intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện mô hình vận hành nhà máy BTCO thông qua việc vận dụng kết hợp lý thuyết quản trị chi phí và quản trị vận hành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc áp dụng các lý thuyết này vào hoạt động vận hành của BTCO là hoàn toàn khả thi và mang lại giá trị về mặt tài chính và tạo được sự cạnh tranh do việc tạo ra sản phẩm có giá thành tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện mô hình vận hành nhà máy BTCO thông qua việc vận dụng kết hợp lý thuyết quản trị chi phí và quản trị vận hành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------------- ĐỖ TUẤN ANH HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VẬN HÀNH NHÀ MÁY BTCO THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG KẾT HỢP LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ QUẢN TRỊ VẬN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TPHCM – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------------- ĐỖ TUẤN ANH HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VẬN HÀNH NHÀ MÁY BTCO THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG KẾT HỢP LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ QUẢN TRỊ VẬN HÀNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Thạc sĩ Điều hành cao cấp) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HỒ ĐỨC HÙNG ‘ TPHCM – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện mô hình vận hành nhà máy BTCO thông qua việc vận dụng kết hợp lý thuyết quản trị chi phí và quản trị vận hành” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của riêng tôi, với sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Hồ Đức Hùng. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các tài liệu khác được sử dụng như là nguồn tham khảo và được nói rõ ở phần tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2017 Tác giả Đỗ Tuấn Anh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BIỂU ĐỒ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................................1 Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.........................................................................................2 Kết cấu của luận văn ...................................................................................................2 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO HOẠT ĐỘNG VÀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ VẬN HÀNH ..............................................3 1.1. Lý thuyết quản trị chi phí theo hoạt động ABC ...............................................3 1.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................3 1.1.2. Phƣơng pháp hạch toán chi phí truyền thống ......................................3 1.1.3. Ƣu điểm ...............................................................................................5 1.1.4. Nhƣợc điểm .........................................................................................5 1.1.5. Nội dung phƣơng pháp ABC trong doanh nghiệp sản xuất ................7 1.2. Phƣơng pháp quản trị theo hoạt động ABM ..................................................10 1.2.1. Mô hình Capacity ..............................................................................10 1.2.2. Đặc điểm mô hình Capacity ..............................................................12 1.2.3. Mối quan hệ giữa mô hình Capacity với ABM và ABC ...................14 1.2.4. Đo lƣờng giá trị nguồn lực tiêu hao theo mô hình Capacity .............14 1.2.5. Điều kiện vận dụng mô hình Capacity ..............................................17 1.2.6. Kết luận .............................................................................................18 1.3. Lý thuyết về quản trị vận hành ......................................................................19 1.3.1. Khái niệm quản trị vận hành .............................................................19 1.3.2. Mục tiêu của quản trị vận hành .........................................................20 1.3.3. Vai trò của quản trị vận hành ............................................................20 1.3.4. Nội dung của quản trị vận hành ........................................................21 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VẬN HÀNH NHÀ MÁY CHẾ BIẾN DỪA BTCO .......................................................................................................................25 2.1. Ngành Dừa Việt Nam ....................................................................................25 2.2. Công nghệ sản xuất cơm dừa sấy khô hiện nay .............................................32
