intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng, từ đó đề ra các giải pháp gia tăng tác động của các yếu tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ NGUYỄN HƯƠNG GIANG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ NGUYỄN HƯƠNG GIANG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và cũng chưa được dùng để tôi tốt nghiệp bất cứ bậc học nào trước đây. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Lê Nguyễn Hương Giang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn chân thành đến đến gia đình, đồng nghiệp cùng tất cả những người đã hỗ trợ tôi về chuyên môn, tinh thần trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Thân Thị Thu Thủy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các thầy cô bộ môn của Trường Đại Học Kinh tế - Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ trong suốt quá trình học tập tại trường.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG ...................................................................... viii TÓM TẮT ..................................................................................................................x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.5. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................3 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ...........................................................................4 CHƯƠNG 2: RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ......................................................5 2.1. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng .....................................................................................................................................5 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................5 2.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu ......................................................................................6 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ..........................................................................9 2.2. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng .................................................................................................................11 2.2.1. Thực trạng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng ..................................................................................................................11 2.2.2. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng ..................................................................................................................12
  6. iv 2.2.3. So sánh tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng và các chi nhánh khác của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Khu vực Tây Nguyên ..........................................................................................14 2.2.4. So sánh tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng và các ngân hàng khác tại tỉnh Lâm Đồng ..............................................15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................17 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................................................18 3.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại .............................18 3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ................................................................................18 3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ..................................................................................19 3.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ...........................................................................20 3.1.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ..............................................................21 3.1.5. Tác động của rủi ro tín dụng ...........................................................................23 3.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...........24 3.2.1. Khả năng tài chính của người vay...................................................................24 3.2.2. Đảm bảo nợ vay ..............................................................................................24 3.2.3. Lĩnh vực ngành nghề chính để tạo ra thu nhập để trả nợ ................................25 3.2.4. Công tác kiểm tra và giám sát nợ vay .............................................................25 3.2.5. Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng ..............................................................25 3.2.6. Kinh nghiệm của người vay ............................................................................26 3.2.7. Sử dụng vốn vay..............................................................................................26 3.3. Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. ...........................................................................................27 3.3.1. Nghiên cứu của Chapman ...............................................................................27 3.3.2. Nghiên cứu của Nawai và Shariff ...................................................................27 3.3.3. Nghiên cứu của Wongnaa và Awunyo-Vitor ..................................................27 3.3.4. Nghiên cứu của Pasha và Negese....................................................................28
  7. v 3.3.5. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc ................................................................28 3.3.6. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết ..............................28 3.3.7. Nghiên cứu của Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành .............................29 3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................29 3.4.1. Mô hình binary logistic ...................................................................................30 3.4.2. Các kiểm định mô hình binary logistic ...........................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................31 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG.............................................................................................32 4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng..............................................................................................32 4.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng. ...........................................................................35 4.2.1. Khả năng tài chính người vay .........................................................................35 4.2.2. Đảm bảo nợ vay ..............................................................................................36 4.2.3. Lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ ....................................36 4.2.4. Kiểm tra, giám nợ vay .....................................................................................36 4.2.5. Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng ..............................................................37 4.2.6. Kinh nghiệm của người vay ...........................................................................38 4.2.7. Sử dụng vốn vay..............................................................................................38 4.3. Đo lường các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng.......................................................38 4.3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................38 4.3.2. Mô tả các biến trong mô hình .........................................................................39 4.3.3. Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................42 4.3.4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................43 4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................57
  8. vi CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC NHẰM HẠN CHẾ RỦI TO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG .......................................................................................................................59 5.1. Kết luận .............................................................................................................59 5.2. Giải pháp gia tăng tác động của các yếu tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng ......59 5.2.1. Thẩm định chính xác khả năng vốn, tài sản và các nguồn tài chính khác của khách hàng.................................................................................................................59 5.2.2. Thực hiện đúng quy định về đảm bảo nợ vay .................................................60 5.2.3. Chú ý ngành nghề chính tạo ra thu nhập. ........................................................61 5.2.4. Thực hiện quản lý sau vay đúng quy định, đúng hướng dẫn ..........................62 5.2.5. Nhân viên tín dụng cần tăng cường trau dồi kinh nghiệm của bản thân.........63 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................63 5.3.1. Hạn chế của đề tài ...........................................................................................63 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á NHNN Ngân hàng Nhà nước TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo
  10. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng ......................................6 Bảng 2.1: Tổng tiền huy động tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 .............................................................................................................................8 Bảng 2.2: Dư nợ tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018: ...............9 Bảng 2.3: Lợi nhuận sau thuế DAB - Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 ...................................................................................................................................10 Bảng 2.4: Thu nhập từ hoạt động tín dụng tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 ......................................................................................................11 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 – 2018 ...............................................................................................12 Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 ....13 Bảng 2.7: Dư nợ cho vay tại các chi nhánh DAB - Khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2018 ...............................................................................................................14 Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu tại các chi nhánh DAB - Khu vực Tây Nguyên ..................15 giai đoạn 2014 – 2018 ...............................................................................................15 Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018..16 Bảng 4.1: Dư nợ phân theo nhóm nợ tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 ...............................................................................................................33 Bảng 4.2: Nợ xấu DAB – Chi nhánh Lâm Đồng phân theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2014 – 2018 ......................................................................................................34 Bảng 4.3: Nợ xấu DAB – Chi nhánh Lâm Đồng phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014 – 2018 ...............................................................................................34 Bảng 4.4: Dự phòng tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 .....35 Bảng 4.5: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................................42 Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ...............................43 Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo loại rủi ro ...................................................44 Bảng 4.8: Cơ cấu mẫu theo khả năng tài chính người vay .......................................45 Bảng 4.9: Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ cho vay/TSĐB ......................................................45
  11. ix Bảng 4.10: Cơ cấu mẫu theo lĩnh vực ngành nghề chính để tạo ra thu nhập để trả nợ ...............................................................................................................................46 Bảng 4.11: Cơ cấu mẫu theo số lần kiểm tra giám sát khoản vay ............................47 Bảng 4.12: Cơ cấu mẫu theo số năm kinh nghiệm của nhân viên tín dụng ..............47 Bảng 4.13: Cơ cấu mẫu theo số năm kinh nghiệm của người vay............................48 Bảng 4.14: Cơ cấu mẫu theo việc sử dụng vốn của khách hàng ..............................48 Bảng 4.15: Mô tả đặc điểm dữ liệu ...........................................................................49 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình binary logistic ................................................49 Bảng 4.17: Kiểm định mô hình .................................................................................50 Bảng 4.18: Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình..........................51
  12. x TÓM TẮT Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh Lâm Đồng. Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng, sử dụng dữ liệu thu thập được từ 133 hồ sơ tín dụng. Mô hình logit nhị thức được sử dụng để ước tính các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Kết quả phân tích cho thấy rủi ro tín dụng sẽ tăng khi tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo tăng. Tương tự, rủi ro tín dụng cũng tăng khi lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra để trả nợ là sản xuất nông nghiệp. Trái lại, rủi ro tín dụng có mối quan hệ nghịch biến với khả năng tài chính của người đi vay, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng và số lần kiểm tra giám sát khoản vay. Từ khóa: Logit nhị thức, rủi ro tín dụng, Đông Á, Lâm Đồng ABSTRACT Title: Factors affecting credit risk at Dong A joint stock commercial bank Lam Dong branch Abstract: This study analyzes the factors affecting credit risk at Dong A Commercial Joint Stock Bank - Lam Dong Branch using data collected from 133 credit records. The binary logistic model is used to estimate the factors affecting credit risk. Analysis results show that credit risk will increase as the ratio of loan to collateral value increases. Similarly, credit risk also increases when the source of the sector or industry generates the main income to pay debt as agricultural production. In contrast, credit risk is negatively related to borrowers' financial ability, credit staff experience and number of loan monitoring. Keywords: Binary logistic, credit risk, Dong A, Lam Dong
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Bất cứ một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, đang phát triển hay phát triển thì hoạt động của ngân hàng đều có tác dụng to lớn đến nền kinh tế. Việc mạnh hay yếu của một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sự yếu mạnh của các hoạt động tài chính mà trong đó hoạt động của các ngân hàng thương mại được ví như xương sống. Trong quá trình kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại, phát triển song hành cùng nhau. Có nhiều loại rủi ro trong quá trình hoạt động của một ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tỷ giá, rủi ro pháp lý…nhưng trong đó rủi ro tín dụng là loại rủi ro có tác động cao nhất đến lợi nhuận của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi của hoạt động ngân hàng, là hoạt động mang lại nguồn thu cao nhất cho lợi nhuận của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro không thể tránh khỏi, phát sinh do nhiều yếu tố tác động, trong đó có cả những yếu tố mà con người không thể kiểm soát được. Tại Việt Nam trong những năm qua là giai đoạn bùng nổ về số lượng các ngân hàng thương mại. Đi đôi với sự phát triển này, hệ thống ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro chính yếu. Lịch sử nền kinh tế thế giới đã chứng minh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ rủi ro tín dụng. Do vậy, bên cạnh sự phát triển thì việc hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Để hạn chế rủi ro tín dụng thì việc đầu tiên cần thực hiện đó là xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng như nghiên cứu của Chapman (1940), Jiménez và Saurina (2003) và tại Việt Nam, các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng thường được nghiên cứu trên các đối tượng là một ngân hàng hoặc nhiều ngân hàng với phạm vi toàn quốc. Có rất ít các nghiên cứu được thực hiện tại một chi nhánh của một ngân hàng và cũng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các yếu tố tác động tại Ngân hàng
  14. 2 thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng. Cộng với tình hình nợ xấu đáng báo động khi nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng liên tục tăng qua các năm. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng, từ đó đề ra các giải pháp gia tăng tác động của các yếu tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng. + Đo lường các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng. + Đề xuất các giải pháp để gia tăng tác động của các yếu tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng? - Mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng như thế nào? - Giải pháp nào để gia tăng tác động của các yếu tố tích cực nhằm hạn chế
  15. 3 rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng. + Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2014 - 2018. + Phạm vi học thuật: Tập trung sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn để đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy binary logistic. Sau khi hồi quy mô hình, luận văn tiến hành các kiểm định đối với mô hình binary logistic để đảm bảo mô hình phù hợp và các hệ số hồi quy là có ý nghĩa như kiểm định độ phù hợp, kiểm định mức độ giải thích, kiểm định độ dự báo chính xác và kiểm định ý nghĩa của các hệ số trong mô hình. Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 20 để hỗ trợ xử lý dữ liệu. 1.5. Ý nghĩa của đề tài - Đối với công việc của tác giả Nghiên cứu này sẽ cung cấp hướng nhìn chính xác, đầy đủ về các yếu tố tác động trực tiếp đến rủi ro tín dụng tại ngay đơn vị mình kiểm tra, từ đó có những đề xuất phù hợp về các phòng ban hội sở cũng như đề xuất cho ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng những biện pháp phát hiện, phòng chống các rủi ro có khả năng xảy ra. - Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng
  16. 4 Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng có cái nhìn đẩy đủ hơn về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại đơn vị mình quản lý. 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng. Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 4: Phân tích các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng. Chương 5: Kết luận và giải pháp gia tăng tác động của các yếu tố tích cực nhằm hạn chế rủi to tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng.
  17. 5 CHƯƠNG 2: RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG 2.1. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Lâm Đồng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Lâm Đồng (DAB - Chi nhánh Lâm Đồng) tiền thân là Phòng giao dịch Đà Lạt, chịu sự quản lý của chi nhánh Đak Lak được thành lập ngày 27/12/2008. Chính thức được nâng cấp thành chi nhánh Lâm Đồng và hoạt động độc lập vào tháng 01/2014 với dư nợ ban đầu được chuyển từ Phòng giao dịch Đà Lạt là 150 tỷ đồng. Hiện nay, DAB - Chi nhánh Lâm Đồng có 1 trụ sở chính tại thành phố Đà Lạt và 01 phòng giao dịch tại huyện Đức Trọng. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh bao gồm: Giám đốc chịu trách nhiệm đầu tiên và sau cùng cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm quản lý chung và xét duyệt cấp tín dụng; Phó giám đốc chịu trách nhiệm khâu vận hành. Các phòng nghiệp vụ bao gồm: Phòng phát triển kinh doanh, phòng quản lý tín dụng và phòng kế toán ngân quỹ. Ngoài ra còn có phòng kiểm soát rủi ro hoạt động trực thuộc hội sở thường trực tại chi nhánh. Hoạt động kiểm soát rủi ro tại DAB ở cấp chi nhánh khá chặt chẽ do có sự tách bạch giữa việc kinh doanh của đơn vị và việc kiểm tra của phòng kiểm soát rủi ro hoạt động. Phòng kiểm soát rủi ro hoạt động không chịu sự giám sát hay chi phối của đơn vị kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ. Phòng phát triển kinh doanh được phân chia thành bộ phận khách hàng doanh nghiệp và bộ phận khách hàng cá nhân với nhiệm vụ tiếp thị, tìm kiếm, đàm phán, thẩm định và đề xuất tín dụng. Phòng phát triển kinh doanh hiện nay gồm 1 trưởng phòng và 7 nhân viên tín dụng. Phòng quản lý tín dụng gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên quản lý tín dụng, chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng, giải ngân và thu hồi nợ. Phòng dịch vụ khách hàng được chia thành 3 bộ phận là bộ phận giao dịch và ngân quỹ, bộ phận kế toán nội bộ, bộ phận hành chánh. Bộ phận giao dịch và
  18. 6 ngân quỹ thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, thực hiện các nghiệp vụ theo yêu cầu của khách hàng. Bộ phận kế toán nội bộ thực hiện các nghiệp vụ kế toán thanh toán liên ngân hàng, kế toán thuế và các nghiệp vụ kế toán nội bộ khác. Bộ phận hành chánh thực hiện các công tác liên quan đến quản lý hành chánh, bố trí nhân sự… Phòng giao dịch chịu sự quản lý của chi nhánh. Số liệu tại phòng giao dịch được kết chuyển chung về số liệu của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức ở phòng giao cũng được chia thành các bộ phận là bộ phận tín dụng, quản lý tín dụng và dịch vụ khách hàng với số lượng nhân sự ít hơn cấp độ chi nhánh. Giám đốc Phòng kiểm soát Rủi ro hoạt Quan hệ quản lý động – Khối Phó Giám đốc Quản trị rủi ro Quan hệ kiểm tra Phòng Phát triển Phòng Quản lý tín Phòng Dịch vụ kinh doanh dụng Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng (Nguồn: Tổng hợp từ quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức DAB) 2.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu DAB – Chi nhánh Lâm Đồng thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau: - Huy động vốn DAB – Chi nhánh Lâm Đồng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư dưới nhiều hình thức và kỳ hạn đa dạng, lãi suất cạnh tranh. Trong giai đoạn năm 2014 – 2018 lượng tiền huy động tại DAB – Chi
  19. 7 nhánh Lâm Đồng tuy có biến động nhưng không nhiều. Tiền huy động tăng đều trong giai đoạn năm 2014 – 2017, năm 2014 đạt 386 tỷ đồng và đạt 459 tỷ đồng năm 2017 tuy nhiên lại giảm sút còn 395 tỷ đồng vào năm 2018. Nguyên nhân của sự biến động này là do tháng 8/2015 hệ thống DAB bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Năm 2016 – 2017 là hai năm trong thời kỳ đầu của diện kiểm soát đặc biệt, các công tác như huy động hay cấp vay vẫn được tiến hành bình thường. Nhưng sang năm 2018 là giai đoạn thắt chặt của quá trình kiểm soát đặc biệt. Ban kiểm soát đặc biệt đã đưa ra những chỉ thị, thông báo thắt chặt chi phí hoạt động, cắt giảm các chương trình chăm sóc khách hàng, cắt giảm quà tặng … Do đó, công tác huy động trên toàn hệ thống DAB và tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng bị nhiều ảnh hưởng. Mặt khác, sự canh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nhiều tổ chức tín dụng khác với lợi thế cạnh tranh về lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng nên DAB – Chi nhánh Lâm Đồng đã không cạnh tranh được, khách hàng đã chuyển sang gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền: Tiền gửi bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ lệ lớn hơn so với lượng tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng quy đổi sang Việt Nam đồng. Trong giai đoạn nghiên cứu 2014 - 2018, tỷ trọng tiền gửi bằng Việt Nam đồng luôn chiếm trên 80% tổng số tiền huy động. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: Kỳ hạn tiền gửi tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng vẫn tập trung ở phân khúc kỳ hạn dưới 12 tháng. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng từ 77% đến 81% trong giai đoạn nghiên cứu. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế: Đa số lượng tiền huy động được tại DAB – Chi nhánh Lâm Đồng là từ các cá nhân. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng rất thấp, năm cao nhất cũng chỉ đạt 7% trong tổng số tiền huy động, và thâp nhất là 4%.
  20. 8 Bảng 2.1: Tổng tiền huy động tại DAB - Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2014 Tỷ 2015 Tỷ 2016 Tỷ 2017 Tỷ 2018 Tỷ trọng trọng trọng trọng trọng (%) (%) (%) (%) (%) Nguồn vốn 386 100 403 100 456 100 459 100 395 100 huy động Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền (VNĐ, ngoại tệ và vàng quy đổi sang VNĐ) VNĐ 345 89 370 92 367 80 418 91 367 93 Ngoại tệ, vàng 41 11 33 8 28 20 71 9 28 7 Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn (không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng, có kỳ hạn trên 12 tháng) Không kỳ hạn 59 15 62 15 68 15 89 19 68 17 Có kỳ hạng < 300 78 323 80 371 81 351 77 311 79 12 tháng Có kỳ hạng > 27 7 18 5 17 4 19 4 16 4 12 tháng Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế (tổ chức kinh tế, dân cư) Tổ chức kinh tế 24 6 22 5 26 6 30 7 15 4 Dân cư 362 94 381 95 430 94 429 93 380 96 (Nguồn: Báo cáo tổng kết DAB - Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2018) - Nghiệp vụ cấp tín dụng DAB – Chi nhánh Lâm Đồng thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế với sản phẩm đa dạng, thời gian vay linh hoạt, lãi suất cạnh tranh, thủ tục vay vốn nhanh gọn, đơn giản. Ngoài ra còn thực hiện cấp các loại bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Dư nợ cho vay năm 2014 là 227 tỷ đồng giảm xuống còn 170 tỷ đồng năm 2015 sau đó tăng đều tới năm 2017 đạt 384 tỷ đồng và giảm còn 265 tỷ đồng năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2