intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Tico

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần thay đổi, khắc phục; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico để tối đa hóa giá trị toàn chuỗi cung ứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Tico

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MỸ LINH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TICO ĐẾN NĂM 2022 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MỸ LINH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TICO ĐẾN NĂM 2022 Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (hướng ứng dụng) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Hồ Tiến Dũng TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý thầy cô, kính thưa Quý độc giả, tôi tên Nguyễn Thị Mỹ Linh, học viên cao học – khóa 24 – Quản Trị Kinh Doanh – Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi thực hiện. Những lý thuyết được trình bày trong báo cáo này đều có trích dẫn nguồn. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi được gửi đến các khách hàng và những người làm việc có liên quan đến chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tico. Tôi cam đoan đề tài không được sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ................................................................................. 5 1.1 Khái quát chung về chuỗi cung ứng ................................................................ 5 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng .......................................................................... 5 1.1.2 Mô hình về chuỗi cung ứng ........................................................................ 6 1.1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, quản trị nhu cầu, logictics................................................................................................................ 7 1.1.4 Thành phần chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp ....................................... 7 1.1.5 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ............................................................ 9 1.1.6 Vai trò, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng.......................................... 10 1.2 Tổ chức hoạt động của chuỗi cung ứng ......................................................... 11 1.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả (SCOR) .............................................. 11 1.2.2 Phân tích các hoạt động chính của chuỗi cung ứng .................................. 12 1.2.2.1 Hoạch định .................................................................................... 12 1.2.2.2 Hoạt động thu mua ........................................................................ 13 1.2.2.3 Sản xuất ......................................................................................... 15 1.2.2.4 Hoạt động phân phối và thu hồi sản phẩm .................................... 17
  5. 1.2.2.5 Dịch vụ khách hàng....................................................................... 18 1.3 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng ....................... 18 1.3.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” ........................................................................... 19 1.3.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” .......................................................................... 19 1.3.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” ............................................................................ 19 1.3.4 Tiêu chuẩn “Chi phí” ................................................................................ 20 1.4 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng ................ 20 1.4.1 Các yếu tố môi trường bên trong .............................................................. 20 1.4.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài .............................................................. 22 1.5 Các nghiên cứu trước về chuỗi cung ứng ...................................................... 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TICO .................................................................................. 24 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tico ............................................................... 24 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty ................................................................ 24 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng của công ty ........................................... 24 2.1.3 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 25 2.1.4 Các đặc điểm về nguồn lực của công ty ................................................... 25 2.1.4.1 Đặc điểm về nguồn nhân lực......................................................... 25 2.1.4.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị ...................................................... 26 2.1.4.3 Đặc điểm về nguồn vốn ................................................................ 26 2.1.4.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu ......................................................... 27 2.1.4.5 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ ............................... 28 2.1.5 Đánh giá khả năng cạnh tranh, thuận lợi và khó khăn của công ty .......... 31 2.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico ................... 32
  6. 2.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tico.................................. 32 2.2.2 Thực trạng các hoạt động trong chuỗi cung ứng tại Tico ......................... 33 2.2.2.1 Hoạch định .................................................................................... 33 2.2.2.2 Hoạt động mua hàng, cung ứng nguyên vật liệu .......................... 34 2.2.2.3 Hoạt động sản xuất ........................................................................ 36 2.2.2.4 Hoạt động phân phối ..................................................................... 37 2.2.2.5 Hoạt động dịch vụ khách hàng ...................................................... 39 2.2.3 Khảo sát về hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico ............. 40 2.2.3.1 Quy trình khảo sát ......................................................................... 40 2.2.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Tico 43 2.3 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty.............................................................................................. 48 2.3.1 Tiêu chuẩn giao hàng ................................................................................ 48 2.3.2 Tiêu chuẩn chất lượng............................................................................... 49 2.3.3 Tiêu chuẩn thời gian ................................................................................. 50 2.3.4 Tiêu chuẩn chi phí ..................................................................................... 53 2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty 54 2.4.3 Yếu tố bên trong........................................................................................ 54 2.4.4 Yếu tố bên ngoài ....................................................................................... 57 2.5 Đánh giá chung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico............ 59 2.5.3 Ưu điểm .................................................................................................... 59 2.5.4 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 59
  7. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TICO ............................................................... 63 3.1 Đánh giá chung, tiềm năng về ngành hóa chất Việt Nam.............................. 63 3.2 Các căn cứ để hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng .................................... 64 3.3 Định hướng việc hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng ................................ 65 3.4 Các mục tiêu cần đạt được sau khi hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng .... 65 3.4.1 Mục tiêu doanh số ..................................................................................... 65 3.4.2 Mục tiêu về sản xuất ................................................................................. 65 3.4.3 Thời gian đặt hàng, giao hàng................................................................... 66 3.4.4 Giảm tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm .......................................... 66 3.4.5 Mục tiêu chi phí ........................................................................................ 66 3.4.6 Mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng .................................. 66 3.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico ..................................................................................................... 67 3.5.1 Xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng theo chiến lược kinh doanh của công ty ............................................................................................................... 67 3.5.2 Kết nối các bộ phận trong chuỗi cung ứng ............................................... 68 3.5.3 Cải tiến một số chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng ....................... 69 3.5.3.1 Cải tiến chức năng dự báo và lập kế hoạch................................... 69 3.5.3.2 Cải tiến chức năng mua hàng ........................................................ 71 3.5.3.3 Cải tiến chức năng sản xuất .......................................................... 73 3.5.3.4 Cải tiến chức năng giao hàng ........................................................ 74 3.5.3.5 Cải tiến hoạt động dịch vụ khách hàng ......................................... 76 3.5.3.6 Cải tiến chức năng tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp 78
  8. 3.6 Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện những giải pháp đề xuất ........... 82 3.6.1 Hiệu quả mang lại cho công ty Tico ......................................................... 82 3.6.2 Hiệu quả mang lại cho khách hàng và nền kinh tế ................................... 83 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết STT Nội dung Nghĩa tắt Customer Relationship Hệ thống quản lý mối quan 1 CRM Management hệ với khách hàng Phân tích nhân tố khám 2 EFA Exploratory Factor Analysis phá Hệ thống quản trị doanh 3 ERP Enterprise Resource Planning nghiệp 4 LAB Linear Alkyl Benzene Chất bề mặt Linear Alkyl Benzene 5 LAS Chất bề mặt Sulphonic Acid International Organization for Tổ chức Quốc tế về tiêu 6 ISO Standardization chuẩn hoá Internal Supply Chain Quản trị chuỗi cung ứng 7 ISCM Management nội bộ TNHH Procter & Gamble 8 P&G Procter & Gamble Việt Nam 9 SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng Supply Chain Operations Mô hình chuỗi cung ứng 10 SCOR Research SCOR 11 SLES Sodium Lauryl Ether Sulfate Chất bề mặt 12 SLS Sodium Lauryl Sulphate Chất bề mặt Statistical Package for the Chương trình máy tính 13 SPSS Social Sciences phục vụ thống kê 14 SRM Supply Relationship Quản trị quan hệ với nhà
  10. Management cung ứng TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt Nội dung 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 DN Doanh nghiệp 3 DT Doanh thu 4 HĐBM Hoạt động bề mặt 5 HĐCĐ Hội đông cổ đông 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 LN Lợi nhuận 8 NVL Nguyên vật liệu 9 SP Sản Phẩm 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Thống kê số lượng lao động của công ty từ năm 2014 - 2016 25 2.2 Vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Tico 27 2.3 Sản lượng LAS/SLES/SLS giai đoạn 2014 - 2016 29 2.4 Số lượng đơn hàng của công ty năm 2016 39 2.5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 41 Đánh giá của đối tượng khảo sát về hoạt động chuỗi cung 2.6 42 ứng Tico 2.7 Kết quả điều tra nhóm nhân tố kế hoạch 43 2.8 Kết quả điều tra nhóm mua hàng, cung ứng NVL 44 2.9 Kết quả điều tra nhóm nhân tố sản xuất 45 2.10 Kết quả điều tra nhóm nhân tố phân phối 46 2.11 Kết quả khảo sát nhóm nhân tố dịch vụ khách hàng 47 2.12 Bảng tỷ lệ giao hàng của công ty 48 2.13 Bảng số lượng đơn hàng 49 2.14 Bảng thời gian tồn kho công ty 51 2.15 Các chỉ số tồn kho của công ty 2014 - 2016 53 Chi phí hoạt động chuỗi cung ứng của công ty năm 2014 - 2.16 54 2016 2.17 Cơ cấu lao động theo chức danh 55 2.18 Cơ cấu lao động công ty theo trình độ 55 2.19 Thống kê các chỉ tiêu tài chính của công ty 56
  12. DANH MỤC BIỂU Bảng Tên biểu Trang 2.2 Biểu đồ lao động qua các năm 2014-2016 26 2.3 Biểu đồ doanh thu và LNST qua các năm 2014-2016 27 2.4 Biểu đồ sản lượng sản phẩm qua các năm 2014-2016 29 2.5 Biểu đồ sản lượng sản xuất các công ty 2016 31
  13. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản 06 Hình 1.2 Mô hình chuỗi cung ứng phức mở rộng 06 Hình 1.3 Các thành phần trong chuỗi cung ứng 08 Hình 1.4 Bốn yếu tố chính theo mô hình SCOR 13 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Tico 25 Hình 2.2 Mô hình chuỗi cung ứng của công ty Tico 32 Sơ đồ hoạt động mua hàng, cung ứng nguyên vật liệu của Hình 2.3 34 công ty Tico
  14. 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hoá và thương mại quốc tế đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những thách thức rất lớn trong việc cải thiện, phát huy hiệu quả hoạt động và quản lý của mình nhằm củng cố, gia tăng sức mạnh nội tại để từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập toàn cầu. Đặc biệt trong đó là vấn đề về kiểm soát, tích hợp dòng chảy hàng hoá, hệ thống thông tin và tài chính một cách hiệu quả càng trở nên quan trọng đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp, chiến lược thay đổi và hoàn thiện ngày một phù hợp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc khi doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng thực sự hiệu quả đảm bảo tính nhanh nhạy, thích nghi cao và sáng tạo sẽ giúp họ có thêm nhiều thuận lợi hơn so với các đối thủ khác trong cuộc chiến cạnh tranh. Quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp sống khỏe hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, từ đó có thể tập trung đẩy mạnh quy mô sản xuất, tiêu thụ giúp tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, đó là mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Hóa chất là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ngành hóa chất đạt hơn 395 nghìn tỷ, đóng góp 37,4% vào giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và 12,9% GDP, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đọan 2010 – 2015 đạt mức cao là 19%. Dự báo ngành hóa chất sẽ tăng trưởng với tốc độ 18,3% trong giai đoạn 2016 – 2018, đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo. Một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành hóa chất Việt Nam là khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào còn yếu, do vậy, phần lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành hóa chất đều phải nhập khẩu. Hệ thống máy móc kỹ thuật của ngành hóa chất phần lớn chỉ ở mức độ trung bình khá so với một số nước trong khu vực nên năng suất của ngành chưa cao và giá trị gia tăng còn thấp. Các doanh nghiệp trong ngành
  15. 2 đa phần có quy mô vừa và nhỏ và đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn đa quốc gia vốn có tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ cũng như chiến lược marketing tốt hơn. Báo cáo này sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tico – là một công ty chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm hoạt động bề mặt như LAS, SLES, SLS là nguyên liệu chính cho ngành sản xuất các chất tẩy rửa như bột giặt, nước giặt, nước rửa chén và các sản phẩm vệ sinh khác. Mặc dù đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp hóa chất nhiều năm, sở hữu hệ thống trang thiết bị sản xuất hiện đại cộng với đội ngũ nhân viên lành nghề, tuy nhiên hiện nay trong bối cảnh thị trường hóa chất ngày càng cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước gây ra thách thức lớn cho doanh nghiệp về thị phần cũng như những vấn đề còn tồn tại và yếu kém của công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty. Với những cơ hội và thách thức của ngành hóa chất hiện nay, đòi hỏi công ty cần phải xem xét, hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của mình để hướng đến sự hoàn hảo của tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giữ vững và phát triển thị phần của công ty. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tính cạnh tranh cho công ty tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp – cụ thể là công ty cổ phần Tico: Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần thay đổi, khắc phục. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico để tối đa hóa giá trị toàn chuỗi cung ứng.
  16. 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico gồm: hoạt động lập kế hoạch, hoạt động mua hàng, hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối và hoạt động dịch vụ khách hàng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty cổ phần Tico. - Về thời gian: Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2014 đến năm 2016. Trong đó, dữ liệu sơ cấp thu được thông qua bảng khảo sát khách hàng của Tico từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2017, dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Tico giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. 4 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico. Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các thành phần gồm 10 người đang công tác tại công ty cổ phần Tico và 2 quản lý của Unilever, P&G. Qua nghiên cứu định tính xác định có 5 tiêu chí cần thiết để xây dựng nên bảng câu hỏi gồm 19 yếu tố dùng cho nghiên cứu định lượng. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát được trình bày trong bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng: Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích và đánh giá được thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty vào tháng 5 năm 2017. Thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu định tính là thang đo likert gồm 5 bậc: Bậc 1 tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý và mức 5 tương ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý. Trong nghiên cứu này, để đánh giá chính xác và đầy đủ về thực trạng của hoạt động trong chuỗi cung ứng tác giả sẽ khảo sát khách hàng nội bộ trong công ty và
  17. 4 khách hàng bên ngoài công ty thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Sau khi khảo sát xong, dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và Excel. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu, tác giả tiến hành dùng SPSS để tiến hành phân tích thống kê mô tả; các giá trị được thống kê bao gồm, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, trung bình, độ lệch chuẩn. Phương pháp thống kê, phân tích: Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp trong các báo cáo nội bộ thu thập được từ các phòng, bộ phận có liên quan của Tico kết hợp phỏng vấn sâu một số đối tượng được khảo sát về nguyên nhân lựa chọn câu trả lời trong bảng câu hỏi để phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Tico, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Tico. 5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác chuỗi cung ứng tại công ty Tico. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty Tico. 6 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico. Chương 3: Hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tico.
  18. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về chuỗi cung ứng 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không chỉ nên tập trung vào hoạt động của riêng mình mà còn phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của mình. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vì thực tế có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. Từ các phân tích trên đã có một số định nghĩa về chuỗi cung ứng như: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” (Chopra Sunil &Peter Meindl, 2001) “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” (James R. Stock và Douglas M. Lamber, 1998) “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” (Ganesham, Ran and Terry P.Harrison, 1995) Vậy, từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra một định nghĩa chung về chuỗi cung ứng như sau: “Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung
  19. 6 cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng”. (Hồ Tiến Dũng, 2009, trang 381). 1.1.2 Mô hình về chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. Chuỗi cung ứng đơn giản Khách hàng Công ty Khách hàng Hình 1.1. Mô Hình chuỗi cung ứng đơn giản Chuỗi cung ứng mở rộng Nhà Nhà Khách Khách Công ty cung cấp cung cấp hàng hàng Nhà cung cấp dịch vụ Hình 1.2 Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng Nhà cung cấp dịch vụ bao gồm: Logistics (hậu cần), tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2