Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCO Ngoại Thương Việt Nam
lượt xem 5
download
Việc nghiên cứu đề tài không chỉ cung cấp các cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại mà còn góp phần làm rõ thực tế thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2014-2018 diễn ra như thế nào, đồng thời chỉ rõ đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra, từ đó đề xuất các phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCO Ngoại Thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng (Hướng ứng dụng) Mã Số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUY NHỰT Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 201
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt. Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của Luận văn này! Học viên PHẠM THỊ THANH
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................2 1.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................3 1.5. Kết cấu của luận văn .................................................................................................................3 1.6. Đóng góp về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CÁC BIỂU HIỆN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ......... 5 2.1. Tổng Quan Về Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ...................................................5 2.2. Hoạt động kinh doanh và các biểu hiện của rủi ro tín dụng tại Vietcombank. .........................7 2.2.1. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank. .........................................................................7 2.2.2. Biểu hiện rủi ro tín dụng tại Vietcombank. .....................................................................11 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................................14 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG ......................................... 15 3.1. Tín dụng ngân hàng.................................................................................................................15
- 3.1.1. Khái niệm về tín dụng .....................................................................................................15 3.1.2. Phân loại tín dụng............................................................................................................15 3.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng .......................................................................................................17 3.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng...............................................................................17 3.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng ..................................................................................................18 3.2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại..................................................19 3.3. Đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. ...............................................................23 3.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ...............................................................................23 3.3.2. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...................................28 3.4. Sự cần thiết của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại...............37 3.5. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. .................................................................39 3.6. Tổng quan các nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng ................................................................42 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................................................44 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK ............................................................ 45 4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietcombank ............................................................................45 4.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Vietcombank ........................................................................58 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................................................61 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT. ............................................................. 