách
  15. 7 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng 2 nêu lên các khái niệm cơ bản liên quan, các lý thuyết kinh tế về FDI và các yếu tố tác động đến FDI. Bên cạnh đó, chƣơng này cũng tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố tác động tới dòng vốn vào FDI. 2.1 Khái niệm: Đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm dòng vốn từ một quốc gia đến một quốc gia khác. Đầu tƣ nƣớc ngoài có nhiều hình thức: đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài 2.1.1 Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài: Là khoản đầu tƣ đƣợc tài trợ bởi tiền nƣớc ngoài nhƣng đƣợc điều hành bởi ngƣời trong nƣớc. Chẳng hạn một ngƣời dân Hoa Kỳ có thể mua cổ phiếu của công ty cổ phần ở Mexico( mua một phần quyền sở hữu công ty ), công ty cổ phần Mexico có thể sử dụng khoản tiền thu đƣợc từ việc bán cổ phiếu để xây dựng nhà máy mới (Mankiw ,2014). 2.1.2 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) diễn ra khi một công ty đầu tƣ trực tiếp vào những phƣơng tiện để sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm ở một quốc gia khác ( Charles, W.L. Hill, 2014). Khi công ty tiến hành FDI, các công ty này trở thành các công ty đa quốc gia. Ví dụ về FDI chẳng hạn nhƣ nhƣ công ty bán lẻ hàng đầu của Mỹ Walmart đầu tƣ xây dựng các cửa hàng bán sỷ ở Ấn Độ hay Mexico. 2.2 Cơ sở lý thuyết: 2.2.1 Lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Trƣớc tiên, tác giả xin trình bày điểm qua các lý thuyết về thƣơng mại quốc tế để hiểu đƣợc quá trình các quốc gia bắt đầu giao dịch thƣơng mại quốc tế và sau đó tiến tới đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ thế nào. Adam Smith, cha đẻ của kinh tế học hiện
  16. 8 đại đã lập luận rằng: một quốc gia mà sản xuất một sản phẩm hiệu quả hơn bất kì quốc gia nào khác thì quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất sản phẩm đó. Theo ông quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất sản phẩm thì nên chuyên môn hóa trong sản xuất sản phẩm đó và trao đổi chúng với hàng hóa các nƣớc khác. Thông qua việc trao đổi thƣơng mại đó các quốc gia đều thu đƣợc lợi ích. Trên cơ sở lý thuyết lợi thế tuyệt đối, David Ricardo còn chỉ ra rằng các quốc gia vẫn đƣợc lợi khi mua hàng hóa mà bản thân họ có thể sản xuất hiệu quả hơn. Hai quốc gia có lợi thế so sánh ở các sản phẩm của mình đều đƣợc lợi ích từ việc chuyên môn hóa và trao đổi. Lý thuyết Heckscher – Ohlin lập luận rằng lợi thế so sánh của các quốc gia hình thành do mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất nhƣ: đất đai, lao động, vốn. Chẳng hạn nhƣ quốc gia càng dồi dào yếu tố sản xuất thì chi phí càng thấp. Lý thuyết này cho rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu các hàng hóa mà yếu tố sản xuất ra sản phẩm đó dồi dào ở địa phƣơng và nhập khẩu những sản phẩm mà địa phƣơng khan hiếm yếu tố sản xuất. Trái ngƣợc với lý thuyết Ricardo cho rằng khác biệt về năng suất làm nên lợi thế so sánh quốc gia, lý thuyết này nhấn mạnh vai trò của mức độ sẵn có về yếu tố sản xuất mới làm nên lợi thế so sánh quốc gia. Ba lý thuyết vừa nêu trên cho đến bây giờ vẫn chƣa đề cập gì đến FDI. Tuy nhiên, các lý thuyết đã cho thấy nguyên nhân hình thành cũng nhƣ tầm quan trọng của thƣơng mại quốc tế, tạo tiền đề giải thích việc sản xuất quốc tế nên đƣợc phân bổ giữa các nƣớc theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh. Một công ty có nhiều phƣơng thức để thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ: xuất khẩu, nhƣợng giấy phép, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc định nghĩa ở trên. Bên cạnh đó, xuất khẩu là việc bán sản phẩm của một quốc gia cho ngƣời dân ở một quốc gia khác. Nhƣợng quyền là việc một doanh nghiệp cấp quyền để sản xuất sản phẩm , quy trình sản xuất, thƣơng hiệu hoặc nhãn hiệu cho một doanh nghiệp khác để đổi lấy phí bản quyền trên mỗi đơn vị sản phẩm của bên nhận bản quyền. Chúng ta có thể thấy đƣợc FDI tốn kém hơn hai hình thức còn lại bởi
