intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của dề tài là đánh giá năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mảng dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________ HOÀNG PHƯƠNG DIỆU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _________________ HOÀNG PHƯƠNG DIỆU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TẤN PHƯỚC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam” do cá nhân tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu trong luận văn đƣợc thu thập từ thực tế và các nguồn thông tin đáng tin cậy, đƣợc xử lý trung thực và khách quan. Tác giả luận văn Hoàng Phƣơng Diệu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Giới thiệu lý do chọn đề tài ................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................2 5. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................3 6. Kết cấu đề tài.......................................................................................................3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ............................................................................................4 1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại .......................................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ....................................................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ..........................................................................4 1.1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM .......................................5 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM .....................6 1.1.2.1. Các yếu tố bên trong NHTM ...................................................................7 1.1.2.2. Các yếu tố bên ngoài NHTM ..................................................................8
  5. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại và mô hình nghiên cứu ...................................................................................................8 1.1.3.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ....................................9 1.1.3.2. Lý thuyết cạnh tranh của Victor Smith .................................................12 1.1.3.3. Mô hình ma trận cạnh tranh của A. Ambastha và K. Momaya .............13 1.2. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử và năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử ......................................................................................15 1.2.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử .................................................15 1.2.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử ...............................................15 1.2.1.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử ...................................................16 1.2.1.3. Các hình thức của dịch vụ ngân hàng điện tử .......................................17 1.2.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử ...............18 1.2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử ..............18 1.2.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử ...............................................................................................................18 1.3. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại và nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử .................................................19 1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của NHTM ...................19 1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử ........................21 1.3.3. Lựa chọn lý thuyết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử ..................................................................................................................23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM..........................................................................................................................24 2.1. Tổng quan về BIDV .........................................................................................24
  6. 2.1.1. Giới thiệu về BIDV ........................................................................................24 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV ................................................25 2.1.2.1. Quy mô và mạng lƣới hoạt động ...........................................................25 2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV .............................................27 2.2. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV ......................................31 2.2.1. Các dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV ......................................................31 2.2.1.1. Dịch vụ Internet banking- BIDV Online, BIDV Business Online và Quản lý dòng tiền ...............................................................................................33 2.2.1.2. Dịch vụ Mobile banking- BIDV Online, BIDV Smart Banking, BIDV Buno và Bankplus ...............................................................................................34 2.2.1.3. Dịch vụ Call center- Tổng đài chăm sóc khách hàng 24/7....................36 2.2.1.4. Dịch vụ Home banking- BIDV Home banking .....................................36 2.2.1.5. Dịch vụ Phone banking- BIDV BSMS..................................................37 2.2.2. Kết quả hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV ..........................37 2.2.2.1. Kết quả đạt đƣợc....................................................................................37 2.2.2.2. Các mặt hạn chế.....................................................................................40 2.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV42 2.2.3.1. Các yếu tố bên trong BIDV ...................................................................42 2.2.3.2. Các yếu tố bên ngoài BIDV ..................................................................46 2.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV ......................................................................................................46 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...................................................................................................53 3.1. Mô hình và các biến nghiên cứu ...................................................................53
  7. 3.1.1. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................53 3.1.2. Các biến nghiên cứu ....................................................................................53 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................54 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................................54 3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................55 3.3. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................55 3.3.1. Kết quả thu thập dữ liệu...............................................................................55 3.3.2. Kết quả xử lý dữ liệu ....................................................................................56 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...................................................................................................61 4.1. Giải pháp về các yếu tố năng lực cạnh tranh tài sản ...................................61 4.2. Giải pháp về các yếu tố năng lực cạnh tranh vận hành................................62 4.3. Giải pháp về các yếu tố năng lực cạnh tranh hoạt động ..............................62 CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ............................................................65 5.1. Các kiến nghị hỗ trợ .........................................................................................65 5.1.1. Kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ ......................................................................65 5.1.2. Kiến nghị hỗ trợ từ Ngân hàng nhà nước .....................................................67 5.2. Kết luận .............................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU  Danh mục hình vẽ Hình 1.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter  Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1. Số lƣợng điểm giao dịch tại BIDV qua các năm Biểu đồ 2.2. Tổng tài sản của một số ngân hàng qua các năm Biểu đồ 2.3. Vốn chủ sở hữu tại một số ngân hàng qua các năm Biểu đồ 2.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của một số ngân hàng Biểu đồ 2.5. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng Biểu đồ 2.6. Tổng thu nhập hoạt động của BIDV Biểu đồ 2.7. Doanh số, số lƣợng giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử tại BIDV Biểu đồ 2.8. Thu nhập ròng của các dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV  Danh mục bảng Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của NHTM Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử Bảng 2.1. Các hình thức dịch vụ NHĐT đang triển khai tại BIDV năm 2017 Bảng 2.2. Giải thƣởng về dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM VN Bảng 3.1. Hệ số trọng số các biến yếu tố Bảng 3.2. Giá trị trung bình theo đánh giá của khách hàng về các nhận định Bảng 3.3. Điểm đánh giá dịch vụ ngân hàng điện tử
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ADB Ngân hàng Phát Triển Châu Á BIDV Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam Maritimebank Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MHB Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam NHTM Ngân hàng thƣơng mại Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam TMCP Thƣơng mại cổ phần TPbank Ngân hàng TMCP Tiên Phong VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Vietcombank/VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam VNPay Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt Nam VPbank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu lý do chọn đề tài Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và phát triển là xu thế tất yếu. Trong quá trình trên 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử đã góp phần vào sự thay đổi quan điểm thanh toán của khách hàng, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Các ngân hàng đã chú trọng đầu tƣ về chất lƣợng, phát triển về quy mô và đa dạng hóa hơn. Bên cạnh đó, đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn năm 2016-2020 đã đƣợc triển khai trở thành động lực phát triển mới. Do đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) về dịch vụ này ngày càng trở nên gay gắt. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) tuy không phải là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng điện tử nhƣng đã tập trung phát triển dịch vụ này trong 5 năm gần đây. Quy mô ban đầu của dịch vụ này còn khiêm tốn và chƣa đƣợc mở rộng. Hiện nay, cùng với định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và sự chạy đua không ngừng giữa các NHTM đã trở thành yêu cầu cấp thiết để BIDV không ngừng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc xác định là mảng phát triển then chốt. Với tình hình trên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” đã đƣợc chọn lựa nhằm đánh giá khách quan tình hình phát triển mảng dịch vụ này tại BIDV trong giai đoạn năm 2013- 2017. Đồng thời, luận văn đóng góp những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử đối với BIDV, là cơ sở tham khảo cho các chủ thể có liên quan, đặc biệt là ban quản trị ngân hàng.
  11. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu chung: Đánh giá năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mảng dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV.  Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV; - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV.  Câu hỏi nghiên cứu: - Yếu tố nào ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử của NHTM? - Thực trạng cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV hiện nay nhƣ thế nào? - Làm cách nào để nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử; - Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam; - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 đến năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê: nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ: báo cáo tài chính của các NHTM, ngân hàng nhà nƣớc (NHNN), ... - Phƣơng pháp khảo sát: đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát ý kiến từ khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên các nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh.
  12. 3 5. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu không chỉ góp phần đánh giá thực trạng phát triển về dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV mà còn xác định lợi thế cạnh tranh của mảng dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV trên thị trƣờng. Qua đó, đóng góp những giải pháp tham khảo đến ban quản trị ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử. 6. Kết cấu đề tài Phần mở đầu Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử. Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Chƣơng 3: Mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Chƣơng 5: Kiến nghị và kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
  13. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là một chủ đề đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu, đƣa ra các lý thuyết thực nghiệm. Chƣơng 1 tìm hiểu về cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử và các nghiên cứu khoa học liên quan. 1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tùy theo cách tiếp cận, khái niệm cạnh tranh đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong phạm vi đề tài, tác giả tìm hiểu các khái niệm cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế. Bản chất của cạnh tranh là giành lấy thị phần và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành và theo đó giá cả có thể giảm đi (Porter, 1990). Các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để đem lại giá trị. Giá trị này chính là khả năng đáp ứng hoặc vƣợt quá nhu cầu của khách hàng, nhƣ vậy mới hoạt động hiệu quả. Theo kinh tế học, cạnh tranh còn đƣợc hiểu là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành giật khách hàng, giành giật thị trƣờng (Samulson, 1952). Cạnh tranh trong Kinh tế học chính trị (Mác-Lênin) là sự ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ, hoặc tiêu dùng hàng hóa để thu lợi ích tối đa.