62 Tóm tắt chương 5 ................................................................................................................................67 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG Bảng thống kê doanh thu, tổng tài sản và lợi Bảng 2.1 nhuận sau thuế tại Vietcombank giai đoạn 2014- 7-8 2018 Số liệu về hoạt động tín dụng tại Vietcombank 9-10 Bảng 2.2 giai đoạn 2014-2018 Tổng hợp một số chỉ tiêu về rủi ro tín dụng tại 11-12 Bảng 2.3 Vietcombank 2014-2018 Bảng 3.1 Phân nhóm theo chất lượng nợ 24 Bảng 3.2 Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor 33-34 Quy mô tài sản và Vốn chủ sở hữu của 45 Bảng 4.1 VIetcombank giai đoạn 2014-2018 Thống kê các chỉ tiêu quy mô tín dụng tại 46 Bảng 4.2 Vietcombank 2014-2018 Dư nợ tín dụng tại Vietcombank phân theo thời 48-49 Bảng 4.3 hạn cấp tín dụng giai đoạn 2014-2018 Dư nợ tín dụng tại Vietcombank phân theo ngành 49-50 Bảng 4.4 nghề cấp tín dụng giai đoạn 2014-2018 Dư nợ tín dụng tại Vietcombank phân theo chất 51 Bảng 4.5 lượng khoản vay giai đoạn 2014-2018 Số liệu nợ quá hạn tại Vietcombank giai đoạn 52 Bảng 4.6 2014-2018 Số liệu về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại 52 Bảng 4.7 Vietcombank giai đoạn 2014-2018 Số liệu về dự phòng rủi ro tín dụng tại 53 Bảng 4.8 Vietcombank 2014-2018 Số liệu về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại 54 Bảng 4.9 Vietcombank 2014-2018 Số liệu về thu nhập của hoạt động tín dụng trên Bảng 4.10 tổng thu nhập hoạt động tại Vietcombank giai 58 đoạn 2018-2019
- DANH MỤC HÌNH VẼ STT TÊN HÌNH TRANG Hình 3.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng 18 Hình 3.2 Một số mô hình đo lường rủi ro tín dụng 29 Hình 3.3 Các yếu tố trong mô hình 6C 29 Hình 4.1 Biểu diễn tổng tài sản của VCB từ năm 2014-2018 45 Biểu diễn vốn chủ sở hữu của VCB từ năm 2014- 46 Hình 4.2 2018 Tương quan giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc 47 Hình 4.3 độ tăng trưởng GDP Biểu đồ về vốn chủ sở hữu, nợ xấu và dự phòng rủi 53-54 Hình 4.4 ro tín dụng tại Vietcombank 2014-2018 Hình 4.5 Sơ đồ tổ chức tại Vietcombank 55
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên Viết Tắt Tên Đầy Đủ DN Doanh nghiệp NHTM Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam PGD Phòng Giao dịch RRTD Rủi ro tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TTS Tổng tài sản VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Tóm tắt: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận, do đó luôn tồn tại những rủi ro và một trong những rủi ro mà tất cả các ngân hàng thương mại đều phải đối mặt và quản trị, hạn chế đó là rủi ro tín dụng . Không là ngoại lệ, trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng tồn tại rủi ro tín dụng, vẫn tồn tại nợ xấu, những sai phạm trong quá trình cấp tín dụng, tiềm ẩn những rủi ro trong công tác tín dụng. Bằng phương pháp thống kê, thu thập và phân tích các số liệu tài chính từ năm 2014-2018 cũng như so sánh các biện pháp của Vietcombank trong hạn chế rủi ro tín dụng với các ngân hàng khác trong hệ thống, tác giả đã chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Vietcombank để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế rủi ro tín dụng để hoạt động tín dụng tại Vietcombank được an toàn và hiệu quả. Tác giả mong rằng bài viết có thể mang lại một cách nhìn bao quát về rủi ro tín dụng tại Vietcombank và đóng góp một phần nhỏ vào việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: tín dụng, rủi ro tín dụng, Vietcombank, hạn chế rủi ro ABSTRACT Title: Limit credit risks at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) Abstract: The most important goal of Commercial banks is making profits which get lots of risks. Especially, Credit risks is a truly problem that Commercial banks have to face with and deal to. No exception, in recent years, Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam has gotten own troubles related to credit risks such as bad debts and errors in the credit
- procedures. The Author used statistical methods, collecting and analyzing data methods as well as comparing the management of credit risks between banks not only to point out the situations and the main causes of credit risks at Vietcombank but also recommend the solutions to prevent and limit credit risks. The Author expects this research could bring an overview of credit risks and contribute a small effort to limit credit risks at Vietcombank in particular and the Vietnamese banking system in general. Keywords: credit, credit risk, Vietcombank, limit risk.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hệ thống ngân hàng thương mại cũng phát triển và không ngừng hoàn thiện, cung cấp nhiều nghiệp vụ khác nhau để phục vụ nền kinh tế như: huy động vốn, trung gian thanh toán, ngân hàng điện tử, tín dụng…Trong tất cả các nghiệp vụ thì đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ cơ bản mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như các tổ chức hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận khác, các ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, uy tín, trong trường hợp nghiêm trọng còn làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thua lỗ và quyết định đến sự tồn tại – phát triển của ngân hàng. Đặc biệt trong tình hình thực tế tăng trưởng tín dụng cao ở Việt Nam thì rủi ro tín dụng mà hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải đối mặt là rất đáng quan tâm. Trong giai đoạn từ cuối năm 2017 đến nay có thể thấy được vấn đề đáng quan ngại này thông qua các cảnh báo của các tổ chức uy tín thế giới như tổ chức xếp hạng tín dụng Standard and Poor’s và Fitch, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về rủi ro tín dụng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế không tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, rủi ro tín dụng trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2018 càng trở lên đáng quan ngại khi theo thống kê tại 23 ngân hàng trong 9 tháng đầu năm thì nợ xấu tăng tại hầu hết các ngân hàng, con số nợ xấu tại 23 ngân hàng này là hơn 83.200 tỷ đồng tăng 19% so với thời điểm đầu năm 2018. Điều đáng lo hơn cả là nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn tăng vọt, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ xấu của các ngân hàng. Cũng không là ngoại lệ, trong những năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cũng phải đối mặt với rủi ro tín dụng . Theo báo cáo của Ban điều hành tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank trong năm 2017 là 1.11% tức 6208 tỷ đồng . Đến thời điểm 31/03/2018 theo báo cáo tài chính hợp nhất giữ niên độ nợ xấu tại Vietcombank là 7896 tỷ , tăng
- 2 27,18% so với con số này vào thời điểm đầu năm, nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 14% và chiếm 28% tổng nợ xấu. Từ thực tế nợ xấu tăng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng, Vietcombank cũng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng và đặt ra yêu cầu cần thiết là phải tìm hiểu, làm rõ và kiểm soát rủi ro nên bài viết chọn chủ đề về Hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank để nhằm góp phần làm rõ hơn các nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế vấn đề này. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: phân tích thực trạng công tác tín dụng và rủi ro tín dụng tại Vietcombank, từ đó đưa ra giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng của Vietcombank từ năm 2014-2018. - Tìm hiểu biểu hiện rủi ro tín dụng của Vietcombank từ năm 2014-2018. - Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank giai đoạn từ 2014-2018 - Nghiên cứu các giải pháp nhằm khắc phục rủi ro tín dụng tại Vietcombank trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng, các biểu hiện rủi ro tín dụng của Vietcombank từ năm 2014-2018 như thế nào? - Các biểu hiện rủi ro tín dụng của Vietcombank từ năm 2014-2018 như thế nào? - Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank từ năm 2014-2018 là gì? - Giải pháp nào nhằm khắc phục, hạn chế rủi ro tín dụng Vietcombank trong thời gian tới? 1.3. Phương pháp nghiên cứu.
- 3 Đề tài nghiên cứu sử dụng các lý thuyết cơ bản và các lý luận khoa học về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Thu thập thông tin, dữ liệu từ các báo cáo thường niên. báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, một số ngân hàng trong nước, các bài báo, bài viết phân tích, các nghiên cứu trước và các thông tin có liên quan khác. Từ các dữ liệu thu thập được, tác giả phân tích và đưa ra các nhận xét, tổng hợp, kết luận về vấn đề rủi ro tín dụng. Bằng việc sử dụng phương pháp thông kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá các thông tin, dữ liệu thu thập được tác giả đi đến chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để từ những kết luận tổng hợp được, tác giả đưa ra các đề xuất giải pháp phù hợp. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ tập trung phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trên cơ sở phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính giai đoạn từ năm 2014-2018. 1.5. Kết cấu của luận văn Tóm tắt đề tài Lời cam đoan Mục lục Phụ lục Tóm tắt luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài
- 4 Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các biểu hiện rủi ro tín dụng tại Vietcombank. Chương 3: Tổng quan về rủi ro tín dụng. Chương 4: Phân tích rủi ro tín dụng và nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Vietcombank. Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank và một số đề xuất. Kết luận Tài liệu tham khảo 1.6. Đóng góp về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài không chỉ cung cấp các cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại mà còn góp phần làm rõ thực tế thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2014-2018 diễn ra như thế nào, đồng thời chỉ rõ đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra, từ đó đề xuất các phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank.
- 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CÁC BIỂU HIỆN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 2.1. Tổng Quan Về Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đây là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên, vinh dự được tiên phong và được Ngân hàng Nhà Nước lựa chọn thí điểm cổ phần hóa, 02/06/2008 sau khi phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Tiếp đó đến 9/2011, VCB còn tạo ra bước ngoặt quan trọng thông qua việc ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank- thuộc Tập đoàn tài chính Mizuho, một tập đoàn tài chính lớn thứ 3 Nhật bản và thứ 20 trên thế giới. Việc bán cổ phần chiến lược của Vietcombank đã trở thành thương vụ M&A lớn nhất trong năm 2011 và là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào tương lai và khả năng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam cũng như Vietcombank. Với lịch sử hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho sự phát triển của hệ thống tài chính- ngân hàng Việt Nam nói riêng, đây là ngân hàng nộp thuế doanh nghiệp lớn nhất. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…Vietcombank chính thức tham gia vào thị trường tiền tệ thế
- 6 giới, gia nhập tổ chức Swift, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế như Visa/MasterCard. VCB khẳng định được vị thế là ngân hàng chủ đạo trong thời kỳ đổi mới, hoạt động bám sát vào mục tiêu, tư tưởng Nghị quyết của đại hội Đảng, từng bước đổi mới và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Vietcombank còn được biết đến là một doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động cộng đồng cùng nhiều các chương trình vì an sinh xã hội. Với hệ thống thông tin, sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank hiện là NHTM hàng đầu Việt Nam với trên 15000 nhân viên, 500 Chi nhánh/PGD/Văn phòng Đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vietcombank nhận được nhiều sự tin cậy, luôn là lựa chọn hàng đầu của đối tác là khách hàng doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước; vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý từ Nhà nước, các tổ chức đánh giá uy tín trên thế giới như: Huân chương Độc lập hạng Ba (2003), Được tạp chí EUROMONEY bình chọn là “ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam” (2003), tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp (2004), Tạp chí Forbes tổ chức Lễ vinh danh "50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam" lần thứ 4 (2016), Tạp chí Nikkei bình chọn vào danh sách"Top 300 Công ty năng động nhất Châu Á (2016)…cùng nhiều giải thưởng và công nhận khác. Liên tục 3 năm liền từ năm 2015 -2017, Vietcombank vinh dự được EuroMoney bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Với thông điệp “Chung niềm tin vững tương lai”, Vietcombank luôn sẵn sàng đồng hành với khách hàng trên
- 7 con đường hướng tới tương lai với tầm nhìn và sứ mệnh trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực và một trong 300 Tập đoàn Tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo thông lệ quốc tế. Để đạt được những công nhận, những giải thưởng và đặc biệt là sự tin cậy từ đối tác, khách hàng đó, Vietcombank đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và chứng minh cụ thể qua kết quả hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng và phát triển bền vững. Vietcombank mang đến cho khách hàng gói dịch vụ ngân hàng đa dạng, với nhiều các sản phẩm dịch vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng, trong đó có thể kể đến một hoạt động tín dụng – một nghiệp vụ chính mang lại nguồn thu quan trọng luôn luôn được Vietcombank chú trọng đầu tư và phát triển. Chính vì thế, công tác quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank cũng được quan tâm và thực hiện một cách sát sao nhằm không ngừng nâng cao tính hiệu quả và chất lượng công tác tín dụng. 2.2. Hoạt động kinh doanh và các biểu hiện của rủi ro tín dụng tại Vietcombank. 2.2.1. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có những bước chuyển mình, bứt phá ngoạn mục thể hiện qua sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô và hiệu quả kinh doanh, với quy mô khách hàng gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu trong các báo cáo tài chính thường niên, các chỉ tiêu về Doanh thu thuần, tổng tải sản, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua các năm từ 2014 đến 2018. Bảng 2.1. Bảng thống kê doanh thu, tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế tại Vietcombank giai đoạn 2014-2018
