Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015
lượt xem 14
download
Mục tiêu của đề tài là làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ; đánh giá những thực trạng và tìm hiểu tiềm năng sẵn có phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ trong những năm gần đây, làm cơ sở để quy hoạch mang tính định hướng các phân khu chức năng, các sản phẩm và các hoạt động du lịch ở huyện Cần Giờ; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đồng bộ để thực hiện các định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRIỆU ĐỖ HỒNG PHƯỚC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, năm 2006
- Trang 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ......................................01 1.1. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI ................................................................... 02 1.1.1. Lợi ích sinh thái ................................................................................................ 02 1.1.2. Lợi ích kinh tế................................................................................................... 02 1.1.3. Lợi ích cho xã hội ............................................................................................. 03 1.2. ĐỐI TƯỢNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI ............................................................. 04 1.2.1. Hệ sinh thái tự nhiên ......................................................................................... 04 1.2.2. Hệ sinh thái nhân văn........................................................................................ 05 1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI ........................ 05 1.3.1. Nguyên tắc 1: Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá.......................................... 05 1.3.2. Nguyên tắc 2: Hoà nhập tự nguyện................................................................... 05 1.3.3. Nguyên tắc 3: Lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái................................................................................... 06 1.3.4. Nguyên tắc 4: Chia sẻ lợi ích từ du lịch............................................................ 06 1.3.5. Nguyên tắc 5: Góp phần thực hiện các chủ trương và chính sách Nhà nước. ........................................................................07 1.3.6. Nguyên tắc 6: Hoạt động du lịch sinh thái có qui mô hợp lý. .......................... 07 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI .......................................................................................................................... 08 1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia về xây dựng kế hoạch du lịch sinh thái................. 08 1.4.2. Kinh nghiệm của Nêpan về hoạt động du lịch sinh thái ................................... 09 1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ........................................................................................................................ 11 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ................................................................................... 15 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ....................... 16 2.1.1. Vị trí ngành du lịch trong phát triển nền kinh tế huyện Cần Giờ ..................... 16 2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .......................................... 17
- Trang 2 2.1.2.1. Cơ sở lưu trú ......................................................................................... 17 2.1.2.2. Hệ thống các công trình kỹ thuật .......................................................... 19 2.1.2.3. Hình thức vui chơi giải trí..................................................................... 22 2.1.3. Thực trạng khai thác du lịch ............................................................................ 23 2.1.3.1. Bãi biển 30/4 ........................................................................................ 23 2.1.3.2. Lâm Viên Cần Giờ................................................................................ 24 2.1.3.3. Du lịch Vàm Sát.................................................................................... 27 2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ........................... 29 2.2.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên ...................................................................... 29 2.2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................ 29 2.2.1.2. Về địa hình............................................................................................ 29 2.2.1.3. Về khí hậu............................................................................................. 29 2.2.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch ...................................................................... 30 2.2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................... 30 2.2.2.2. Tài nguyên nhân văn............................................................................. 33 2.2.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực .......................................................................... 41 2.2.3.1. Dân số và lao động................................................................................ 41 2.2.3.2. Mức sống .............................................................................................. 42 2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ............................................................. 42 2.3.1. Những mặt thuận lợi ......................................................................................... 42 2.3.2. Những khó khăn................................................................................................ 43 CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015 .................................................................... 46 3.1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ............................. 47 3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 47 3.1.1.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển ............................................................... 47 3.1.1.2. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 48 3.1.1.3. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 48 3.1.2. Quan điểm......................................................................................................... 49 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015 ............................................................................................................................ 49
- Trang 3 3.2.1. Định hướng không gian du lịch sinh thái.......................................................... 49 3.2.1.1. Tổ chức phát triển du lịch sinh thái theo không gian............................ 49 3.2.1.2. Hình thành các tuyến du lịch sinh thái.................................................. 54 3.2.1.3. Mô hình liên kết phối hợp giữa các khu du lịch ................................... 55 3.2.2. Định hướng đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng du lịch........................ 56 3.2.3. Định hướng về thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái ................................ 57 3.2.4. Định hướng về đa dạng hóa các loại hình du lịch sinh thái .............................. 57 3.2.5. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch sinh thái .............. 57 3.2.6. Định hướng về bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng ........................................... 57 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015 .............................................. 58 3.3.1. Giải pháp về qui hoạch ..................................................................................... 58 3.3.2. Giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng du lịch ........................... 60 3.3.3. Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái.................. 66 3.3.4. Giải pháp về xúc tiến và quảng bá du lịch........................................................ 66 3.3.5. Giải pháp về sản phẩm du lịch sinh thái ........................................................... 68 3.3.6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực................................................................. 68 3.3.7. Giải pháp về môi trường và bảo vệ rừng .......................................................... 69 3.3.8. Giải pháp về quản lý các dịch vụ du lịch và khách sạn – nhà trọ ..................... 71 3.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 72 3.4.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ ............................................................................ 72 3.4.2. Kiến nghị đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 73 3.4.3. Kiến nghị đối với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 73 3.4.4. Kiến nghị đối với UBND huyện Cần Giờ ........................................................ 74 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦU --------- 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Nói chung, đó là hình thức kinh doanh du lịch đặc biệt về thoả mãn nhu cầu nghỉ dưỡng, tìm tòi khám phá về thiên nhiên, văn hoá và những vùng đất mới. Trong xã hội công nghiệp, tình trạng ô nhiễm và nhịp độ hoạt động ngày càng cao, vì vậy con người có xu hướng mong muốn hoà mình với thiên nhiên nhằm tìm kiếm sự yên bình, trong sạch của môi trường và khám phá những điều mới lạ. Do vậy, trở về với thiên nhiên cũng là xu thế phát triển hiện nay của hoạt động du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, du lịch, khoa học công nghệ lớn của cả nước. Dù vậy, huyện Cần Giờ hiện vẫn là một trong những huyện khó khăn nhất của Thành phố, chưa tương xứng với thực trạng phát triển của Thành phố. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế nói chung, tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển và đặc biệt là kinh tế du lịch nói riêng rất lớn. Là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, có vùng đất ngập mặn và Rừng Sác có hệ động thực vật phong phú đa dạng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cần Giờ có ưu thế so với các quận huyện khác của Thành phố trong việc khai thác tài nguyên rừng, biển và đặc biệt là du lịch sinh thái với mô hình phát triển bền vững. Nếu như hướng Bắc và hướng Đông của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp các có tỉnh có đặc thù du lịch sinh thái về rừng nhiệt đới thì Cần Giờ – phía Nam của Thành phố có đặc thù du lịch sinh thái về hệ thống rừng ngập mặn. Điều này tạo ra một quần thể thực vật khép kín và đa dạng. Do đó, phát triển Cần Giờ trở thành một trong những trung tâm du lịch về du lịch sinh thái có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn và tính cấp thiết của vấn đề trên, với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển nền kinh tế huyện nhà, chúng tôi đã chọn đề tài: “Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình.
- Trang 5 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ. - Đánh giá những thực trạng và tìm hiểu tiềm năng sẵn có phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ trong những năm gần đây, làm cơ sở để quy hoạch mang tính định hướng các phân khu chức năng, các sản phẩm và các hoạt động du lịch ở huyện Cần Giờ. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đồng bộ để thực hiện các định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về mặt không gian : đây là đề tài về định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ. Do đó, phạm vi nghiên cứu chúng tôi xác định là sẽ tập trung vào việc đề ra các định hướng quy hoạch về không gian, sản phẩm và các tuyến, điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Cần Giờ; đồng thời khuyến cáo về các tác động không tốt đến môi trường thiên nhiên cũng như những giải pháp, kiến nghị để thực hiện định hướng đó. - Về mặt thời gian : đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trong vòng 6 tháng (từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 8 năm 2006). Ngoài ra, để hoàn thành đề tài chúng tôi còn nghiên cứu rất nhiều tài liệu, văn bản pháp lý của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Viện Kinh tế Thành phố và Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Cần Giờ liên quan đến phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu đối với đề tài là phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp mô tả; thông qua các kỹ thuật chính là quan sát, so sánh, phân tích, thống kê và dự báo.
- Trang 6 5. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Cho đến nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu của Thành phố, Huyện, của các chuyên gia đầu tư cũng như của các công ty du lịch về vấn đề phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích tiềm năng, thế mạnh của du lịch sinh thái Cần Giờ nói chung và đưa ra các chiến lược phát triển toàn diện du lịch. Thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về du lịch sinh thái, mà đặc biệt là chưa đưa ra những quy hoạch các phân khu chức năng, các sản phẩm và các hoạt động du lịch ở huyện Cần Giờ; đồng thời các đề tài này chưa có những giải pháp cụ thể, chặt chẽ đáp ứng kịp thời những vấn đề đang nảy sinh từ thực tế hoạt động du lịch của huyện. Do đó, chúng tôi quan tâm đến vấn đề này, tìm cách đi sâu, hiểu rõ thực tế hoạt động của ngành, cố gắng nắm bắt được những tiềm năng to lớn cũng như những tồn đọng cần giải quyết của du lịch huyện mà chủ yếu đi sâu vào du lịch sinh thái; từ đó đưa ra các định hướng quy hoạch về không gian, sản phẩm và các tuyến, điểm du lịch sinh thái và những giải pháp cấp thiết cũng như lâu dài cho phát triển du lịch sinh thái nơi đây, với mong muốn góp phần nào công sức vào việc phát triển du lịch sinh thái huyện nhà cũng như làm phong phú thêm tài liệu du lịch sinh thái vốn dĩ rất hiếm hoi tại Việt Nam. Có thể coi đây là một công trình rất mới, có giá trị để tham khảo và áp dụng. 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu trong 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái Chương 2 : Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015
- Trang 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái (1992), do mỗi quốc gia có đặc điểm khác nhau về địa hình, kinh tế, văn hoá – xã hội…, du lịch sinh thái được hiểu dưới nhiều gốc độ khác nhau. Và ở mỗi quốc gia có một định nghĩa riêng về loại hình du lịch sinh thái. Trong cuộc hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999, đã đưa ra khái niệm: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho sự nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. 1.1. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI Với cách hiểu như trên, theo chúng tôi, hoạt động du lịch sinh thái với các đặc điểm riêng của mình đã đem lại lợi ích cho ngành du lịch nói chung về nhiều mặt. Cụ thể : 1..1.1. Lợi ích sinh thái : Muốn du lịch sinh thái của một vùng phát triển mạnh, đòi hỏi trước hết, hệ sinh thái vùng đó phải thật sự đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tham quan của du khách. Thông qua các hoạt động, du lịch sinh thái sẽ giúp cho các loài động thực vật quí hiếm gìn giữ và bảo tồn, góp phần bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học… Do đó, du lịch sinh thái phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện cho các quy trình sinh thái cũ cũng như mới diễn ra liên tục hơn và ngăn chặn bớt việc phá hoại sinh thái. 1.1.2. Lợi ích kinh tế : Du lịch sinh thái ngày càng phát triển tạo điều kiện cho việc tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho các cộng đồng ở trong và quanh khu vực tổ chức hoạt
- Trang 8 động du lịch sinh thái. Doanh thu về nội tệ cũng như ngoại tệ sẽ tăng nếu như biết đầu tư phát triển đúng mức cho du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái cũng có thể góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, thúc đầy các ngành nghề khác cùng phát triển và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, du lịch sinh thái có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch (khách du lịch sinh thái chiếm 1/3 tổng số khách du lịch quốc tế và dự báo sẽ tăng từ 12% đến 15% mỗi năm). 