  14. 5 Nhƣ vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế đƣợc đúc kết lại là sự tranh đua giữa các chủ thể trong nền kinh tế bằng hành động, chiến lƣợc, biện pháp,... nhằm đạt đƣợc mục tiêu của mình. Các mục tiêu của chủ thể kinh tế có thể là lợi nhuận, thị phần, danh tiếng, sự ƣa thích của khách hàng,... Do đó, cạnh tranh đem lại lợi ích đối với sự phát triển của doanh nghiệp và cho khách hàng. Sự cạnh tranh không phải là tiêu diệt đối thủ mà doanh nghiệp phải tạo ra những giá trị mới hoặc giá trị cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó chính là quá trình doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh. 1.1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM Để định nghĩa về năng lực cạnh tranh của NHTM, đầu tiên phải tìm hiểu về khái niệm năng lực cạnh tranh. Khái niệm này đƣợc nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng khai thác năng lực độc đáo nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị thấp và có sự khác biệt (Porter, 1990). Năng lực cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa là sự vƣợt trội về nhiều chỉ tiêu của chính sản phẩm hàng hóa so với mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh, đem đến sự thõa mãn cho khách hàng (Porter, 1990). Khái niệm năng lực cạnh tranh tuy chƣa đƣợc thống nhất để đƣa ra một khái niệm chuẩn mực nhƣng đƣợc tổng quát là khả năng tồn tại trong kinh doanh, khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực, tận dụng lợi thế cạnh tranh để đạt đƣợc mục đích. Năng lực cạnh tranh của một chủ thể kinh tế phải đƣợc đánh giá khách quan trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, trên cùng thị trƣờng. Năng lực cạnh tranh là chỉ tiêu mang tính tổng hợp, gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định đƣợc cho từng ngành và từng doanh nghiệp. Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Do đó, năng lực cạnh
  15. 6 tranh của NHTM mang đầy đủ đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điểm khác biệt là các sản phẩm, dịch vụ tài chính của NHTM mang tính trừu tƣợng. Do đó, đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM bên cạnh việc dựa trên các chỉ tiêu đánh giá cho một doanh nghiệp còn dựa trên các yếu tố khác nhƣ uy tín, niềm tin, mức độ an toàn của NHTM,... Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, nhằm đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình ngành. Đồng thời, ngân hàng có thể đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vƣợt qua những biến động của môi trƣờng kinh doanh (Nguyễn Thị Quy, 2005). Theo Từ điển Bách khoa, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội năm 2015, khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM đƣợc diễn giải nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là sự tổng hợp tất cả các khả năng của ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng về việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lƣợng cao, đa dạng và phong phú, tiện ích và thuận lợi, có tính độc đáo so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trƣờng, tạo ra đƣợc lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận hàng năm của các ngân hàng, tạo đƣợc uy tín, thƣơng hiệu và vị thế cao trên thị trƣờng”. Theo các khái niệm trên, năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm khả năng thích nghi và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trƣờng dựa trên việc khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các lợi thế tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM phải gắn liền với sự phát triển bền vững. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Năng lực cạnh tranh của NHTM chịu tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Đề tài xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp dựa trên lý thuyết của Michael Porter.
  16. 7 1.1.2.1. Các yếu tố bên trong NHTM - Trình độ tổ chức, quản lý: NHTM đƣợc xây dựng với bộ máy quản lý chặt chẽ sẽ tạo tiền đề cho sự điều hành, tập trung chiến lƣợc phát triển sản phẩm, ứng phó kịp thời các chiến lƣợc cạnh tranh của đối thủ trên thị trƣờng. - Trình độ lao động: Đây là nguồn lực rất quan trọng, đảm bảo tính sáng tạo của NHTM. Đội ngũ lao động có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm tốt là cơ sở cho việc phát triển sản phẩm, hoạt động đƣợc vận hành thuận lợi. - Năng lực tài chính: Vốn là nguồn lực liên quan trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của NHTM. NHTM có nguồn vốn dồi dào và cách sử dụng nguồn vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn khi phát triển sản phẩm, nhu cầu nâng cấp công nghệ, nhu cầu đào tạo nhân lực, ... Nguồn vốn của NH xuất phát từ vốn tự có và vốn huy động, vốn vay,... - Trình độ công nghệ: Đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sản phẩm cung cấp cho khách hàng. NHTM có hệ thống thiết bị với công nghệ hiện đại sẽ có năng suất lao động tăng, giá thành sản phẩm giảm, chất lƣợng đƣợc cải tiến,... đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Từ đó, năng lực cạnh tranh đƣợc nâng cao. - Khả năng hợp tác với NHTM khác, các đối tác kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế: Các NHTM hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng có mối quan hệ đa chiều với nhau. Do đó, việc xem xét hợp tác với các NHTM khác, các đối tác kinh doanh có những ƣu điểm riêng sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế giúp NHTM nâng cao uy tín, vị thế trên thị trƣờng, làm tăng sức cạnh so với các đối thủ kinh doanh. - Năng lực marketing: Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, yếu tố marketing đóng góp không nhỏ đến kết quả hoạt động của NH. Năng lực marketing giúp NH nắm bắt tình hình, xu hƣớng thị trƣờng, đem sản phẩm đến khách hàng một cách gần gũi, chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, hoạt động marketing xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trở nên uy tín và rộng rãi hơn, năng lực cạnh tranh của NHTM qua đó đƣợc gia tăng.
  17. 8 1.1.2.2. Các yếu tố bên ngoài NHTM - Môi trƣờng vĩ mô: Yếu tố môi trƣờng vĩ mô là yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của tất cả các ngành trong nền kinh tế. Yếu tố này đem đến doanh nghiệp những khó khăn, thách thức hoặc thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng hay hạn chế năng lực cạnh tranh.NHTM dƣới tác động của các yếu tố môi trƣờng vĩ mô cụ thể để đƣa ra các biện pháp phù hợp. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô có thể xem xét bao gồm: yếu tố môi trƣờng kinh tế, yếu tố môi trƣờng chính trị- pháp luật, yếu tố văn hóa,... - Môi trƣờng ngành: Sự gia nhập hay rút khỏi ngành ngân hàng cùng lĩnh vực tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM, làm thay đổi thị phần kinh doanh trên thị trƣờng. Với một thị trƣờng có nhiều đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm có thể thay thế cho nhau dẫn đến việc gia tăng áp lực cạnh tranh cho NHTM, đòi hỏi NHTM phải tăng cƣờng thay đổi chiến lƣợc, cải tiến sản phẩm nhằm thu hút khách hàng, cạnh tranh thị phần. Ngoài ra, áp lực từ phía khách hàng, phía nhà cung ứng cũng góp phần không nhỏ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại và mô hình nghiên cứu Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chƣa có sự thống nhất trong nghiên cứu khoa học trên thế giới do có sự khác nhau từ các quan điểm tiếp cận. Mỗi mô hình nghiên cứu đƣa ra một hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khác nhau và có những ƣu điểm, nhƣợc điểm nhất định. Đề tài chỉ xem xét một số mô hình đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc sử dụng phổ biến.
  18. 9 1.1.3.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Michael Porter là nhà quản trị chiến lƣợc học đã đặt nền móng cho thuyết cạnh tranh. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp đƣợc mô tả cụ thể tại hình 1.1. Hình 1.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Nguồn: Dương Ngọc Dũng, 2008, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael E.Porter Theo Porter, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của 5 lực lƣợng cạnh tranh sau:  Nhà cung cấp: Số lƣợng và quy mô nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, sử dụng quyền đàm phán đến hoạt động cung ứng cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Số lƣợng các nhà cung cấp càng thấp và quy mô càng lớn sẽ gây nên áp lực cạnh tranh càng cao.
  19. 10 Để đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo chỉ tiêu xem xét từ phía nhà cung cấp, có thể đánh giá dựa trên các yếu tố sau: - Mức độ tập trung của các nhà cung cấp; - Sự khác biệt của các nhà cung cấp; - Tầm quan trọng của số lƣợng sản phẩm đối với nhà cung cấp; - Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành; - Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế; - Nguy cơ tăng cƣờng sự hợp nhất của các nhà cung cấp; - Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.  Khách hàng, nhà phân phối: Đây là áp lực từ phía ngƣời tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ: khách hàng lẻ và nhà phân phối về giá cả, chất lƣợng, dịch vụ đi kèm,... và quyết định đến xu hƣớng cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng hóa. Việc xem xét yếu tố này dựa trên các chỉ tiêu đo lƣờng nhƣ sau: - Vị thế mặc cả; - Số lƣợng ngƣời mua; - Thông tin ngƣời mua tiếp nhận; - Tính đặc trƣng của nhãn hiệu hàng hóa; - Tính nhạy cảm đối với giá - Sự khác biệt hóa sản phẩm; - Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành; - Động cơ của khách hàng.  Sản phẩm thay thế: Số lƣợng và chất lƣợng của các sản phẩm thay thế tác động trực tiếp đến nhu cầu và làm giảm sự trung thành của khách hàng, qua đó giảm mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
  20. 11 Đánh giá chỉ tiêu đo lƣờng năng lực cạnh tranh thông qua chỉ tiêu sản phẩm thay thế tại các điểm sau: - Xu hƣớng sử dụng hàng thay thế của khách hàng; - Tƣơng quan giữa giá cả và chất lƣợng các sản phẩm thay thế; - Số lƣợng mặt hàng thay thế trên thị trƣờng.  Đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp chƣa tham gia vào ngành nhƣng có thể ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Sự gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào: sức hấp dẫn của ngành và rào cản gia nhập ngành. Để đánh giá chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh về đối thủ cạnh tranh có thể dựa vào các điểm: - Khả năng tiếp cận yếu tố đầu vào; - Tính kinh tế theo quy mô; - Yêu cầu về vốn; - Chính sách của Chính phủ;...  Cạnh tranh nội bộ ngành: Các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau . Đây là áp lực cạnh tranh gay gắt nhất phụ thuộc vào mức độ tập trung ngành, tình trạng ngành. Các khía cạnh đánh giá mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp về chỉ tiêu cạnh tranh nội bộ ngành nhƣ sau: - Mức độ tập trung ngành; - Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh; - Mức rào cản của việc rút lui khỏi ngành; - Tốc độ tăng trƣởng ngành;...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0