intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát và đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín; đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY LINH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÙY LINH GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Nâng cao Năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ PhầnSài Gòn Thƣơng Tín” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc nghiêm túc của tôi với các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn thực. Đồng thời đƣợc sự góp ý hƣớng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Năng để hoàn tất luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2013 Lê Thị Thùy Linh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................................................. 4 1.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại.................................. 4 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh .................................................................................................. 4 1.1.2 Đôi nét về mô hình năng lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter ........................... 5 1.1.3 Lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng Thƣơng Mại theo mô hình của Victor Smith ............................................................................................................... 8 1.1.4 Đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ....................................................... 9 1.1.5 Khái niệm năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại .................................. 11 1.1.5.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................... 11 1.1.5.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương Mại .. 12 1.2 Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng Thƣơng Mại ...... 13 1.2.1 Năng lực tài chính .................................................................................................... 13 1.2.2 Năng lực công nghệ ................................................................................................. 15 1.2.3 Nguồn nhân lực ......................................................................................................... 16 1.2.4 Năng lực quản trị điều hành Ngân hàng và cơ cấu tổ chức .................................. 16 1.2.5 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ......................................................................... 17 1.2.6 Hệ thống kênh phân phối .......................................................................................... 17 1.2.7 Chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ ....................................................................................... 18 1.2.8 Thƣơng hiệu .............................................................................................................. 18 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng mại .................. 19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN .............................................................................. 21
  5. 2.1 Tổng quan về ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín ................... 21 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín .......................................................................................................................................... 22 2.2.1 Năng lực tài chính .......................................................................................................... 22 2.2.2 Năng lực quản trị .......................................................................................................... 27 2.2.3 Năng lực công nghệ ....................................................................................................... 27 2.2.4 Nguồn nhân lực .............................................................................................................. 28 2.2.5 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ............................................................................... 29 2.2.6 Hệ thống kênh phân phối ............................................................................................... 32 2.2.7 Hoạt động quảng bá thƣơng hiệu ................................................................................... 32 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín ............................................................................... 33 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................ 33 2.3.1.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 33 2.3.1.2 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................ 33 2.3.1.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ......................................................... 35 2.3.1.4 Nghiên cứu định lƣợng ....................................................................... 36 2.3.2 Xây dựng thang đo ......................................................................................................... 38 2.3.2.1 Thang đo về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố độc lập................... 38 2.3.2.2 Thang đo về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố phụ thuộc .............. 40 2.3.3 Kết quả nghiên cứu của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín ............................................................................ 41 2.3.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................ 41 2.3.3.2 Phân tích độ tin cậy- Kiểm định Cronbach’ s Alpha .......................... 43 2.3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis) ....... 47 2.3.3.4 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội........................................... 51 2.3.3.5 Giải thích kết quả các biến ................................................................ 54 Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................................... 57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN ........................................................... 58 3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ .......................................................................... 58
  6. 3.2 Giải pháp nâng cao Thƣơng hiệu Ngân hàng ................................................................ 59 3.3 Giải pháp đa dạng hóa Sản Phẩm, dịch vụ ................................................................... 61 3.4 Giải pháp nâng cao chất lƣợng mạng lƣới hoạt động ................................................... 61 3.5 Giải pháp nâng cao chất lƣợng Công nghệ .................................................................... 62 3.6 Giải pháp nâng cao Năng lực tài chính........................................................................... 63 3.7 Giải pháp nâng cao nguồn Nhân lực ............................................................................... 63 3.8 Giải pháp nâng cao Năng lực quản trị điều hành .......................................................... 64 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................................................... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 67 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANZ : Ngân hàng TNHH Australia và New Zealand ATM : Automated Teller Machine ( máy rút tiền tự động) BCTC : Báo cáo tài chính CBNV : Cán bộ nhân viên ĐKKD : Đăng ký kinh doanh NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà Nƣớc NHTM : Ngân hàng Thƣơng Mại PGD :Phòng Giao Dịch POS : Point Of Sales (Điểm chấp nhận thanh toán thẻ) Sacombank : Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín SP : Sản phẩm STB : Mã cổ phiếu của Ngân hàng Sacombank TMCP : Thƣơng mại cổ phần TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban Nhân Dân