  17. 9 những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu nhƣ: chi phí xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, hoặc chi phí mua lại doanh nghiệp; các chi phí do những rủi ro về sai biệt văn hóa và quy tắc kinh doanh…. Vậy tại sao một công ty lại chọn hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) mà không phải là hình thức nào khác. Tác giả sẽ khái lƣợc các lý thuyết về FDI để hiểu những động cơ cơ bản của công ty khi ra quyết định chọn hình thức FDI ,giúp ta có đƣợc câu trả lời và hiểu đƣợc một quốc gia cần làm gì để thu hút đƣợc nhiều FDI. 2.2.1.1 Những hạn chế của xuất khẩu dẫn tới đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Các công ty mở rộng ra quốc tế bằng cách theo đuổi FDI chứ không phải là xuất khẩu khi gặp các hạn chế về chi phí vận chuyển và rào cản thƣơng mại. Khi sản phẩm đƣợc thêm vào chi phí vận chuyển thì việc vận chuyển sản phẩm này đến những quốc gia xa sẽ làm giảm lợi nhuận. Lúc này mong muốn xuất khẩu của công ty giảm và sẽ có nhu cầu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Bên cạnh đó khi một công ty xuất khẩu gặp các rào cản thƣơng mại nhƣ: hạn ngạch nhập khẩu hay các loại thuế nhập khẩu. Lúc này hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng đƣợc các công ty ƣa chuộng hơn. 2.2.1.2 Lý thuyết Chu kỳ sản xuất: Lý thuyết chu kỳ sản xuất của Vernon(1966) có đóng góp đáng kể về phân tích FDI. Vernon cho rằng có 4 bƣớc của chu kỳ sản xuất: Bƣớc đầu tiên các công ty sản xuất sản phẩm phục vụ thị trƣờng nội địa. Giai đoạn tiếp theo khi sản xuất đã trƣởng thành, các công ty bắt đầu xuất khẩu sản phẩm dƣ thừa sang thị trƣờng nƣớc ngoài.Tại bƣớc này các công ty sẽ thu đƣợc lợi nhuận từ việc bán các sản phảm mới đƣợc sáng chế, bên cạnh đó các công ty cạnh tranh sẽ nhảy vào sao chép và sản xuất ra các sản phẩm đó. Khi nhu cầu tăng cao, các sản phẩm sẽ đƣợc tiêu chuẩn hóa. Bƣớc thứ 3, khi các sản phẩm đã đƣợc tiêu chuẩn hóa, các công ty sẽ nghĩ đến việc chuyển sản xuất đến các quốc gia kém phát triển hơn.
  18. 10 Bƣớc thứ 4, các quốc gia ban đầu sẽ trở thành nƣớc nhập khẩu. 2.2.1.3 Lý thuyết quốc tế hóa: Lý thuyết ban đầu đƣợc đƣa ra bởi Hymer (1976), tác giả cho rằng các công ty FDI có các lợi thế đặc thù của công ty. Khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài các công ty này phải chịu các chi phí và rủi ro phụ trội so với các công ty ở nƣớc sở tại nhƣ chi phí thông tin, rủi ro đồng tiền hay sự đối xử khác biệt của chính phủ. Đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ xảy ra khi lợi nhuận từ các lợi thế đặc thù của công ty vƣợt hơn so với các chi phí phụ trội nêu trên. Lý thuyết quốc tế hóa đƣợc dùng để giải thích các công ty thƣờng thích đầu tƣ trực tiếp hơn là nhƣợng quyền. Những vấn đề của việc nhƣợng quyền đƣợc lý thuyết vạch ra: - Công ty khi nhƣợng quyền sẽ đƣa bí quyết công nghệ cao của mình cho các công ty nƣớc ngoài. Tuy nhiên vấn đề là công ty có thể gặp rủi ro do đƣa bí quyết cho một đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong tƣơng lai. - Công ty khi nhƣợng quyền muốn kiểm soát hoạt động sản xuất, marketing và chiến lƣợc của công ty nƣớc ngoài. Chẳng hạn, các công ty muốn tận dụng lợi thế khác biệt trong yếu tố chi phí giữa các nƣớc, sản xuất một phần sản phẩm ở một quốc gia, rồi nhập khẩu các phần khác từ nơi có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên các công ty đƣợc cấp giấy phép thƣờng không chấp nhận điều này vì sẽ hạn chế quyền tự chủ của họ. - Khi lợi thế cạnh tranh thực sự của một công ty không nằm ở sản phẩm mà là ở khả năng quản lý, marketing hay quy trình sản xuất, các công ty đƣợc cấp phép chuyển nhƣợng có thể không làm hiệu quả đƣợc nhƣ công ty cấp phép , không khai thác toàn diện tiềm năng vốn có của công ty cấp phép trên thị trƣờng. Do đó công ty sẽ ƣa thích hình thức FDI hơn trong những trƣờng hợp : (1) Công ty có bí quyết kinh doanh đặc biệt không muốn rơi vào tay đối thủ tiềm năng (2) Khi công ty muốn kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty ở nƣớc ngoài để tối đa hóa thị phần và lợi nhuận (3) Khi bí quyết của công ty đƣợc trải
  19. 11 rộng khắp tổ chức, thành văn hóa đặc thù của công ty và các công ty nƣớc ngoài khó mà khai thác đƣợc. 2.2.1.4 Lý thuyết chiết trung: Giáo sƣ John Dunning đã phát triển mô hình OLI về FDI,một mô hình quan trọng giải thích về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Dunning(1977) có thể tóm lƣợc nhƣ sau: “O” từ Ownership advantages tức những lợi thế sở hữu. Các công ty xuyên quốc gia khi thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài sẽ đối mặt với những chi phí phụ trội. Công ty cần có những lợi thế chắc chắn để bù đắp những chi phí này nhƣ. Ba kiếu lợi thế cụ thể nhƣ là: a) Lợi thế độc quyền trong tiếp cận thị trƣờng qua việc sở hữu những tài nguyên thiên nhiên có giới hạn, bằng sáng chế, nhãn hiệu; b) Lợi thế về công nghệ kiến thức; c) Lợi thế về quy mô kinh tế; “L” từ Location tức lợi thế về vị trí . Các công ty đa quốc gia tìm thấy có lợi từ việc kết hợp các tài sản, lợi thế đặc biệt của họ kể trên với các nguồn lực hay tài sản gắn liền với vị trí đặc biệt của một nƣớc ngoài (location). Lợi thế này quyết định xem đối với một công ty đầu tƣ FDI thì đất nƣớc nào sẽ là điểm đến cho hoạt động đầu tƣ. Các lợi thế đó là : a) Lợi ích kinh tế về : chi phí sản xuất và vận tải, quy mô thị trƣờng và thông tin.. b) Lợi thế về chính trị:đó là những chính sách chung và cụ thể mà tác động tới FDI của chính phủ… c) Lợi thế xã hội: bao gồm khoảng cách địa lý giữa hai nƣớc, khác biệt văn hóa, thái độ thân thiện cảu nƣớc sở tại đối với ngƣời nƣớc ngoài…. “I” từ Internalisation, Dunning thừa nhận việc khó chuyển nhƣợng những khả năng, bí quyết đặc biệt của mình của các công ty đa quốc gia, do đó việc kết hợp những năng lực riêng của công ty và các nguồn lực hay tài sản do vị trí của một quốc gia nƣớc
  20. 12 ngoài đem lại đòi hỏi phải tiến hành đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở nƣớc có nguồn tài nguyên đó. 2.2.2 Lý thuyết các yếu tố tác động đến FDI Dunning và Lundan (2008) đã tổng kết 4 động cơ mà trong đó một công ty muốn đầu tƣ nƣớc ngoài đó là : Tìm kiếm thị trƣờng; Tìm kiếm tài nguyên; Tìm kiếm hiệu quả; Tìm kiếm tài sản ( Dunning và Lundan, 2008). Với mỗi động cơ khác nhau thì các công ty cũng cần những cách thu hút khác nhau của nƣớc sở tại: - Động cơ tìm kiếm thị trƣờng: Các công ty có mục tiêu duy trì hoặc bảo vệ những thị trƣờng mà đã đƣợc cung cấp sản phẩm trƣớc đó thông qua xuất khẩu, mong muốn tăng trƣởng về thị phần trong tƣơng lai. Các nhân tố hấp dẫn các công ty dạng này nhƣ là : quy mô và sự tăng trƣởng của thị trƣờng, việc dễ tiếp cận với thị trƣờng lân cận. Một nƣớc GDP bình quân đầu ngƣời cao, sức mua lớn sẽ có sức hấp dẫn đối với FDI; - Động cơ tìm kiếm tài nguyên: Đây là các công ty tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên với một chi phí rẻ hơn so với quốc gia của họ ( trƣờng hợp mà họ có nguồn tài nguyên đó). Có ba loại công ty đa quốc gia đầu tƣ FDI có động cơ tìm kiếm tài nguyên: a) Đầu tiên là các công ty sản xuất mà tìm kiếm nguồn tài nguyên vật chất thô. Một số nguồn tài nguyên đƣợc tìm kiếm chính nhƣ: dầu mỏ, khoáng sản, kim loại, và sản phẩm nông nghiệp. Trong đó có một số sản phẩm chỉ đƣợc tìm thấy ở các quốc gia nhận vốn. Đây chính là lợi thế địa lý mà một công ty đa quốc gia tận dụng khi đầu tƣ vào nƣớc sở tại mà có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Các công ty này có thể đƣợc thúc đẩy động cơ bằng: tài nguyên thiên nhiên dƣ thừa và chi phí rẻ ở các nƣớc sở tại. b) Thứ hai về các công ty FDI động cơ tìm kiếm tài nguyên là những công ty tìm kiếm lao động rẻ không kỹ năng hoặc bán kĩ năng. Do đó chi phí lao động rẻ đƣợc xem là một nhân tố thu hút FDI ở các công ty dạng này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2