intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khai thác ổn định, minh bạch, bền vững nguồn thu từ đất đai - Trường hợp thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý nguồn thu từ đất đai tại thị xã Hồng Ngự; nhìn nhận những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện công tác quản lý nguồn thu từ đất đai tại thị xã Hồng Ngự; từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm khai thác nguồn thu từ đất đai ổn định, minh bạch và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khai thác ổn định, minh bạch, bền vững nguồn thu từ đất đai - Trường hợp thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH VÕ PHƢƠNG THÀNH KHAI THÁC ỔN ĐỊNH, MINH BẠCH, BỀN VỮNG NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI: TRƢỜNG HỢP THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH VÕ PHƢƠNG THÀNH KHAI THÁC ỔN ĐỊNH, MINH BẠCH, BỀN VỮNG NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI: TRƢỜNG HỢP THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN KIM QUYẾN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Kim Quyến. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, các tài liệu thông tin được ghi rõ nguồn gốc. Những kết quả được trình bày trong luận văn này chưa được công bố trong công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Võ Phƣơng Thành
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Đào tạo Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Kim Quyến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Chi cục Thuế thị xã Hồng Ngự, những người đã tạo điều kiện hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu cho tôi trong quá trình tìm tư liệu tại cơ quan. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2019 Ngƣời thực hiện đề tài Võ Phƣơng Thành
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ trang i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ trang ii MỤC LỤC ..................................................................................................... trang iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... trang vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... trang vii TÓM TẮT ....................................................................................................... trang x MỞ ĐẦU ......................................................................................................... trang 1 1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................ trang 1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... trang 2 3. Khung phân tích, phạm vi và phƣơng pháp tiếp cận ............................. trang 2 3.1 Khung phân tích ...........................................................................................trang 2 3.2 Phạm vi của đề tài ........................................................................................trang 2 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................trang 2 3.2.2 Dữ liệu thu thập ........................................................................................trang 2 3.3 Phương pháp tiếp cận của đề tài ..................................................................trang 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT ĐAI, NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI, CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI .............................. trang 4 1.1 Tổng quan về đất đai và các khoản thu từ đất đai ................................ trang 4 1.1.1 Đất đai ......................................................................................................trang 4 1.1.1.1 Tổng quan về đất đai ............................................................................. trang 4 1.1.1.2 Đặc tính của đất đai .............................................................................. trang 4 1.1.1.3 Phân loại đất đai ................................................................................... trang 4 1.1.2 Nguồn thu từ đất đai ..................................................................................trang 5 1.1.2.1 Tổng quan về nguồn thu từ đất đai ....................................................... trang 5 1.1.2.2 Phân loại nguồn thu từ đất đai ............................................................. trang 5 1.1.2.3 Tầm quan trọng của nguồn thu từ đất đai ............................................ trang 6 1.1.2.4 Đặc trưng của nguồn thu từ đất đai ...................................................... trang 7
  6. iv 1.2 Nội dung, mục tiêu của công tác quản lý thu ngân sách từ đất đai .... trang 7 1.2.1 Nội dung của công tác quản lý thu ngân sách từ đất đai ..........................trang 7 1.2.2 Mục tiêu của công tác quản lý thu ngân sách từ đất đai ..........................trang 7 1.2.3 Công tác quản lý các khoản thu từ đất đai tại cơ quan Thuế ...................trang 8 CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒNG NGỰ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 - 2018 ......................................................................................... trang 11 2.1 Giới thiệu chung về thị xã Hồng Ngự và Chi cục thuế thị xã Hồng Ngự ........................................................................................................................ trang 11 2.1.1 Giới thiệu chung về thị xã Hồng Ngự ....................................................trang 11 2.1.2 Lịch sử hình thành, nhiệm vụ và thành tựu đạt được của Chi cục Thuế thị xã Hồng Ngự ........................................................................................................trang 12 2.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý nguồn thu từ đất đai giai đoạn từ năm 2016-2018 trên địa bàn thị xã Hồng Ngự ................................................... trang 12 2.2.1 Tình hình thực hiện công tác quản lý nguồn thu ngân sách giai đoạn từ năm 2016 - 2018 trên địa bàn thị xã Hồng Ngự ......................................................trang 12 2.2.2 Tình hình thực hiện công tác thu đối với từng loại thuế trong lĩnh vực đất đai thời gian từ năm 2016-2018 tại thị xã Hồng Ngự ............................................trang 21 2.2.2.1 Tình hình thực hiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản ...................................................................................... trang 22 2.2.2.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý tiền thuê đất ............................. trang 30 2.2.2.3 Tình hình thực hiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ......... ......................................................................................................................... trang 32 2.2.2.4 Tình hình thực hiện công tác quản lý lệ phí trước bạ nhà đất ........... trang 33 2.2.2.5 Tình hình thực hiện công tác quản lý tiền sử dụng đất ...................... trang 35 2.2.2.6 Tình hình thực hiện công tác quản lý tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa ...................................................................................................................... ...trang 41 2.2.2.7 Tình hình thực hiện công tác thu tiền chậm nộp tiền thuế trong lĩnh vực đất đai ................................................................................................................... trang 44
  7. v 2.3 Những tồn tại trong quá trình thực hiện công tác quản lý nguồn thu từ đất đai .................................................................................................................. trang 46 2.3.1 Tỷ trọng tiền sử dụng đất quá cao trong tổng thu ngân sách ..................trang 46 2.3.2 Nợ quá hạn tiền thuê đất còn cao ...........................................................trang 46 2.3.3 Nguồn thu chưa tương xứng với tiềm năng ...........................................trang 48 2.3.4 Nhiều trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất đến hạn nhưng chưa thanh toán ........ ..........................................................................................................................trang 51 2.3.5 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa được tập trung thu ..................trang 51 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM KHAI THÁC ỔN ĐỊNH, MINH BẠCH VÀ BỀN VỮNG NGUỒN THU TỪ ĐẤT ........................ trang 53 3.1 Khuyến nghị giảm nợ quá hạn tiền thuê đất ....................................... trang 53 3.2 Khuyến nghị phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phƣơng thu hồi nợ quá hạn tiền sử dụng đất ............................................................................................ trang 53 3.3 Khuyến nghị tập trung thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ......... trang 54 3.4 Khuyến nghị ban hành bảng giá đất sát với giá thị trƣờng .............. trang 55 3.5 Khuyến nghị quy định chặt chẽ hơn về đối tƣợng đƣợc ghi nợ tiền sử dụng đất .................................................................................................................. trang 56 3.6 Khuyến nghị cập nhật dữ liệu đầy đủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất......................................................................................................... trang 56 3.7 Khuyến nghị mở rộng phạm vi loại đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa ............................................ trang 57 3.8 Khuyến nghị giảm sự phụ thuộc của Ngân sách vào nguồn thu từ tiền sử dụng đất trong tổng thu Ngân sách của thị xã Hồng Ngự ........................ trang 57 KẾT LUẬN .................................................................................................. trang 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NSNN Ngân sách Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Chỉ tiêu và kết quả thu ngân sách Nhà nước năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự .........................................................................................................trang 13 Bảng 2.2: Tỷ trọng các khoản thu ngân sách năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ... ..........................................................................................................................trang 15 Bảng 2.3: Tổng hợp các khoản nợ quá hạn năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ..........................................................................................................................trang 19 Bảng 2.4: Tình hình thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự .....................................................................trang 22 Bảng 2.5: Số hồ sơ chuyển nhượng bất động sản tại năm 2016 - 2018 thị xã Hồng Ngự ..................................................................................................................trang 24 Bảng 2.6: Bảng so sánh giá trị đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định với giá trị chuyển nhượng và giá trị thực tế của một số tuyến đường trên địa bàn thị xã Hồng Ngự năm 2018 ................................................................................................. trang 25 Bảng 2.7: Tổng hợp số lượng các đường có hệ số điều chỉnh tăng trên địa bàn thị xã Hồng Ngự từ năm 2016 - 2018 ........................................................................trang 26 Bảng 2.8: Tổng hợp số tiền chênh lệch thấp nhất và cao nhất các đường có hệ số điều chỉnh tăng trên địa bàn thị xã Hồng Ngự từ năm 2016 - 2018 ................trang 27 Bảng 2.9: Các trường hợp có đơn xin miễn thuế thu nhập cá nhân có nhà ở, đất ở duy nhất năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ..............................................trang 28 Bảng 2.10: Số nợ quá hạn tiền thuế thu nhập cá nhân năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự .........................................................................................................trang 29 Bảng 2.11: Tình hình thu tiền thuê đất năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự … ..........................................................................................................................trang 30 Bảng 2.12: Số nợ quá hạn tiền thuê đất qua các năm năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ........................................................................................................trang 31 Bảng 2.13: Tình hình thu tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ...............................................................................................trang 32 Bảng 2.14: Số nợ quá hạn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 - 2018
  10. viii tại thị xã Hồng Ngự ..........................................................................................trang 33 Bảng 2.15: Tình hình thu lệ phí trước bạ nhà đất năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ...................................................................................................................trang 33 Bảng: 2.16: Số nợ quá hạn tiền lệ phí trước bạ nhà đất năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự .........................................................................................................trang 34 Bảng 2.17: Tình hình thu tiền sử dụng đất năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ..........................................................................................................................trang 35 Bảng 2.18: Tổng hợp 10 nền có giá trúng đấu chênh lệch cao nhất so với giá khởi điểm năm 2016 ................................................................................................trang 36 Bảng 2.19: Tổng hợp 10 nền có giá trúng đấu chênh lệch cao nhất so với giá khởi điểm năm 2017 ................................................................................................trang 37 Bảng 2.20: Tổng hợp 10 nền có giá trúng đấu chênh lệch cao nhất so với giá khởi điểm năm 2018 ................................................................................................trang 38 Bảng 2.21: Số nợ quá hạn tiền sử dụng đất năm 2016 - 2018 của thị xã Hồng Ngự ..........................................................................................................................trang 39 Bảng 2.22: Tổng hợp ghi nợ đến hạn chưa thanh toán năm 2016-2018 tại thị xã Hồng Ngự ........................................................................................................trang 40 Bảng 2.23: Tình hình thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ...............................................................................................trang 42 Bảng 2.24: Bảng giá đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hồng Ngự ..............trang 43 Bảng 2.25: Số trường hợp chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang đất nông nghiệp khác sau đó chuyển mục đích sang đất thổ/đất sản xuất kinh doanh ..............trang 44 Bảng 2.26: Tiền chậm nộp tiền thuế trong lĩnh vực đất đai năm 2016 - 2018 trên địa bàn thị xã Hồng Ngự .......................................................................................trang 44 Bảng 2.27: Số hồ sơ trễ hạn nộp trong lĩnh vực đất đai những chưa tính tiền chậm nộp năm 2016 - 2018 của thị xã Hồng Ngự ....................................................trang 45 Bảng 2.28: Tổng hợp nợ quá hạn tiền thuê đất năm 2016 - 2018 tại thị xã Hồng Ngự ..........................................................................................................................trang 47 Bảng 2.29: Số hồ sơ quá hạn thực hiện nghĩa vụ tài chính cho nghĩa vụ phát sinh
  11. ix trong năm và kê khai sai tại thị xã Hồng Ngự qua các năm ............................trang 50
  12. x TÓM TẮT LUẬN VĂN Trên địa bàn thị xã Hồng Ngự trong những năm qua, các khoản thu từ đất đai là nguồn thu quan trọng của ngân sách địa phương. Nguồn thu từ đất đai luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Hồng Ngự. Nhưng đây cũng là nguồn thu được đánh giá là khó quản lý, dễ thất thoát và còn nhiều bất cập cần được tháo gỡ. Bên cạnh những nhiệm vụ đã hoàn thành tốt, công tác quản lý nguồn thu từ đất đai của thị xã Hồng Ngự gặp một số vấn đề tồn tại như: tỷ lệ tiền sử dụng đất quá cao trong tổng thu ngân sách, nợ đọng tiền thuê đất còn cao, nguồn thu so với tiềm năng chưa tương xứng, nhiều trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất đến hạn nhưng chưa thanh toán, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa được chú trọng. Vì thế việc phân tích và đánh giá công tác quản lý nguồn thu từ đất đai của thị xã Hồng Ngự để đưa ra những giải pháp phù hợp là rất cần thiết nhằm “Khai thác ổn định, minh bạch, bền vững nguồn thu từ đất đai tại thị xã Hồng Ngự”. Đề tài đã phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý nguồn thu từ đất đai và nhìn nhận những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện công tác quản lý nguồn thu từ đất đai tại thị xã Hồng Ngự, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm khai thác nguồn thu từ đất đai ổn định, minh bạch và bền vững. Các mục tiêu được tác giả giải quyết qua việc vận dụng kỹ thuật “Thống kê mô tả” kết hợp kỹ thuật “So sánh”. Đề tài đã đưa ra những khuyến nghị nhằm khai thác ổn định, minh bạch và bền vững nguồn thu từ đất đai, đó là: (1) giảm nợ quá hạn tiền thuê đất; (2) phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương thu hồi nợ quá hạn tiền sử dụng đất; (3) tập trung thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; (4) ban hành bảng giá đất sát với giá thị trường; (5) quy định chặt chẽ hơn về đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất; (6) cập nhật dữ liệu đầy đủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; (7) mở rộng phạm vi loại đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; (8) giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ tiền sử dụng đất trong tổng thu Ngân sách. Tác giảihy vọng đây là những khuyến nghị có ý nghĩa thựcitiễn nhằm góp phần tăng hiệu quả công tác thu ngân sách, đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng trong tiếp
  13. xi cận đất đai của người nộp thuế trên địa bàn thị xã Hồng Ngự. Từ khóa: nguồn thu từ đất đai, công tác quản lý nguồn thu từ đất đai.
  14. xii ABSTRACT In Hong Ngu district, the revenue source from land plays a main and most importance role in local budget. However, this revenue source is unmanageable. The land administration in Hong Ngu district has some restrictions. Accordingly, it is necessary to analyze and estimate the land administration in Hong Ngu district to develop the revenue source from land transparently, firmly. This subject has analyzed, appreciated the land administration; recognized imperfections of the land administration in Hong Ngu district; proposed solutions to improve the land administration. I hope there are practical solutions, contribute to greater budget transparency and comprehensiveness. Keywords: revenue source from land, land administration.
  15. 1 KHAI THÁC ỔN ĐỊNH, MINH BẠCH, BỀN VỮNG NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI: TRƢỜNG HỢP THỊ XÃ HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thị xã Hồng Ngự là địa phương trọng điểm khu vực biên giới của tỉnh Đồng Tháp. Với lợi thế vị trí chiến lược về tự nhiên cùng thành công về nhiều mặt mà địa phương này đạt được trong thời gian qua, thị xã Hồng Ngự đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 1593/QĐ-BXD ngày 19/12/2018. Chính vì thế, nguồn thu từ đất đai có xu hướng tăng dần qua các năm cùng với quá trình gia tăng tốc độ đô thị hóa. Trên địa bàn thị xã Hồng Ngự trong những năm qua, các khoản thu từ đất đai là nguồn thu quan trọng của ngân sách địa phương. Nguồn thu từ đất đai luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Hồng Ngự. Chi cục thuế thị xã Hồng Ngự được giao nhiệm vụ thu ngân sách nói chung và thu ngân sách từ đất đai nói riêng. Thời gian qua, Chi cục thuế thị xã Hồng Ngự luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, trong đó các khoản thu từ đất đai đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Nhưng đây cũng là nguồn thu được đánh giá là khó quản lý, dễ thất thoát và còn nhiều bất cập cần được tháo gỡ. Bên cạnh những nhiệm vụ đã hoàn thành tốt, công tác quản lý nguồn thu từ đất đai của thị xã Hồng Ngự gặp một số vấn đề tồn tại như: tỷ lệ tiền sử dụng đất quá cao trong tổng thu ngân sách, nợ đọng tiền thuê đất còn cao, nguồn thu so với tiềm năng chưa tương xứng, nhiều trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất đến hạn nhưng chưa thanh toán, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa được chú trọng. Nhằm góp phần tăng hiệu quả công tác thu ngân sách, đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận đất đai của người nộp thuế trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, cần phân tích và đánh giá công tác quản lý nguồn thu từ đất đai để đưa ra những giải pháp phù hợp. Cho đến nay, có rất nhiều đề tài viết về pháp luật đất đai như: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình qua thực tiễn áp dụng tại Cà Mau (Nguyễn Minh Giám); Các yếu tố tác động đến khả năng thu
  16. 2 thuế từ đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Trần Văn Điện); Quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội (Nguyễn Thị Huệ)… Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu phân tích công tác quản lý thu thuế từ đất đai trên phạm vi địa phương của tỉnh Đồng Tháp. Để đánh giá công tác quản lý nguồn thu từ đất đai và đưa ra những khuyến nghị giải pháp nhằm đảm bảo thu đúng vàtthu đủ ngân sách trong phạm vi địa phương của tỉnh Đồng Tháp, tác giả chọn đề tài: “Khai thác ổn định, minh bạch, bền vững nguồn thu từ đất đai: Trường hợp thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”. 2. Mục tiêu của đề tài - Phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý nguồn thu từ đất đai tại thị xã Hồng Ngự. - Nhìn nhận những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện công tác quản lý nguồn thu từ đất đai tại thị xã Hồng Ngự. - Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm khai thác nguồn thu từ đất đai ổn định, minh bạch và bền vững. 3. Khung phân tích, phạm vi và phƣơng pháp tiếp cận của đề tài 3.1. Khung phân tích Tác giả dựa trên lý thuyết quản lý nhà nước về đất đai mà chủ yếu là quản lý tài chính về đất đai. 3.2. Phạm vi của đề tài 3.2.1 Đối tƣợng phân tích Phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý nguồn thu ngân sách từ đất đai tại thị xã Hồng Ngự giai đoạn năm 2016-2018. Từ đó gợi ý những khuyến nghị nhằm khai thác ổn định, bền vững và minh bạch nguồn thu từ đất đai. 3.2.2 Dữ liệu thu thập - Dữ liệu thứ cấp: + Thu thập dữ liệu tính thuế phát sinh trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. + Thu thập số liệu về số phát sinh nghĩa vụ tài chính, số thu ngân sách, về số
  17. 3 nợ của các loại thuế trong lĩnh vực đất đai. - Nguồn dữ liệu được lấy từ các báo cáo số thu ngân sách, báo cáo quyết toán số nộp ngân sách, báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo sắc thuế và loại hình kinh tế; từ sổ kế toán theo dõi số phát sinh, số nộp vào ngân sách, số nợ của các khoản thu từ đất đai và từ các hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai (thuê đất, giao đất, chuyển nhượng, tặng cho, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, đổi giấy tăng diện tích, trúng đấu giá…) của Chi cục Thuế thị xã Hồng Ngự năm 2016, 2017, 2018 và các năm có liên quan. 3.3. Phƣơng pháp tiếp cận của đề tài - Tác giả sử dụng kỹ thuật “Thống kê mô tả” kết hợp kỹ thuật “So sánh” nhằm đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý thu ngân sách từ các khoản thu từ đất đai trên địa bàn thị xã Hồng Ngự trong thời gian từ năm 2016-2018, từ đó phânttích nhữngihạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện công tác quản lý nguồn thu ngân sách từ đất đai vàiđưarra những khuyến nghị nhằm khai thác ổn định, minh bạch nguồn thu ngân sách từ đất đai.
  18. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT ĐAI, NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI, CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN THU TỪ ĐẤT ĐAI 1.1 Tổng quan về đất đai và các khoản thu từ đất đai 1.1.1 Đất đai 1.1.1.1 Tổng quan về đất đai Đất đai do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Đất đai là tài nguyên quý báu của đất nước, là tài sản vô giá của quốc gia, là nhân tố cần phải có trong sản xuất và trong đời sống xã hội. Đất đai không phải là hàng hóa thuần túy, càng không chỉ là tài sản hay phương tiện mà là không gian sống mang giá trị lịch sử, xã hội và rất khó để xác định được đầy đủ giá trị và ý nghĩa của đất đai. 1.1.1.2 Đặc tính của đất đai Đất đai có tính cố định vị trí. Đất đai ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Đất đai có tính đa dạng, phong phú tùy thuộc vào mục đích sử dụng và phù hợp với từng vị trí địa lý. Đất đai không thể sản sinh qua quá trình sản xuất, vì thế đất đai là có hạn. 1.1.1.3 Phân loại đất đai Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai ở Việt Nam được phân loại theo quy định tại “Điều 10, Chương 1 Luật Đất đai số 45/2013/QH2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội” gồm các loại đất như sau: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho
  19. 5 phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. 1.1.2 Nguồn thu từ đất đai 1.1.2.1 Tổng quan về nguồn thu từ đất đai Nguồn thu từ đất đai là nguồn thu trong Ngân sách Nhà nước (NSNN) khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phát sinh nghĩa vụ tài chính về đất và tài sản gắn liền với đất như: chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, được giao đất, được công nhận quyền sử dụng đất, vi phạm pháp luật về đất đai, gây ra thiệt hại trong lĩnh vực đất đai… 1.1.2.2 Phân loại nguồn thu tài chính từ đất đai Theo quy định tại “Điều 107, Luật Đất đai số 45/2013/QH2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội”, các khoản thu tài chính từ đất đai gồm các khoản như sau: - Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất: là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất. - Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê: là số tiền mà người sử dụng đất phải nộp vào NSNN khi được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước.
  20. 6 - Thuế sử dụng đất: Gồm có thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Người nộp thuế làttổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đấtt là đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích kinh doanh thì hàng năm phải nộp có thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. - Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất: là số tiền thuế mà người sử dụng đất phải nộp khi có thu nhập phát sinh từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. - Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai: là số tiền mà người sử dụng đất phải nộp khi có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. - Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai: là số tiền mà người sử dụng đất cũng như người làm công tác quản lý về đất đai gây ra thiệt hại trong lĩnh vực đất đai. - Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai gồm: + Lệ phí trước bạ: là loại lệ phí quan trọng nhất trong các loại phí trong lĩnh vực đất đai, là số tiền mà người sử dụng đất phải nộp khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… + Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. + Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, phí thẩm cấp quyền sử dụng đất. Theo quy định tại “Điều 5, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa” - Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa: là số tiền mà người được nhà nước giao đất, cho thuê đất vào mục đích phi nông nghiệp từ đất trồng lúa nước phải nộp. 1.1.2.3 Tầm quan trọng của nguồn thu từ đấtlđai Nguồn thu tài chính từ đấttđai đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách, việc khai thác nguồn lực tài chính từiđất đaiicó tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2