intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế, để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty máy trên thị trường thay thế tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ẮC QUY GS VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THAY THẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ẮC QUY GS VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THAY THẾ Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN SƠN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Sơn. Các số liệu sử dụng có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huyền
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẨN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ........................................................................4 6. Cấu trúc của nghiên cứu.................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH BÌNH ẮC QUY . TRÊN THỊ TRƯỜNG THAY THẾ ........................................................................5 1.1. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế .........5 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................... 5 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế.............................................................................. 7 1.1.2.1. Mô tả sản phẩm bình ắc quy .......................................................7 1.1.2.2. Khái quát về thị trường thay thế của sản phẩm bình ắc quy ......8
  5. 1.1.2.3. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế. .............................................................9 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế ................... 10 1.1.3.1. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm ..............................................10 1.1.3.2. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần bình ắc quy trên thị trường thay thế ..........................................................................11 1.1.3.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế của doanh nghiệp ................................ 12 1.1.3.4. Danh tiếng của thương hiệu ......................................................12 1.1.3.5. Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng ............................ 13 1.1.3.6. Khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ....................14 1.1.4. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất bình ắc quy trên thị trường thay thế. ....... 14 1.2. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế .......................15 1.2.1. Nhân tố bên ngoài ............................................................................. 15 1.2.1.1.Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô .......................................15 1.2.1.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô ......................................18 1.2.2. Nhân tố bên trong ............................................................................. 21 1.2.2.1. Nguồn nhân lực ..........................................................................21 1.2.2.2. Tài sản hữu hình.........................................................................22 1.2.2.3. Tài sản vô hình ...........................................................................22 1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...................................................................23
  6. 1.4. Một số kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................................. 25 1.4.1. Kinh nghiệm Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam – Lốp xe máy IRC .................................................................................................... 26 1.4.2. Kinh nghiệm Công ty TNHH Điện tử Philips Việt Nam ................. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ẮC QUY GS VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG ẮC QUY THAY THẾ ..........................................................................................................................30 2.1. Giới thiệu Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam. ..................................30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................... 30 2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh ....................................................................... 30 2.1.3. Sản phẩm ........................................................................................... 31 2.1.3.1. Bình ắc quy GS dành cho ô tô và tàu thuyền ............................. 31 2.1.3.2. Bình ắc quy GS dành cho xe máy ...............................................32 2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế của công ty từ năm 2008 đến năm 2014.......................................... 33 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế ....................................................................35 2.2.1. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm bình ắc quy GS trên thị trường thay thế.............................................................................................. 35 2.2.2. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần bình ắc quy GS dành trên thị trường thay thế ................................................................................. 39 2.2.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh bình ắc quy GS trên thị trường thay thế của GSV .................................................... 41 2.2.4. Danh tiếng của thương hiệu GS ...................................................... 42
  7. 2.2.5. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với bình ắc quy GS .................... 43 2.2.6. Khả năng thu hút nguồn nhân lực của GSV................................... 45 2.3. Phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế. ............................. 47 2.3.1. Nhân tố bên ngoài ............................................................................. 47 2.3.1.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ....................................47 2.3.1.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô ....................................51 2.3.2. Nhân tố bên trong ............................................................................. 56 2.3.2.1. Nguồn nhân lực ........................................................................56 2.3.2.2. Tài sản hữu hình ......................................................................58 2.3.2.3. Tài sản vô hình .........................................................................61 2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...................................................................63 2.5. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế. ....................................................65 2.5.1. Điểm mạnh ........................................................................................ 65 2.5.1.1. Sản phẩm bình ắc quy GS có chất lượng cao ..........................65 2.5.1.2. Sản phẩm bình ắc quy GS chiếm thị phần cao trên thị trường thay thế tại Việt Nam. .............................................................. 65 2.5.1.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế của GSV tốt........................................66 2.5.1.4. Thương hiệu GS là thương hiệu toàn cầu, danh tiếng số 1 Nhật Bản. ..........................................................................................66 2.5.1.5. Hệ thống mạng lưới phân phối sâu rộng khắp Việt Nam ........67 2.5.1.6. Nguồn nhân lực chất lượng cao...............................................67
  8. 2.5.2. Điểm yếu ............................................................................................ 67 2.5.2.1. Khả năng cạnh tranh về giá bán thấp ........................................67 2.5.2.2. Kỹ năng quản trị điều hành của doanh nghiệp còn hạn chế .....67 2.5.2.3. Trình độ các chuyên viên kỹ thuật công ty đào tạo cho các NPP còn thấp .....................................................................................68 2.5.2.4. Công ty chưa có chiến lược phát triển cho nguồn nhân lực theo các cấp trong dài hạn ................................................................ 68 2.5.3. Cơ hội................................................................................................. 68 2.5.3.1. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển .......68 2.5.3.2. Tình hình chính trị Việt Nam ổn định ........................................69 2.5.3.3. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập cuối năm 2015 .....69 2.5.4. Thách thức ........................................................................................ 69 2.5.4.1. Bình ắc quy trên thị trường thay thế có xu hướng bão hòa .......69 2.5.4.2. Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong nước ....................70 2.5.4.3. Sự cạnh tranh gay gắt từ các bình ắc quy ngoại nhập ..............70 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ẮC QUY GS VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THAY THẾ ..........................................................................................................................71 3.1. Quan điểm định hướng sự phát triển Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam. ............................................................................................................71 3.1.1. Các quan điểm phát triển Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam. .. 71 3.1.2. Mục tiêu định hướng phát triển của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam đến năm 2020. .................................................................. 72 3.1.2.1. Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm ắc quy ......................................72
  9. 3.1.2.2. Củng cố hệ thống phân phối trên thị trường thay thế và phát triển bình ắc quy công nghiệp tại thị trường Việt Nam ...........72 3.1.2.3. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN và các nước ngoại khối. ..........................................................................................73 3.1.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................73 3.1.2.5. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường và đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội ...................................................73 3.2. Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh thế của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay đến năm 2020. ..................................74 3.2.1. Nâng cao lợi thế cạnh tranh bình ắc quy trên thị trường thay thế. 74 3.2.2. Tăng thị phần bình ắc quy GS trên thị trường Việt Nam ............... 74 3.2.3. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu GS .............................................. 74 3.2.4. Giảm thiểu hiện tượng bán phá giá, lấn vùng của các NPP trên thị trường thay thế ................................................................................. 75 3.2.5. Nâng cao trình độ tay nghề các chuyên viên kỹ thuật của các NPP trên thị trường thay thế. ................................................................... 75 3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân sản xuất bình ắc quy ..... 75 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế của thời gian tới. .......................75 3.3.1. Các giải pháp phát huy điểm mạnh.................................................. 75 3.3.1.1. Tăng thị phần bình ắc quy GS trên thị trường thay thế ............75 3.3.1.2. Đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN khi AEC thành lập ..................................................................................................78 3.3.1.3. Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................78 3.3.1.4. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu GS .......................................81
  10. 3.3.2. Các giải pháp khắc phục điểm yếu................................................... 83 3.3.2.1. Nâng cao lợi thế cạnh tranh bình ắc quy trên thị trường thay thế. ............................................................................................ 83 3.3.2.2. Tăng cường kiểm soát thị trường, giảm thiểu phá giá lấn vùng. ..................................................................................................84 KẾT LUẬN .......................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEC : ASEAN Economic Community – Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN : Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á FTA : Free Trade Agreement – Hiệp định thương mại tự do GSV : GS Battery Vietnam Co,.Ltd. - Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam ISO : The International Organization for Standardization - Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa NLCT : Năng lực cạnh tranh NPP : Nhà phân phối OEM : Official Equipment Manufacturer - Nhà sản xuất thiết bị chính thức PAC : Dry Cell and Storage Battery JSC - Công ty Cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam SXKD : Sản xuất kinh doanh