1.1.3. Lợi ích cho xã hội : Du lịch sinh thái đã thúc đẩy việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Do hiện tượng đô thị hoá phát triển không ngừng đã cuốn hút con người theo dòng chảy của cuộc sống công nghiệp hoá, vật chất hoá và con người ngày càng bị tách rời với môi trường thiên nhiên, một vài hình ảnh thiên nhiên chỉ còn lại trong ký ức của mỗi người. Từ đó, cùng với sự phát triển du lịch, nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên thông qua con đường du lịch sinh thái đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Thông qua các hoạt động này, con người đã giúp cho các loài động thực vật quí hiếm được khôi phục gìn giữ và bảo tồn. Du lịch sinh thái không những giúp bảo tồn văn hoá mà còn góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, các lễ hội và phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư địa phương. Du lịch sinh thái kết hợp hài hoà cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và sinh thái. Do đó, du lịch sinh thái được xem như một mắt xích bền vững trong ngành du lịch đã tiếp cận toàn diện ba lĩnh vực: quy hoạch, quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa phương. Bên cạnh những hiệu quả mang lại trên, hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, cũng có một số tác động tiêu cực, như : - Nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, phá vỡ tính thống nhất và cân bằng của hệ sinh thái. - Du lịch sinh thái có thể làm xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống của các cộng đồng do sự thẩm thấu và sự giao thoa văn hoá giữa du khách với cư dân
- Trang 9 địa phương. Nó làm thương mại hoá các hoạt động văn hoá truyền thống. - Du lịch sinh thái sẽ ảnh hưởng đến không gian sống của cộng đồng địa phương. Nó có thể làm tăng sự phân hoá xã hội trong cộng đồng về thu nhập và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhóm người trong cộng đồng địa phương. 1.2. ĐỐI TƯỢNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI 1.2.1. Hệ sinh thái tự nhiên Đối với hoạt động du lịch sinh thái, các hệ sinh thái tự nhiên sau đây là đối tượng chủ yếu: - Hệ sinh thái vùng núi cao : Ở các nơi có độ cao từ 1500 – 2000 m trở lên so với mặt nước biển, được xem là nơi có bầu khí quyển trong lành nhất và hệ sinh thái này với thảm thực vật đa dạng và hệ động vật phong phú. - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm : Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai – Lâm Đồng). - Hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng : Yokdon – Bản Đôn Daklak. - Hệ sinh thái đất ngập nước : Đất ngập nước “Wet Land” tại các vùng đầm lầy, các vùng ngập nước thường xuyên hay không thường xuyên: nước ngọt, nước lợ hay nước mặn và bao gồm cả phần đất ngập nước ven biển với độ cao không quá 6m khi thuỷ triều xuống thấp (ví dụ: Cần Giờ, Amazone…, Kiêng Giang-Ngã 3 Hòn…) đây là môi trường sinh sống phát triển, cư trú của nhiều loại sinh vật, thực vật đặc hữu. - Hệ sinh thái biển : với sức hấp dẫn về độ sâu, thế giới dưới nước, cuộc sống của sinh vật dưới đấy biển… Sự phát triển của các chuyến du lịch lặn từ mấy năm gần đây cho thấy mô hình này rất thích hợp với loại hình du lịch sinh thái chứ không đơn thuần là một dạng du lịch thể thao dành riêng cho các vận động viên chuyên nghiệp. - Hệ sinh thái vùng cát ven biển : Bình Thuận, Ninh Thuận. - Hệ sinh thái ven bờ : bờ hồ, sông, suối, thác nước… cũng có sức hút đối với du lịch sinh thái.
- Trang 10 1.2.2. Hệ sinh thái nhân văn Tài nguyên nhân văn – xã hội cũng được xem là một đối tượng của du lịch sinh thái. Có những định nghĩa chỉ xem du lịch sinh thái là du lịch “xanh”. Do đó, đã làm cho nhiều người chỉ quan tâm đến hệ sinh thái tự nhiên mà bỏ qua hệ sinh thái nhân văn. Thực ra việc tìm hiểu một đặc điểm văn hoá hoặc hoà nhập với lối sống đời thường của một vùng với những phong tục tập quán mới lạ cũng là một nội dung của du lịch sinh thái, và đó gọi là hệ sinh thái nhân văn. Đối tượng của du lịch sinh thái nhân văn có thể là: - Nét văn hoá truyền thống - Các di tích văn hoá lịch sử : Trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có các di tích lịch sử – văn hoá; các công trình kiến trúc mang tính tôn giáo, quân sự, kinh tế. Đây là những công trình đánh dấu một sự kiện quan trọng nào đó của một quốc gia hoặc một địa phương. Nó cũng được xem là đối tượng của du lịch sinh thái nhân văn. 1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI 1.3.1. Nguyên tắc 1: Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái cần được tuân thủ. Bởi vì các giá trị về nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị của môi trường xã hội đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Sự xuống cấp hay thay đổi tập tục sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương đối với tác động của một hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có của khu vực và hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp và tác động ngược trở lại đối với du lịch sinh thái. 1.3.2. Nguyên tắc 2: Hoà nhập tự nguyện. Đây là nguyên tắc đòi hỏi khách du lịch phải hoà nhập một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá – xã hội theo theo hướng chấp nhận
- Trang 11 sự hạn chế của nó hơn là biến đổi, cải tạo môi trường cho thuận tiện theo ý muốn của một cá nhân nào đó. 1.3.3. Nguyên tắc 3: Lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái. Có nhiều lý do đòi hỏi cộng đồng địa phương cần được tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái. Cụ thể là : + Về mặt đạo đức và công bằng xã hội, cộng đồng địa phương là chủ nhân thật sự của các tài nguyên trong tự nhiên và nhân văn mà ngành du lịch phải dựa vào để thu hút khách. Cho nên họ có quyền tham gia và hưởng lợi từ những hoạt động trong du lịch trong khu vực. + Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nhằm nâng cao đời sống của cộng đồng. + Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp cho họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch. Vì vậy, họ cần phải cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần quan trọng đến sự phát triển bền vững của du lịch. 1.3.4. Nguyên tắc 4: Chia sẻ lợi ích từ du lịch. Lợi ích từ du lịch cần được phân bố rộng rãi đến các thành viên trong cộng đồng, cá nhân những người tham gia trực tiếp lẫn những người không tham gia trực tiếp. Phần lớn các mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng đều có liên quan đến việc phân chia lợi ích thu được từ du lịch. Nếu không được hưởng lợi ích, những thành viên trong cộng đồng có thể sẽ là những người phá hoại tích cực đến tài nguyên du lịch của cộng đồng. Ngoài ra, việc phân chia lợi ích cộng đồng sẽ góp phần làm giảm tính cạnh tranh không lành mạnh giữa những người tham gia làm du lịch. Đây là một trong những mối đe doạ tiềm ẩn đối với việc phát triển bền vững. Các chương trình phúc lợi công cộng và xã hội của cộng đồng địa phương sẽ đem đến lợi ích cho tất cả các
- Trang 12 thành viên trong cộng đồng. 1.3.5. Nguyên tắc 5: Góp phần thực hiện các chủ trương và chính sách Nhà nước. Xét về mặt vĩ mô, sự tham gia và hưởng các lợi ích từ hoạt động du lịch thì du lịch sinh thái còn đóng góp đáng kể cho các chủ trương, chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, xoá đói giảm nghèo, giảm chênh lệch của các vùng trong phát triển định canh, định cư, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội… Vì vậy, để nâng cao tính thực tiễn của các chính sách, các qui định thì cộng đồng đều phải có cơ hội tham gia vào các chương trình xây dựng sửa đổi các qui định. 1.3.6. Nguyên tắc 6: Hoạt động du lịch sinh thái có qui mô hợp lý. Yêu cầu số một của hoạt động du lịch sinh thái là không phá huỷ môi trường, làm tổn hại cuộc sống của các sinh vật, cư dân địa phương của môi trường đó. Cho nên, khi khai thác, cần chú ý đến một số yếu tố để bảo tồn tính bền vững của môi trường. Bất cứ một điểm du lịch nào cũng đòi hỏi một sự giới hạn nhất định về mặt số lượng. Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn đối với một điểm du lịch sinh thái. Hoạt động du lịch sinh thái càng hạn chế số lượng ở mức độ vừa phải, càng hạn chế du khách đạt mức tối đa bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Số lượng khách quá đông sẽ gây tiếng ồn, nguy hại đến môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các sinh vật ở đó. Tiêu chuẩn không gian của một điểm hoạt động du lịch sinh thái còn được qui định về “sức chứa”. “Sức chứa” bao gồm bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan đến lượng khách đến một địa điểm cụ thể. - Xét về khía cạnh vật lý, “sức chứa” ở đây được hiểu là số lượng du khách tối đa mà khu vực có thể tiếp xúc được.
- Trang 13 - Xét về mặt sinh học, “sức chứa” về mặt sinh thái tự nhiên là lượng khách đến vượt quá khả năng tiếp xúc của môi trường làm xuất hiện các tác động đến hệ sinh thái do hoạt động của bản thân du khách và do tiện nghi mà họ gây ra. - Về khía cạnh tâm lý, “sức chứa” được hiểu là giới hạn của lượng khách mà nếu vượt quá du khách sẽ cảm thấy hoạt động du lịch làm mức độ thoả mãn của du khách sẽ bị giảm xuống đến mức bình thường do tình trạng quá tải. Về mặt xã hội, “sức chứa” văn hoá xã hội là giới hạn mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động khách du lịch đến đời sống văn hoá xã hội kinh tế trong khu vực. Nguyên tắc qui mô không xuất phát từ yêu cầu bảo tồn, bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái mà còn xuất phát từ nhu cầu của đối tượng khách du lịch sinh thái đúng nghĩa. Do đó, nguyên tắc qui mô nên áp dụng không những cho hoạt động du lịch thuần tuý mà chúng cần phải được áp dụng cho cộng đồng địa phương để không làm ảnh hưởng đến các động vật hoang dã và cảnh quan. 1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia về xây dựng kế hoạch du lịch sinh thái Malaysia đã chấp nhận định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái là “hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hoá kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”. Du lịch sinh thái Malaysia xoay quanh các nội dung chính như sau: 1. Cần phải củng cố các cơ chế tham gia liên ngành, xây dựng trên cơ sở các sức mạnh và các thể chế hiện có. 2. Cần có sự nhất quán hơn giữa các bang về mặt quản lý hành chánh và
- Trang 14 pháp luật tại các điểm du lịch sinh thái, trong đó có cả vườn quốc gia và khu bảo vệ được dùng vào mục đích này. 3. Cần có cách tiếp cận khu vực, tương thích với 6 vùng du lịch như đã được nghiên cứu về chính sách du lịch xác định. 4. Các hoạt động du lịch sinh thái cũng như các tuyến đi lại quốc gia cần được xác định và khuyến khích. 5. Đối với mỗi điểm cần xây dựng kịp thời các khái niệm về sức chứa và những giới hạn của sự biến đổi có thể chấp nhận được, ưu tiên những điểm nổi tiếng và những điểm có tầm quan trọng về kinh tế và môi trường; 6. Các chiến lược tiếp thị và khuyến mại cần được xây dựng ở các cấp địa phương quốc gia và quốc tế. 7. Cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào những hoạt động kinh tế – xã hội trong và xung quanh các điểm du lịch sinh thái; hơn thế nữa cần tạo ra các khuyến khích vật chất cho các doanh nghiệp du lịch nói chung. 8. Cần giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường, văn hoá và xã hội. 9. Đào tạo nhân lực cần phải trở thành chủ đề chính trong du lịch sinh thái. 10. Cần phải có những cơ chế giám sát và đánh giá sự tiến bộ trong quá trình phát triển du lịch sinh thái. 1.4.2. Kinh nghiệm của Nêpan về hoạt động du lịch sinh thái 1.4.2.1. Quan niệm về du lịch sinh thái của Nêpan Theo quan niệm của Nêpan, Du lịch sinh thái dựa vào ba tiền đề sau: - Đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch; - Tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch; - Sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào.
- Trang 15 Tóm lại, du lịch sinh thái đã trở thành một phần thiết yếu trong một chương trình tổng hợp nhằm làm tăng lợi ích cho càng nhiều người càng tốt mà không làm tổn hại đến các nguồn lực địa phương và chất lượng chuyến đi của du khách, trong khi đó du khách sẵn lòng trả chi phí chuyến cho các hoạt động bảo tồn. 1.4.1.2. Những bài học kinh nghiệm về du lịch sinh thái ở Nêpan - Hoạch định trước và quản lý nhằm nâng cao sức chứa du lịch: Điều này bao hàm việc xây dựng hạ tầng cơ sở và cơ sở vật chất một cách thích hợp có sự cân nhắc đúng đắn các khía cạnh xã hội, văn hoá và môi trường. Điều này cũng bao gồm xúc tiến các phương án khác nhau nhằm làm đi những áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nhân văn, chẳng hạn tìm tòi, giới thiệu các nguồn năng lượng thay thế cho nơi mà tại đó việc phá rừng là một vấn đề lớn. Một điểm cần nhớ rằng có việc hoạch định trước và quản lý tốt hơn thì tiềm năng du lịch cũng sẽ tăng lên. - Sự tham gia của người dân và khả năng có được sự bền vững: Nếu không có sự tham gia của các thành viên liên quan khác nhau trong suốt quá trình tiến triển thì các nỗ lực về du lịch sinh thái cũng sẽ không bền vững. Sự bền vững về mặt môi trường, kinh tế – xã hội và văn hoá là nguyên tắc cốt lõi chủ yếu của du lịch sinh thái nó cần được đưa ra một cách cẩn thận. Sự tham gia của các thành viên liên quan chủ chốt từ việc xác định chương trình, thiết kế, thực hiện, quản lý, giám sát và xây dựng nên cơ cấu tổ chức là then chốt để đạt được sự bền vững. Cơ chế khích lệ vật chất đầy đủ đối với người dân địa phương nhằm thu hút và lôi kéo họ vào chương trình. Điều này bao gồm cả việc sử dụng thu nhập từ du lịch dành cho sự phát triển và các hoạt động bảo tồn. Nó cũng bao hàm việc trao quyền cho người dân địa phương và tăng cường quyền sở hữu của họ, sự tín nhiệm và khả năng giải trình của chương trình. - Xúc tiến mối quan hệ liên ngành nhằm phân chia rộng rãi hơn các lợi ích có được từ du lịch: Du lịch sinh thái không nên bị coi là hoạt động riêng lẻ, nó cần thiết trở thành một bộ phận không thể tách rời trong phát triển cộng đồng và bảo tồn đa dạng
- Trang 16 sinh học. Nếu nó được hoạch định tốt, thì theo kinh nghiệm của Nêpan nó có thể trở thành một vũ khí lợi hại cho xúc tiến và khích lệ một quan hệ liên ngành trong các chương trình lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và phát triển cộng đồng. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ làm thế nào lợi nhuận của du lịch sinh thái sẽ được tối đa hoá cho khu vực cũng như dân địa phương. - Tiếp thị sản phẩm nhằm đầu tư bền vững: Du lịch sinh thái là một sản phẩm mới vì thế Marketing làm mấu chốt của sự đề đạt được thành công. Trừ phi điểm du lịch được tiếp thị tốt và người dân được một số lượng khách và lợi nhuận như dự kiến thì các nỗ lực về du lịch sinh thái mới có ý nghĩa đôi chút. Do vậy, người ta cần phải tham khảo ý kiến và chia sẻ thông tin với khối tư nhân và các cơ quan chức năng khác nhằm đề cao giá trị riêng có của điểm du lịch trên phạm vi cả trong nước và trên thế giới. - Giáo dục và vấn đề nhạy bén trong sự tôn trọng song phương: Du lịch mang đến nhiều cơ hội để tiếp xúc và quan hệ qua lại giữa nước chủ nhà và con người trên toàn thế giới. Nhưng để tạo nên một mối quan hệ vui vẻ và hữu ích cho nhau giữa khách và người dân địa phương thì cả hai bên cần phải biết đến văn hoá của nhau cũng như là những mong chờ và nhu cầu của họ. Do vậy, nhìn chung sự thành công của du lịch sinh thái phụ thuộc vào các chương trình giáo dục và các vấn đề mang tính nhạy cảm và cần tập trung đề cao sự tôn trọng lẫn nhau giữa du khách và người dân địa phương, song song với việc thúc đẩy sự hợp tác cùng nhau hướng tới sự nghiệp chung. 1.4.3 Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Trong khi du lịch sinh thái vì phát triển bền vững đang trở thành một trào lưu chính và phổ biến rộng lớn ở Thái Lan, thì đã có một số các hoạt động được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của nó. Các đơn vị điều hành tour, khách sạn, các cơ quan du lịch và chính quyền địa phương điều cố gắng tiếp thị sản phẩm du lịch của mình như là du lịch sinh thái, trên thực tế các hoạt động này chẳng khác loại du lịch thông thường là bao nhiêu nhưng chúng vẫn được tung ra thị trường dưới danh
- Trang 17 nghĩa du lịch sinh thái. Trong khi đó người ta lại phải phớt lời đi khả năng quản lý tài nguyên thiên nhiên của người dân bản địa. Tác động của các loại hình du lịch “du lịch sinh thái” như vậy đang lên ngôi với độ tăng trưởng nhanh chóng, hay nói một cách khác là như một sự “bùng nổ”, nhưng chẳng chóng bao lâu nó sẽ đi đến giai đoạn thoái trào. Mối quan hệ giữa người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một quan hệ gắn bó được thiết lập lâu đời. Ở nhiều nơi người dân địa phương sử dụng nguồn tài nguyên như phương tiện sống hay một kế sinh nhai của mình qua cách quản lý cục bộ và họ biết làm cách nào để bảo vệ, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh đi những tình trạng tàn phá tài nguyên. Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng đã được sử dụng để đề cao sự tham gia của người dân địa phương vào việc phát triển và quản lý du lịch. Nếu không có sự tham gia của người dân địa phương thì việc kiểm soát sử dụng tài nguyên rất khó khăn. Ở Thái Lan một số các chương trình du lịch sinh thái do người ngoài địa phương khởi xướng đã không thành công trong công tác bảo tồn, hoạch định không thích hợp. Từ quan điểm môi trường và kinh tế, nếu người dân địa phương không tham gia thì khu vực có thể bị khai thác quá mức và các nguồn tài nguyên mà du lịch dựa vào sẽ bị tàn phá. Bằng cách để người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, các chương trình du lịch có thể trách nhiệm và bền vững hơn về lâu dài. Hiến pháp mới của Thái Lan công nhận sự tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn của mình vì lợi ích của mình hơn là cho người ngoài tất cả lợi ích và lợi thế. Điều này tạo cơ sở cho người dân địa phương tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ngày càng được quan tâm ở Thái Lan được coi như là một hình thức du lịch bền vững được ưa thích hơn, vì những lý do: - Những người biết bảo tồn môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên mong muốn có được loại hoạt động du lịch có tác động thấp.
- Trang 18 - Việc phát triển bền vững không thể có được nếu người dân địa phương không được tham gia. Quan niệm này dựa trên những kinh nghiệm đời sống thực tế và được những đạo luật mới ủng hộ. - Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được sử dụng như là một mối liên kết hữu hiệu giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng. - Du khách mong muốn biết về kiến thức bản địa, lối sống, văn hoá, các hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên qua kinh nghiệm đích thực trực tiếp với người dân địa phương hơn là hướng dẫn viên du lịch. - Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tạo ra những cơ hội để các chương trình du lịch nhạy cảm hơn và nó khẳng định mức độ trách nhiệm cao từ cộng đồng để duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên (ngược với điều khi người ngoài tổ chức chương trình). - Những lợi thế về các kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương được người ngoài công nhận và họ sẽ đóng góp cho du lịch bền vững cũng như bảo tồn thiên nhiên. Bảo tồn tài nguyên Tạo nguồn thu Phân chia lợi ích thiên nhiên nhập Củng cố kiến thức Du lịch Cơ hội thu hút bản địa Cộng đồng khách Chiến lược phát Thiết lập quan hệ Khởi xướng tác Tạo quĩ bảo tồn triển cộng đồng với bên ngoài nhân bên ngoài SƠ ĐỒ 1.1 : Phát triển du lịch cộng đồng ở Thái Lan U U
- Trang 19 Tóm lại, trên đây là cơ sở lý thuyết và một số kinh nghiệm về việc khai thác, quản lý và phát triển các loại hình du lịch sinh thái ở một số nước. Các kinh nghiệm này, là nền tảng cơ bản để vận dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam, cụ thể được vận dụng vào việc quản lý và khai thác loại hình du lịch sinh thái tại Cần Giờ. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù ở một số nước rất khác nhau (về điều kiện tự nhiên, hệ động thực vật, về khả năng và phương thức quản lý…); Đặc biệt, tại Cần Giờ với hệ động, thực vật phong phú, hệ sinh thái rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, xứng đáng là “lá phổi xanh” của Thành phố trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn, làm màu mỡ đất đai, hạn chế ô nhiễm nước và không khí. Do đó, việc vận dụng phải được chọn lọc sao cho vừa phù hợp với các điều kiện trên; đồng thời, cũng phải phù hợp với thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại Cần Giờ, nhưng vẫn giữ được bản chất của du lịch sinh thái. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam của TP.HCM, có diện tích là 70.421,59 ha (bằng 33,6% diện tích của toàn Thành phố). Sau ngày giải phóng đến nay hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được hồi phục gần như hoàn toàn. Ngày 21/01/2000, rừng ngập mặn Cần Giờ chính thức gia nhập 368 khu dự trữ sinh quyển của 91 nước trên thế giới. Đặc điểm của khu vực này là rừng tái sinh tự nhiên bên cạnh hơn 20.000ha rừng được trồng mới. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống của hơn 200 loài động vật và 86 loài thực vật đã được ghi nhận. Với những đặc điểm như trên, Cần Giờ đã thật sự trở thành “một nhà máy lọc không khí” cho Thành phố và những vùng lân cận. Trong tương lai gần Cần Giờ sẽ trở thành một địa điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn của cả nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn