intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

28
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT, từ đó xác định những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ------------------------- NGUYỄN THỊNH NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ------------------------- NGUYỄN THỊNH NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHAN ĐỨC DŨNG Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN Nguyễn Thịnh
  4. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được đề tài này trước tiên cho tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả quý Thầy Cô thuộc Viện Đào tạo Quốc tế và Sau Đại học - Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU), đặc biệt là cán bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS Phan Đức Dũng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, luôn theo sát và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp là công chức Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cơ quan Tổng cục Hải quan đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu, thông tin. Qua hơn 6 tháng thực hiện đề tài và đến ngày hôm nay để có một tác phẩm khoa học này là nhờ sự động viên, giúp đỡ của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bả Rịa – Vũng Tàu nơi tôi công tác, các đồng nghiệp đang công tác tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép thuộc Cục Hải quan Tỉnh, các phòng Ban thuộc Cục Hải quan Tỉnh đã luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ động viên để tôi được theo học lớp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại trường. Một lần nữa cho tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả các quý Thầy Cô, quý lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các đồng nghiệp của tôi tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như cơ quan Tổng cục Hải quan. Trân trọng! Nguyễn Thịnh
  5. iii TÓM TẮT KSNB là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm chú ý trong cả thực tiễn và lý luận. Một hệ thống KSNB bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức nhiều lợi ích, trong đó không thể không nhắc tới lợi ích rất lớn là giúp phòng ngừa được các rủi ro. Hệ thống KSNB cũng là công cụ đắc lực của nhà quản lý trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đặt ra của đơn vị. Nhờ những thông tin đáng tin cậy mà KSNB cung cấp, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn góp phần thực hiện có hiệu quả, hiệu năng và kinh tế các hoạt động. Qua kết quả nghiên cứu Đề tài “Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản về lý thuyết, nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn, các vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động KSNB bộ đối với một đơn vị, tổ chức; đồng thời khái quát về công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan, từ đó làm cơ sở so sánh, đánh giá và xác định những hạn chế tồn tại. Việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kiểm soát nội bộ; hoạt động quản lý rủi ro của ngành Hải quan nói chung và tại Cục HQ Tỉnh BR-VT nói riêng. Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng và làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động KSNB đối với công tác QLRR tại Cục HQ tỉnh BR- VT, qua đó rút ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm làm cơ sở xây dựng kế hoạch hoàn thiện nghiệp vụ này trong giai đoạn mới. Tác giả tập trung phân tích đánh giá thực trạng tình hình rủi ro trong môi trường hoạt động hải quan; thực trạng tổ chức thực hiện và áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện. Tác giả cũng đã tập trung phân tích thực trạng của hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro; trong đó chú trọng phân tích đến cả hai góc độ: thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật QLRR và áp dụng QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Qua đó đã khát quát được những kết quả đã đạt được của công tác quản lý rủi ro, cùng với những hạn chế yếu kém còn tồn tại của công tác này; đồng
  6. iv thời chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của việc tồn tại như trên. Các nội dung này có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để tác giả xây dựng, đề xuất các giải pháp căn cơ. Do vậy, áp dụng quản lý rủi ro đang là xu thế và là yêu cầu có tính tất yếu trong chương trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá hải quan đối với mỗi quốc gia. Để đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan, trong những năm qua, ngành Hải quan đã xây dựng, triển khai áp dụng QLRR trong Quy trình thủ tục đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình áp dụng QLRR cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu, phát triển chương trình QLRR đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay và phù hợp với bối cảnh chung của chương trình cải cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận về QLRR, như: phương pháp tiếp cận, quy trình, các tiêu chuẩn về QLRR; nghiên cứu kinh nghiệm và kỹ thuật áp dụng QLRR của Hải quan một số nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; phân tích, đánh giá thực trạng và những nguyên nhân của thực trạng áp dụng quản lý rủi ro hiện nay của Hải quan Việt Nam; phân tích, đưa ra các dự báo liên quan đến công tác QLRR, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực của Hải quan thế giới và điều kiện thực tế của Việt Nam.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... xi DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................xii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan .................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 4. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 7. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài ............................................................... 5 8. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CÔNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLRR TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN ......................................................................................... 7 1.1. Tổng quan về Hệ thống KSNB ............................................................................ 7 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển lý thuyết KSNB .................................................... 7 1.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển lý thuyết KSNB ..................................................7 1.1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của lý thuyết KSNB ở khu vực công. ...............11 1.1.2. Khái niệm về mục tiêu của KSNB theo INTOSAI 1992, 2004 ...................... 13 1.1.2.1. Theo INTOSAI 1992 .....................................................................................13 1.1.2.2. Theo INTOSAI 2004 .....................................................................................13 1.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB .......................................................... 14 1.1.3.1. Môi trường kiểm soát ...................................................................................14 1.1.3.2. Hoạt động kiểm soát.....................................................................................17 1.1.3.3. Thông tin và truyền thông ............................................................................19 1.1.3.4. Giám sát .......................................................................................................19 1.1.4. Hệ thống KSNB theo Báo cáo COSO 2013 .................................................... 20 1.1.4.1. Môi trường kiểm soát: ..................................................................................22 1.1.4.2. Đánh giá rủi ro: ...........................................................................................22 1.1.4.3. Hoạt động kiểm soát: ...................................................................................22
  8. vi 1.1.4.4. Thông tin và truyền thông: ...........................................................................23 1.1.4.5. Giám sát: ......................................................................................................23 1.2. Tổng quan lý luận về QLRR trong lĩnh vực Hải quan ....................................... 23 1.2.1. Khái quát về quản lý hải quan và QLRR trong lĩnh vực hải quan .................. 23 1.2.2. Khái niệm và phân loại rủi ro.......................................................................... 25 1.2.2.1. Khái niệm rủi ro ...........................................................................................25 1.2.2.2. Phân loại rủi ro ............................................................................................26 1.3. QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan ................................................. 26 1.3.1. Cơ sở pháp lý về QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan ........................ 26 1.3.2. Quy trình QLRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan ................................... 27 1.3.2.1. Thu thập thông tin rủi ro và xây dựng, quản lý áp dụng tiêu chí QLRR .....27 1.3.2.2. Phân tích, đánh giá thông tin rủi ro.............................................................28 1.3.2.3. Phân tích, xác định trọng điểm KTSTQ, sau thông quan và giám sát HQ đối với hàng hoá XNK .....................................................................................................29 1.3.2.4. Thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro ....................................................31 1.3.2.5. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan ....................................................................................................31 1.3.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tuân thủ pháp luật của DN ........................ 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 36 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLRR TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BR-VT. ................................ 37 2.1. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh BR-VT. .......................................................... 37 2.1.1. Khái quát về tỉnh BR-VT và Cục Hải quan tỉnh BR-VT ................................ 37 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh BR-VT ..................................................... 38 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh BR-VT .................................... 39 2.1.4. Sơ lược về hoạt động và công tác QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT qua các giai đoạn .............................................................................................................. 41 2.2. Thực trạng hoạt động KSNB đối với công tác QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR- VT.............................................................................................................................. 44 2.2.1. Kết quả áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ HQ tại Cục HQ tỉnh BR- VT.............................................................................................................................. 44 2.2.1.1. Công tác thu thập, xử lý thông tin HQ .........................................................44 2.2.2.2. Về xây dựng, áp dụng tiêu chí, phân luồng kiểm tra ...................................46 2.2.2.3. Quản lý việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp .....................................50 2.2.2.4. Quản lý vận hành hệ thống thông tin HQ ....................................................52 2.2.2.5. Chất lượng, hiệu quả áp dụng QLRR...........................................................55 2.2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................................56
  9. vii 2.2.3. Tổ chức bộ máy áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ của Cục HQ tỉnh BR-VT ....................................................................................................................... 60 2.2.4. Trình độ, năng lực và nhận thức của cán bộ nhân viên HQ thực hiện công tác QLRR ........................................................................................................................ 62 2.2.5. Đánh giá cơ bản thực trạng hoạt động KSNB đối với công tác QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT ................................................................................................ 64 2.2.5.1. Đánh giá thực trạng về môi trường kiểm soát .............................................64 2.2.5.2 Đánh giá thực trạng về đánh giá rủi ro ........................................................65 2.2.5.3. Đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm soát ...............................................67 2.2.5.4. Đánh giá thực trạng về thông tin truyền thông ............................................68 2.2.5.5. Đánh giá thực trạng về giám sát ..................................................................69 2.2.5.6. Thực trạng kiểm soát quy trình thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác QLRR ..........................................................................................................71 2.3. Những thành tựu đã đạt được ......................................................................... 71 2.4. Nguyên nhân, những hạn chế còn tồn tại....................................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 74 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLRR TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BR-VT. ..................................................................................................................... 75 3.1. Các quan điểm về nâng cao ................................................................................ 75 3.1.1. Quan điểm kế thừa .......................................................................................... 75 3.1.2. Quan điểm hiện đại ......................................................................................... 76 3.1.3. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát ................ 76 3.2. Dự báo xu hướng phát triển hoạt động XNK và định hướng áp dụng QLRR vào hoạt động nghiệp vụ của Cục Hải quan tỉnh BR-VT ................................................ 77 3.2.1. Những thay đổi về môi trường hoạt động hải quan. ....................................... 77 3.2.2. Những thay đổi về nhiệm vụ và định hướng phát triển của ngành Hải quan. 78 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động KSNB đối với công tác QLRR tại Cục HQ tỉnh BR-VT. ................................................................................................ 79 3.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức hải quan về bản chất, vị trí, vai trò, mối quan hệ của công tác QLRR trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan................. 79 3.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KTHQ thông qua việc áp dụng thống nhất, đồng bộ các biện pháp, quy trình TTHQ, tăng cường theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kiểm tra của công chức hải quan. .......................................... 82 3.3.3. Hoàn thiện Hoạt động kiểm soát ..................................................................... 84 3.3.4. Hoàn thiện Giám sát ........................................................................................ 84 3.3.5. Tăng cường ứng dụng kỹ thuật CNTT trong công tác QLRR. ....................... 85 3.4. Một số kiến nghị................................................................................................. 88 3.4.1. Kiến nghị Bộ Tài chính ................................................................................... 88 3.4.2. Kiến nghị Tổng cục Hải quan ......................................................................... 89
  10. viii 3.4.3. Kiến nghị Cục HQ tỉnh BR-VT ...................................................................... 90 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92 PHỤ LỤC .....................................................................................................................
  11. ix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu ATIGA Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN BL Buôn lậu BTC Bộ Tài chính BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu CBL Chống buôn lậu CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp EVFTA Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU Liên minh châu Âu EFTA Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu FTA Hiệp định Thương mại tự do TFA Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực QLRR Quản lý rủi ro KSRR Kiểm soát rủi ro KSNB Kiểm soát nội bộ NK Nhập khẩu NC Nhập cảnh QC Quá cảnh TTHQ Thủ tục hải quan NVHQ Nghiệp vụ hải quan
  12. x KSHQ Kiểm soát hải quan GSHQ Giám sát hải quan GLTM Gian lận thương mại KTHQ Kiểm tra hải quan KTSTQ Kiểm tra sau thông quan STQ Sau thông quan TN-TX Tạm nhập – Tái xuất TCHQ Tổng cục Hải quan UBND Ủy ban nhân dân HQ Hải quan XNK Xuất nhập khẩu XNC Xuất nhập cảnh XK Xuất khẩu XLVP Xử lý vi phạm VAT Thuế Giá trị gia tăng VCTPHHQBG Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới VCUFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WCO Tổ chức Hải quan Thế giới
  13. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Mô hình quản lý tuân thủ .......................................................................... 34 Bảng 2.1 Kết quả thu thuế NSNN của Hải quan tỉnh BR-VT năm 2014-2019 ........ 42 Bảng 2.2 Kết quả thu thập xử lý thông tin của Cục HQ tỉnh BR-VT từ năm 2014- 2019 ........................................................................................................................... 44 Bảng 2.3 Kết quả xây dựng tiêu chí rủi ro từ năm 2014-2019 của Cục HQ tỉnh BR- VT.............................................................................................................................. 47 Bảng 2.4 Kết quả phân luồng tại Cục HQ tỉnh BR-VT năm 2014-2019.................. 48 Bảng 2.5 Kết quả chuyển luồng tờ khai tại Cục HQ tỉnh BR-VT năm 2014-2019 .. 49 Bảng 2.6 Tình hình DN chấp hành pháp luật HQ của Cục HQ tỉnh BR-VT năm 2018-2019.................................................................................................................. 51 Bảng 2.7 Lượng tờ khai làm thủ tục tại Cục HQ tỉnh BR-VT năm 2015-2019 ....... 55 Bảng 2.8 Kết quả công tác thanh kiểm tra của Cục HQ tỉnh BR-VT từ năm 2016- 2019 ........................................................................................................................... 57 Bảng 2.9 Kết quả công tác KTSTQ của Cục Cục HQ tỉnh BR-VT từ năm 2016- 2019 ........................................................................................................................... 58 Bảng 2.10 Thống kê kết quả công tác XLVP của Cục HQ tỉnh BR-VT từ năm 2014- 2019 ........................................................................................................................... 59 Bảng 2.11 Tổ thực hiện công tác QLRR tại các Chi cục Hải quan .......................... 61 Bảng 2.12 Bảng đánh giá thực trạng môi trường kiểm soát ..................................... 64 Bảng 2.13 Bảng đánh giá thực trạng về đánh giá rủi ro ........................................... 66 Bảng 2.14 Bảng đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm soát .................................. 67 Bảng 2.15 Bảng đánh giá thực trạng về thông tin truyền thông ............................... 68 Bảng 2.16 Bảng đánh giá thực trạng về giám sát ..................................................... 69 Bảng 2.17 Bảng khảo sát thực trang kiểm soát quy trình thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác QLRR............................................................................. 71
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Ma trận tạo thuận lợi và kiểm soát ............................................................ 24 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình QLRR............................................................................... 32 Hình 1.3 Mô hình Kim tự tháp tuân thủ ................................................................... 33 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh BR-VT................................................ 38 Hình 2.2 Sơ đồ quy trình QLRR của Hải quan Việt Nam........................................ 56 Hình 2.3 Biểu đồ Kim ngạch XNK tại Cục HQ tỉnh BR-VT từ năm 2015-2019.............. 56
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của Đất nước. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, chính sách thương mại luôn có những thay đổi lớn theo xu hướng bảo hộ, cuộc chiến thương mại giữa các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn với Việt Nam là những yếu tố tác động rất lớn đến nền kinh tế của Đất nước. Để đảm bảo thực hiện các cam kết của mình về tự do và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã ký kết tại các Hiệp định thương mại tự do, Hải quan Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong bức tranh chung về tạo thuận lợi và đảm bảo an ninh, thương mại hợp pháp. Do đó, QLRR được xem là công cụ hữu hiệu để đảm bảo cùng lúc thực hiện công tác kiểm soát hải quan đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại. Nhờ vào việc lựa chọn hàng hóa và hành khách trọng điểm để kiểm tra, quá trình thông quan và giải phóng hàng được diễn ra nhanh chóng hơn; Quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa, hành khách và phương tiện vận tải được xác định có độ rủi ro thấp sẽ ít bị cơ quan HQ can thiệp và vì vậy thủ tục sẽ được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Có thể nhận thấy trong quản lý hải quan hiện đại, hoạt động đo lường, đánh giá tuân thủ là các hoạt động nghiệp vụ cơ bản, có tính xuyên suốt toàn bộ hoạt động của ngành HQ. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, dự báo rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan sẽ ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến khả năng đạt được các mục tiêu quản lý. Đối với hoạt động quản lý, việc xây dựng và áp dụng kiểm soát nội bộ có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng. Bởi vì, rủi ro xảy ra trong hoạt động quản lý đồng nghĩa với việc quản lý kém hiệu quả, là kẻ hở để doanh nghiệp lợi dụng gian lận và trốn thuế, gây thất thoát cho nhà nước. Với đặc thù quản lý của ngành HQ là luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, giả mạo xuất xứ, trốn thuế,…Mặc dù trong thời gian qua quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan luôn được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm và chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên
  16. 2 trên thực tế cho đến nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa thể kiểm soát được nhất là vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại, và giả mạo xuất xứ,…Chính vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ HQ là nhiệm vụ quan trọng cần được thường xuyên quan tâm thực hiện. Để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ chung đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan giao, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan, Hải quan tỉnh BR-VT phấn đấu giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuống dưới 7% đến năm 2020 (theo Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), công tác QLRR cần tiếp tục được củng cố, hoàn thiện một cách toàn diện vào hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa các hoạt động nghiệp vụ, tạo ra sự cân bằng giữa tạo thuận lợi và kiểm soát, nâng cao năng lực quản lý của cơ quan HQ theo định hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ với hiệu quả hoạt động của đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro, xác định công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là yêu cầu cấp bách, có tính thời sự, phù hợp với thực tiễn cũng như tiến trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, do đó tôi chọn đề tài “Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như: - Đề tài cấp Bộ: "Dự án hiện đại hóa Hải quan, phương án quản lý thương mại và cửa khẩu, chiến lược thực thi và phòng ngừa, chính sách quản lý rủi ro" của Bộ Tài chính, năm 2005; - Đề án cấp Bộ: “Tăng cường năng lực quản lý rủi ro của ngành Hải quan giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn 2020” của Bộ Tài chính, năm 2013;
  17. 3 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Xây dựng khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam” của Tiến sĩ Quách Đăng Hòa (chủ biên) và nhóm nghiên cứu - Tổng cục Hải quan, năm 2017; - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Đo lường đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu” của Ban Quản lý rủi ro hải quan - Tổng cục Hải quan, năm 2008; - Luận văn thạc sĩ với đề tài: "Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan" của Nguyễn Tường Linh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2005; - Luận văn thạc sĩ với đề tài: "Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan" của Nguyễn Hữu Mẫn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013; - Luận văn thạc sĩ đề tài: “Tăng cường năng lực Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan” của Nguyễn Ngọc Kháng, Trường Đại học Tài chính - Marketing, năm 2015; - "Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan", bài viết đăng trong tạp chí Nghiên cứu Hải quan số 11 của tác giả Thiên An, năm 2005; - "Quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan: những vấn đề cơ bản", bài viết đăng trong tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán của Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Huyền, năm 2008; Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến một số khía cạnh mang tính khởi đầu, sự cần thiết phải thay đổi phương thức quản lý của Hải quan truyền thống sang phương thức quản lý dựa trên quản lý rủi ro; phương pháp, kỹ thuật, nghiệp vụ QLRR, cách tiếp cận mới về quản lý tuân thủ dựa trên rủi ro và Khung tiêu chuẩn QLRR theo các tiêu chuẩn và thông lệ chung của Hải quan thế giới. Một số nghiên cứu còn lại thực hiện trên bình diện toàn ngành Hải quan, mang tính khái quát và định hướng chung; làm rõ nhận thức lý luận về đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XNK. Vì vậy, với thực tế và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác này tại đơn vị, đòi hỏi phải có một bản nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ tại
  18. 4 Cục HQ tỉnh BR-VT, từ đó đưa ra được: thực trạng của hoạt động KSNB đối với công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan, đánh giá những kết quả đã đạt được và hạn chế còn tồn tại, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng để đưa ra các giải pháp thúc đẩy, nâng cao đối với hoạt động này. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát - Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT, từ đó xác định những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB; - Hệ thống KSNB đối với công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan; - Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Cục HQ tỉnh BR-VT từ đó xác định những hạn chế tồn tại và nguyên nhân; - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động KSNB đối với công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục HQ tỉnh BR-VT. 4. Các câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, Đề tài có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi: - Các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB cần phải quan tâm là gì? - Thực trạng hệ thống KSNB đối với công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục HQ tỉnh BR-VT liên quan các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB như thế nào? - Các giải pháp phù hợp nào để hoàn thiện hệ thống KSNB đối với công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục HQ tỉnh BR-VT? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng của hoạt động KSNB đối với công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục HQ tỉnh BR-VT.
  19. 5 - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động KSNB đối với công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục HQ tỉnh BR-VT giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, đề xuất giải pháp đến năm 2025. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả dự kiến sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo kết hợp với các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế như tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống dựa trên số liệu thống kê và các công trình tổng kết thực tiễn đã được công bố, thu thập từ các website, báo cáo của ngành Hải quan và Cục Hải quan tỉnh BR-VT liên quan đến công tác QLRR, sách báo, tạp chí và những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thống kê mô tả, khảo sát số liệu sơ cấp được thu thập từ ý kiến của các công chức HQ chuyên trách, am hiểu về công tác QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Cục HQ tỉnh BR-VT. 7. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài Nghiên cứu đề tài “Nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác quản lý rủi ro trong thực hiện nghiệp vụ hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc xây dựng chiến lược phát triển, hiện đại hóa Cục HQ tỉnh BR-VT tầm nhìn đến 2025, trong đó nâng cao hiệu quả của hoạt động KSNB đối với công tác QLRR trong thực hiện nghiệp vụ hải quan đóng vai trò quan trọng và xuyên suốt. Từ đó hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro không cần thiết hoặc những thiệt hại không đáng có; ngăn chặn sớm các gian lận, tham nhũng có thể xảy ra; tạo ra cơ chế vận hành minh bạch và hiệu quả đồng thời đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như nêu trên, đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo khi học tập, nghiên cứu về hoạt động KSNB đối với công tác QLRR trong hoạt động nghiệp vụ HQ. 8. Cấu trúc của luận văn Với mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã được xác định, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn dự kiến gồm 03 chương:
  20. 6 Chương 1: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công và cơ sở lý luận về QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công tác QLRR tại Cục Hải quan tỉnh BR-VT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2