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy mô vốn và tổng tài sản của Sacombank từ 2008-2012 ...................... 24 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của Sacombank từ 2008-2012 ........................... 25 Bảng 2.3: Phân loại nhóm nợ của Sacombank từ 2008-2012 ..................................... 27 Bảng 2.4: Hệ số Cronbach’Alpha của các thành phần thang đo Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Sacombank ............................................................................................. 44 Bảng 2.5: Hệ số Cronbach’Alpha của biến phụ thuộc thang đo Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín .............................................. 47 Bảng 2.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập ............................... 49 Bảng 2.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ................................. 50 Bảng 2.8: Các thông số thống kê của từng biến trong phƣơng trình .......................... 52 Bảng 2.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................................... 53 Bảng 2.10: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội (ANOVA) ............................... 54
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Quy mô vốn điều lệ và tài sản một số Ngân hàng………………………..24 Hình 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế của các Ngân hàng……………………………….. 26 Hình 2.3 Biểu đồ huy động vốn Sacombank qua các năm………………………… 27 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng Sacombank theo các giả thuyết của Victor Smith ……………………………………35 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu chính thức……………….. 37 Hình 2.6: Phần trăm phản hồi theo giới tính………………………………………. 42 Hình 2.7: Phần trăm phản hồi theo độ tuổi………………………………………………. 42 Hình 2.8: Phần trăm phản hồi theo trình độ……………………………………….. 43 Hình 2.9: Phần trăm phản hồi theo thu nhập……………………………………..... 43 Hình 2.10: Mô hình Nghiên cứu chính thức………………………………………………. 51
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, sự phát triển của ngành ngân hàng không chỉ ảnh hƣởng tới hệ thống tài chính mà nó còn ảnh hƣởng tới toàn bộ nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại những điều kiện to lớn để phát triển đất nƣớc nhƣng đi kèm nó luôn là các cam kết mở cửa thị trƣờng ở mức độ nhất định và theo lộ trình thích hợp. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hang Việt Nam cần cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hang đa dạng, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn, hiệu quả và huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tƣ đáp ứng nhu cầu phát triển đất nƣớc. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp úng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các ngân hàng Việt Nam cần đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của mình, từ đó đƣa ra chiến lƣợc, sách lƣợc nâng cao sức mạnh tài chính, công nghệ nguồn nhân lực để cạnh tranh với các ngân hàng trong nƣớc và phát triển ra thế giới. Là một trong những ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần đầu tiên đƣợc thành lập tại TP.HCM vào năm 1991, Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín đã trở thành một điển hình đột phá và tiên phong về các giải pháp kinh doanh linh hoạt, phát hành - niêm yết cổ phiếu, tiếp nhận vốn từ các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài…, triển khai mô hình ngân hàng ƣu tiên cho phụ nữ và cho cộng đồng nói tiếng Hoa, mở rộng hoạt động tại Lào và tại Campuchia…Tiên phong và đột phá tiếp tục là một trong những giá trị cốt lõi của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín trong hành trình mới. Từ thực tiễn đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu về “Nâng cao Năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín” để làm rõ thêm về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín từ đó kiến nghị một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
  11. 2 Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín cũng nhƣ bài học kinh nghiệm cho các Ngân Hàng Việt Nam 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhƣ đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài, nghiên cứu này đƣợc thực hiện với mục tiêu nghiên cứu sau: - Khảo sát và đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín - Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên chỉ khảo sát mẫu điều tra đối với các khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín trên phạm vi TP.HCM và đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ : - Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá để nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng để xây dựng thang đo sơ bộ về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. - Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc sử dụng để kiểm định thang đo và đánh giá về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín - Phƣơng pháp phân tích dữ liệu thông qua phƣơng pháp thống kê, phân tích các dữ liệu thứ cấp và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu sơ cấp qua bảng câu hỏi điều tra. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài đƣợc trình bày trong phạm vi ba chƣơng:
  12. 3 Chƣơng 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Cho thấy năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín và các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng. Từ đó giúp nhà quản trị ngân hàng tiếp tục cải tiến và hoàn thiện năng lực của Ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Thƣơng Tín với các ngân hàng trong nƣớc và quốc tế trong tiến trình hội nhập quốc tế
  13. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương Mại 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Theo từ điển kinh tế, cạnh tranh đƣợc hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có đƣợc những nguồn lực hoặc lợi thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phí mình, hoặc đạt đƣợc những lợi ích tối đa Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, ngƣời tiêu dùng, thƣơng nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tƣơng đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thƣơng mại khác để thu đƣợc nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng khi ngƣời sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, ngƣời tiêu dùng lại muốn mua đƣợc với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lƣợc của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành… Theo Michael Porter thì cạnh tranh là giành lấy thị phần. Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Ở góc độ thƣơng mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm đƣợc sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đƣa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phƣơng thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ.
  14. 5 Còn theo các quan điểm khác, cạnh tranh là hiện tƣợng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có thể có chung một môi trƣờng sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm Có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh, có thể hiểu cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng nhƣ nhau thông qua các hành động, nổ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng.... Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt đƣợc tất cả những gì mình mong muốn. Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhƣng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngƣợc. 1.1.2 Đôi nét về mô hình năng lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter Michael Porter nhà quản trị chiến lƣợc nổi tiếng của trƣờng đại học Harvard trong cuốn sách “Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors” đã đƣa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh.
  15. 6 Hình 1.1: Mô hình áp lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter (Nguồn: www.doanhnhan.net) Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp: Số lƣợng và quy mô nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trƣờng chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hƣởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công…. ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lƣợng lớn nhƣng họ lại thiếu tổ chức. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hƣởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng đƣợc phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ và nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là ngƣời điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Đặc biệt ta phải chú ý tầm
  16. 7 quan trọng của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chƣa có mặt trên trong ngành nhƣng có thể ảnh hƣởng tới ngành trong tƣơng lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: sự hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập ngành… Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tƣơng đƣơng với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lƣợng , các yếu tố khác của môi trƣờng nhƣ văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hƣởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cƣờng độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố nhu cầu, tốc độ tăng trƣởng, số lƣợng đối thủ cạnh tranh, nghành tập trung hay phân tán, các rào cản rút lui… sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ Một số áp lực không đƣợc đề cập trực tiếp ngay trong ma trận nhƣng trong quyển sách ” Strategic Management & Business Policy” của Thomas L. Wheelen và J. David Hunger có ghi chú về áp lực từ các bên liên quan mật thiết: Chính phủ, Cộng đồng, Các hiệp hội, Các chủ nợ, nhà tài trợ, Cổ đông, Complementor ( Tạm hiểu là nhà cung cấp sản phẩm bổ sung cho một hoặc nhiều ngành khác: Microsoft viết phần mềm để cho các công ty bán đƣợc máy tính, các doanh nghiệp khác có thể soạn thảo văn bản để bán đƣợc hàng …) Theo Michael Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần dựa vào: Sản phẩm: vị thế sản phẩm ở mỗi phân đoạn thị trƣờng Phân phối: mức độ bao phủ và chất lƣợng kênh phân phối Marketing và bán hàng: kỹ năng nghiên cứu thị trƣờng, phát triển sản phẩm dịch vụ và kỹ năng của đội bán hàng
  17. 8 Hoạt động: vị trí, chi phí sản xuất, kỹ năng về tăng công suất và kiểm soát chất lƣợng Nghiên cứu và công nghệ: bằng sáng chế và bản quyền, khả năng nghiên cứu và phát triển, kỹ năng của đội nghiên cứu và phát triển Tổng chi phí: tổng chi phí của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh Sức mạnh tài chính: nguồn tài chính và việc sử dụng nguồn vốn Tổ chức: sự thống nhất của các giá trị và sự rõ ràng trong các mục tiêu, tôn chỉ trong tổ chức Khả năng Quản lý: phẩm chất lãnh đạo của ban điều hành và khả năng phối hợp với các phòng ban chức năng cụ thể Năng lực khác: đƣợc đối xử ƣu đãi hay khả năng tiếp cận dễ dàng với các cơ quan chức năng 1.1.3 Lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng Thƣơng Mại theo mô hình của Victor Smith Theo Victor Smith (2002), Core competencies in the retail sector of the financial service industry, thì các yếu tố thể hiện năng lực cốt lõi của một tổ chức tài chính bao gồm năm nhân tố sau: Brands ( Nhãn hiệu): Doanh nghiệp có thể làm tăng giá trị của mình trên thƣơng trƣờng bằng cách phát triển sự nhận thức thƣơng hiệu của mình thông qua việc quảng cáo và quản lý sự mong đợi của khách khàng, không ngừng củng cố niềm tin và sự thỏa mãn của khách hàng. Đó là chìa khóa thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Product (sản phẩm ): Giá trị của sản phẩm dựa trên những nét đặc trƣng của nó đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Service (dịch vụ): Năng lực dịch vụ gồm hai thành phần là giao tiếp khách hàng (customer interface) và việc thực hiện giao dịch (transaction execution). Intellectual Capital (vốn trí tuệ): Trách nhiệm của ban quản lý là xác định và chuyển đổi các bí quyết thành kiến thức và các kỹ năng có thể tiếp cận đƣợc vào doanh nghiệp.
  18. 9 Các kỹ năng cơ bản đó là kiến thức quản lý, quản trị nguồn nhân lực, kiến thức sản phẩm và kỹ thuật. Cost and Infrastructure ( Chi phí và cơ sở hạ tầng): các yêu cầu để phát triển năng lực này bao gồm tổ chức linh hoạt và sự thống nhất mang tính hệ thống, quản lý chuỗi giá trị, quản lý rủi ro/chi phí tuân thủ quy định pháp lý và an toàn… với mục đích đem lại hiệu quả cao về mặt tài chính và tăng giá trị cổ đông 1.1.4 Đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng Trong lĩnh vực ngân hàng thì cạnh tranh đƣợc hiểu là chủ thể ngân hàng với nghệ thuật sử dụng tổng hợp các phƣơng thức, yếu tố, nhằm giành đƣợc phần thắng trên thị trƣờng với lợi nhuận cao nhất, nâng cao vai trò và khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng. Các Ngân hàng Thƣơng Mại trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác mà từ các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thƣơng trƣờng với mục tiêu giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng nhƣ mở rộng cung ứng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng cho nền kinh tế. Mang đặc điểm riêng biệt so với các doanh nghiệp, ngành ngân hàng kinh doanh chủ yếu là các dịch vụ tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống và đƣợc chi phối mạnh mẽ bởi ngân hàng Nhà Nƣớc nên cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có các đặc điểm sau: - Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá... Khi mỗi nhân tố có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trƣờng kinh doanh chung. Ví dụ: Chỉ cần một tin đồn thổi cũng có thể gây nên cơn chấn động rất lớn, thậm chí đe dọa sự tồn tại của cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Một NHTM hoạt động yếu kém, khả năng thanh khoản thấp cũng có thể trở thành gánh nặng cho nhiều tổ chức kinh tế và dân chúng trên địa bàn... Chính vì vậy, trong kinh doanh, các NHTM vừa phải cạnh tranh để từng bƣớc mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần, nhƣng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình, bởi vì, nếu đối thủ là các NHTM khác bị suy yếu
  19. 10 dẫn đến sụp đổ, thì những hậu quả đem lại thƣờng là rất to lớn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ luôn cả hệ thống NHTM do tác động dây chuyền. Vì vậy, trong thực tiễn hoạt động, xu hƣớng hợp tác giữa các TCTD với nhau để cùng tồn tại và phát triển là tất yếu và cạnh tranh luôn đi đôi với hợp tác. - Hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến từ tất cả các tổ chức kinh tế, đến từng cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng nhƣ các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM thƣờng mở tài khoản tại các Ngân hàng khác để phục vụ việc thanh toán nhanh chóng cho khách hàng và giao dịch qua lại giữa các ngân hàng đƣợc tiện lợi và nhanh chóng. Chính vì vậy, nếu nhƣ một NHTM bị khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ, thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền đến các NHTM khác, không những thế, các tổ chức tài chính phi Ngân hàng cũng sẽ bị “vạ lây”. Đây quả là điều mà các NHTM không bao giờ mong muốn. Chính vì vậy, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để dành giật thị phần, nhƣng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hƣớng tới một môi trƣờng lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống. -Do hoạt động của các NHTM có liên quan đến tất cả các chủ thể, đến mọi mặt hoạt động kinh tế-xã hội, nên để tránh sự hoạt động của các NHTM mạo hiểm gây nguy cơ đỗ vỡ hệ thống, cần có sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng Trung uơng và đƣa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Thực tiễn đã chỉ ra những bài học đắt giá, khi mà ngân hàng Trung ƣơng thờ ơ trƣớc những diễn biến bất lợi của thị trƣờng đã dẫn đến sự đổ vỡ của thị trƣờng tài chính - tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nên sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính lẫn nhau nhƣ các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế. - Hoạt động của các NHTM liên quan đến lƣu chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một nƣớc, mà có liên quan đến nhiều nƣớc để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại; do vậy, kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nƣớc và quốc tế, nhƣ: Môi trƣờng pháp luật, tập quán kinh doanh của các nƣớc, các thông lệ quốc tế… Đặc biệt là nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện cơ sở hạ tầng
  20. 11 tài chính, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này. Điều đó cũng có nghĩa là, sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM trƣớc hết phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thông lệ, tập quán kinh doanh tiền tệ của các nƣớc, sự cạnh tranh trƣớc hết phải dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động kinh doanh tối thiểu; bởi vì, một NHTM mở ra một loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng là đã phải chấp nhận cạnh tranh với các NHTM khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, muốn lĩnh vực dịch vụ này đƣợc thực hiện thì phải đáp ứng tối thiểu điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính mà thiếu nó thì không thể hoạt động đƣợc. Rõ ràng là, sự cạnh tranh của các NHTM, loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác. 1.1.5 Khái niệm năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thƣơng Mại 1.1.5.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, ngƣời ta đã sử dụng khái niệm về năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh đƣợc xem xét ở các góc độ khác nhau nhƣ năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp ngành, cấp doanh nghiệp - “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng nền kinh tế quốc dân đạt đƣợc và duy trì mức tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế, bền vững tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác”-theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)(1997) - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn ngƣời tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu đƣợc lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng . Năng lực canh tranh của doanh nghiệp đƣợc tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ đƣợc tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ƣu thế của sản phẩm mà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2