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................... 25 Bảng 2.1: Bảng giá công bố bình ắc quy dành cho xe máy dung lượng 5Ah của GS và các thương hiệu khác năm 2015 ........................................................ 37 Bảng 2.2: Bảng giá công bố bình ắc quy ô tô dung lượng 100Ah của GS và các thương hiệu khác năm 2015.................................................................... 38 Bảng 2.3: Trình độ nguồn nhân lực của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam (Đến ngày 31/12/2014) .................................................................................... 57 Bảng 2.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty GSV, Pinaco và Globe ........... 64 Bảng 3.1: Các loại tiêu chuẩn của “Hệ thống cửa hàng bán lẻ” .............................. 76
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Cấu tạo bình ắc quy.................................................................................. 7 Hình 1.2: Cấu tạo tấm lắc của bình ắc quy ............................................................. 8 Hình 1.3: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter ................................ 18 Hình 2.1: Bình ắc quy GS dành cho ô tô, tàu thuyền ............................................... 32 Hình 2.2: Bình ắc quy GS dành cho xe máy ............................................................ 32 Hình 2.3: Doanh số trước thuế bình ắc quy GS trên thị trường thay thế giai đoạn 2008 – 2014 ............................................................................................ 33 Hình 2.4: Biểu đồ đánh giá chất lượng các thương hiệu bình ắc quy dành cho xe máy của người tiêu dùng năm 2013........................................................ 35 Hình 2.5: Biểu đồ đánh giá chất lượng các thương hiệu bình ắc quy dành cho ô tô của người tiêu dùng cuối cùng năm 2013 ............................................... 36 Hình 2.6: Biểu đồ thị phần các thương hiệu bình ắc quy dành cho xe máy trên thị trường thay thế năm 2013 ....................................................................... 40 Hình 2.7: Biểu đồ thị phần các thương hiệu bình ắc quy ô tô trên thị trường thay thế năm 2013 ................................................................................................ 41 Hình 2.8: Biểu đồ doanh số bình ắc quy GS trên thị trường thay thế 6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 ....................................................... 42 Hình 2.9: Kết quả nhận diện thương hiệu bình ắc quy dành cho xe máy của người tiêu dùng năm 2013 ................................................................................ 44 Hình 2.10: Kết quả nhận diện thương hiệu bình ắc quy dành cho xe ô tô của người tiêu dùng năm 2013 ................................................................................ 45 Hình 2.11: Người tiêu dùng đánh giá các nhân tố quan trọng khi mua một bình ắc quy dành cho xe máy .............................................................................. 52 Hình 2.12: Người tiêu dùng đánh giá các nhân tố quan trọng khi mua một bình ắc quy ô tô ................................................................................................... 53 Hình 2.13: Hệ thống phân phối bình ắc quy GS tại Việt Nam ................................ 60
  14. 1 PHẨN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tốc độ sản xuất công nghiệp gia tăng, giao thông vận tải ngày càng phát triển. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu trong nước tăng vọt cùng với sự ổn định về chính trị và kinh tế, cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện là những yếu tố hấp dẫn không chỉ những doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường mà cả những doanh nghiệp mới tiếp tục đầu tư vào thị trường bình ắc quy tại Việt Nam. Điều đó đã khiến sự cạnh tranh trên thị trường linh kiện thay thế nói chung và thị trường bình ắc quy nói riêng ngày càng trở nên gay gắt. Để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay gắt đó, các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bình ắc quy tại Việt Nam như Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam (GSV) – sản phẩm bình ắc quy GS, Công ty Cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PAC) – sản phẩm bình ắc quy Pinaco, Công ty TNHH Lê Long Việt Nam – sản phẩm bình ắc quy Globe,... và các công ty kinh doanh bình ắc quy ngoại nhập phải thường xuyên phân tích để nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở thực tiễn và có thể đưa ra những hướng đi, những giải pháp phù hợp nhất cho riêng mình. Hiện tại, bình ắc quy GS của GSV đang là một trong các sản phẩm được đánh giá cao tại thi trường Việt Nam với sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và đang cung cấp mạnh bình ắc quy lắp ráp xe máy và xe ô tô cho các hãng xe thống lĩnh thị trường Việt Nam hiện nay như: Honda, Yamaha, SYM, Suzuki, Piaggio, Toyota, Mitsubishi,... Cùng với hệ thống phân phối sâu rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước giúp GSV luôn đảm bảo phân phối hàng hóa đến tất cả người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy vị thế cạnh tranh của bình ắc quy GS khá vững chắc nhưng do nhu cầu tiêu dùng bình ắc quy trên thị trường Việt Nam đang có xu hướng bão hòa cùng với xu hướng toàn cầu hóa, tự do thương mại,
  15. 2 đặc biệt là tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới, bình ắc quy GS không chỉ phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ hiện tại về giá cả và dịch vụ gia tăng mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập về thương hiệu, về chất lượng sản phẩm và các dịch vụ tiện ích đi kèm để giữ vững thị phần. Do vậy, Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam cần phải đi sâu nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty dựa trên tình hình thị trường thực tế, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể để phát huy năng lực cạnh tranh hiện có và khắc phục các nhược điểm nhằm nâng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Chính vì lí do trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế” làm luận văn thạc sĩ, với mong muốn có thể góp phần cho sự phát triển bền vững của Công ty nơi mà tác giả đang công tác và hi vọng được gắn bó lâu dài. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của luận văn là tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế, để từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty máy trên thị trường thay thế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây:  Tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất bình ắc quy trên thị trường thay thế.  Phân tích, đánh giá làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế.  Đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế.
  16. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: thị trường mục tiêu của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tiến hành nghiên cứu hai chi nhánh công ty tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, vì đó là hai đơn vị chi phối toàn bộ hoạt động tiêu thụ bình ắc quy trên thị trường thay thế của công ty.  Về thời gian: chuỗi thời gian phân tích thực trạng được tập trung vào giai đoạn 2008 – 2014; còn các mục tiêu phát triển sẽ được dự báo đến 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên căn bản của phương pháp luận qui nạp (hay nghiên cứu định tính), các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để thực hiện đề tài này bao gồm:  Phương pháp thu thập thông tin:  Thông tin thứ cấp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin thứ cấp từ cơ sở dữ liệu của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam; Đồng thời, truy cập thông tin từ internet và các niên giám thống kê, sách, báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan đến sản phẩm bình ắc quy trên thị trường thay thế.  Thông tin sơ cấp: Lập bảng câu hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia làm cơ sở xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty  Phương pháp xử lý thông tin: Áp dụng phối hợp các phương pháp thống kê mô tả và qui nạp.  Công cụ xử lý thông tin: bảng tính điện tử Excel.
  17. 4 5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu của toàn bộ luận văn nhằm xây dựng cơ sở khoa học việc nâng cao năng lực cạnh tranh và các nhân tố tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế tạo linh kiện trên thị trường sản phẩm thay thế tại Việt Nam. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế tạo linh kiện trên thị trường sản phẩm thay thế tại Việt Nam chịu tác động bởi các nhân tố chính: nhân tố về mặt kinh tế, công nghệ sản xuất, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nguồn lực (tài chính và nhân lực). Bên cạnh đó, luận văn cũng nhằm để ra các giải pháp mang tính thực tiễn để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam có giá trị ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập và tư do hóa thương mại sâu như hiện nay. Nghiên cứu này cũng giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế tạo linh kiện trên thị trường sản phẩm thay thế. Đồng thời, nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến năng lực cạnh tranh và việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong các ngành về kinh doanh thương mại. 6. Cấu trúc của nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục gồm 3 chương như sau:  Chương 1: Cơ sở khoa học để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế.  Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế.  Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam trên thị trường thay thế.
  18. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH BÌNH ẮC QUY TRÊN THỊ TRƯỜNG THAY THẾ 1.1. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khái niệm năng lực cạnh tranh (NLCT) được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”. Theo Buckley (1988), NLCT của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình. Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” thì NLCT là việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp, đây
  19. 6 chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt được, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình (2004, trang 22). Như vậy, cho đến nay quan niệm về NLCT vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm NLCT của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và các cộng sự (2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lường), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động và là một quá trình. Ngoài ra, khi đưa ra khái niệm NCLT của doanh nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây: Một là, quan niệm NLCT cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và NLCT đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về NLCT cũng phải phù hợp với điều kiện mới. Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nhưng lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - cạnh tranh gay gắt, việc đưa ra khái niệm NLCT cho phù hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn giản. Hai là, NLCT cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. Ba là, NLCT của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các phương thức hiện đại –
  20. 7 không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế. Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm NLCT của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh (NLCT) của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình ắc quy trên thị trường thay thế. 1.1.2.1. Mô tả sản phẩm bình ắc quy Ắc quy là một thiết bị điện cần thiết của chiếc xe máy, ô tô và tàu thuyền, ngoài mục đích chính là khởi động động cơ, bình ắc quy còn cung cấp điện cho các thiết bị khác như: còi, đèn,... Cấu tạo bình ắc quy bao gồm các bộ phận như Hình 1.1: Hình 1.1: Cấu tạo bình ắc quy Phần cốt lỗi của một bình ắc quy là các tấm lắc (bản cực), ắc quy tốt hay không tốt phụ thuộc vào chất lượng của tấm lắc. Mỗi bình ắc quy bao gồm nhiều tấm lắc âm và tấm lắc dương được sắp xen kẻ bởi các tấm chắn như Hình 1.2 bên dưới:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1