  5. 2.2.1. Sơ đồ công nghệ ................................................................................32 2.2.2. Gọt vỏ lụa ..........................................................................................33 2.2.3. Rửa ....................................................................................................34 2.2.4. Khử trùng...........................................................................................34 2.2.5. Cắt......................................................................................................35 2.2.6. Hấp tiệt trùng .....................................................................................35 2.2.7. Sấy .....................................................................................................35 2.2.8. Sàng và đóng bao ..............................................................................37 2.3. Mức tiêu thụ nguyên, nhiên, vật liệu khi sản xuất cơm dừa sấy khô .............37 2.3.1. Cơm dừa ............................................................................................37 2.3.2. Nƣớc ..................................................................................................38 2.3.3. Các vấn đề môi trƣờng ......................................................................38 2.4. Hiện trạng hoạt động vận hành của BTCO ....................................................40 2.4.1. Công tác kinh doanh ..........................................................................40 2.4.2. Công tác sản xuất ..............................................................................40 2.4.3. Công tác nhân sự ...............................................................................43 2.4.4. Công tác tài chính ..............................................................................46 CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VẬN HÀNH NHÀ MÁY CHẾ BIẾN DỪA BTCO .............................................................................................................52 3.1. Giải pháp về hoàn thiện việc xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm ........................52 3.2. Giải pháp xác định năng lực sản xuất nhà máy .............................................53 3.3. Giải pháp về tổ chức định biên nhân sự .........................................................53 3.4. Các giải pháp về quản lý vận hành sản xuất ..................................................54 3.5. Các giải pháp về quản lý chất lƣợng vận hành/sản phẩm ..............................55 CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ VẬN HÀNH NHÀ MÁY BTCO ................................57 4.1. Xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm ......................................................................57 4.2. Xác định năng lực sản xuất nhà máy .............................................................57 4.3. Tổ chức nhân sự vận hành .............................................................................60 4.3.1. Sơ đồ tổ chức điều chỉnh ...................................................................60 4.3.2. Bố trí thời gian và mật độ làm việc ...................................................61 4.3.3. Phân bổ nhận sự theo quy trình sản xuất ...........................................61 4.4. Kết quả vận hành sản xuất .............................................................................62 4.4.1. Quản lý điều độ sản xuất ...................................................................62 4.4.2. Quản lý tiếp nhận nguyên liệu trong sản xuất ...................................62 4.4.3. Quản lý điều phối nhiên liệu trấu ......................................................63 4.4.4. Quản lý điều phối vật tƣ ....................................................................64 4.4.5. Quản lý khâu cân – lựa – rửa.............................................................64 4.4.6. Quản lý khâu nạp liệu – nghiền .........................................................64 4.4.7. Quản lý khâu sấy ...............................................................................65 4.4.8. Quản lý khâu đóng gói – nhập kho ...................................................66
  6. 4.4.9. Quản lý máy móc thiết bị ..................................................................66 4.5. Kiểm soát chất lƣợng vận hành ......................................................................67 4.5.1. Kiểm soát hệ thống phụ trợ ...............................................................67 4.5.2. Kiểm soát chất lƣợng nguyên liệu đầu vào .......................................68 4.5.3. Kiểm soát quá trình xay nguyên liệu cơm dừa tƣơi ..........................68 4.5.4. Kiểm soát chất lƣợng khâu thanh trùng ............................................69 4.5.5. Kiểm soát chất lƣợng khâu sấy .........................................................69 4.5.6. Kiểm soát chất lƣợng thành phẩm .....................................................70 4.5.7. Kiểm soát hàng hóa trong kho ...........................................................71 4.6. Chi phí nhân sự ..............................................................................................71 4.7. Tỷ lệ tiêu hao..................................................................................................72 4.8. Giá thành sản xuất ..........................................................................................74 CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN .....................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu & Chữ viết đầy đủ Từ viết tắt Activities base Cost – Phƣơng pháp ghi nhận chi phí thông qua hoạt ABC động Activities base Management – Phƣơng pháp quản trị thông qua hoạt ABM động APCC Hiệp hội Dừa Châu Á Thái Bình Dƣơng Betrimex Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre BTCO Công ty TNHH MTV Thƣơng mại dịch vụ xuất nhập khẩu BTCO CDSK Cơm dừa sấy khô FAO Tổ chức Nông lƣơng thế giới Fine Fine (Cơm dừa sấy khô hạt mịn) GMP Good Manufacturing Practice (Thực hành sản xuất tốt hơn) Hazard Analysis and Critical Control Point System (Hệ thống phân HACCP tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) KPH Không phù hợp Me Medium (Cơm dừa sấy khô hạt trung bình) MMTB Máy móc thiết bị NCC Nhà cung cấp OM Operation Management – Quản trị vận hành PCCC Phòng cháy chữa cháy QC Quality Control (Quản lý chất lƣợng) TPC Vi sinh vật hiếu khí
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 : Mô hình Capacity của CAM-I......................................................13 Hình 2.1 : Số lƣợng xuất khẩu sản phẩm dừa Bến Tre 6 tháng 2014 ...........27 Hình 2.2: Giá trị xuất khẩu sản phẩm dừa Bến Tre 6 tháng 2014 .................28
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Diện tích trồng dừa các tỉnh Việt Nam ........................................29 Bảng 2.2 : Diện tích và sản lƣợng dừa các tỉnh .............................................29 Bảng 2.3 : Giá trị tạo ra của sản phẩm dừa ...................................................31 Bảng 2.4 : Giá trị mang lại từ ngành dừa ......................................................31 Bảng 2.5 : Định mức sản xuất Cơm dừa sấy khô ..........................................38 Bảng 2.6 : Tính chất nƣớc thải tại nhà máy cơm dừa sấy khô ......................39 Bảng 2.7 : Kết quả đo đạc khí thải lò hơi ......................................................39 Bảng 2.8 : Sản lƣợng tiêu thụ CDSK các năm ..............................................40 Bảng 2.9 : So sánh sản lƣợng TH/KH từ 2013-2015 ....................................41 Bảng 2.10 : Thông số nhiệt độ máy sấy ........................................................43 Bảng 2.11 : Định biên nhân sự 2015 .............................................................45 Bảng 2.12 : Chỉ tiêu cân đối kế toán .............................................................46 Bảng 2.13 : Chỉ tiêu kết quả kinh doanh .......................................................47 Bảng 2.14 : Bảng so sánh chỉ tiêu tăng trƣởng các năm ...............................48 Bảng 2.15 : Bảng chỉ tiêu sinh lợi ................................................................48 Bảng 2.16 : Bảng giá mua cơm dừa 9.2015 ..................................................49 Bảng 2.17 : Bảng theo dõi định mức tiêu hao 9 tháng 2015 .........................51 Bảng 3.1 : Tiêu chí hoàn thiện việc xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm .............52 Bảng 3.2 : Bảng tiêu chí xác định năng lực nhà máy ....................................53 Bảng 4.1 : Tiêu chuẩn sản phẩm CDSK ........................................................57 Bảng 4.2 : Công suất toàn nhà máy tối ƣu ....................................................58 Bảng 4.3 : Công suất từng khâu trong quy trình sản xuất .............................59 Bảng 4.4 : Định biên nhân sự (điều chỉnh giảm) ...........................................61 Bảng 4.5 : Kết quả điều độ sản xuất tháng 4.2016 ........................................62 Bảng 4.6 : Kết quả nhận nguyên liệu tháng 4.2016 ......................................63 Bảng 4.7 : Tình hình điều phối trấu ...............................................................63 Bảng 4.8 : Kết quả công việc khâu cân – lựa – rửa .......................................64 Bảng 4.9 : Kế hoạch bảo dƣỡng máy móc thiết bị ........................................67
  10. Bảng 4.10 : Kết quả kiểm soát chất lƣợng nguyên liệu đầu vào ...................68 Bảng 4.11 : Nhiệt độ sấy tháng 4.2016 .........................................................69 Bảng 4.12 : Tồn kho sản phẩm ......................................................................71 Bảng 4.13: Tổng hợp chi phí nhân sự............................................................72 Bảng 4.14 : Tỷ lệ tiêu hao cơm dừa tƣơi sản xuất .........................................72 Bảng 4.15 : Tiêu hao sản xuất .......................................................................73 Bảng 4.16 : Tỷ trọng tiêu hao ........................................................................73 Bảng 4.17 : Giá thành sản xuất tháng 4.2016 ................................................74
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa Chi phí và Hoạt động ......................................16 Sơ đồ 2.1 : Chuỗi giá trị ngành dừa ...............................................................28 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ sản phẩm từ dừa .................................................................30 Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ công nghệ sản xuất Cơm dừa sấy khô ..............................33 Sơ đồ 2.4 : Mặt bằng nhà máy BTCO ..........................................................41 Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ tổ chức (chƣa điều chỉnh) .................................................44 Sơ đồ 4.1 : Sơ đồ tổ chức điều chỉnh .............................................................60
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Phát triển diện tích trồng dừa ở Việt Nam ...............................25 Biểu đồ 2.2 : Phát triển năng suất và sản lƣợng dừa ở Việt Nam .................26 Biểu đồ 2.3 : Giá trị gia tăng tính trên 1000 trái dừa.....................................26 Biểu đồ 2.4 : Quy mô trồng dừa các hộ dân tại VN ......................................27 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tiêu hao cơm dừa tƣơi nguyên liệu 9 tháng 2015 ............50 Biểu đồ 4.1: Thời gian sản xuất của BTCO ..................................................61
  13. 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài Bến Tre là tỉnh trồng dừa lớn nhất Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất của Việt Nam chủ yếu tập trung vào sản phẩm có giá trị gia tăng thấp nhƣ xuất khẩu dừa khô trái hoặc chế biến cơm dừa sấy khô. Với đặc điểm vùng nguyên liệu có chất lƣợng dừa trái rất tốt nên nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan tham gia thu gom nguyên liệu nên làm cho bức tranh nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động đặc biệt về giá mua. Các đơn vị của Thái Lan, Trung Quốc mua dừa để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị thƣơng phẩm cao nhƣ : sữa dừa, dầu dừa…trong khi đó, các đơn vị Việt Nam trong đó có BTCO lại chỉ sản xuất cơm dừa sấy khô có giá trị thấp hơn. Do đó, việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu ngày càng trở nên gay gắt và căng thẳng do giá thu mua nguyên liệu đƣợc đẩy lên cao. Công ty TNHH MTV TM-DV Xuất Nhập khẩu BTCO (BTCO) là doanh nghiệp thành viên của Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) hoạt động trong lĩnh vực SX, chế biến sản phẩm từ dừa nhƣ cơm dừa sấy khô (chính), chỉ sơ dừa, lƣới sơ dừa, than hoạt tính. Bức tranh thu mua nguyên liệu có sự tham gia không những doanh nghiệp trong nƣớc mà còn nƣớc ngoài trực tiếp thu gom số lƣợng lớn. Do đó, yếu tố đầu vào đã làm cho giá trị sản xuất tăng cao, đẩy giá thành sản xuất tăng nhanh và ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Việc kiểm soát giá đầu vào là vô cùng khó khăn, vì thế BTCO cần xem xét lại và áp dụng phƣơng pháp quản trị hoạt động mới nhằm tối ƣu hóa chi phí vận hành, tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí với các DN khác. Với bối cảnh đó, học viên chọn đề tài “Hoàn thiện mô hình vận hành Nhà máy BTCO thông qua việc vận dụng kết hợp lý thuyết quản trị chi phí theo hoạt động và quản trị vận hành”.