- 8 Đơn vị tính: tỷ VND NĂM 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh thu thuần 12,009 15,453 18,528 21,938 28,409 Tổng tài sản 576,996 674,395 787,907 1,035,293 1,072,983 Lợi nhuận sau thuế 4,566 5,313 6,831 9,091 14,657 (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm Vietcombank từ 2014-2018) Theo số liệu ta thấy Vietcombank có hoạt động kinh doanh tiến triển rất tốt,liên tục tăng các chỉ tiêu sau các năm. Từ năm 2014 đến năm 2018, lợi nhuận tăng 321%. Kết quả kinh doanh tăng trưởng một cách ấn tượng. Năm 2017, Vietcombank đạt tổng giá trị tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng đạt mức 1,035,293 tỷ đồng, tăng 31.39% so với năm 2016, được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đánh giá là Ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất, Forbes xếp hạng Vietcombank là ngân hàng có thị giá lớn nhất. Năm 2018, lợi nhuận của Vietcombank đạt kỷ lục hơn 18.299 tỷ trước thuế và đạt 14,657 tỷ đồng sau thuế, đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 và hiển nhiên vượt kế hoạch. Tính đến cuối tháng 6/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt mức 977.681 tỷ đồng, giảm 5,56% so với mốc hơn 1 triệu tỷ đồng đạt được hồi đầu năm. Nguyên nhân chính khiến tài sản ngân hàng sụt giảm nằm ở khoản mục tiền gửi tại NHNN (giảm tới 85,8%, xuống còn 13.341 tỷ đồng) và tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác (giảm 38,8%, xuống 142.502 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo tài chính đến thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản đã đạt lại mốc trên 1 triệu tỷ đồng. Cho vay khách hàng của ngân hàng tính đến cuối năm 2018 đạt 632,632 tỷ đồng, tăng trưởng 13.43% so với năm 2017 trong khi tiền gửi khách hàng ở mức 802,222 tỷ đồng, tăng 13.22% so với đầu năm. Về kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt
- 9 động tín dụng vẫn đóng vai trò quan trọng khi mang về cho ngân hàng khoản thu nhập lãi cho vay khách hàng đạt 43.757 tỷ đồng trong năm 2018, tăng 20,99% so với năm 2017. Lũy kế năm 2018, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 28,409 tỷ đồng, tăng trưởng 29.5% so với năm 2017. Hoạt động dịch vụ năm 2018 cũng có sự khởi sắc khi mang về khoản lãi lũy kế năm 2018 đạt 3,401 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2017. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2018 không có nhiều biến động so năm 2017, đạt 2,226 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 47.64% so với năm 2017, đạt mức 249 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng 1.5 lần, lên 3,234 tỷ đồng trong khi thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần cũng báo lãi gấp 5,21 lần so với năm 2017, lên đạt mức 1,727 tỷ đồng. Theo đó, dù chi phí hoạt động trong kỳ tăng 14.68% (lên 13,609 tỷ đồng), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 19% (lên 7,378 tỷ đồng) nhưng kết thúc năm 2018, Vietcombank vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế 18.299 tỷ đồng, tăng tới 61.35% so với năm 2017. Năm 2018, ngân hàng đặt kế tổng tài sản tăng 14%, huy động vốn tăng 15%, tín dụng tăng 15%, nợ xấu dưới 1,5%. Lợi nhuận trước thuế 13.000 tỷ đồng, tăng 14,6% so với kết quả năm 2017 và đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu đặt ra. Hoạt động tín dụng cũng được ngân hàng này chú trọng và ngày một tăng về dư nợ. Đây là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt được mốc lợi nhuận trước thuế trên 10,000 tỷ và tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng. Riêng hoạt động tín dụng tại Vietcombank được ưu tiên định hướng phát triển, với một số con số cụ thể như sau: Bảng 2.2. Số liệu về hoạt động tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2014-2018
- 10 Đơn vị: tỷ đồng NĂM 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản 576,996 674,395 787,907 1,035,293 1,072,983 Dư nợ tín dụng 326,060 398,230 475,896 557,712 632,632 Dư nợ tín dụng/TTS 56.51% 59.05% 60.40% 53.87% 58.96% Tỉ lệ dư nợ tín dụng/huy 76.83% 79.07% 79.22% 76.74% 78,86% động vốn Chi phí dự phòng rủi ro 4,591 6,068 6,369 6,198 7,378 tín dụng (Nguồn: Báo cáo thường niên các năm Vietcombank từ 2014-2018) Từ thống kê trên, có thể nhận thấy dư nợ tín dụng tại Vietcombank liên tục tăng qua các năm. Hoạt động tín dụng luôn được chú trọng phát triển, điều này thể hiện qua các chính sách cụ thể để phát triển tín dụng như: Chú trọng bán hàng, phân đoạn khách hàng và xây dựng chính sách cho từng đoạn khách hàng, rà soát danh mục, đơn giản hóa hồ sơ thủ tục các sản phẩm tín dụng Lấy hoạt động bán lẻ làm nền tảng, đẩy mạnh tín dụng thể nhân và huy động vốn giá rẻ. Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng rút giảm dư nợ doanh nghiệp có tình hình tài chính suy giảm, khách hàng có lãi suất thấp và hiệu quả tổng thể không cao, các nhóm khách hàng có tính chất tư nhân, gia đình với tỉ lệ tài sản đảm bảo thấp. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn. Hoàn thiện, xây dựng các sản phẩm dụng phục vụ đời sống. Bằng những chính sách và định hướng cụ thể,hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng tại Vietcombank đạt được hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn