intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tìm ra cơ sở, phương pháp để quy đổi các số tiền có sức mua khác nhau về cùng một sức mua. Đề ra phương pháp đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh theo sự thay đổi giá cả. Trên cơ sở đánh giá lại nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ

  1. ; BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------- NGUYỄN THỊ CHÂU UYÊN ĐÁNH GIÁ LẠI TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẾN TRE NĂM 2010, 2011 THEO SỰ THAY ĐỔI GIÁ CẢ ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU QUẢN LÝ NỘI BỘ. Chuyên ngành: Kế Toán – Kiểm Toán Mã số: 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Bùi Văn Dương TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Luận văn với đề tài “Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ” là do tôi thực hiện. Các thông tin trình bày trong luận văn được thu thập thực tế từ phía công ty. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 06năm 2013. Tác giả Nguyễn Thị Châu Uyên
  3. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài “Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ” tôi hy vọng sẽ cung cấp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tương sử dụng thông tin có được những thông tin hữu ích, giúp cho quá trình ra quyết định có hiệu quả hơn. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Người hướng dẫn – PGS. TS Bùi Văn Dương đã giúp đỡ và chỉ dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn. Cảm ơn Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho tôi học tập và cung cấp tài liệu tham khảo để tôi thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty xăng dầu Bến Tre, phòng Kế toán tài chính đã hỗ trợ tôi trong việc cung cấp số liệu thực tế tại công ty. Với những hạn chế về thời gian và vốn kiến thức trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô và đọc giả có thể khắc phục và hoàn thiện bài viết với những nghiên cứu về sau.
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chương I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT, SIÊU LẠM PHÁT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. .................................................................... 5 1.1 Lạm phát và siêu lạm phát : .............................................................. 5 1.1.1/ Định nghĩa : ...................................................................................... 5 1.1.2/ Đo lường: ......................................................................................... 5 1.2/ Ảnh hưởng của lạm phát và siêu lạm phát đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính : ................................................................................ 8 1.3/ Chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát ( IAS 29) : .............................................................................. 9 1.3.1/ Lịch sử hình thành IAS 29: .............................................................. 9 1.3.2/ Mục tiêu của IAS 29: .................................................................... 11 1.3.3 / Phạm vi áp dụng của IAS 29: ...................................................... 12 1.3.4/ Nội dung chuẩn mực: .................................................................... 13 Chương II : TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẾN TRE NĂM 2010, 2011. ..................... 23 2.1/ Giới thiệu chung về Công ty xăng dầu Bến Tre. ............................. 23
  5. 2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển Công ty xăng dầu Bến Tre: ........ 23 2.1.2/ Cơ cấu tổ chức của Công ty : ......................................................... 26 2.1.3/ Các hoạt động chủ yếu của Công ty : ............................................ 30 2.1.4/ Những thuận lợi và khó khăn của công ty: .................................... 31 2.2/ Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty năm 2010, 2011 : ........................................................................................................... 34 2.3/ Đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 thông qua các báo cáo được lập. ... 37 2.3.1/ Đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010. ................................................................... 37 2.3.2/ Đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2011. ................................................................... 45 CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ LẠI TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẾN TRE NĂM 2010, 2011 THEO SỰ THAY ĐỔI GIÁ CẢ ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU QUẢN LÝ NỘI BỘ. ...................................................................................... 51 3.1/ Sự cần thiết phải đánh giá lại. ........................................................... 51 3.2/ Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả. ................... 53 3.2.1/ Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010 theo sự thay đổi giá cả. .............................. 53
  6. 3.2.2/ Đánh giá lại bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 theo sự thay đổi giá cả. ......................................... 72 3.3 / Một số kiến nghị sau khi đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả............................................................................................. 94 3.3.1 / Kiến nghị đối với Công ty xăng dầu Bến Tre. .............................. 94 3.3.2/ Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà Nước. .............................. 97 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 Phụ lục 1 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CHƯA ĐIỀU CHỈNH ........... 104 Phụ lục 2 : BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CHƯA ĐIỀU CHỈNH ....................................................................................................................... 107
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội. BHYT : Bảo hiểm y tế. Hàng P10 : Hàng dự trữ quốc gia. IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế. IAS 21: Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái. IAS 29 :Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát. IASB : Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế. IASC: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. IFRS : Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. KPCĐ : Kinh phí công đoàn. TMCP : Thương mại cổ phần. TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp. IFRS : Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế. TSCĐ : Tài sản cố định. VVFC : Công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam.
  8. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Hình 2.1.2 : Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty xăng dầu Bến Tre………29 Bảng 2.2 : So sánh kết quả kinh doanh năm 2010,2011………………35 Bảng 3.2.1.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 điều chỉnh……..56 Bảng 3.2.1.2 : Báo cáo lãi, lỗ do sức mua thay đổi năm 2010………..61 Bảng 3.2.1.3 : Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 điều chỉnh….65 Bảng 3.2.1.4 : Báo cáo tài sản cố định năm 2010 điều chỉnh…………..68 Bảng 3.2.1.5 : Bảng cân đối kế toán năm 2010 điều chỉnh……………69 Bảng 3.2.2.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 điều chỉnh……75 Bảng 3.2.2.2 : Báo cáo lãi, lỗ do sức mua thay đổi năm 2011…………80 Bảng 3.2.2.3 : Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 điều chỉnh….83 Bảng 3.2.2.4 : Báo cáo tài sản cố định năm 2011 điều chỉnh…………..88 Bảng 3.2.2.5 : Bảng cân đối kế toán năm 2011 điều chỉnh……………90
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài “ Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Như vậy, vai trò của kế toán là cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin. Một trong những nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong môn học kế toán là nguyên tắc giá gốc hay nguyên tắc “ đồng tiền cố định”. Nguyên tắc này xuất phát từ giả thiết là giá trị của đồng tiền không thay đổi mỗi năm hoặc sự thay đổi sức mua của đồng tiền do giá cả gây ra nhỏ đến mức ảnh hưởng không đáng kể đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, kế toán sẽ lập Bảng cân đối kế toánbằng cách lấy số dư các tài khoản “ tài sản ’’ cộng chung lại với nhau dù những số tiền này được ghi nhận ở những thời điểm khác nhau. Trong đó, phần lớn giá trị các tài sản ngắn hạn là những số tiền sẽ nhận được trong tương lai gần hoặc vừa chi tiêu xong. Còn giá trị của một vài hoặc tất cả các tài sản dài hạn là những số tiền đã được chi tiêu cách đây nhiều năm. Kế toán viên cộng tất cả những số tiền này để xác định tổng cộng tài sản của doanh nghiệp vì cho rằng tất cả những số tiền này đều có cùng giá trị. Một đơn vị tiền chi tiêu vào năm 2000 để mua tài sản cố định được coi là có cùng giá trị với một đơn vị tiền ở năm 2011. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta những năm gần đây tỷ lệ lạm phát tương đối cao, giá trị đồng tiền thay đổi đáng kể. Như vậy, vấn đề được đặt ra là giá trị đồng tiền vào năm 2000 có giống giá trị đồng tiền vào năm 2011 hay không ? Khi giá trị đồng tiền thay đổi thì kế toán viên sẽ lậpbáo cáo tài chính như thế nào để đảm bảo ý nghĩa của thông tin? Để giải quyết vấn đề
  10. 2 trên, tìm ra một biện pháp phù hợp chuyển đổi số tiền được ghi nhận ở những thời điểm khác nhau thành số tiền ở cùng một thời điểm, có cùng giá trị. Giúp cho báo cáo tài chính cung cấp được những thông tin thật sự có ý nghĩa đối với những người sử dụng thông tin bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp tôi chọn đề tài : “ Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010,2011theo sự thay đổi giá cả để phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ” như là một yêu cầu do thực tiễn đặt ra đối với khoa học. Mục tiêu của đề tài: - Tìm ra cơ sở, phương pháp để quy đổi các số tiền có sức mua khác nhau về cùng một sức mua. - Đề ra phương pháp đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh theo sự thay đổi giá cả. - Trên cơ sở đánh giá lại nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp, người sử dụng thông tin có được các thông tin hữu ích, giúp cho quá trình ra quyết định có hiệu quả hơn. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011.
  11. 3 Phương pháp nghiên cứu: - Về cơ sở lý luận :Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để hệ thống các vấn đề về đánh giá lại báo cáo tài chính trong nền kinh tế lạm phát theo IAS 29. - Về thực trạng : + Phương pháp thu thập số liệu : Số liệu thực tế của bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ .. của Công ty năm 2010, 2011. + Phương pháp phân tích số liệu: • Phương pháp thống kê ( so sánh, phân tích, tổng hợp..) : Luận văn đánh giá lại các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả. Sau đó so sánh với các số liệu đã được trình bày ở báo cáo gốc từ đó tổng hợp lại để đưa ra nhận xét, đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty khi có sự thay đổi của giá cả. • Phương pháp quy nạp : Đánh giá lại tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011nhằmcung cấp những thông tin hữu ích hơn cho người sử dụng thông tin. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: - Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, cổ đông và người sử dụng khác đặc biệt là nhà đầu tư về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre khi có sự thay đổi giá cả. Qua đó giúp họ có thể so sánh tình hình tài chính của Công ty với các đơn vị khác trong Tập đoàn hoặc các đơn vị bên ngoài cùng kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu.
  12. 4 - Việc điều chỉnh lại thông tin tài chính cho phép các nhà quản lý tại Công ty có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong một số vấn đề như : bảo toàn vốn, chia cổ tức, đầu tư... Nội dung của đề tài : Bố cục chính của đề tài được chia thành 3 chương : Chương 1 : Một số vấn đề chung về lạm phát, siêu lạm phát và ảnh hưởng của nó đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Chương 2 : Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011. Chương 3 : Đánh giá lại tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Bến Tre năm 2010, 2011 theo sự thay đổi giá cả để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ.
  13. 5 Chương I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT, SIÊU LẠM PHÁT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 1.1 / Lạm phát và siêu lạm phát : 1.1.1/ Định nghĩa : - Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. - Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ biến. Theo định nghĩa của chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát thì bất kỳ một nền kinh tế nào khi dân chúng bị mất niềm tin về sự ổn định giá cả trong nền kinh tế. Các giao dịch mua bán nhìn chung hướng đến việc sử dụng đồng ngoại tệ ổn định. Giao dịch tín dụng được thực hiện theo giá bù đắp cho mức độ mất sức mua khi lạm phát xảy ra. Tỷ lệ lạm phát tích lũy trong vòng ba năm là gần bằng hoặc cao hơn 100% thì nền kinh tế đó được gọi là siêu lạm phát.
  14. 6 1.1.2/ Đo lường: Lạm phát được đo lường bằngcách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:  Chỉ số giá sinh hoạt ( CLI) : Là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).
  15. 7  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI ): Là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau :  Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.  Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.  Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa: bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hóa rồi cộng lại.  Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau: Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. Lưu ý chỉ số giá tiêu dùng năm gốc luôn bằng 1.
  16. 8 Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng Cục Thống Kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.  Chỉ số giá sản xuất (PPI): Là chỉ số đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể làm cho giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. PPI được dùng để dự đoán CPI mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau.Một trong những sự khác biệt quan trọng là CPIngoài đo lường giá cả hàng hóa còn đo lường giá cả của dịch vụ. 1.2/ Ảnh hưởng của lạm phát và siêu lạm phát đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính : Chúng ta nhận thấy rằng giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian. Giá trị này phụ thuộc vào số lượng các loại hàng hóa và dịch vụ có thể mua được. Nếu một đồng tiền không mua được gì thì nó không có giá trị gì cả. Do đó khi nói một doanh nghiệp có bao nhiêu tiền tức là muốn nói số hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp có thể mua từ sức mua của mình. Trong kế toán, chúng ta dùng đơn vị đo lường chủ yếu là tiền tệ vì sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, khi sử dụng tiền bao giờ cũng phải nhớ là giá trị của đồng tiền được tính từ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó có thể đổi lấy. Khi cộng chung những đồng tiền được ghi nhận ở những thời điểm khác nhau, kế toán
  17. 9 viên phải làm sao để số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi đơn vị tiền ở những thời điểm khác nhau phải tương đương với nhau thì số tổng cộng mới có ý nghĩa. Nếu có sự khác biệt lớn về sức mua giữa những số tiền thì con số tổng cộng sẽ mất hết ý nghĩa. Nguyên tắc đầu tiên của việc lập báo cáo tài chính là các thông tin trình bày phải trung thực. Thông tin trung thực là thông tin được phản ánh đúng với bản chất của nó, không bị bóp méo dù là vô tình hay cố ý.Người sử dụng thông tin luôn đòi hỏi thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải trung thực để họ có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn. Lạm phát làm cho giá trị của đồng tiền thay đổi, gây ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin được ghi nhận trên báo cáo tài chính. Nếu kế toán viên lập báo cáo tài chính bằng cách cộng số dư các tài khoản lại với nhau cho dù những số tiền này được ghi nhận ở những thời điểm khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.Vì vậy, khi có lạm phát, giá trị của đồng tiền thay đổi gây ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được đánh giá lại. Quá đó, giúp cho báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp loại trừ được những ảnh hưởng sai lệch do lạm phát gây ra. Giúp cho quá trình ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin có hiệu quả hơn. 1.3/ Chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát ( IAS 29) : 1.3.1/ Lịch sử hình thành IAS 29: Chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống các nguyên tắc hạch toán kế toán, trình bày báo cáo tài chính, các quy định về kế toán được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới do Hội đồngChuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB) ban hành
  18. 10 và thường xuyên nghiên cứu cập nhật sửa đổi, bổ sung. IASB (International Accounting Standards Board) là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân, có trụ sở chính ở thành phố London, Vương Quốc Anh, chuyên thực hiện việc phát triển và chấp nhận việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kế toán quốc tế.IASB hoạt động dưới sự giám sát của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC (International Accounting Standards Committee Foundation). IASB được thành lập từ năm 2001 để thay thế IASC do Ngân hàng thế giới hỗ trợ thành lập và phát triển từ năm 1973 đến năm 2000. Mục tiêu hoạt động chính của IASB là phát triển các chuẩn mực kế toán có chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính chất khả thi cao cho toàn thế giới trên quan điểm phục vụ lợi ích của công chúng, tăng cường tính minh bạch, có thể so sánh được của thông tin trong báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến tài chính, kế toán khác. Qua đó giúp những thành viên tham gia thị trường vốn thế giới và những người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế, xúc tiến việc sử dụng và ứng dụng nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán quốc tế, đem đến những giải pháp có chất lượng cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm 3 nhóm chính là: - IASs (International Accounting Standards): nhóm chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành. - IFRSs (International Finalcial Reporting Standards) : chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế do IASB ban hành.
  19. 11 -Các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế do Ủy ban hướng dẫn IFRS ban hành. Chuẩn mực kế toán quốc tế 29 ( IAS 29) được Ủy Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành vào tháng 07 năm 1989 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1990. Vào năm 1994, IAS 29 được điều chỉnh bổ sung. Tháng 04 năm 2001, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã xử lý tất cả các chuẩn mực theo đó các chuẩn mực và hướng dẫn được phát hành trước đó vẫn tiếp tục được áp dụng trừ khi có những điều chỉnh hoặc hủy bỏ. IAS 29 đã được điều chỉnh bởi IFRS như sau : - IAS 21 ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá ( sửa đổi năm 2003). - IAS 1 Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính ( sửa đổi năm 2007). - Sự cải tiến IFRS ( phát hành tháng 05/2008) -Ngày 01 tháng 01 năm 2010, IFRS đã phát hành một phiên bản mới về vấn đề kế toán trong nền kinh tế siêu lạm phát ( IAS 29) . 1.3.2/ Mục tiêu của IAS 29: - Phương pháp tiếp cận của IAS 29 là xác định lại tất cả số dư được ghi trong báo cáo tài chính ( bao gồm cả số so sánh) về sức mua chung cuối năm của đồng tiền chức năng. - Việc trình bày lại IAS 29 trên báo cáo tài chính sẽ phụ thuộc vào độ lớn của lạm phát và các thành phần của tài sản, nợ phải trả của các cam kết.
  20. 12 1.3.3/ Phạm vi áp dụng của IAS 29: - Chuẩn mực này áp dụng đối với báo cáo tài chính, bao gồm cả báo cáo tài chính hợp nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào có đồng tiền chức năng là đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát. - Trong nền kinh tế siêu lạm phát, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vàtình hình tài chính được lập bằng đồng nội tệ nếu không được trình bày lại thì không mang tính hữu ích. Tiền mất sức mua theo một tỷ lệ so sánhvới tổng số tiền từ các giao dịch và sự kiện khác đã xảy ra tại những thời điểm khác nhau, thậm chí trong cùng một kỳ kế toán, điều này sẽ gây hiểu nhầm. - Chuẩn mực này không thiết lập một tỷ lệ tuyệt đối mà tại đó siêu lạm phát được coi là phát sinh. Đây là vấn đề của sự phán đoán khi việc trình bày lại báo cáo tài chính theo quy định của chuẩn mực này trở nên cần thiết. Siêu lạm phát được xác định bởi đặc điểm của môi trường kinh tế của một quốc gia trong đó bao gồm, nhưng không giới hạn, các điều sau: + Dân chúng thích giữ tài sản của mình dưới dạng tài sản phi tiền tệ hoặc bằng một ngoại tệ tương đối ổn định. Các khoản tiền bằng đồng nội tệ nắm giữ ngay lập tức được đầu tư để duy trì sức mua. + Giá cả thường được niêm yết theo một ngoại tệ tương đối ổn định. + Các giao dịch tín dụngthực hiện theo giá bù đắp cho mức độ mất sức mua ước tính trong suốt thời gian tín dụng, ngay cả trong khoảng thời gian ngắn. +Lãi suất, tiền lương và giá cả được gắn liền với một chỉ số giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2