  14. 2 Mục tiêu nghiên cứu Tập trung vào 2 mục tiêu : Mục tiêu 1 : Nghiên cứu thực trạng mô hình quản trị vận hành của doanh nghiệp với các đặc điểm sau : (1) đánh giá mô tả lại đặc tính sản phẩm với các tiêu chí cụ thể để sản xuất và kiểm soát chất lƣợng; (2) rà soát công tác tổ chức các khâu sản xuất bằng việc mô tả công việc, thiết lập máy móc thiết bị, xây dựng định mức sản xuất từng khâu theo tiêu chí sản lƣợng và thời gian. Mục tiêu 2 : Kiến nghị giải pháp triển khai và hoàn thiện mô hình vận hành, đảm bảo hoạt động gắn liền với chi phí phát sinh tƣơng ứng. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu : quan sát, phân tích và tổng hợp. Quá trình quan sát : đánh giá công nghệ sản xuất và hiện trạng hoạt động vận hành của Nhà máy BTCO. Quá trình phân tích gồm có việc nghiên cứu lý thuyết về quản trị chi phí qua hoạt động và lý thuyết vận hành, triển khai áp dụng vào hoạt động thực tiễn vào tháng 4.2016. Quá trình tổng hợp kết quả vận hành và đƣa ra kiến nghị hoàn thiện. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Việc áp dụng các lý thuyết này vào hoạt động vận hành của BTCO là hoàn toàn khả thi và mang lại giá trị về mặt tài chính và tạo đƣợc sự cạnh tranh do việc tạo ra sản phẩm có giá thành tốt hơn. Kết cấu của luận văn  Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết quản trị chi phí dựa trên hoạt động và lý thuyết quản trị vận hành  Chƣơng 2: Thực trạng vận hành Nhà máy chế biến dừa BTCO  Chƣơng 3 : Giải pháp quản trị vận hành Nhà máy BTCO.  Chƣơng 4 : Kết quả vận hành nhà máy BTCO.  Chƣơng 5 : Kết luận
  15. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO HOẠT ĐỘNG VÀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ VẬN HÀNH 1.1. Lý thuyết quản trị chi phí theo hoạt động ABC 1.1.1. Giới thiệu chung ABC lần đầu tiên đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng bởi Robert S. Kaplan, cha đẻ của lý thuyết Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard), và W. Bruns trong một chƣơng của cuốn sách “Accounting and Management: A field Study Perspective” vào năm 1987. Nhƣng một năm sau đó, Robin Cooper và Robert S. Kaplan mới thực sự khiến cho mọi ngƣời chú ý đến ABC khi đề cập đến nó trong một bài báo đƣợc xuất bản trên tạp chí khoa học của trƣờng Havard vào năm 1988. Trong bài báo này, Cooper và Kaplan đã mô tả ABC nhƣ một cách tiếp cận mới để giải quyết những khiếm khuyết của hệ thống quản lý chi phí truyền thống. Hai ông đã chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến việc phải thay đổi hệ thống hạch toán chi phí truyền. Một là, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu chi phí, khiến cho chi phí trực tiếp ngày càng giảm trong khi chi phí gián tiếp ngày càng tăng. Hai là, môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu liên tục biến đổi và ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin quản trị chính xác, kịp thời, liên tục cập nhật để hạn chế các phí tổn cũng nhƣ chớp đƣợc cơ hội kinh doanh. Ba là, chi phí để tính toán, đo lƣờng và tập hợp thông tin ngày càng giảm cho phép doanh nghiệp áp dụng các mô hình quản trị mới đòi hỏi nhiều thông tin đầu vào và đồng thời cung cấp nhiều thông tin chi tiết đầu ra hữu ích với mức chi phí chấp nhận đƣợc. 1.1.2. Phƣơng pháp hạch toán chi phí truyền thống Theo quan điểm truyền thống, giá thành sản xuất của sản phẩm do ba yếu tố cấu thành là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Dựa vào thông tin giá thành này, các nhà quản lý sẽ đề ra các quyết
  16. 4 định về loại sản phẩm, số lƣợng sản phẩm cần sản xuất. Tuy nhiên, để có thể ra đƣợc quyết định đúng đắn, nhà quản lý cần thông tin về giá thành toàn bộ chứ không chỉ là giá thành công xƣởng. Nghĩa là trong yếu tố giá thành, ngoài chi phí sản xuất còn phải tính đến các chi phí phụ trợ nhƣ chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Tuy nhiên, phƣơng pháp tính phí truyền thống lại bỏ qua vấn đề này. Mặt khác, trƣớc đây, khi nền kinh tế còn kém phát triển, phần lớn các doanh nghiệp vẫn coi sản phẩm là đối tƣợng trung tâm trong việc phân bổ chi phí. Một thực tế nảy sinh là trong nhiều doanh nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không phải là nguyên nhân chính làm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những khoản chi phí rất lớn do công tác quản trị không hiệu quả hoặc do tình trạng sản xuất thừa hoặc do những hoạt động phụ trợ nhƣ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, hoạt động marketing… Sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho tỷ trọng chi phí gián tiếp trong tổng chi phí ngày một lớn. Điều này đặt ra một nhu cầu phân bổ chi phí gián tiếp cho từng loại/nhóm sản phẩm hoặc khách hàng thật chính xác để có thể xác định đƣợc đâu là loại/nhhóm sản phẩm hoặc khách hàng thực sự đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo phƣơng pháp truyền thống, chi phí gián tiếp thƣờng đƣợc phân bổ cho sản phẩm hoặc khách hàng dựa trên tiêu thức phân bổ đơn lẻ, ví dụ theo giờ lao động của nhân công trực tiếp. Việc làm này không thể hiện đƣợc chính xác sự đóng góp của chi phí gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ vì chi phí gián tiếp có nhiều khoản mục với bản chất khác nhau và có mức độ, vai trò đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ. Nhƣ vậy, phƣơng pháp ABC khác với phƣơng pháp truyền thống ở hai điểm. Thứ nhất, phƣơng pháp truyền thống tập trung vào đánh giá hàng tồn kho và các chi phí liên quan trong giới hạn phân xƣởng. Ngƣợc lại, phƣơng pháp ABC tập trung đánh giá theo hoạt động, do đó tính đến cả các chi phí ngoài phạm vi phân xƣởng nhƣ chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Thứ hai, phƣơng pháp truyền thống chỉ sử dụng một hoặc hai tiêu thức phân bổ chi phí đơn lẻ và thƣờng không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp với việc phát sinh
  17. 5 chi phí. Ngƣợc lại, ABC lại sử dụng các hoạt động với rất nhiều tiêu thức phân bổ linh hoạt để kết nối sản phẩm với chi phí cần phân bổ. Vì thế ABC cho ta thấy bản chất của quá trình phát sinh chi phí. 1.1.3. Ƣu điểm Mục đích của ABC là nhằm cải tiến và thay đổi doanh nghiệp một cách linh hoạt, đáp ứng các thách thức và biến động liên tục của thị trƣờng. Một khi doanh nghiệp triển khai đƣợc mô hình ABC thì nó sẽ có đƣợc lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trƣờng. Phƣơng pháp ABC cung cấp cho nhà quản lý thông tin giá thành toàn bộ, tức là có tính đến các chi phí sản xuất kinh doanh nói chung nhƣ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chứ không chỉ bó hẹp ở khái niệm giá thành sản xuất. Điều này giúp cho nhà quản lý không nhìn nhận sai lầm về mức lợi nhuận mà một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể đem lại và do đó tránh đƣợc những sai lầm trong việc ra quyết định. Ngoài ra, ABC sử dụng một hệ thống các tiêu chí phân bổ tƣơng ứng với từng hoạt động cụ thể. Những tiêu chi phí phân bổ này cho thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động và quá trình sản xuất kinh doanh. Với hệ thống tiêu thức phân bổ chính xác và đầy đủ này, kế toán có thể phản ánh chính xác hơn mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng loại sản phẩm/dịch vụ. Trải qua gần 30 năm tồn tại và phát triển, phƣơng pháp ABC đã dần khẳng định vai trò là một phƣơng pháp tập hợp và phân bổ chi phí chính xác. Nó còn là nền tảng để phát triển mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại ABM (Activity- based Management). 1.1.4. Nhƣợc điểm Thực tế là bên cạnh những ƣu điểm nổi bật đã phân tích ở trên, phƣơng pháp ABC không phải là không có nhƣợc điểm. Những hạn chế của phƣơng pháp ABC thƣờng đƣợc đề cập đến là:
  18. 6 Để có đƣợc hệ thống ABC, doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều nguồn lực từ thiết kế, xây dựng đến khâu triển khai. Thông tin đầu vào của phƣơng pháp ABC liên quan đến rất nhiều hoạt động vì vậy sẽ mất rất nhiều công sức để thu thập, kiểm tra và nhập dữ liệu thông tin vào hệ thống. Thông tin do phƣơng pháp ABC cung cấp về sản phẩm thƣờng không đồng nhất với thông tin của hệ thống hạch toán chi phí truyền thống. Mà trong thực tế, các nhà quản trị thƣờng quen sử dụng thông tin của hệ thống hạch toán chi phí truyền thống trong việc đƣa ra quyết định quản trị và dùng nó làm thƣớc đo đánh giá kết quả hoạt động. Thông tin của ABC dễ bị hiểu sai và do đó phải rất thận trọng khi sử dụng thông tin này để ra quyết định. Chi phí phân bổ cho sản phẩm, cho khách hàng, và cho các đối tƣợng chịu phí chỉ có khả năng phù hợp tƣơng đối. Trƣớc khi đƣa ra bất cứ quyết định quan trọng nào sử dụng thông tin của ABC, các nhà quản trị phải cân nhắc mức độ thích đáng thực sự của thông tin tới việc ra quyết định này hay không. Hệ thống báo cáo của ABC không tƣơng thích với hệ thống báo cáo tài chính theo GAAP. Kết quả là nếu đơn vị sử dụng phƣơng pháp ABC thì phải duy trì song song hai hệ thống hạch toán chi phí - một dùng lập báo cáo nội bộ, một dùng lập báo cáo tài chính thông thƣờng. Với những hạn chế này, sau gần 30 năm tồn tại, vẫn có nhiều luồng ý kiến tranh cãi về ƣu nhƣợc điểm của mô hình ABC. Thực tế trên thế giới, ví dụ nhƣ ở Nhật, các doanh nghiệp ít sử dụng phƣơng pháp ABC mà chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tồn kho kịp thời (Just-in-time-JIT) trong quản trị chi phí; hoặc sau khi áp dụng mô hình ABC một thời gian nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang các hệ thống quản trị chi phí khác. Vì vậy, ABC nên áp dụng vào ngành nghề kinh doanh nào cần phải dựa trên cơ sở phân tích ƣu nhƣợc điểm của mô hình này.Trong điều kiện nền kinh tế trong nƣớc và thế giới đang rơi vào suy thoái, nhu cầu về tái cơ cấu doanh nghiệp, thu hẹp
  19. 7 hoạt động sản xuất để tồn tại là một nhu cầu cấp bách. Việc có nên áp dụng phƣơng pháp ABC vào đơn vị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng đây có thể là một gợi ý có giá trị thực tiễn. 1.1.5. Nội dung phƣơng pháp ABC trong doanh nghiệp sản xuất Phƣơng pháp tính giá trên cơ sở hoạt động đƣợc nghiên cứu và ứng dụng nhằm để khắc phục những hạn chế của phƣơng pháp tính giá truyền thống trong việc phân bổ chi phí sản xuất chung (thƣờng chỉ lựa chọn một hoặc một vài tiêu thức phân bổ chung), hạn chế trong việc cung cấp thông tin về chi phí gia tăng ở khâu nào, do nguyên nhân nào trong quá trình sản xuất để các nhà quản trị có quyết định đúng đắn trong việc hoàn thiện và thiết kế lại quá trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí. Theo phƣơng pháp ABC, chi phí sản xuất chung trƣớc tiên đƣợc xác định cho các hoạt động, sau đó mới xác định cho các sản phẩm. Tiêu thức để phân bổ chi phí cho các sản phẩm làcác nguồn phát sinh chi phí (cost driver) liên quan tới các hoạt động thực hiện trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nhƣ vậy phƣơng pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động đƣợc thực hiện qua các bƣớc: Bƣớc 1: Nhận diện các chi phí trực tiếp. Chi phí trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thƣờng bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Trong mỗi hoạt động, các chi phí này có thể nhận diện ngay khi phát sinh chi phí và đƣợc tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng tính giá thành. Bƣớc 2: Nhận diện các hoạt động. Nhận diện các hoạt động là yêu cầu cốt lõi của phƣơng pháp ABC, theo đó kế toán quản trị phải phát hiện các hoạt động có yếu tố cơ bản làm phát sinh chi phí. Yếu tố cơ bản đó thƣờng gọi là nguồn sinh phí (cost driver). Tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất và qui trình công nghệ mà mỗi doanh nghiệp có các hoạt động khác nhau. Điểm mấu chốt trong việc nhận diện các hoạt động là phân loại các hoạt động theo các cấp độ hoạt động, dựa vào đó, kế toán có thể xác định đƣợc các tiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực cho các hoạt động và phân bổ chi phí hoạt động cho các đối tƣợng tính giá phù hợp.
  20. 8 Bƣớc 3: Chọn tiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực. Sau khi các chi phí nguồn lực đƣợc tập hợp theo từng nhóm hoạt động thì sẽ tiến hành lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí của từng nhóm hoạt động cho các đối tƣợng tính giá. Tiêu chuẩn phân bổ chính là nguồn sinh phí ở hoạt động đó. Chi phí nguồn lực có thể đƣợc phân bổ trực tiếp hoặc ƣớc lƣợng cho các hoạt động. Phân bổ trực tiếp đòi hỏi đo lƣờng mức sử dụng thực tế các nguồn lực của các hoạt động. Trƣờng hợp không thể đo lƣờng mức sử dụng thực tế các nguồn lực, có thể ƣớc lƣợng tỷ lệ phần trăm thời gian lao động sử dụng cho mỗi hoạt động. Thông thƣờng để mô tả mối quan hệ giữa chi phí và hoạt động ngƣời ta thiết lập ma trận Chi phí - Hoạt động (EAD). Bƣớc 4: Tính toán mức phân bổ. Trƣớc tiên, tính toán giá trị bằng tiền cho các hoạt động. Giá trị bằng tiền của các hoạt động đƣợc tính theo công thức: TCA (i) = ∑(j=1;M) Chi phí (j) x EAD (i,j) Trong đó:  TCA (i) : Tổng số chi phí của hoạt động i.  M : Số yếu tố chi phí.  Chi phí (j) : Giá trị bằng tiền của nhóm chi phí j.  EAD (i,j) : Hệ số tỷ lệ ở ô i,j của ma trận EAD. Tiếp theo, tính toán giá trị bằng tiền cho các sản phẩm. Giá trị bằng tiền của các sản phẩm đƣợc tính theo công thức: OCP (i) = ∑(j=1;M) TCA(j) x APD (i,j) Trong đó:  OCP (i) : Chi phí chung của sản phẩm i.  M : Số hoạt động.  TCA (j) : Giá trị bằng tiền của hoạt động j.  APD (i,j) : Hệ số tỷ lệ ở ô i,j của ma trận APD.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2