intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc khái quát các nghiên cứu liên quan đến chủ đề yếu tố tác động đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tổng quát là kiểm tra một số yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------- PHẠM THỊ PHƢƠNG THÚY CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------- PHẠM THỊ PHƢƠNG THÚY CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu) Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH TP Hồ Chí Minh – Năm 2020
  3. MỤC LỤC ---------- TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 4 4.1. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 4.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 6. Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................... 5 6.1. Về mặt lý luận ............................................................................................. 5 6.2. Về mặt thực tiễn........................................................................................... 6 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ................................. 8 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................... 8
  4. 1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................ 13 1.3. Khe hổng nghiên cứu ...................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 18 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 19 2.1. Giới thiệu......................................................................................................... 19 2.2. Các khái niệm trong nghiên cứu .................................................................... 19 2.2.1. Kết quả công việc cá nhân .......................................................................... 19 2.2.2. Sự thỏa mãn của người sử dung HTTT ....................................................... 20 2.2.3. Sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao.............................................................. 20 2.2.4. Truyền thông .............................................................................................. 21 2.2.5. Đào tạo ....................................................................................................... 21 2.2.6. Loại phần mềm ứng dụng ........................................................................... 22 2.2.7. Biến kiểm soát: đặc điểm cá nhân của người sử dụng.................................. 22 2.3. Lý thuyết nền .................................................................................................. 23 2.3.1. Giới thiệu .................................................................................................... 23 2.3.2. Lý thuyết thành công của hệ thống thông tin phiên bản 1992 ...................... 23 2.3.3. Lý thuyết thành công của hệ thống thông tin phiên bản 2003 ...................... 24 2.3.4. Mô hình thành công của hệ thống thông tin phiên bản 2013 ........................ 25 2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.............................................. 27 2.4.1. Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao .............................................................. 27 2.4.2. Truyền thông ............................................................................................. 28 2.4.3. Đào tạo ...................................................................................................... 29 2.4.4. Sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán .......................................... 29 2.4.5. Loại phần mềm .......................................................................................... 30 2.4.6. Biến kiểm soát: đặc điểm của người sử dụng ............................................. 31 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 32 2.5.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................................. 32 2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 33
  5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 34 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 35 3.1. Giới thiệu......................................................................................................... 35 3.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 35 3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu .............................................................. 37 3.3.1. Giới thiệu .................................................................................................... 37 3.3.2. Thang đo các khái niệm nghiên cứu tiềm ẩn................................................ 38 3.3.2.1. Kết quả công việc của nhân viên kế toán ............................................... 38 3.3.2.2. Sự thỏa mãn của người sử dung ............................................................ 38 3.3.2.3. Sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao ........................................................ 40 3.3.2.4. Truyền thông.......................................................................................... 41 3.3.2.5. Đào tao .................................................................................................. 41 3.3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu trực tiếp ............................................... 42 3.4. Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 43 3.5. Kiểm tra mô hình đo lƣờng ............................................................................ 44 3.6. Kiểm tra mô hình cấu trúc ............................................................................. 45 3.7. Phƣơng pháp đánh gía tác động của biến điều tiết ....................................... 46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 48 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 49 4.1. Giới thiệu......................................................................................................... 49 4.2. Thu thập dữ liệu và thống kê mô tả ............................................................... 49 4.3. Kết quả kiểm tra mô hình đo lƣờng ............................................................... 51 4.3.1. Đánh giá tính ổn định nội bộ ....................................................................... 51 4.3.2. Đánh giá giá trị hội tụ ................................................................................. 52 4.3.3. Đánh giá giá trị phân biệt ............................................................................ 55 4.4. Kết quả kiểm tra mô hình cấu trúc ................................................................ 56 4.4.1. Đánh giá hiện tượng cộng tuyến .................................................................. 56
  6. 4.4.2. Đánh giá tính phù hợp của các mối quan hệ ................................................ 57 4.4.3. Kiểm tra hệ số xác định R2 .......................................................................... 59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 60 CHƢƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 61 5.1. Giới thiệu......................................................................................................... 61 5.2. Kết luận và bàn luận kết quả nghiên cứu ...................................................... 61 5.3. Hàm ý quản trị ................................................................................................ 64 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................. 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................ 67 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. LỜI CAM ĐOAN V/v tuân thủ chuẩn mực đạo đức trong NCKH ---------- Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “Các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trƣờng ứng dụng công nghệ thông tin” tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức chung trong nghiên cứu khoa học: - Thứ nhất, mọi nội dung được tham chiếu từ các nghiên cứu khác liên quan đã được trích dẫn đầy đủ. - Thứ hai, quy trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu được thực hiện khoa học và người tham gia khảo sát hoàn toàn tự nguyện đồng ý tham gia. - Thứ ba, mọi thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát và thông tin về đơn vị đang công tác của người tham gia khảo sát chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài, không một thông tin cụ thể nào được tiết lộ vì mục đích khác. - Thứ tư, các số liệu và kết quả xử lý dữ liệu là hoàn toàn trung thực. - Thứ năm, công trình nghiên cứu khoa học này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố (theo tìm hiểu của tác giả). - Thứ sáu, công trình nghiên cứu khoa học này hoàn toàn do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Học viên PHẠM THỊ PHƢƠNG THUÝ
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ---------- CB – SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên tính chắc chắn của hiệp phương sai (certainly covariance-based SEM) (tạm dịch) HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán PMKT Phần mềm kế toán CNTT Công nghệ thông tin (Information Technology) ERP Hệ thống hoạch định các nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources Planning) HTTT Hệ thống thông tin (Information System) PLS_SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên bình phương tối thiểu từng phần (Partial least squares SEM) (tạm dịch) ICT Công nghệ thông tin và truyền thông
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG ---------- 1. Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan trước đây 2. Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các nghiên cứu không ủng hộ luận văn 3. Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu hay lý thuyết nền của nghiên cứu 4. Bảng 4.1. Tóm tắt thông tin mẫu chọn 5. Bảng 4.2. Thống kê mô tả các khái niệm nghiên cứu 6. Bảng 4.3. Kết quả đánh giá tính ổn định nội bộ và giá trị hội tụ của thang đo các khái niệm nghiên cứu ( lần 1) 7. Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra mô hình đo lường điều chỉnh 8. Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra chỉ số HTMT cho mô hình đo lường điều chỉnh 9. Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra chỉ số VIF 10. Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ---------- 1. Hình 2.1. Tổng hợp mô hình thành công của hệ thống thông tin 2. Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 4. Hình 4.1. Kết quả kiểm tra mô hình cấu trúc
  11. TÓM TẮT Trong bối cảnh CNTT đang phát triển mạnh mẽ, có một yêu cầu đặt ra đó là cần có sự hiểu biết về tác động của CNTT đến công tác quản trị doanh nghiệp, trong đó có công tác kế toán. Thông qua việc khảo lược các nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị và kế toán ứng với môi trường ứng dụng CNTT, tác giả nhận thấy hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT ở góc độ nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Bởi kết quả công việc cá nhân được xem là một yếu tố đo lường sự thành công của một HTTT (Delone và McLean, 1992), do đó nhằm bổ sung một phần hiểu biết về sự thành công của HTTTKT, nghiên cứu này tập trung kiểm tra một số yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu là kiểm tra một số tác động và do mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này là tương đối phức tạp, nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng dạng khảo sát với kỹ thuật phân tích dữ liệu là PLS_SEM. Quy trình và cách thức phân tích dữ liệu được thực hiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2016). Với dữ liệu thu thập từ 177 nhân viên kế toán tại 114 doanh nghiệp đang sử dụng PMKT/ hệ thống ERP, nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra mô hình đo lường và sau đó là kiểm ra mô hình cấu trúc. Các kết quả thu được từ phân tích PLS_SEM đã giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu bao gồm (1) sự thỏa mãn của người sử dụng (nhân viên kế toán) có tác động tích cực đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT, (2) các yếu tố gồm sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao và việc đào tạo cho nhân viên kế toán trong quá trình ứng dụng PMKT/ ERP có tác động tích cực đến sự thỏa mãn của nhân viên kế toán vào quá trình ứng dụng PMKT/ ERP trong doanh nghiệp; và (3) loại phần mềm ứng dụng trong HTTTKT (ERP/ non – ERP) không có đóng vai trò là biến điều tiết trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của nhân viên kế toán đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Ngoài ra với kết quả kiểm tra hệ số xác định R2 là 45.8% cho thấy, khả năng dự báo của việc nhân viên kế toán được thỏa mãn khi tham gia vào quá trình ứng dụng PMKT/ ERP trong doanh nghiệp đến kết quả công việc của họ là có thể chấp nhận được (vì lớn hơn ngưỡng 20%). Từ khóa: kết quả công việc cá nhân, sự thỏa mãn của người sử dụng, sự ủng hộ của nhà quản trị, sự đào tạo, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp/ phần mềm kế toán.
  12. ABSTRACT In the context of extreme IT development, there is a requirement that is knowledge of IT’s impacting on corporate governance, including accounting. Through literature review in the field of management and accounting in the IT environment, the author realized that currently there are a few studies that researched about individual performance in IT context, especially from the perspective of accounting and auditing. Because individual performance is considered a measure of information system success (Delone and McLean, 1992), it is important to study about individual performance. Because of these reasons, this study focuses on examining some factors affecting the accountant’s performance in IT context. According to the objectivesare examining some factors that could impact on individual performance and because the research model of this study is relatively complex, this research applied the quantitative method and survey approach as well as using PLS_SEM to analysis data. The research process and method of data analysis are accepted from Hair et al. (2016). Based on data from 177 accountants in 114 businesses that have implemented accounting software/ ERP systems, the study conducted a measurement model test and then a structural model test. The results showed (1) user satisfaction (accountant) had a positive impact on the accountant’s performance in the IT environment, (2) two factors including the support of senior management and the training of accountants had positive impacts on user satisfaction (accountant) in the process of applying accounting software/ ERP in enterprises; and (3) the type of software applied in the accounting information systems (ERP/ non_ERP) had not a moderator variable in the relationship between user satisfaction and accountant’s performance in IT context. Finally, the result indicated that coefficient of determination R2 is 45.8% which was higher than the accepted level (20%). As a result, predictability of model was anormal level. Key words: Individual performance (accountant’s performance) , user satisfaction, support of senior management, training, ERP/ non_ERP.
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và những tác động của nó trong sự phát triển kinh tế, xã hội và con người đã trở thành một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học trong những thập kỷ gần đây (Tarutė và Gatautis, 2014). Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh sự cần thiết phải đạt được các kết quả đầu ra tích cực của việc áp dụng và triển khai công nghệ thông tin (CNTT) trong các tổ chức khác nhau như tốc độ gia tăng năng suất, mở rộng quy mô hoạt động, tăng tính hữu hiệu và hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, … (Tarutė and Gatautis, 2014). Tại Việt Nam, theo Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử 2019 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố thì tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử ước tính năm 2018 tăng trên 30% so với năm 2017. Điều này chứng tỏ công nghệ thông tin tại Việt Nam đã có một bước phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ. Bên cạnh đó, báo cáo này còn cho thấy các chức năng quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể, hơn 61% doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử trong việc giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong công tác quản trị doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý như phần mềm kế toán tài chính, quản lý khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán tài chính là khoảng 80% và doanh nghiệp ứng dụng phần mềm ERP là 18%. Các số liệu trên chứng minh rằng, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm ứng dụng các tiến bộ của CNTT và truyền thông trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra. Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố tác động đến kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT như nghiên cứu của Goodhue và cộng sự (1997), Bradford và Florin (2003), Staples và Seddon (2004),
  14. 2 Kositanurit và cộng sự (2006), Park và cộng sự (2007), Sykes và cộng sự (2014), Sykes (2015) và Rajan và Baral (2015). Ngoài ra, theo Kisitanurit và cộng sự, 2006 thì kết quả công việc của cá nhân nếu đạt được ở mức độ thấp sẽ dẫn đến kết quả hoạt động của tổ chức cũng không tốt. Xét ở góc độ kế toán, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của ICT đến công tác kế toán cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp như nghiên cứu của Hyvönen (2003), Quattrone và Hopper (2006), Hyvönen (2009), Ghasemi và cộng sự (2011), Taiwo (2016), Ogundana và cộng sự (2017). Trong những tác động của CNTT đến công tác kế toán thì nhân viên kế toán – với vai trò là người sử dụng CNTT, là một trong những yếu tố bị tác động bởi CNTT. Do đó, nhân viên kế toán phải tìm cách thích nghi với môi trường ứng dụng CNTT mới, đồng thời phải hiểu và tìm cách để có thể đạt được những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại cho công việc của họ (Chang và cộng sự, 2008). Gắn kết với bối cảnh CNTT, nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán về kết quả công việc của nhân viên kế toán đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây như nghiên cứu của Wongpinunwatana và cộng sự (2000), các tác giả này đã nghiên cứu về kết quả công việc của nhân viên kiểm toán trong môi trường ERP hay nghiên cứu của Phạm Trà Lam (2018) tìm các yếu tố tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP. Trong bối cảnh thực tiễn yêu cầu hiểu biết nhiều hơn về tác động của CNTT đến công tác kế toán nhưng các nghiên cứu hiện tại về chủ đề này là chưa có nhiều, đặc biệt tại thị trường mới nổi như Việt Nam. Tiếp nối chủ đề nghiên cứu về kết quả công việc của nhân viên kế toán, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về chủ đề kết quả công việc của nhân viên kế toán. Điểm mới của nghiên cứu này là được nghiên cứu trong bối cảnh ứng dụng CNTT nói chung bao gồm hai nhóm doanh nghiệp: doanh nghiệp đang ứng dụng hệ thống ERP và doanh nghiệp đang ứng dụng phần mềm kế toán ( PMKT)(không ứng dụng ERP). Đồng thời, nghiên cứu này cũng khác biệt với các nghiên cứu đi trước ở khía cạnh, tác giả tập trung tìm hiểu một số yếu tố có thể tác
  15. 3 động gián tiếp đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. 2. Mục tiêu nghiên cứu Từ việc khái quát các nghiên cứu liên quan đến chủ đề yếu tố tác động đến kết quả công việc của người sử dụng CNTT, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tổng quát là kiểm tra một số yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Cụ thể, các mục tiêu chi tiết của nghiên cứu bao gồm:  Kiểm tra sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán (tức nhân viên kế toán) đến kết quả công việc của nhân viên kế toán.  Kiểm tra tác động của các yếu tố gồm sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao, sự truyền thông và việc đào tạo đến sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán cụ thể là nhân viên kế toán.  Kiểm tra tác động điều tiết của loại phần mềm ứng dụng trong hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) (ERP/ non – ERP) trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của nhân viên kế toán đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề xuất bên trên, các câu hỏi nghiên cứu được xác định bao gồm:  Sự thỏa mãn của người sử dụngHTTT kế toán (nhân viên kế toán) có tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT hay không?
  16. 4  Các yếu tố gồm sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao, sự truyền thông và việc đào tạo có tác động đến sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán cụ thể là nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT hay không?  Loại phần mềm ứng dụng trong HTTTKT (ERP/ non – ERP) có đóng vai trò là biến điều tiết trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của người sử dụng HTTT kế toán đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT hay không? 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã nêu trên, nghiên cứu này xác định các doanh nghiệp đang ứng dụng một PMKT hoặc hệ thống ERP tại Việt Nam được xác định là phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này là kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. - Đơn vị phân tích của nghiên cứu là cá nhân tức là các nhân viên kế toán đang sử dụng PMKT hay hệ thống ERP trong các doanh nghiệp Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này với mục tiêu chính là kiểm định lý thuyết nên phương pháp thích hợp được sử dụng ở đây là phương pháp định lượng nhằm đạt được các mục tiêu mà nghiên cứu đặt ra. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) thì phương pháp này được sử dụng dựa vào quy trình suy diễn. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng dạng khảo sát để đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Bởi nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính là kiểm tra một số yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả công việc
  17. 5 của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT, do đó, kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được lựa chọn áp dụng. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu là PLS_ SEM do mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định giả thuyết để dự báo cấu trúc nào quan trọng trong việc tác động đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Kích thước mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này là 177 lớn hơn mức tối thiểu cần có thể sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu PLS_SEM (là 110 bởi mô hình cấu trúc trong nghiên cứu này có 11 đường dẫn). Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện theo đề xuất của Hair và cộng sự (2016) đó là kiểm tra mô hình đo lường trước, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra mô hình cấu trúc. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu Sau quá trình tổng hợp các lý thuyết và thực hiện nghiên cứu, nghiên cứu này đã đạt được các mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu này không những mang lại ý nghĩa về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn cho các nhân viên kế toán, nhà quản lý hay các nhà nghiên cứu, các giảng viên kế toán, các công ty cung cấp và triển khai ứng dụng phần mềm kế toán và hệ thống ERP. Các ý nghĩa cụ thể của nghiên cứu bao gồm: 6.1. Về mặt lý luận: Nghiên cứu này đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho việc áp dụng lý thuyết nền đó là lý thuyết thành công của hệ thống thông tin (DeLone và McLean, 1992; DeLone và McLean, 2003; Petter và cộng sự, 2013).Bên cạnh đó, nghiên cứu đã tiết lộ một yếu yếu tố có tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Sự thỏa mãn của nhân viên kế toán (người sử dụng HTTT kế toán) là nhân tố trực tiếp có tác động đáng kể đến kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. Hai yếu tố gồm sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao trong quá trình ứng dụng PMKT/ ERP trong doanh nghiệp và sự huấn luyện (đào tạo) nhân viên kế toán trong việc sử dụng PMKT/ ERP mới có tác
  18. 6 động đáng kể đến sự thỏa mãn của nhân viên kế toán trong quá trình ứng dụng PMKT/ERP. Như vậy, có thể khẳng định rằng sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao trong quá trình ứng dụng PMKT/ ERP trong doanh nghiệp và sự huấn luyện (đào tạo) nhân viên kế toán trong việc sử dụng PMKT/ ERP mới có tác động gián tiếp đến kết quả kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng CNTT. 6.2. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này đã giúp cho các nhân viên kế toán, các nhà quản lý trong công ty có sử dụng phần mềm kế toán hay hệ thống ERP hiểu được vai trò cũng như những tác động từ sự thỏa mãn của nhân viên kế toán đến kết quả công việc của nhân viên kế toán cụ thể như sau: giúp cho các nhân viên kế toán hiểu rõ vai trò của mình để tự tìm cách sử dụng PMKT/ERP một cách hiệu quả, còn đối với nhà quản lý sẽ có sự hỗ trợ kịp thời đối với nhân viên kế toán trong công việc của họ, đồng thời sẽ tìm cách khuyến khích nhân viên kế toán làm việc tốt hơn trong ứng dụng CNTT tại đơn vị. Ngoài ra, nghiên cứu này còn giúp cho các công ty phần mềm kế toán hay ERP hiểu được vai trò sự thỏa mãn của nhân viên kế toán đối với kết quả công việc của nhân viên kế toán – người dùng cuối để từ đó họ có hướng tiếp cận cũng như tạo các phần mềm thân thiện với người dùng, tích hợp các chức năng theo yêu cầu người dùng … Và điều này cũng sẽ góp phần giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty ứng dụng và triển khai phần mềm kế toán hay ERP. 7. Kết cấu luận văn Luận văn này được trình bày dưới dạng kết cấu gồm 5 chương, cụ thể: - Chương 1giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm các nội dung lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu luận văn. Bên cạnh đó, nhằm nêu bật lý do thực hiện đề tài, nội dung tiếp theo trong chương 1 giới thiệu tổng quan các nghiên cứu có liên quan
  19. 7 trên thế giới và Việt Nam để từ đó đưa ra các nhận xét về các nghiên cứu đi trước và xác định khe hổng nghiên cứu. - Chương 2 trình bày các nội dung làm cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện đề tài. Nội dung chi tiết của chương 2 bao gồm yếu tố tác động đến kết quả công việc trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin, các lý thuyết nền, các nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Chương 3 trình bày và thảo luận về mô hình nghiên cứu, thang đo các khái niệm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được áp dụng. - Chương 4 được thiết kế để trình bày các các kết quả nghiên cứu đạt được. - Chương 5 đưa ra bàn luận về kết quả nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  20. 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Thông qua việc tìm kiếm các nghiên cứu về kết quả công việc cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT trên công cụ tìm kiếm Google Scholar và thư viện của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng các từ khóa để tìm kiếm tài liệu bao gồm “individual performance”, “individual impact”, “IT benefits”, “IT”, “IT context”, “kết quả công việc/ hiệu quả công việc (cá nhân)”, “accounting software” (phần mềm kế toán), “ERP/ Enterprise Resource Planning” (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), tác giả nhận thấy hiện tại đã có nhiều nghiên cứu nghiên cứu về chủ đề kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT. Theo tổng hợp của tác giả, chủ yếu các nghiên cứu này xem kết quả công việc cá nhân là biến nội sinh, tức là các nghiên cứu chủ yếu tập trung xem xét kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT bị tác động bởi các yếu tố nào? Bên cạnh đó, có một số ít nhà nghiên cứu đã xem kết quả công việc cá nhân là một biến ngoại sinh hay là biến trung gian tức là họ cho rằng kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT như là một yếu tố có ảnh hưởng đến các yếu tố khác hay giữa hai yếu tố khác nhau.Dưới đây là một số nghiên cứu nổi bật: - Goodhue và cộng sự (1997): theo Goodhue và cộng sự thì kết quả công việc của cá nhân vừa được xem là biến nội sinh vừa được xem là biến ngoại sinh. - Các nghiên cứu như Goodhue (1995), Etezadi-Amoli và Farhoomand (1996), Bueno và Salmeron (2008), Guimaraes và cộng sự (2016), Park và cộng sự (2007), Christy (2015), Staples và Seddon (2004) xem kết quả công việc là biến nội sinh. Một cách tổng quát, các nghiên cứu này xem kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT là biến phụ thuộc cuối cùng bởi vì để đo lường và đánh giá sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2