intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở chỉ ra một số khía cạnh còn tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Vĩnh Phúc, luận văn sẽ đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xử lý tốt hơn các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc

  1. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DDI Đẩu tư trực tiếp trong nước ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài ILO Tổ chức Lao động Quốc tế WB Ngân hàng thế giới 4
  2. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Số hiệu bảng Tên bảng Trang Tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc từ 2001 – 33 1. Bảng 2.1 2011 GDP/người tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước và 35 2. Biểu đồ 2.1 vùng ĐBSH Một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc so với 36 3. Bảng 2.2 các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2008 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 37 4. Bảng 2.3 2010 So sánh cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc với một số 5. Biểu đồ 2.2 tỉnh năm 2008 Thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 39 6. Bảng 2.4 2001- 2010 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm 42 7. Bảng 2.5 nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2000 – 2010 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GO ngành 45 8. Biểu đồ 2.3 công nghiệp giai đoạn 2001-2010 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP ngành 47 9. Biểu đồ 2.4 dịch vụ, 2001-2010 Kết quả xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc 50 10. Bảng 2.6 giai đoạn 2001 - 2005 11. Bảng 2.7 Số hộ nghèo của Vĩnh Phúc từ 2006 đến 2009 52 Số lao động được giải quyết việc làm hàng 56 12. Bảng 2.8 năm từ 2004 - 2011 Một số chỉ số sức khoẻ của Vĩnh Phúc đã đạt 59 13. Bảng 2.9 được qua một số năm Hoạt động khám chữa bệnh tại các tuyến 63 14. Bảng 2.10 trong 3 năm 2007-2009 15. Bảng 2.12 Một số chỉ báo phát triển mẫu giáo năm 2010 66 Một số chỉ báo về hiện trạng giáo dục tiểu 68 16. Bảng 2.13 học năm 2010 Một số chỉ báo về hiện trạng giáo dục trung 69 17. Bảng 2.14 học cơ sở năm 2010 Một số chỉ báo về hiện trạng giáo dục trung 71 18. Bảng 2.15 học phổ thông năm 2010 5
  3. MỤC LỤC (Chỉnh lại) MỞ ĐẦU………………………………………………………...1 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ………………………………………………………....8 1.1. Tăng trưởng kinh tế bền vững và ý nghĩa của nó………………….…….8 1.1.1. Khái niệm………………………………………………………..8 1.1.2. Ý nghĩa của việc tăng trưởng kinh tế bền vững đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội…………………………………………..11 1.2. Một số vấn đề xã hội chủ yếu nảy sinh trong quá trình tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của nó đối với tăng trưởng bền vững ……………………………12 1.2.1 Khái lược về các vấn đề xã hội chủ yếu………………………...12 1.2.1.1Vấn đề đói nghèo…………………………………………...…12 1.2.1.2 Vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập……………….....14 1.2.1.3 Vấn đề việc làm……………………………………………….15 1.2.1.4 Vấn đề phát triển giáo dục, y tế……………………………….16 1.2.2.Tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề xã hội………....17 1.2.3. Nội dung của việc giải quyết các vấn đề xã hội trên………...…19 1.3. Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinhtế ở một số tỉnh khác………………………………………………...24 1.3.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng…………………………………....24 1.3.2.Kinh nghiệm của Bình Dương……………………………….…27 1.3.3. Bài học kinhnghiệm……………………………………………30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VĨNH PHÚC TỪ 1997 ĐẾN NAY……………………………………………………………..32 6
  4. 2.1. Khái quát về quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997 đến nay………………………………………………………………………....32 2.1.1. Giai đoạn từ 1997 – 2000………………………………………32 2.1.2.Giai đoạn từ 2001 đến nay……………………………………...33 2.2. Thực trạng các vấn đề xã hội và việc giải quyết chúng ở Vĩnh Phúc từ 1997 đếnnay………………………………...…………………….……...….49 2.2.1Xóa đói giảm nghèo………………………………………….….49 2.2.2 Thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập………………...53 2.2.3Giải quyết việc làm…………………………………………...…55 2.2.4 Phát triển y tế, giáo dục………………………………………....58 2.3. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời gian qua…………..……………….………...73 2.3.1.Thành tựu đạt được……………………………………………..73 2.3.2. Hạn chế………………………………………………………....74 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT HƠN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI, THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI…………………………….....77 3.1. Quan điểm, phương hướng giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc……………………………….….77 3.1.1. Phương hướng, mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc……………………..………………………………….77 3.1.2. Quan điểm về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh VĩnhPhúc…………..………………..….79 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới………………………………………………….…80 3.2.1. Hoàn thiện thể chế và chính sách………………………………80 3.2.2. Thực hiện các chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế 7
  5. gắn chặt với việc giải quyết các vấn đề xã hội………………………..82 3.2.3. Thực hiện xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội……..…83 3.2.4. Tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động……84 3.2.5. Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa tạo điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội…………….88 KẾT LUẬN………………………………...……………………………..90 DANHMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………….…………………….....92 8
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay tăng trưởng kinh tế cao là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Với hầu hết các nước, chỉ tăng trưởng kinh tế cao mới tạo ra được nhiều của cải vật chất và tinh thần thỏa mãn nhu cầu nhân dân, do đó nó cũng là tiền đề cho sự giàu có của một quốc gia. Đối với các nước đang phát triển thì tăng trưởng kinh tế lại càng có ý nghĩa cấp thiết hơn vì đó là nhân tố quyết định để đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu, là điều kiện để phát triển kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực và là cơ sở để giải quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mọi quốc gia nhưng không phải vì thế mà người ta lựa chọn tăng trưởng bằng mọi giá. Tăng trưởng mà làm cho tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, làm ô nhiễm môi trường, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, gia tăng lạm phát, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội… thì tăng trưởng như vậy sẽ không bền vững. Vì vậy, việc kết hợp đúng đắn giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội là rất quan trọng, và cần thiết đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và mỗi địa phương. Kinh nghiệm lịch sử thế giới đã chỉ ra rằng, một đất nước cũng như một địa phương muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, có chất lượng thì phải giải quyết tốt được các vấn đề xã hội như tạo ra nhiều việc làm, đảm bảo công bằng xã hội, phát triển y tế và giáo dục…và ngược lại giải quyết tốt các vấn đề xã hội sẽ góp phần cho tăng trưởng kinh tế bền vững hơn. Bởi vậy có thể nói tăng trưởng kinh tế và giải quyết đồng thời các vấn đề xã hội có mối quan hệ với nhau và đây là mối quan hệ qua lại, tác động biện chứng lẫn nhau. 9
  7. Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thể hiện ở mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [5, tr.216] . Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011), được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (01 – 2011) khẳng định thêm: kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc) đến nay, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc luôn phát triển nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998 – 2000 rất cao, đạt 18,12%. Giai đoạn 2001 – 2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt là 18,0%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước. Có được những thành tựu này là do tỉnh đã phát huy tốt lợi thế của mình và có chính sách thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư FDI vào tỉnh. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng ở Vĩnh Phúc các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, việc làm, vấn đề phân phối công bằng, y tế, giáo dục vẫn còn là những vấn đề nhức nhối như: chênh lệch giữa nhóm người có thu nhập cao nhất và thấp nhất đang có xu hướng doãng ra (năm 2008 chỉ tiêu này là khoảng 7 lần, cao hơn nhiều so với mức 5,02 lần của năm 2006), công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, dân sinh và tệ nạn xã hội ngày càng có xu hướng tăng. Làm thế nào để giải quyết tốt các 10
  8. vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế thời gian tới, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, với những thuận lợi và khó khăn mới để Vĩnh Phúc tăng trưởng bền vững và trở thành một tỉnh giàu có và phồn vinh nhất miền Bắc như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn thì đó vẫn là vấn đề lớn, có ý nghĩa đối với sự phát triển của tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu. Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, thất nghiệp, công bằng xã hội…trong quá trình tăng trưởng kinh tế đã và đang thu hút không ít sự quan tâm của các học giả với nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, nhiều luận án, luận văn, các đề tài khoa học và các công trình dưới dạng tài liệu tham khảo như: Lê Văn Sang, Kim Ngọc “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ và Việt Nam thời kỳ đổi mới”, NXB, CTQG, 1999. Lê Bộ Lĩnh “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam”, NXB, CTQG, 1998. Đinh Xuân Lý “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986 – 2011)”, NXB, ĐHQG Hà Nội, 2011. “Tăng trưởng và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay – kinh nghiệm của các nước Asean”, của tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương); NXB, Hà Nội, 2001. Phạm Xuân Nam, “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ”, tạp chí cộng sản. 2007. 11
  9. Nguyễn Quốc Phẩm. “Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội” , Tạp chí cộng sản, 2006. Vũ Viết Mỹ, Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá’, Tạp chí cộng sản, 2006. Đề tài KX.07.03: “Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do GS. Lê Hữu Tầng chủ nhiệm. Luận án tiến sĩ Nguyễn Tấn Hùng: “Phương pháp phân tích mâu thuẫn và sự vận dụng nó nghiên cứu mâu thuẫn trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta”. Luận án tiến sĩ Nguyễn Duy Thục: “Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho Bình Định”. Trong thời gian gần đây cũng có nhiều cuốn sách, bài viết của các học giả khác nhau bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó mới chỉ đề cập đến mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế với một vấn đề xã hội cụ thể như công bằng xã hội ở phạm vi quốc gia như cuốn “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ và Việt Nam thời kỳ đổi mới”, NXB, CTQG, 1999 của tác giả Lê Văn Sang và Kim Ngọc và cuốn “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam”, NXB, CTQG, 1998 của tác giả Lê Bộ Lĩnh, hay một số bài báo như “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ”, tạp chí cộng sản. 2007 của Phạm Xuân Nam, “Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội” , Tạp chí cộng sản, 2006 của Nguyễn Quốc Phẩm. Còn cuốn “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986 – 2011)” của tác giả Đinh Xuân Lý lại chủ yếu bàn về cơ sở hình thành, nội dung của những chủ trương, chính sách xã 12
  10. hội của Đảng trong thời kỳ đổi mới, cũng như đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm của Đảng đối với việc thực hiện các chính sách xã hội. Riêng đối với tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng trong tỉnh. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu với mong muốn làm rõ thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội ở tỉnh và đưa ra các giải pháp để giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng ở Vĩnh Phúc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở chỉ ra một số khía cạnh còn tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Vĩnh Phúc, luận văn sẽ đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xử lý tốt hơn các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên đề tài có nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như kinh nghiệm của các địa phương khác về việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình tăng trưởng kinh tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997 đến nay. - Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm của một số địa phương khác đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững ở Vĩnh phúc trong những năm tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 13
  11. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề xã hội nảy sinh và việc giải quyết chúng trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề xã hội có nội dung rất rộng, luận văn chỉ giới hạn khảo cứu, phân tích một số vấn đề xã hội chủ yếu nảy sinh, gắn bó trực tiếp với quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997 đến nay như là: Vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo, vấn đề phân phối công bằng, vấn đề y tế và giáo dục. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài xem chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác – Lênin như cơ sở lý luận để khảo cứu việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Cùng với nó, đề tài chú trọng sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát thực tiễn, điều tra xã hội học…. Các phương pháp này giúp đề tài chỉ ra những vấn đề có tính nguyên tắc, những giải pháp có tính định hướng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế. 6. Đóng góp mới của đề tài Góp phần làm rõ thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính phương pháp luận nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương. Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế. 14
  12. Chƣơng 2: Thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Phúc từ 1997 đến nay. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm giải quyết tốt hơn nữa các vấn đề xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 15
  13. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1. Tăng trƣởng kinh tế bền vững và ý nghĩa của nó 1.1.3. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng của một quốc gia trong quá trình phát triển nền kinh tế, nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Cùng với thời gian, quan niệm về tăng trưởng kinh tế ngày càng được hoàn thiện hơn. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được hiểu một cách phổ quát nhất theo quan điểm của kinh tế học là sự tăng thêm về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tăng lên thì nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường sử dụng các thước đo chủ yếu như mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), GDP bình quân đầu người và một vài chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Tăng trưởng kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ quốc gia nào, nhưng sẽ là sai lầm nếu theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn tăng trưởng kinh tế ngắn hạn quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “quá nóng” gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng cao làm cho dân cư giàu lên nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng 16
  14. thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững, tức là tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng của nó. Theo P.A Samuelson thì tăng trưởng bền vững là quá trình tăng trưởng ổn định, kéo dài liên tục trong một thời gian dài (dài hạn), khoảng 20-30 năm. Khái niệm này đề cập chủ yếu tới khả năng kéo dài tăng trưởng trong một thời gian dài, mang tính định tính, chưa đi sâu vào định lượng cụ thể trong cấu trúc tăng trưởng, phạm vi các nước được coi là tăng trưởng bền vững có khả năng không chính xác. Quan điểm thứ hai về tăng trưởng được đưa ra do sự tổng hợp quan điểm chung gần đây “Tăng trưởng bền vững là tăng trưởng có chất lượng, gắn chặt với các vấn đề phát triển xă hội”.Quan điểm này chủ yếu đề cập rộng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế, vấn đề tạo tính đồng thuận của tăng trưởng với các vấn đề xă hội, con người hướng dần tới phát triển bền vững. Quan điểm thứ ba cho rằng tăng trưởng bền vững là tăng trưởng đạt được trong dài hạn, xuất phát từ đảm bảo được chất lượng tăng trưởng (xét cả về cấu trúc nội tại và cấu trúc đầu ra), ảnh hưởng đồng thuận với các mục tiêu phát triển xă hội trong từng giai đoạn phát triển. Như vậy, có thể thấy điểm chung của các quan điểm đều cho rằng: tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (thường là từ 20 – 30 năm) và giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Theo đó, tăng trưởng không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng GDP, mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả 3 nhân tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập cần phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao mà chỉ cần cao ở mức hợp lý nhưng bền vững. 17
  15. Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (nghĩa là chỉ về mặt số lượng của tăng trưởng) thì tăng trưởng kinh tế bền vững đã được gắn với chất lượng tăng trưởng. Từ khái niệm (tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (thường là từ 20 – 30 năm) và giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái), có thể thấy nội hàm của tăng trưởng kinh tế bền vững gồm 3 nội dung cơ bản sau. - Tăng trưởng cao, ổn định, trong một thời gian dài Đây là nội dung đầu tiên và quan trọng quyết định đến tăng trưởng kinh tế bền vững, nếu tăng trưởng nhanh, nóng trong một thời gian ngắn hay tăng trưởng chỉ chú trọng đến số lượng, dựa nhiều vào gia tăng các yếu tố đầu vào, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên thì tăng trưởng như vậy sẽ không thể duy trì trong một thời gian dài và ổn định. Tăng trưởng kinh tế muốn ổn định và duy trì được trong một thời gian dài thì cần dựa vào việc phát triển các nguồn lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi trọng tăng trưởng theo chiều sâu, chất lượng, năng suất, hiệu quả, kinh tế tri thức. - Giải quyết tốt các vấn đề xã hội Một nền kinh tế sẽ không có được sự tăng trưởng bền vững nếu không giải quyết được các vấn đề xã hội. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội có nghĩa là thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm giảm thất nghiệp cho người lao động đến mức thất nghiệp tự nhiên, đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối, phát triển giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi với nhóm người yếu thế trong xã hội cũng như phòng chống, hạn chế được các tệ nạn xã hội. 18
  16. - Bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái Bên cạnh việc duy trì được tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài, ổn định và giải quyết tốt các vấn đề xã hội thì tăng trưởng bền vững còn có một nội dung nữa đó là bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái. Bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái có nghĩa là bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh đó, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tài nguyên thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường – môi sinh. Bảo vệ tốt môi trường sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội được thuận lợi. Ba mặt trên đây của tăng trưởng kinh tế bền vững có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu thiếu 1 trong 3 nội dung thì sẽ không có tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong 3 nội dung trên thì tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định trong thời gian dài (thường là từ 20 – 30 năm) là yếu tố điều kiện, cơ bản còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội và giữ gìn được môi trường sinh thái là điều kiện quyết định làm nên tăng trưởng bền vững. 1.1.2. Ý nghĩa của việc tăng trưởng kinh tế bền vững đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội Tăng trưởng kinh tế nhanh và dài hạn là cơ sở, tiền đề quyết định giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều việc làm, giảm thất nghiệp cho người dân. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp đã được biết đến ở quy luật Okum1 (hay quy luật 2,5% - 1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%. Tăng trưởng kinh tế cũng tạo thu nhập cho người dân từ đó sẽ giảm bớt đói nghèo, tạo điều kiện cho sức mua 19
  17. của người dân tăng lên, người dân cũng có điều kiện tiếp cận những dịch vụ tốt về giáo dục, y tế… Tăng trưởng kinh tế làm cho tích lũy xã hội được nâng cao, ngân sách nhà nước được mở rộng, tạo điều kiện cho nhà nước thực hiện các chính sách xã hội về giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao phúc lợi xã hội, quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Tăng trưởng kinh tế cao cũng đồng nghĩa với việc khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được tạo ra ngày càng nhiều với mẫu mã đa dạng, chất lượng ngày càng cao, làm cho đời sống của nhân dân về vật chất và tinh thần được cải thiện, là tiền đề giảm bớt tình trạng đói nghèo. 1.2. Một số vấn đề xã hội chủ yếu nảy sinh trong quá trình tăng trƣởng kinh tế và ý nghĩa của nó đối với tăng trƣởng bền vững 1.2.1 Khái lược về các vấn đề xã hội chủ yếu Vấn đề xã hội là những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực xã hội và có ảnh hưởng đến đời sống con người. Đây là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực như việc làm, thu nhập, bất bình đẳng xã hội, khuyến khích làm giàu, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cung ứng dịch vụ công, an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình… Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chưa có đủ điều kiện để làm sáng tỏ tất cả các vấn đề xã hội mà chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề xã hội chủ yếu như: xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội trong phân phối thu nhập, việc làm, giáo dục và y tế hay chăm sóc sức khỏe cho người dân. 1.2.1.1 Vấn đề đói nghèo Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ đói nghèo và nâng cao phúc lợi của người dân. Tuy nhiên, rất khó để có thể đưa ra một khái niệm chung, thống nhất về thế nào là đói nghèo. Rất nhiều công trình nghiên 20
  18. cứu vấn đề này đã cố gắng đưa ra các khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhưng tựu chung đều coi nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, được tổ chức tại Copenhaghen, Đan Mạch (1995) đã đưa ra một định nghĩa về đói nghèo như sau: Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1USD/người/ngày, là số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại. Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băngcốc, Thái Lan (9/1998), cho rằng nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của địa phương. Một quan niệm khác về nghèo đói: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống không thỏa mãn được nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành 2 loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức sống trung bình của địa phương, ở một thời kỳ nhất định. 21
  19. Như vậy, những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh 3 khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức sống tối thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn cộng đồng, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 1.2.1.2 Vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập Công bằng xã hội là khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộc vào quan niệm khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia. Công bằng xã hội là sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, bình đẳng trong chế độ phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học phương Tây, khái niệm công bằng xã hội được tiếp cận dưới hai góc độ. Công bằng xã hội theo chiều ngang: nghĩa là đối xử như nhau, đối với những cá nhân có hoàn cảnh như nhau và đóng góp như nhau. Công bằng xã hội theo chiều dọc: nghĩa là đối xử khác nhau đối với những người có điều kiện khác nhau như khác biệt bẩm sinh hay có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Nếu như công bằng ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường, thì công bằng dọc cần có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ thực thi chính sách phân phối theo công bằng dọc nhằm giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân. Điều này được thể hiện rõ nhất trong chính sách thuế và trợ cấp, đặc biệt là thuế lũy tiến (hoặc trợ cấp lũy thoái), trong đó người có thu nhập càng cao thì thuế suất phải chịu càng cao (hoặc tương ứng là trợ cấp càng thấp, thậm chí âm) và ngược lại. Nguyên nhân của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thì có nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở hai nhóm nguyên nhân là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản và từ lao động. 22
  20. Như vậy, có thể thấy công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Những thước đo chủ yếu đối với công bằng xã hội bao gồm: hệ số GINI, đường cong Lorenz, chỉ số Theil L, so sánh phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư, mức độ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người; hay tiêu chuẩn “40” của WB… 1.2.1.3 Vấn đề việc làm Việc làm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người trong cuộc sống vì có việc làm con người mới có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của mình. Theo quan điểm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề đem lại một lợi ích nào đó cho xã hội không bị pháp luật ngăn cấm đem lại thu nhập để nuôi sống bản than và gia đình. Luật Lao động năm 2012 điều 9 định nghĩa “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm khi người ấy chiếm được 1 vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Thông qua việc làm để người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập của người ấy. Quan niệm về việc làm cũng thay đổi theo các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Trước đây, người ta cho rằng chỉ có việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhà nước thì mới có việc làm ổn định, còn lại thì không được coi là có việc làm. Ngày nay, quan điểm này không tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm. Những người này sẵn sàng tìm bất cứ công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần kinh tế nào cũng được miễn là 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0