Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam
lượt xem 5
download
Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục đích chính của luân văn là để xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam
- •7 c 、 ' ^ , ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN NĂNG LỰC _ CẠNH _ TRANH CÚA DỊCH _ vụ_ VIỄN THÔNG VIỆT NAM _ CHUYÊN NGÀNH: K INH T Ế CH ÍNH TR Ị MÃ SỐ: 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH T Ế CHÍNH TRỊ ■ ■ i NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LẾ XUÂN BÁ ĐAI HỌC QUÒC GIA HA NOI TRUNG TÁM THÔNG TIN ĨHƯ VIÊN HÀ NỘI - 2007
- MỤC LỤC d tm ỹ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU, BẢNG PHẦN Mỏ ĐẦU CHƯƠNG 1 CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NÀNG Lực CẠNH TRANH • KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT VÀ MỘT s ố KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản về cạnh tranh 1.1.1.1. Lý thuyết của trường phái cổ điển 1.1.1.2. Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh mang tính độc quyển 1.1.1.3. Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả 1.1.2. Phân loại cạnh tranh 1.1.3. Nâng lực cạnh tranh 1.1.3.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 1.1.3.2. Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp/ngành 1.1.3.3. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong ĩĩnh vực dịch vụ 1.1.3.4. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực DVVT 1.1.3.5. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông Việt Nam ỉ .2. Kinh nghiệm của thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ o • o o o • • • • viễn tbông 1.2.1. Viễn thông ở Anh 1.2.2. Viễn thông ở Trung Quốc 1.2.3. Kinh nghiệm của một số Tập đoàn Viễn thông trên thế giới 1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông Việt Nam 1.2.3.1. Về phía Chính phủ 1.2.3.2. Về phía các doanh nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NẲNG Lự c CẠNH TRANH CỦA DỊCH vụ VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan tình hình phát triển lĩnh vực dịch vụ viễn thông Việt Nam từ 1986 đến nay 2.1.1. Vị trí và đặc điểm dịch vụ viễn thông 2.1.2. Một số nét về môi trường kinh doanh 2.1.3. Tình hình phát triển và cạnh tranh trên thị trường dich vụ viển thông gần đây
- 2.1.3.1. Tình hình phát triển và cạnh tranh trên thị trường dịch vụ 43 viễn thông 2.1.3.2. Một số kết luận về cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn • • • • CP « • 48 thông Việt Nam 2.1.4. Một số nhận xét, đánh giá tổng quát 52 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam 55 2.2.1. Phân tích SWOT đối với một số doanh nghiệp dịch vụ viễn 55 thông 2.2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn 59 thông Việt Nam qua một số tiêu chí 2.2.2.1. Chất lượng dịch vụ 59 22.2.2. Giá cước 59 2.2.2.3. Hoạt động marketing 60 2.2.2.4. Đổi mới và phát triển công nghệ 60 2.2.2.5. Trình độ lao động 61 22.2.6. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ 61 2.2.3. Đánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn 62 thông Việt Nam 2.2.3.1. Nhận xét, đánh giá của quốc tế 62 2.2.3.2. Nhận xét, đánh giá của tác giả 63 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NÂNG Lực CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM 12 7 3.1. Những cơ hội và thách thức lớn đối với dịch vụ viễn thông Việt Nam 孓 3丄/. Cơ hội và thuận lợi 7: 4 7 3.1.2. Thách thức và khó khán 6 3.2. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh và mục tiêu phát triển của dịch vụ viễn thông Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.1. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh 76 3.2.2. Mục tiêu phát triển đặt ra đối với dịch vạ viễn thông 77 3.2.3. Định hướng nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ 79 viễn thông 3.2.3.1. Chỉ tiêu vế mật độ điện thoại và Internet (trên 100 dân) 3.2.3.2. Chỉ tiêu phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet 8 IX 3.3. Một số chính sách và giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam 8 IX 3.3.1. Chính sách và giải pháp mở cửa thị trường, phát huy nội lực trong ĩĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông 8 IX 3.3.1.1. Chính sách và giải pháp về phát triển thị trường viễn thông 8 IX 3.3.1.2. Giải pháp vé tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông
- 3.3.1.3. Giải pháp về giá cước 82 3.3.1.4. Giải pháp liên quan đến vấn đề quản lý kết nối và quản lý 83 hộ thống đuờng trục quốc gia 3.3.1.5. Giải pháp về quản lý tiêu chuẩn chất lượng thiết bị và 84 dịch vụ 3.3.1.6. Giải pháp huy động vốn đầu tư 84 3.3.1.7. Giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước 3.3.2. Chính sách và các giải pháp về hội nhập kinh tế quốc tế 86 3.3.2.1. Chính sách và giải pháp mở cửa thị trường cho các doanh 86 nghiệp nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ viẽn thông 2)32.2. Đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh và hoạt động của các 87 doanh nghiệp 3.3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, 87 hội nhập 3.3.2.4. Phát triển KHCN đáp ứng yêu cầu hội nhập 88 3.3.3. Chính sách và giải pháp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích 88 3.3.3.1. Vấh đề cung cấp dịch vụ công ích 88 3.3.3.2. Wấn đề cung cấp dịch vụ viễn thông cho các cơ quan Nhà 89 nước 3.3.4. Một số giải pháp khác 90 3.3.4.1. Đẩy mạnh và hoàn thiện môi trường pháp lý theo thông lệ 90 quốc tế 3.3.4.2. Công tác hợp tác quốc tế 90 3.3.5.3. Về vấn đề khuyến khích cạnh tranh và hợp tác giữa các 91 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông 3.3.4.4. Hướng dẫn và hỗ trợ thành lập hội người tiêu dùng các 91 dịch vụ viễn thông 3.3.4.5. Các hoạt động cần thiết khác để duy trì và thúc đẩy 92 Internet phát triển 3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ • • • • 93 • viễn thông Việt Nam 3.4.1. Đối với Nhà nước 93 3.4.2. Đối với Bộ Bưu chính Viễn thông 93 3.4.3. Đối với các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông 94 KẾT LUẬN 96 PHỤ LỤC 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích ADSL Đường dây thue bao số BCVT Bưu chính Viển thông BTA Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ CNTT Công nghệ thông tin DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTCĐ Điện thoại cố định ĐTDĐ Điện thoại di động ETC Công ty Viễn thông Điện lực FPT Công ty Đầu tư Phát triển Công nghệ ISP Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet MPT Bộ Bưu chính Viễn thông NGN Mạng thế hệ sau PR Quan hệ Công chúng SPT Công ty cổ phán dịch vụ viễn thông Sài Gòn Viettel Công ty Viễn thông Quân đội VINASAT Vệ tinh Việt Nam VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VOD Dịch vụ video theo yêu cầu VoIP Điện thoại qua giao thức Internet WiMAX Công nghệ khòng dây WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 3G Thế hệ thứ 3
- DANH MỤC BIỂU, BẢNG STT Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1 Các nhà cung cấp dịch vụ chính trên thị trường viên thông 30 Trung Quốc Bảng 1.2 Dung lượng mạng thông tin số liêu Trung Quốc 32 Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu về thuê bao của China Telecom 34 Bảng 1.4 Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của Korea Telecom 36 Biểu 2.1 Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại tính theo tháng đến hết 45 tháng 6/2006 Biểu 2.2 Mật độ điện thoại/100 dân tính đến hết tháng 6/2006 45 Biểu 2.3 Thị phần thuê bao ĐTDĐ tại Việt Nam 46 Bảng 2.4 Tinh hình phát triển thuê bao Internet của các ISP 47 Bảng 2.5 Tinh hình phát triển thuê bao Internet theo thời gian 48 Bảng 2.6 Thống kê số người sử dụng Internet của khu vực Đông Nam Á 48 Bảng 2.7 So sánh năng suất lao động các nước Asean+3 62 Bảng 2.8 Xếp hạng mức độ cạnh tranh của khu vực châu á - Thái Bình 63 Dương trong quý 1/2006 Bàng 2.9 Nhận định về lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh của các doanh 68 nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài tiềm ẩn Bảng 3.1 Chỉ tiêu phát triển mật độ điện thoại và internet (trên 100 dân) 78 đến 2010
- PHẦN Mỏ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Viễn thông thuộc ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng trong kết cấu hạ tầng của nển kinh tế quốc dân. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, dịch vụ Viễn thông Việt Nam đã là công cụ quan trọng phục vụ sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp từ Trung ương đến địa phương, đã đáp ứng tốt nhu cẩu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Trong những năm qua, với chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại và với chiến lược tăng tốc hết sức mạnh dạn, Viễn thông Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc. Việt Nam ưở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển dịch vụ viễn thông nhanh trên thế giới, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng với nhịp độ hàng năm hơn 8%. Các dịch vụ viễn thông không chỉ được phổ cập rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước với mật độ điện thoại (bao gồm cả di động và cố định) đạt 24,15 máy/100 dân tính đến cuối tháng 6 năm 2006 (10,25 máy/100 dân vào tháng 6 năm 2004), mà còn thực sự tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển hơn. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các ngành kinh tế khác của nước ta, mức độ sẩn sàng của dịch vụ viễn thông cho việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới còn thấp, việc nâng cao năng lực cạnh tranh đang là vấh đề thực sự bức xúc được đặt ra vào thời điểm hiện nay. Trong nước cũng như trên thế giới, dịch vụ viễn thông luôn là một trong những lĩnh vực dịch vụ cạnh tranh sôi động và mạnh mẽ nhất nhưng cũng là một trong các lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Để đứng vững trong cạnh tranh, nhất là trong điều kiện môi trường kinh doanh đang có nhiẻu thay đổi, việc đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ viẻn thông Việt Nam là điều cần thiết góp phần giúp cho Ngành phát triổn bền vững và cạnh tranh, hội nhập thành công. Những năm gần đây, tuy đã được chú ý nhưng một số chính sách của Nhà nước nhằm tạo hành lang pháp lý để các ngành/doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh vẫn còn những bất cập hoặc chưa theo kịp vói những yêu cầu của thực tế. Các doanh nghiệp viễn thông cũng giống như nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ĩĩnh vực khác còn chưa năng động, nhạy bén hoặc có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nướí^.. 1
- Do vậy, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với dịch vụ Viễn thông Việt Nam trong điều kiện bước đầu tham gia cạnh trạnh và hội nhập kinh tế quốc tế là thực sự cẩn thiết và đó cũng chính là lý do lựa chọn vấn đẻ nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Ngoài nước: Trong nền kinh tế thị trường, việc tìm biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ thường xuyên của mọi quốc gia, mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Hiên nay, nhiểu tổ chức nghiên cứu trên thế giới như Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Cơ quan Tình báo Kinh tế, Cơ quan Công nghệ Thông tin Toàn cầu, Quỹ Di sản... hàng năm đều có các nghiên cứu và báo cáo vẻ Năng lực Cạnh tranh Toàn cẩu, trong đó có đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của các quốc gia với nhiẻu tiêu chí, chỉ số khác nhau. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, cũng có các nghiên cứu (đáng chú ý nhất là của Tổ chức Viễn thông Thế giới) đưa ra kết quả đánh giá về tốc độ tảng trưởng của các nước trong lĩnh vực viễn thông thông qua các chỉ số như tốc độ phát triển máy điện thoại/100 dân, tỷ lệ phổ cập dịch vụ viễn thông trong nước, mức độ đẩu tư và đổi mới công nghệ viễn thông... Qua đó, các nghiên cứu cũng đã đưa ra một số khuyến nghị chung cho các nhóm quốc gia thuộc các nến kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, cách giải quyết cụ thể là vấn đề của mỗi nước. Tuy nhiên, chưa có các các đánh giá cũng như tiêu chí cụ thể đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam. Trong nước: Việt Nam đang trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nên việc nghiên cứu vể cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cũng là những vấn đề hết sức thời sự ờ các Cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu Trung ương, địa phương và ngành, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam và ngay cả mỗi doanh nghiệp. Trưóc hết phải kể đến Báo cáo của u ỷ ban Hợp tác Quốc tế vẻ ''Nâng cao nâng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam" (2003); một số báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về "Phương hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư trong quá trình hội nhập" và "Hội nhập kinh tế quốc tếvà điều chỉnh cơ cấu kinh tế của nước ta" (1999); Nghiên cứu thực nghiêm cùa Viện Chiến lược Phát triển và Tổ chức JICA về "Cạnh tranh một số ngành công nghiệp Việt Nam"... 2
- Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, phải kể đến đề tài độc lập cấp Nhà nước do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương chủ trì năm 2001-2003 với tên gọi "Cơ sở khoa học cho việc định hướng chính sách và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ” . Đề tài đã tập trung giải quyết một số vắn đề như: xác định khung lý thuyết cho phép định hình khái niêm về năng lực cạnh tranh; phân tích kinh nghiệm về hoạch định và thực thi chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước; phân tích, đánh giá các chính sách và biện pháp mà Nhà nước Việt Nam đã thực hiện liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh; khuyến nghị điều chỉnh khung chính sách của Việt Nam theo hướng tạo điều kiện để các ngành, các đơn vị kinh tế nâng cao năng lực cạnh ưanh trong thời gian tới. Trong đề tài này có một phẩn ùghiên cứu tình huống về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh bưu chính, viễn thông và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cống ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là phần phụ lục cùa một đề tài cấp Nhà nước và chưa để cập được tổng thể năng lực cạnh tranh của Ngành dịch vụ viễn thông ở nước ta. Viện Kinh tế Bưu điện trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này nhưng dưới góc độ phục vụ cho sự chỉ đạo của doanh nghiệp. Cố thể nối, đã có nhiều công trình, đề tài hay các bài báo đề cập dưới một số góc đô khác nhau nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào để cập một cách toàn diện và đầy đủ đến thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngành Dịch vụ Viễn thông Việt Nam cũng như đẻ ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh của Ngành trong điều kiên hội nhập kỉnh tế quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục đích chính của luân văn là để xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiẻn cứu - Đôĩ tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ xem xét 3 loại dịch vụ viễn thông cơ bản, quan trọng nhất và chiếm phần doanh thu chủ yếu (điện thoại cố định, điện 3
- thoại di động, Internet) trong giai đoạn 1986-2006 để phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp chủ yểu cho giai đoạn bắt đẩu hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới; những giải pháp sẽ được đề xuất chủ yếu cho giai đoạn đến năm 2010 và một số năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu là khảo sát, phân tích, thống kê, tổng hợp. Ngoài ra, luận văn cũng sẽ kế thừa một số công trình đã công bố và tham khảo các ý kiến chuyên gia... 6. Những đóng góp mới của luận văn Đề tài được nghiên cứu với mong muốn có những đóng góp cơ bản sau: Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc những tài liệu có tính cập nhật, tác giả muốn góp phần vào việc hệ thống hoá và hoàn thiện những luận cứ khoa học và quan điểm liên quan đến lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ của Viễn thông trong cơ chế thị trường. Bước đầu tổng kết những bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nỗ lực đổi mới, cải tổ cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Từ những số liệu thống kê kết hợp với khảo sát tình hình thực tế về hoạt động dịch vụ viễn thông hiện nay ở nước ta, luận văn đánh giá tổng thể về năng lực cạnh tranh của dịch vụ Viễn thông theo một số khía cạnh cơ bản để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đê xuất thực hiện một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tác giả luận văn hy vọng các đề xuất này có tính thực tế và khả thi. Đồng thời, đây cũng là mong muốn quan trọng nhất đối với nghiên cứu của tác giả. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được sắp xếp thành 3 chương: Chương 1: Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh: khía cạnh lý thuyết và một số kỉnh nghiệm quốc tế. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh cùa Dịch vụ Viễn thông Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp chù yếu nâng cao nãng lực cạnh tranh của Dịch vụ Viễn thông Việt Nam. 4
- CHƯƠNG 1 CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH • KHÍA CẠNH LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC T Ế 1.1. Cạnh » tranh và năng lực • cạnh ■ tranh 1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản về cạnh tranh 1.1.1.1. Lý thuyết của trường phái cổ điển Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng thường xuyên trong lý thuyết kinh tế. Song, do cạnh tranh là một hiện tượng có tính đa dạng và đa nghĩa, nên cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được một định nghĩa thống nhất cho khái niệm này. Hiện tượng cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Tuy vậy, trong một thời gian dài người ta đã không coi cạnh tranh như một quá trình cần thiết, cũng như không quan sát và phân tích những tác động của chúng trong nền kinh tế. Chỉ đến khi các khái niệm giá trị, giá cả được nghiên cứu một cách nghiêm túc thì váừi đề cạnh tranh mới được dặt đứng vị trí của nó. ý nghĩa của cạnh tranh trước hết được những người theo trường phái trọng nông phát hiện thông qua sự biến động giá cả. Theo họ, “giá tự nhiên” bao gồm lao động chứa trong sản phẩm và địa tô. Khi xuất hiện một sự bất thường nào đó thì giá thị trường có thể chênh lệch với “giá tự nhiên” trong một giai đoạn ngắn. Trong trường hợp đó, cạnh tranh sẽ hoạt động tích cực để điẻu chỉnh bên cung và làm cho giá thị trường trở lại mức của “giá tự nhỉén”. Adam Smith đã tiếp thu những nội dung này và bổ sung thêm vào đó vấn đề cạnh tranh bên cầu. Ông đòi hỏi phải bảo đảm tự do hành động cho không chỉ các doanh nghiệp mà còn cho các hộ gia đình trong khi ra các quyết định và lựa chọn vể tiêu dùng. Như vậy, A. Smith chính là người đẩu tiên đưa ra những lý thuyết tương đối hoàn chỉnh vẻ cạnh tranh. Thông qua cơ chế thị trường, việc tận dụng tự do cạnh tranh để theo đuổi lợi ích riêng dẫn đến việc mỗi chủ thể kinh tế sẽ nhận được những thành quả mà họ đã cống hiến cho thị trường. Như vậy, sự hài hoà về lợi ích riêng của từng cá nhân trên thị trường được hình thành thông qua sự sắp đặt của “ bàn tay vô hình” . Mô hình cạnh ưanh của trường phái cổ điển có thể được hiểu như một quá trình điểu phối không có sự điều khiển của Nhà nước. Tuy vậy, mô 5
- hình cạnh tranh của họ không đồng nghĩa với chính sách illaisser-fairè,'>(để cho doanh nhân tự do hoạt động, Nhà nước không cần phải can thiệp) như nhiều người nhầm lẫn mà đòi hỏi Nhà nước phải tạo ra và bảo đảm một trậ t tự pháp lý thuận lợi cho cơ chế cạnh tranh cố thể vận động được. Sự hài hoà về lợi ích như A. Smith hình dung đã được trường phái Tân cổ điển nghiên cứu và xác định những điều kiện để có thể tạo ra sự tương ứng giữa iợi ích riêng và lợi ích tổng thể trong xã hội. Kết quả những cố gắng của các nhà kinh tế theo trường phái Tân cổ điển này đã mang lại mô hình cân bằng của cạnh tranh hoàn hảo. Họ đã thay thế và rút gọn việc phân tích cạnh tranh ở trạng thái động bằng mô hình toán học “tĩnh” phân tích trạng thái căn bằng theo lý thuyết giá. Từ những giả thiết (mà hầu hết là không thực tế) của cạnh tranh hoàn hảo về cơ cấu và quan hệ trên thị trường, họ đã rứt ra những kết luận về giá và khối lượng căn bằng và như vậy quá trình cạnh tranh “động” dẫn đến cân bằng đã bị việc “quan sát tĩnh” này lấn át. Theo họ, cạnh tranh hoàn hảo có những đặc điểm sau: ⑴ Quyén sở hữu được xác định rõ ràng; (ii) Có một số lượng người bán và người mua rất lớn, do vậy không có một người bán hoặc người mua có khả năng khống chế được giá cả; (iii) Tất cả các doanh nghiệp đều có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận; (iv) Tự do tham gia hay rút lui khỏi thị trường, chi phí cho việc này không lớn; (V) Hàng hoá được giao dịch trên thị trường là hàng hoá thuần chủng; (vi) Thông tin thị trường phải tường minh. Như vậy, nội dung vẻ cạnh tranh của trường phái Tân cổ điển chủ yếu là những vấn đẻ liên quan đến lý thuyết giá và cạnh tranh bằng giá, vì thế lý thuyết này, trên thực tế đã không thể phản ánh được một cách toàn diện và đầy đủ các mối quan hộ trên thị trường, kể cả quan hệ giữa người bán với người mua hoặc giữa những người bán hay giữa những người mua. Đối lập với phạm trù cạnh tranh hoàn hảo là phạm trù độc quyền. Hình thái thị trường độc quyền là hình thái cùa thị trường mà trong đó chỉ có một người bán (độc quyền bán) hoặc một người mua (độc quyền mua) hoặc chỉ có một người bán và một người mua (độc quyền bán và mua). Trong hình thái thị trường này, phía độc quyẻn nắm được mọi quyền lực ưong các hoạt động trên thị trường, do đó không xuất hiện hiện tượng cạnh tranh. 6
- 1.1.1.2 . Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh mang tính độc quyền Mô hình cạnh tranh không hoàn hảo hoặc cạnh tranh mang tính độc quyền là phạm trù thứ ba giữa hai cực là độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo. Sự khác biệt của nó so với hai phạm trù kia là ở chỗ mô hình này thiếu một số nhân tố hoàn hảo1 hoặc nhân tố độc quyền của thị trường. Cạnh tranh và độc quyền là hai khái niệm trái ngược nhau, song cạnh tranh mang tính độc quyến lại là hiện tượng không hiếm. Cạnh tranh mang tính độc quyền, theo nghĩa rộng, là cạnh tranh giữa nhiều đơn vị cung với những hàng hoá khác biệt nhau hoặc cạnh tranh trên những thị trường với một số ít đơn vị cung2. Sau khi những lý thuyết về hình thái thị trường độc quyền nhóm (oligopoly) ra đời và phát triển, đến nay người ta hiểu khái niệm cạnh tranh mang tính độc quyển chỉ theo nghĩa hẹp là: cạnh tranh giữa nhiều người cung với những hàng hoá khác biệt. Nhu cầu của xã hội luôn luôn đa dạng, đòi hỏi phải cung cấp những hàng hoá và dịch vụ khác nhau về chất lượng, mẫu mã, giá cả,... Do vậy ở bất kỳ lúc nào, hẩu hết các thị trường đều là thị trường với những hàng hoá tạp chùng. Những sự khác biệt khác nhau (khác biệt giá; khác biệt vùng; khác biệt về thời gian; khác biệt về con người;...) trôn cơ sở lý thuyết về cạnh tranh mang tính độc quyền đã tạo cơ sở cho các doanh nghiệp có thêm những phương pháp để xây dựng chiến lược marketing khác nhau phù hợp vói vị thế của mình trên thị trường đồng thời phù hợp với hình thái thị trường' 1.1.1.3 . Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả Lý thuyết này được hình thành vào đầu những năm 40 trên cơ sở luận điểm “lấy dộc trị độc” của John Maurice Clack4 là: những nhân tố không hoàn hảo trên thị trường có thể được sửa chữa bằng những nhân tố không hoàn hảo khác. V í dụ: tính không hoàn hảo đo ít người cung ứng (thị trường oligopoly) sẽ được cải thiện phần nào thông qua tính không hoàn hảo khác như sự thiếu tường minh của thị trường, tính tạp chủng của hàng hoá, bởi vì sự không hoàn hảo này sẽ làm giảm sự 1 Những íỉéu chuẩn cho một thị trường hoàn hảo là: tôl đa tính sử dụng của bén cấu; tối đa lợi nhuận cùa bén cung; hàng hoá thuần chùng; không có sự ưu tiền cho cá nhân hoặc thời điểm nào; thị trường được coi như mội điểm; sự hoàn hào cho tính tường mình của thị trường; phàn ứng của các thành viên thị trường cực kỳ nhanh nhạy. 2Theo Machlup trong tác phẩm 'The Economic o f Seller's Competition'', 1952 J Tham kháo thẻm cuốn “Marketing Management” cùa p. Kotler, giáo sư người Mỹ 4 Nhà kinh tế người Mỹ, tác giả cuốn "Towards A Concept o f Workable Competition" 7
- phụ thuộc lẫn nhau trong chính sách giá giữa các hãng trên thị trường, tạo điẻu kiện cho các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả. Luận điểm của Schumpeter5 về cạnh tranh đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến sự phát triển tiếp theo của lý thuyết cạnh tranh. Ông ta cho rằng phải cạnh tranh bằng sản phẩm mới, bằng kỹ thuật mới, bằng nguồn cung úng mới và bằng hình thức tổ chức mới. Cạnh tranh vì thế theo ông chính là “sựphá huỷmang tính sáng tạo”. Trong quá trình phá huỷ mạng tính sáng tạo này, sự đổi mới sẽ làm cho một số doanh nghiệp bị phá sản, còn các doanh nghiệp tiên phong, nhờ vào khả năng đổi mới của mình, có thể sẽ nắm giữ vị thế độc quyền và được hưởng giá trị siêu lợi nhuận. Siêu lợi nhuận của doanh nghiệp tiên phong trên cơ sở lợi thế nhất thời vừa là hệ quả, vừa là tiển đề của cạnh tranh. Lợi nhuận này không nên xoá bỏ ngay lập tức mà chỉ nên giảm dẩn để doanh nghiệp có thể có điẻu kiện thời gian tạo ra một sự đổi mới, cải tiến khác. Tóm lại, nội dung cơ bản của lý thuyết cạnh tranh hiệu quả là phân biệt rõ những nhân tố không hoàn hảo nào là có ích, nhân tổ nào là có hại cho chính sách cạnh tranh và nhận biết được điẻu kiện nào là điểu kiện cần hoặc/và đủ cho tính hiệu quả của cạnh tranh trong nền kỉnh tế. Sự sống luôn luổn vận động và phát triển cùng với qui luật cạnh tranh tất yếu để tồn tại. Cạnh tranh là động lực và cũng là phương thức để xã hội đỉ lên. Theo định nghĩa cùâ Đại từ điển tiếng Việt6: "Cạnh tranh là sự giành giật nhau để chiếm phần thắng". Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kỉnh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liêu sản xuất nhằm giành giật điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ có lợi nhất đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Sau Đại hội V II của Đảng, thuật ngữ cạnh tranh theo pháp luật hay cạnh tranh lành mạnh đã được sử dụng: Cạnh tranh (competition) là sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường hoặc khách hàng. Thực chất, đó là sự tranh đua giành ưu thế hay giành độc quyền thị trường mua và thị trường bán hàng hoá, dịch vụ... Mục đích trực tiếp của các hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố "đầu vào" của 5 Nhà kinh tế học người Mỹ, gốc Ảo, (1883-1950), giáo sư trường Đại học Harvard 6 Nguỵỉn Như Ý chù bién, Nhà xuất bán Vàn hớá • Thông iint 1998. 8
- các chu trình sản xuất, kinh doanh và nâng cao mức giá "đầu ra" sao cho với chi phí thấp nhất mà vẫn có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy, thực chất của cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ (mua và bán), đó cũng chính là con đường, phương thức để giành lấy lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường. Cạnh tranh là một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Đối vói các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có chất lượng kém. Mặt khác, nó buộc tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để giảm chi phí, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, dịch vụ, tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để tồn tại và phát triển trên thị trường. Chính ở mặt này cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải tăng cường sức cạnh tranh của mình lên đồng thời phải thay đổi mối tương quan về thế và lực để tạo ra các ưu thế trong cạnh ưanh. Bất kỳ một loại sản phẩm nào khỉ đưa ra thị trường đẻu phải chịu một sức cạnh tranh nhất định. Bởi vì một loại sản phẩm, dịch vụ có thể được cung cấp bởi nhiểu doanh nghiệp khác nhau, và như vậy số lượng sản phẩm, dịch vụ được cung ứng ra thị trường rất lớn. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau nhằm tiêu thụ hết sản phẩm của mình với mức lợi nhuận thu được lớn nhất. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh do vậy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có các vai trò tích cực: Thứ nhất, cạnh tranh sẽ tạo ra một môi trường, một "sân chơi" thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh tìm kiếm chỗ đứng của chính mình. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh cho chính ngành đó. Thứ hai, do cạnh tranh có một áp lực liên tục đối với giá cả nên đã buộc các doanh nghiệp phải luôn quan tâm tới nhu cẩu, thị hiếu của người tiêu dùng bằng cách luôn phải chú trọng tới việc áp dụng các kỹ thuật mới, cải tiến các phương pháp quản lý và phương pháp sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn cho thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp còn phải nghĩ đến việc phối hợp, liên kết để tập trung vốn và các giá trị hữu hình, vô hình nhằm không mất lợi thế với các doanh nghiệp nưóc ngoài nhiểu kinh nghiêm hơn. 9
- 1.1.2. Phản loại cạnh tranh Cạnh tranh diễn ra muôn màu, muôn vẻ trên thị trường. Để phân loại cạnh tranh người ta có thể cân cứ vào một số các tiêu thức sau: * Căn cứ vào số người tham gia trên thị trường, người ta chia cạnh tranh làm ba loại: - Cạnh tranh giữa người bán và người mua; - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau; - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. * Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cuộc cạnh tranh theo "luật" mua rẻ bán đắt. Những người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, còn những người mua lại muốn mua các sản phẩm, dịch vụ với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá thống nhất giữa những người bán và người mua sau quá trình "mặc cả" với nhau. * Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên thị trường nhằm giành giạt những điẻu kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. * Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh giữa những người mua nhằm mua được thứ hàng hoá mà họ cần. Khi cung nhỏ hơn cẩu thì giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Do thị trường khan hiếm nên người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được những hàng hoá mà họ cẩn. V ì số người mua đông nên người bán tiếp tục nâng giá hàng lên và người mua tiếp tục chấp nhận giá đó. * Căn cứ vào phạm vi kinh tế người ta chia cạnh tranh thành 2 loại: - Cạnh tranh giữa các ngành; - Cạnh tranh trong nội bộ ngành. * Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá thành giá trị sản xuất. * Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh tranh ỉà các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho giá
- trị hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận cao hơn. * Căn cứ vào chi phí bình quân của các doanh nghiệp người ta chia cạnh tranh gồm 2 loại: - Cạnh tranh dọc; - Cạnh tranh ngang. * Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau cùng tham gia vào thị trường. Khi đó, mỗi doanh nghiệp điều chỉnh mức giá và lượng hàng hoá bán ra của mình sao cho có thể đạt lợi nhuận cao nhất trên cơ sở quan sát giá bán của các doanh nghiệp khác. Qui luật cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi vé giá bán hoặc lượng bán nối trên của doanh nghiệp sẽ có điểm dừng. Tức là chỉ sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một mức giá thống nhất trên thị trường. Cạnh tranh dọc buộc các doanh nghiệp phải hiện dại hoá sản xuất để giảm chi phí thì mới có thổ tổn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh. Đây là một quá trình liên tục có tính chất quyết định tới sự sống còn đối với các doanh nghiệp. Kết quả của quá trình này là số lượng hàng hoá tiêu thụ trôn thị trường được tảng cao và giá cả có xu hướng giảm dẩn xuống. * Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất ngang nhau. Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang dẫn tới kết quả là không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức chi phí bình quân thấp nhất ngang nhau. Song giá cả ở mức tối đa, lợi nhuận giảm dẩn và có thể là không có lợi nhuận hoặc tất cả các doanh nghiệp bị đống cửa do nhu cẩu mua quá thấp. Trong tình hình đó, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp không thể chấp nhận kết quả do cạnh tranh mang lại như vậy mà sẽ vận động theo hai xu hướng: Hoặc là cháừn dứt cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức giá bán tương đối cao, giảm lượng bán trên toàn thị trường để giành độc quyền. Điều này gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng, vì vậy để công bằng Nhà nước phải ban hành luật c^n thoả thuận giữa các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh. Hoặc là các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất để chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được trên thị trường vói mức lợi nhuận cao.
- 1.1.3. Năng lục cạnh tranh Nãng lực cạnh tranh (competitiveness - tiếng Anh) có thể được phân biệt theo hai cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ngành hoặc theo ba cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ngành và năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ. Thông thường, người ta phân biệt theo hai cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ngành (năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ được để cập khi xem xét năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ ngành). 1.1.3 .1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của tổng thể nền kinh tế (năng lực cạnh tranh quốc gia). Tuy nhiên, phạm vi đề tài không đi sâu xem xét khía cạnh này. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường kỉnh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kỉnh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh và các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ; ngược lại, sự dịch chuyển cơ cấu ngành theo hướng ngày càng có hiệu quả hơn, tốc độ tăng trưởng, sự phồn thịnh kinh tế lại phụ thuộc vào sự phát triển năng động của doanh nghiệp. Ngoài những yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa kinh tế... theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khung khổ nội dung xác định năng lực cạnh tranh tổng thể cấp quốc gia bao gồm 8 nhóm nhân tố chủ yếu: - Độ mở cửa kinh tế: mức độ hội nhập của một nư
- - Công nghệ: mức độ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&Đ); trình độ công nghệ và tích luỹ kiến thức công nghệ. - Cơ sở hạ tầng: số lượng và chất lượng của hệ thống giao thông, mạng viển thông, cung cấp điên, nước, kho tàng và phương tiện vật chất - cơ sở hạ tầng nâng cao hiệu quả đầu tư. - Quán lý: chất lượng quản lý nói chung (của quá trình sản xuất, chất lượng toàn diện, tiếp thị, xu hướng của khách hàng, kinh doanh) bao gổm chiến lược cạnh tranh, phát ưiển sản phẩm, kiểm tra chất lượng, hiệu quả của các tổ chức tài chính, nguồn nhân lực và tiếp thị. - Lao động: số lượng và chất lượng lao động, hiệu quả và tính linh hoạt của thị trường lao động. - Thể chế: hiệu lực của pháp luật và thể chế của xã hội đặt nền móng cho nển kinh tế hiện đại mang tính cạnh tranh, bao gồm quy định của pháp luật và bảo đảm quyền sở hữu. Các yếu tố về năng lực cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp, đến thu hút đẩu tư nước ngoài dưới điểu kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và duy trì khả năng đó là một yêu cầu đề ra đối với nẻn kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.3.2. Năng lực cạnh ưanh cấp doanh nghiệp/ngành Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp cần sự nỗ lực trước hết của bản thân doanh nghiệp và một phần rất quan trọng khác là các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho kỉnh doanh của nhà nước. • • • • Như vậy, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của một ngành/doanh nghiệp là khả năng của ngành/doanh nghiệp đó nhằm duy trì sự tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp gắn liền với khả năng duy trì và phát triển của doanh nghiệp. • Năng ỉực cạnh tranh của doanh nghiệp: là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của chủ thể ưong sản xuất kinh doanh hàng hoá, là trình độ sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đirợc yêu cầu của thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là năng lực tổn tại và phát triển mà không cẩn sự hỗ trợ của Nhà nước. 13
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực cung cấp sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trẽn thị trường. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong việc sản xuất và cung ứng, vừa tối đa hoá lợi ích của mình vừa thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao. - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dưh vụ: thể hiện năng lực của sản phẩm/dịch vụ đố thay thế một sản phẩm/dịch vụ khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc tính, chất lượng hoặc giá cả sản phẩm/dịch vụ. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, người ta thường phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ nhưng nếu trên cùng một thị trường có thể nói năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất gẩn với nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ chính ỉà năng lực nắm giữ và nâng cao thị phẩn của loại sản phẩm/dịch vụ do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm/dịch vụ cùng ioại của các chù thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định. 1.1.3.3. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ vẫn cơ bản tuân theo những khái niệm và cách hiểu thuộc về bản chất của thuật ngữ. Tuy nhiên, với đặc thù của dịch vụ (mang tính vô hình hay phi vật chất, tính không lưu giữ được...) nên hoạt động cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ cũng có những điểm riêng biệt. Trước tiên, đó là việc đề cao các yếu tố về chất lượng dịch vụ và các công cụ hỗ trợ bán hàng hơn cả các yếu tố vế chi phí đầu vào, thiết kế mẫu mã. Bên cạnh đó là việc khó khăn trong định giá các dịch vụ canh tranh, nhất là các dịch vụ như viễn thông. Khi xem xét về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ người ta cũng thường nhấn mạnh đến các yếu tố do doanh nghiệp quyết định là chủ yếu, trong khi các yếu tố do chính phủ quyết định tạo ra môi trường kinh doanh hay các yếu tố mà doanh nghiệp chỉ quyết định ở một mức độ nhất định khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn