intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Can thiệp vô hiệu hóa của Chính Phủ đối với dòng vốn vào Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ nền tảng lý thuyết tìm hiểu được từ những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và áp dụng cụ thể vào tình hình ở Việt Nam, tác giả hy vọng đây có thể là một bước đệm có ích cho Việt Nam trong việc thực hiện vô hiệu hóa, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Can thiệp vô hiệu hóa của Chính Phủ đối với dòng vốn vào Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TẠ THỊ KIM ANH CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DÒNG VỐN VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TẠ THỊ KIM ANH CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI DÒNG VỐN VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Can thiệp vô hiệu hóa của Chính Phủ đối với dòng vốn vào Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trƣơng Quang Thông. Số liệu thống kê trong luận văn đƣợc lấy từ nguồn gốc tin cậy và tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2014 Tác giả Tạ Thị Kim Anh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu............................................. 3 5. Điểm mới của đề tài ............................................................................................... 3 6. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 4 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DÕNG VỐN VÀO LÊN LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ .......................................................................................................... 5 1.1. Tác động của chính phủ đối với tỷ giá ...................................................................... 5 1.1.1.Các hệ thống tỷ giá ................................................................................................. 5 1.1.2. Tác động của Chính phủ đối với tỷ giá ................................................................. 7 1.2. Bộ ba bất khả thi ................................................................................................... 10
  5. 1.2.1. Lý thuyết về bộ ba bất khả thi ............................................................................. 10 1.2.2. Tích lũy dự trữ: ................................................................................................... 12 1.2.3. Tác động của dự trữ ngoại hối đến mẫu hình bộ ba bất khả thi .......................... 14 1.2.4.Kinh nghiệm áp dụng bộ ba bất khả thi tại các quốc gia trên thế giới ................. 15 1.3. Lý thuyết về can thiệp vô hiệu hóa ....................................................................... 17 1.3.1. Khái niệm về can thiệp không vô hiệu hóa và can thiệp vô hiệu hóa ................ 17 1.3.2. Lợi ích và chi phí của sự can thiệp vô hiệu hoá .................................................. 19 1.3.3. Các nhân tố tác động đến can thiệp vô hiệu hoá ................................................. 21 1.3.4. Các công cụ thực hiện chính sách vô hiệu hóa ......................................... 23 1.3.5. Mối quan hệ giữa bộ ba bất khả thi và can thiệp vô hiệu hóa............................. 23 1.4. Thực trạng áp dụng chính sách vô hiệu hóa ở một số nƣớc: ................................ 25 CHƢƠNG 2: THỰC TẾ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................... 28 2.1. Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua ............................................ 28 2.2. Lựa chọn mục tiêu chính sách của Việt Nam trong mối quan hệ với bộ ba bất khả thi 29 2.3. Thực trạng hoạt động vô hiệu hóa ở Việt Nam ..................................................... 32 2.3.1.Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2000 -2013......................................... 33 2.3.2. Tác động dòng vốn vào ròng............................................................................... 35 2.3.3. Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ........................................... 44 2.4. Đo lƣờng mức độ phản ứng vô hiệu hóa tại Việt Nam ........................................ 46 2.4.1.Mô tả dữ liệu, mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 46 2.4.2. Kết quả kiểm định việc thực hiện chính sách vô hiệu hóa tại Việt Nam ........... 50 2.4.2.1. Kiểm định mức độ thực hiện vô hiệu hóa ........................................................ 50
  6. 2.4.2.2. Kiểm định mối quan hệ giữa vô hiệu hóa và lạm phát .................................... 52 2.4.2.3. Kiểm định mối quan hệ giữa vô hiệu hóa và các thành phần dòng thu của cán cân thanh toán ............................................................................................................... 54 2.5. Những mặt còn hạn chế khi thực hiện chính sách vô hiệu hóa ở Việt Nam ......... 55 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA TẠI VIỆT NAM ........................... 62 3.1. Sử dụng linh hoạt công cụ thực hiện chính sách vô hiệu hóa ............................. 63 3.2. Xây dựng cơ chế tỷ giá phù hợp với chính sách lạm phát mục tiêu ................... 64 3.3. Tái cơ cấu hệ thống NHTM nhằm gia tăng tính khả thi của công cụ dự trữ bắt buộc …………………………………………………………………………………...66 3.4. Xây dựng một chính sách tài khóa ổn định .......................................................... 69 3.5 Xây dựng một cơ chế kiểm soát các dòng vốn nóng tốt hơn ............................... 70 3.6. Kiểm soát tình trạng Đô la hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định tỷ giá bằng biện pháp can thiệp vô hiệu hóa ..................................................................... 71 3.7. Tiếp tục phát huy vai trò kiều hối trong nền kinh tế .............................................. 72 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 76
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT NHTW : Ngân hàng trung ƣơng FR : Dự trữ ngoại hối RM : Lƣợng cung tiền lƣu thông trong nền kinh tế DC : Tín dụng nội địa ròng IF : Inflation - Lạm phát CA : Current Account - Cán cân vãng lai OLS : Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GTCG : Giấy tờ có giá FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FPI : Foreign Portfolio Investment - Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại EU : European Union - Liên minh Châu Âu IMF : International Monetary Fund - Qũy tiền tệ quốc tế FED : Federal Reserve System – Cục dự trữ liên bang Mỹ
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình Bảng 2.2: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ΔDC/RM theo hai biến độc lập ΔFR/RM và ΔGDP Bảng 2.3: Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi đối với mô hình ba biến ΔDC/RM, ΔFR/RM và ΔGDP Bảng 2.4: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ΔDC/RM theo ba biến độc lập ΔFR/RM, ΔIF và ΔGDP Bảng 2.5: Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi đối với mô hình bốn biến ΔDC/RM, ΔFR/RM, ΔIF và ΔGDP Bảng 2.6: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ΔDC/RM theo bốn biến độc lập ΔFDI/RM, ΔFPI/RM, ΔCA/RM và ΔGDP
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Tác động của Chính phủ đến tỷ giá Hình 1.2: Lý thuyết bộ ba bất khả thi Hình 2.1: Tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Hình 2.2: Thực trạng thanh khoản NHNN và dự trữ ngoại hối Hình 2.3: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Hình 2.4: Vốn đầu tƣ FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Hình 2.5: Vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Hình 2.6: Lƣợng kiều hối về Việt Nam giai đoạn 2000-2013 Hình 2.7: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000-2013
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 07/11/2006, sự kiện Viêt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO là một trong những khởi đầu quan trọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này, đòi hỏi các chính sách quản lý vĩ mô của Việt Nam phải thực hiện đƣợc những chiến lƣợc phát triển kinh tế tuân thủ theo các cam kết quốc tế, mặc khác phải linh hoạt trong ngắn hạn để ứng phó kịp thời với những tác động không lƣờng của môi trƣờng kinh tế trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, cũng nhƣ những nền kinh tế mới nổi khác, trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu nhƣ hiện nay, việc di chuyển vốn giữa các quốc gia đã đem lại nhiều lợi ích đồng thời cũng ẩn chứa nhiều rủi ro kinh tế vĩ mô cho các nƣớc tiếp nhận. Để đối phó với những rủi ro này, nhiều nền kinh tế mới nổi đã thực hiện chính sách vô hiệu hóa để đối phó với các dòng vốn vào có thể gây ra lạm phát và bất ổn tỷ giá. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện thành công chính sách vô hiệu hóa không phải đơn giản. Có rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây về quá trình thực hiện vô hiệu hóa tại một số nƣớc mới nổi ở châu Á và châu Mỹ Latinh, mỗi một nghiên cứu đều có một ý nghĩa, một nét riêng; nhƣng tựu chung lại, bên cạnh những lợi ích đạt đƣợc thì vô hiệu hóa cũng đòi hỏi phải bỏ ra rất nhiều chi phí cũng nhƣ đem lại nhiều rủi ro cho các nƣớc áp dụng. Hiện tại ở Việt Nam, vấn đề vô hiệu hóa vẫn còn khá mới mẻ và chƣa có một nghiên cứu chính thức nào trình bày rõ ràng về việc thực thi chính sách vô hiệu hóa ở Việt Nam. Vì vậy, mục đích bài nghiên cứu này là phân tích vấn đề “Can thiệp vô hiệu hóa của Chính Phủ đối với dòng vốn vào Việt Nam”, đánh giá thực trạng hoạt động vô hiệu hóa ở Việt Nam hiện nay, những nhân tố tác động, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đồng thời cũng đƣa ra những kiến nghị trong việc giải quyết
  11. 2 những khó khăn gặp phải với hy vọng giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận sâu rộng và hiệu quả hơn với vấn đề vô hiệu hóa. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu là đo lƣờng mức độ thực hiện vô hiệu hóa đối với dòng vốn vào Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013. Những điều cần thiết để việc thực hiện chính sách này ở Việt Nam đem lại hiệu quả cao hơn trong tƣơng lai? Can thiệp vô hiệu hóa là gì? Đo lƣờng mức độ phản ứng của biện pháp này nhƣ thế nào? Các biến nào sẽ tác động lên việc thực hiện vô hiệu hóa? Lợi ích và chi phí phải bỏ ra khi thực hiện biện pháp này nhƣ thế nào? Mức độ phản ứng vô hiệu hóa tại các quốc gia thị trƣờng mới nổi ở châu Á và Mỹ Latinh diễn ra nhƣ thế nào? Sự vô hiệu hóa dòng dự trữ ngoại hối có bị ảnh hƣởng bởi lạm phát hay thành phần dòng thu cán cân thanh toán hay không? Sự khác biệt, đồng nhất của Việt Nam so với các quốc gia thị trƣờng mới nổi ở châu Á và Mỹ Latinh cũng nhƣ những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện vô hiệu hóa? Những điều cần thiết để việc thực hiện biện pháp này ở Việt Nam đem lại hiệu quả cao hơn trong tƣơng lai? 3. Phƣơng pháp nghiên cứu  Mô tả dữ liệu:  Số liệu về các kết quả nghiên cứu tại một số nƣớc mới nổi ở châu Á và châu Mỹ Latinh sẽ lấy từ kết quả tính toán của Joshua Aizenman và Reuven Glick (2009).  Sau đó, tiến hành chạy mô hình cho Việt Nam dựa trên nguồn số liệu thu thập đƣợc từ cơ sở dữ liệu của Quỹ tiền tệ thế giới – IMF và các nguồn số liệu khác ở trong và ngoài nƣớc. Số liệu ở Việt Nam sẽ đƣợc thu thập trong giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2013.  Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp định tính lẫn định lƣợng.
  12. 3  Phƣơng pháp định tính: Trên cơ sở tổng hợp và phát triển các lý thuyết từ các bài nghiên cứu trên thế giới, cũng nhƣ những lý thuyết nền tảng có sẵn trong nƣớc, tiến hành phân tích diễn biến tình hình của các yếu tố có liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam để so sánh, đối chiếu với nhau.  Phƣơng pháp định lƣợng: Bài nghiên cứu áp dụng các mô hình hồi quy tuyến tính đã đƣợc sử dụng trong các bài nghiên cứu trên thế giới với sự hỗ trợ của phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ cơ chế thực hiện biện pháp can thiệp vô hiệu hóa ở Việt Nam với sự hỗ trợ của phần mềm EVIEW. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đối với Việt Nam, can thiệp vô hiệu hóa vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Có thể chúng ta đã từng nghe đề cập đến việc tích lũy dự trữ khá nhiều nhƣng chúng ta chƣa nghe nhiều đến khái niệm “vô hiệu hóa”. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không còn mới mẻ trên thị trƣờng thế giới. Từ nền tảng lý thuyết tìm hiểu đƣợc từ những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và áp dụng cụ thể vào tình hình ở Việt Nam, tôi hy vọng đây có thể là một bƣớc đệm có ích cho Việt Nam trong việc thực hiện vô hiệu hóa, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc trong tƣơng lai. 5. Điểm mới của đề tài Việc kết hợp sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng, đề tài sẽ là một bức tranh tổng quan và cụ thể về tình hình thực tế của việc can thiệp vô hiệu hóa tại Việt Nam. Bằng việc sử dụng các mô hình hồi quy, chúng ta có thể định lƣợng đƣợc mức độ thực thi vô hiệu hóa tại Việt Nam và mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hƣởng. Đồng thời, thông qua nghiên cứu định tính, chúng ta có thể làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đồng thời cũng đƣa ra những kiến nghị trong việc giải quyết những khó khăn gặp phải.
  13. 4 6. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới thiệu phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, điểm mới của đề tài. Phần nội dung gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận chung về can thiệp vô hiệu hóa nhằm đối phó với những tác động các dòng vốn vào tác động lên lạm phát và tỷ giá; Chƣơng 2: Thực tế việc thực hiện chính sách vô hiệu hóa tại Việt Nam; Chƣơng 3: Một số đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn trong việc thực hiện can thiệp vô hiệu hóa tại Việt Nam.
  14. 5 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DÕNG VỐN VÀO LÊN LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ 1.1. Tác động của chính phủ đối với tỷ giá 1.1.1. Các hệ thống tỷ giá Mỗi quốc gia đều theo đuổi một hệ thống tỷ giá riêng, từ đó sẽ có những chính sách, biện pháp can thiệp khác nhau ứng với tình hình kinh tế cũng nhƣ mục tiêu mà chính phủ theo đuổi. Bài học quan trọng trong khoảng một thập kỷ vừa qua là rủi ro rơi vào tình huống bất lợi của việc kết hợp hội nhập tài chính quốc tế với tỷ giá hối đoái neo linh hoạt. Mỗi cuộc khủng hoảng liên quan chủ yếu đến thị trƣờng tài chính quốc tế từ năm 1994 – ở Mexico năm 1994, ở Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc năm 1997, ở Nga và Brazil năm 1998, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 – ở một số khía cạnh nào đó có liên quan đến một cơ chế tỷ giá hối đoái neo cố định. Cùng lúc đó, những quốc gia không có tỷ giá hối đoái neo cố định – giữa các quốc gia đó, Israel, Mexico và Nam Phi năm 1998 – đã tránh đƣợc các cuộc khủng hoảng mà các quốc gia thị trƣờng mới nổi có tỷ giá hối đoái neo cố định phải khốn đốn. Kết quả là nhiều quốc gia thị trƣờng mới nổi đã thông qua chính sách phối hợp các tỷ giá hối đoái có quản lý trong khi vẫn cố gắng duy trì mức độ kiểm soát chính sách tiền tệ quốc gia cùng với gia tăng việc hội nhập tài chính. Họ đã đạt đƣợc điều này bằng chính sách phối hợp việc tích trữ dự trữ khổng lồ và chính sách vô hiệu hóa. Hệ thống tỷ giá cố định: tỷ giá đƣợc giữ không đổi hoặc chỉ đƣợc phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu một khi tỷ giá hối đoái bắt đầu dao động quá nhiều, chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi cho phép. Khi một quốc gia lựa chọn chế độ tỷ giá cố định là chấp nhận chịu tác động mạnh bởi những cú sốc, và cú sốc giá là điều mà các quốc gia này phải thƣờng xuyên đối mặt. Bên cạnh đó, trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập tài chính do đó niềm tin
  15. 6 của ngƣời dân và các doanh nghiệp là điều rất quan trọng nếu nhƣ chính phủ giữ cho tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá này cũng có ƣu điểm của nó, là các doanh nghiệp không phải lo ngại nhiều rủi ro tỷ giá mà chỉ tập trung vào công việc chính yếu của mình là sản xuất kinh doanh. Hệ thống tỷ giá thả nổi tự do, tỷ giá sẽ đƣợc dựa trên các lực thị trƣờng ấn định (quan hệ cung cầu) mà không hoặc ít có sự can thiệp của chính phủ. Nếu lựa chọn hệ thống này, các quốc gia sẽ cần bỏ ra nhiều thời gian và tài sản để tính toán và quản lý rủi ro tỷ giá. Ƣu điểm của hệ thống tỷ giá thả nổi tự do so với cố định là :  Ngăn cản đƣợc sự lây lan của các căn bệnh kinh tế, giúp duy trì sự ổn định chung của thị trƣờng thế giới;  Giảm bớt áp lực can thiệp cho NHNN, và giúp cho NHNN chủ động trong chính sách tiền tệ của mình mà không bận tâm nhiều đến giữ cho tỷ giá không đổi trong một biên độ nào đó. Nhƣ trong cuộc khủng hoảng tài chinh toàn cầu, để kích thích nền kinh tế, các NHNN của các nƣớc liên tục giảm lãi suất để kích cầu mà không cần bận tâm nhiều đến đồng nội tệ có thể bị mất giá;  Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trƣờng tài chính. Việc phân chia hệ thống tỷ giá thành hai cực thả nổi hoàn toàn và cố định chỉ có ý nghĩa tƣợng trƣng. Trên thực tế, chính sách mà các quốc gia lựa chọn lại nằm đâu đó giữa thả nổi và cố định. Hệ thống neo tỷ giá (con rắn tiền tệ): Đối với những nền kinh tế đang phát triển, hệ thống thƣờng thấy nhất là neo tỷ giá. Theo đó, các quốc gia sẽ neo đồng tiền của nƣớc mình vào một loại ngoại tệ mạnh nào đó, thƣờng là USD. Trong hệ thống này, một quốc gia sẽ ấn định một mức ngang giá cho đồng tiền của mình và cho phép một thay đổi nhỏ xoay quanh ngang giá. Trong hệ thống này các giá trị danh nghĩa sẽ đƣợc thay đổi với số lƣợng nhỏ và thƣờng đƣợc báo trƣớc với một khoảng thời gian thật cụ thể. Các tỷ lệ ngang giá này sẽ đƣợc điều chỉnh dần với một số lƣợng nhỏ và tuân theo các chỉ dẫn trong hành vi các biến số vĩ mô của nền kinh tế nhƣ vị thế dự trữ ngoại hối
  16. 7 quốc gia, những thay đổi gần đây trong cung tiền hoặc lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán hoặc những thay đổi gần đây của tỷ giá xoay quanh mức ngang giá trung tâm. Khi những biến số này ra những sức ép tiềm ẩn làm cho dự trữ quốc gia suy yếu chẳng hạn, đồng nội tệ có thể đƣợc phá giá một cách chính thức với một tỷ lệ phần trăm nhỏ. Do những thay đổi liên tục trong ngang giá nên về mặt hình học ta thấy dáng đi của tỷ giá gần giống nhƣ con rắn. Những nhà làm chính sách ủng hộ hệ thống neo tỷ giá thƣờng lập luận rằng ít nhất về mặt lý thuyết, sự hiện hữu của mức trần và sàn tỷ giá có thể tạo ra tính kỷ luật trong chính sách tiền tệ và tạo đƣợc niềm tin của dân chúng vào đồng nội tệ. Ngoài ra, tỷ giá thay đổi định kỳ sẽ phù hợp hơn với những thay đổi trong các biến số vĩ mô. Tuy nhiên, những lập luận chống lại hệ thống này cũng đƣa ra những lập luận của mình; rõ nhất là mỗi khi xuất hiện những cú sốc thì không thể duy trì mãi hệ thống neo tiền tệ. Trong trƣờng hợp này, cán cân thanh toán quốc tế sẽ bị tác động mạnh và do đó cần phải có những thay đổi mạnh tƣơng ứng để tái lập cân bằng. Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế cũng cho rằng nên từ bỏ hệ thống neo tỷ giá theo USD và nên chuyển sang điều hành tỷ giá theo một rỗ tiền tệ, hơn là neo theo một đồng ngoại tệ nào đó. Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý: tỷ giá đƣợc cho phép dao động hằng ngày và không có biên độ chính thức, chính phủ có thể can thiệp để tránh đồng tiền nƣớc họ không đi quá xa theo một hƣớng nào đó. 1.1.2. Tác động của Chính phủ đối với tỷ giá Những cú sốc hoặc những xáo trộn tác động đến tỷ giá khiến cho NHNN phải can thiệp để làm dịu bớt các biến động tỷ giá hay để thiết lập biên độ tỷ giá nhằm thực hiện một mục tiêu chính sách nào đó. Chính phủ có thể tiến hành các can thiệp vào tỷ giá thông qua can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp.
  17. 8 Can thiệp trực tiếp vào tỷ giá là cách thức NHNN tác động trực tiếp trên thị trƣờng ngoại hối để làm cho đồng tiền nƣớc mình tăng hay giảm giá. Nếu muốn đồng nội tệ tăng giá, NHNN sẽ can thiệp bằng cách bơm đồng USD ra thị trƣờng để mua đồng nội tệ vào. Nhƣng hậu quả của tác động này là dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ sụt giảm và cung tiền giảm. Ngƣợc lại, muốn làm đồng nội tệ mất giá, NHNN sẽ tung đồng nội tệ ra thị trƣờng để mua đồng USD làm cho dự trữ ngoại hối tăng lên và cung tiền tăng. Để việc can thiệp trên thị trƣờng ngoại hối không làm ảnh hƣởng đến các mục tiêu chính sách của chính phủ, NHNN tiến hành phƣơng thức can thiệp vô hiệu hóa. Can thiệp gián tiếp vào tỷ giá là cách thức mà NHNN can thiệp thông qua công cụ lãi suất. Chẳng hạn, nếu muốn cho đồng nội tệ lên giá, NHNN tăng lãi suất để thu hút dòng vốn chảy vào hoặc chuyển dịch các khoản tiền gửi từ đồng ngoại tệ sang nội tệ. Ngƣợc lại, nếu muốn cho đồng nội tệ giảm giá thì NHNN giảm lãi suất. Hơn nữa, can thiệp gián tiếp đối với tỷ giá còn đƣợc thực hiện thông qua các hàng rào của chính phủ nhƣ thuế hay các rào cản kỹ thuật. Đôi khi, chính phủ cũng có thể áp dụng những hạn ngạch đối với hàng nhập nhằm mục đích giảm nhu cầu của Châu Âu đối với các ngoại tệ và tạo một áp lực tăng giá trên đồng EUR. Cuối cùng, chính phủ có thể giảm hay miễn thuế đánh trên bất cứ thu nhập nào từ các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại Châu Âu để tác động làm tăng hay giảm nhu cầu của các nhà đầu tƣ quốc tế lên đồng EUR. Và tất nhiên những can thiệp thông qua các hàng rào sẽ bị chính phủ các nƣớc tiến hành trả đũa trở lại. Ngoài các can thiệp trực tiếp và gián tiếp tác động vào tỷ giá thì những phản ứng chính sách khác cũng vô hình chung tác động đến tỷ giá. Chẳng hạn thâm hụt ngân sách cũng tác động đến tỷ giá. Nhìn vào nền kinh tế Mỹ, đến giờ vẫn còn nhiều bằng chứng khác nhau, liệu rằng thâm hụt ngân sách sẽ tác động nhƣ thế nào đến tỷ giá. Phản ứng của thị trƣờng đối với thâm hụt ngân sách phụ thuộc vào mức độ thâm hụt và việc sử dụng nợ của Chính phủ. Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu năm 2010 đã làm cho
  18. 9 hàng loạt đồng tiền của các Quốc gia Hy Lạp, Tây Ban Nha giảm giá đáng kể là do chi tiêu của Chính phủ quá cao và quá lãng phí. Để đối phó với tình trạng thất nghiệp tăng cao, vào tháng 11 năm 2010 FED đã tiến hành chƣơng trình nới lỏng định lƣợng bằng việc bơm 600 tỷ USD vào nền kinh tế. Cách thức can thiệp này có tác động truyền dẫn làm cho mặt bằng lãi suất chung của nền kinh tế giảm đi để đạt đƣợc mục tiêu hồi phục kinh tế và giảm phần nào tỷ lệ thất nghiệp. Tác động phụ của chính sách nới lỏng định lƣợng là làm cho đồng USD yếu đi. Hình 1.1: Tác động của Chính phủ đến tỷ giá Chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ Tỷ lệ lãi suất Tỷ lệ lạm phát Mức độ ổn định tƣơng ứng tƣơng ứng của hệ thống tài chính Niềm tin của Ngang giá Tỷ giá thị trƣờng lãi suất Can thiệp vô hiệu hoặc không vô hiệu hóa Sức hút của các Kiểm Can thiệp Kiểm Dòng chảy chứng khoán soát của chính phủ soát vốn quốc tê giao dịch quốc tế vốn vốn
  19. 10 1.2. Bộ ba bất khả thi 1.2.1. Lý thuyết về bộ ba bất khả thi Cùng với nhịp độ phát triển của xã hội, kinh tế cũng chuyển mình và từng bƣớc đi lên. Mỗi quốc gia sẽ có bản sắc dân tộc khác nhau và từ đó cũng có những khác nhau trong việc lựa chọn cơ chế quản lý. Chính vì thế mà các chính sách bao gồm hội nhập tài chính, ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ trở thành ba mục tiêu cao nhất mà mỗi quốc gia đều muốn hƣớng đến, đã lần lƣợt gắn kết với nhau và tạo nên những cung cách lựa chọn chính sách điều hành riêng có ở từng quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chỉ đƣợc thực hiện hai trong ba mục tiêu này. Đây cũng là lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” nổi tiếng đƣợc phát triển bởi Robert Mundell và Marcus Fleming vào những năm 1960. Lý thuyết này liên quan đến ba yếu tố và phát biểu đƣợc xem nhƣ một định đề: “Một quốc gia chỉ có thể lựa chọn cùng một lúc hai trong ba mục tiêu là độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Bộ ba bất khả thi có thể diễn giải nhƣ hình sau : Hình 1.2: Lý thuyết bộ ba bất khả thi
  20. 11 Một thông điệp mà bộ ba bất khả thi muốn mang đến cho thế giới đó chính là sự thiếu hụt các công cụ trong việc quản lý kinh tế vĩ mô, cụ thể là sự đánh đổi mà chính phủ các quốc gia phải đối mặt. Mỗi một cạnh trong tam giác trên tƣợng trƣng cho các mục tiêu tốt nhất đƣợc thực hiện: chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Đối nghịch với các cạnh là các công cụ chính sách nằm tại các đỉnh. Và theo nhƣ lý thuyết này, mỗi một quốc gia chỉ có thể lựa chọn đƣợc hai trong ba chính sách. Tức là, nếu lựa chọn độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá thì phải từ bỏ chính sách còn lại, “đóng cửa” tài khoản vốn của mình. Đây là mẫu hình theo đuổi của hầu hết các nƣớc đang phát triển trong giai đoạn giữa đến nửa cuối thập niên 1980. Tƣơng tự, khi lựa chọn hội nhập tài chính và độc lập trong tiền tệ thì phải để tỷ giá vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Còn nếu, lựa chọn giữa ổn định tỷ giá và tự do trong dòng vốn vào ra thì buộc quốc gia theo lựa chọn này phải mất đi vai trò điều hành kinh tế thông qua chính sách tiền tệ, tức là mất đi khả năng điều hành lãi suất trong nƣớc độc lập với lãi suất nƣớc ngoài. Chế độ tỷ giá hối đoái thƣờng đƣợc nhìn nhận là bị ràng buộc vào bộ ba bất khả thi, trong đó áp đặt một sự cân bằng rõ rệt giữa sự ổn định ngoại tỷ giá hối đoái, độc lập tiền tệ, và mở cửa thị trƣờng vốn. Khi kiểm soát vốn vắng mặt, các nƣớc lựa chọn cố định tỷ giá sẽ mất đi tính độc lập tiền tệ. Đồng thời, việc không cố định tỷ giá sẽ có ý nghĩa về tự chủ ngay cả khi không có kiểm soát vốn. Việc cố định tỷ giá hiếm khi “bị kiểm soát hoàn toàn” Ngƣợc lại, việc không cố định tỷ giá thì không bao giờ là thả nổi hoàn toàn, thậm chí các nƣớc không thực hiện cố định tỷ giá đồng tiền của họ thƣờng chọn theo lãi suất cơ bản ở mức độ nào đó. Trong những năm cuối 1980 và đầu 1990, những quốc gia nhƣ là Mexico, Hàn Quốc và vài nền kinh tế khác ở châu Á, đã đi theo xu hƣớng mở cửa và tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, khi họ mở cửa thị trƣờng tài chính nhiều hơn, họ thấy rằng các mục tiêu hội nhập tài chính lớn hơn, ổn định tỷ giá hối đoái và độc lập tiền tệ không thể đồng thời cùng đạt đƣợc. Những mục tiêu chính sách không nhất quán này đã dẫn đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2