Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2020
lượt xem 3
download
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và hệ thống hóa các lý luận về năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Kết quả nghiên cứu là đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG NAM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG NAM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã ngành:60.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGƯT., PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận nền tảng về năng lực cạnh tranh của ngân hàng, lựa chọn mô hình, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng những giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó các mục tiêu cụ thể là: (i) nghiên cứu những tiêu chí (thành phần) đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, (ii) phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 khi Việt Nam tham gia WTO đến năm 2015, (iii) xây dựng những giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2020. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phương pháp định tính, phân tích mô tả trên cơ sở số liệu thống kê phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 7 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2020. Kết luận chủ yếu của luận văn là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như các NHTM Việt Nam cần sớm khắc phục những điểm yếu, đề ra thực hiện đúng các chiến lược để có thể cạnh tranh và phát triển được trên lĩnh vực tài chính ngân hàng khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn có lời cam đoan về công trình nghiên cứu khoa học này là của mình, cụ thể: - Tôi tên là: Nguyễn Hoàng Nam. - Sinh ngày: 21/01/1989. - Quê quán: Đồng Tháp. - Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp. - Là học viên cao học khóa 16 Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. - Đề tài: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2020. - Người hướng dẫn khoa học: NGƯT., PGS., TS. Lý Hoàng Ánh. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2016 Tác giả Nguyễn Hoàng Nam
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại lớp cao học được tổ chức tại Đồng Tháp khoá 2014- 2016. Xin chân thành cảm ơn Thầy - NGƯT., PGS., TS. Lý Hoàng Ánh người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp ý kiến thiết thực cho luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp và các bạn đồng nghiệp tại Chi nhánh đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi hoàn thành luận văn này.
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng nước ngoài BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Capital Adequacy Ratio CNTT Công nghệ thông tin NHNN Ngân hàng nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần ROA Suất sinh lời tài sản Return on Assets ROE Suất sinh lời vốn chủ sở hữu Return on Equity SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, Strengths, weaknesses, thách thức opportunities, threats TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần
- iv TPP Hiệp định đối tác kinh tế Trans-Pacific Strategic xuyên Thái Bình Dương Economic Partnership Agreement WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
- v DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Đánh giá các yếu tố nội bộ công ty................................................................16 Bảng 2.1: Quy mô vốn tự có của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực năm 2011.....33 Bảng 2.2: Bảng so sánh chỉ số khả năng sinh lời của Việt Nam với các nước năm 2014...........36 Bảng 2.3: Quy mô chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm của một số ngân hàng................................................................................................................................39 Bảng 2.4: Vốn chủ sở hữu các NHTM Việt Nam đến 31/12/2015………..…………..43 Bảng 2.5: Vốn điều lệ các NHTM Việt Nam đến 31/12/2015…………………….…..44 Bảng 2.6 : Cơ cấu sở hữu vốn của các NHTM Việt Nam 31/12/2015………………...45 Bảng 2.7: Chỉ số CAR của BIDV giai đoạn 2011-2015………………………………46 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ trình độ cán bộ BIDV qua các năm..................................................47 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính từ năm 2011 đến 2015……….51 Bảng 2.8: Hiệu quả kinh doanh của BIDV từ năm 2013 đến năm 2015………..……..52 Bảng 2.9: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM…………………………………….…..53 Bảng 2.10: Cơ cấu thu nhập của BIDV từ năm 2012-2015…………………..……….54 Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu thu nhập NHTM Việt Nam năm 2010………………..…………54 Bảng 2.11: Tỷ lệ nhợ nhóm 2 và nợ xấu BIDV từ năm 2011-2015…………..……….55 Bảng 2.12: Các chỉ số thanh khoản của BIDV giai đoạn 2014 -2015……………..…..56 Bảng 2.13: Nguồn huy động của BIDV giai đoạn 2012-2015……………………….59 Bảng 2.14: Dư nợ tín dụng của BIDV giai đoạn 2012-2015………………………….60 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ phân bố mạng lưới của BIDV năm 2015………………………….65 Bảng 2.15 : Mạng lưới của BIDV các năm 2011-2015………………………………..65
- vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình kim cương của Michael Porter........................................................14 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV năm 2014……………….…………………..50
- vii MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................................................1 1.1 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại...................................................1 1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .................1 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh.................................................................1 1.1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại......3 1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại......4 1.1.2.1 Năng lực tài chính..........................................................................4 1.1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực............................................................5 1.1.2.3 Năng lực quản trị điều hành...........................................................6 1.1.2.4 Sản phẩm và chất lượng dịch vụ....................................................7 1.1.2.5 Công nghệ.......................................................................................7 1.1.2.6 Thương hiệu...................................................................................8 1.1.2.7 Năng lực phát triển mạng lưới........................................................8 1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.........................................................................................................................9 1.1.3.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô...........................9 1.1.3.2 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô.........................11 1.2 Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh...................................................13 1.2.1 Ma trận SWOT.........................................................................................13
- viii 1.2.2 Mô hình hình ảnh cạnh tranh...................................................................13 1.2.3 Mô hình kim cương..................................................................................14 1.2.4 Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ.........................................................15 1.3 Thiết kế mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.......17 1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ở một số quốc gia..........................................................................................................................18 1.4.1 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Trung Quốc..18 1.4.2 Kinh nghiệm từ các ngân hàng ở Singapore..............................................22 1.4.3 Kinh nghiệm từ các ngân hàng ở Thái Lan................................................22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..................25 2.1 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.......................................................................................25 2.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ khi chuyển đổi hoạt động thành ngân hàng thương mại...................................26 2.2.1 Giai đoạn 1995 – 2000...............................................................................26 2.2.2 Giai đoạn 2000 – 2012...............................................................................28 2.2.3 Giai đoạn 2012 – 2016...............................................................................30 2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam................................................................................................................33 2.3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam.....33
- ix 2.3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................................40 2.3.3 Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................42 2.3.3.1 Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh bằng Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ.................................................................................42 2.3.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của BIDV...................................................................................................66 2.4 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.......................................................................................69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................73 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020............................................................................................................75 3.1 Nhận định nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020........................................................................................................75 3.2 Định hướng của ngành Ngân hàng đến năm 2020...................................................76 3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2020...............................................................77 3.3.1 Nâng cao năng lực tài chính.......................................................................77 3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.........................................................79 3.3.3 Năng lực quản trị điều hành.......................................................................83 3.3.4 Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ.................................86
- x 3.3.5 Hiện đại hóa công nghệ..............................................................................90 3.3.6 Phát triển thương hiệu................................................................................91 3.3.7 Phát triển mạng lưới và kênh phân phối.....................................................93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................95 KẾT LUẬN...................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- xi MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, xóa bỏ các rào cản và sự bảo hộ của Chính phủ và trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là vấn đề rất cấp thiết, mang tính sống còn mà các NHTM phải quan tâm để tồn tại và phát triển bền vững. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu. Một trong những mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các NHTM là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ năm 2000, dẫn tới việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng. Tiếp theo đó là sự kiện Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và gần đây là đàm phán ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Có thể nói, nếu ký kết thành công TPP, Việt Nam sẽ càng tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới nhờ sự tăng cường tự do hóa nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội qua các cam kết mở cửa mạnh mẽ. Quá trình này đem lại những cơ hội tốt cho ngành ngân hàng trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, Hiệp định này cũng sẽ tạo sức ép đưa tới những thay đổi cần thiết trong chính sách quản lý của Chính phủ cũng như trong hoạt động của từng NHTM nói riêng. Cùng với sự phát triển của cả nước, hệ thống NHTM có sự chuyển biến rõ nét, tạo thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy dịch vụ ngân hàng tăng trưởng về quy mô và chất lượng, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự mở cửa của hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài tham gia mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, được đối xử ngang bằng với các ngân hàng trong nước. Các NHTM Việt Nam phải đối mặt cới các đối thủ cạnh tranh lớn về vốn, thương hiệu, công nghệ, nhân lực...
- xii Bên cạnh đó, hệ thống NHTM còn tìm ẩn nhiều rủi ro, yếu kém và đang thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương của Chính phủ. Làm sao để có thể cạnh tranh và phát triển trước các đối thủ này là vấn đề các NHTM Việt Nam hết sức quan tâm trong giai đoạn hiện nay, trong đó có BIDV. Nhằm tìm ra những giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ổn định, bền vững trong những năm tới của BIDV nói riêng và của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, tác giả chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của BIDV đến năm 2020” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Các nghiên cứu trước đây, các tác giả đã đưa ra các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh đối với hệ thống NHTM và tại ngân hàng cụ thể. Tuy nhiên, chưa có căn cứ và sự giải thích xác đáng, làm cơ sở để đưa ra những tiêu thức đánh giá. Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu đưa ra tiêu thức, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh thì đối với các công ty cho thuê tài chính, không phải đối với ngân hàng. Sau đây là tổng hợp các nghiên cứu liên quan: + Yanjuan Cui (2012) nghiên cứu thực nghiệm về xây dựng hệ thống đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM ở Trung Quốc. Tác giả đã xử lý số liệu từ 11 NHTM ở Trung Quốc nhằm tìm ra các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng, đưa ra chiến lược riêng nhằm cải thiện hệ thống tài chính phát triển lành mạnh và sâu rộng. + Hoàng Thị Thanh Hằng (2013) phân tích năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã giới thiệu một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh, thiết kế mô hình để đưa ra các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, tác giả phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
- xiii + Đặng Văn Dân (2012) phân tích vấn đề hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại đến năm 2020. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng các đặc điểm cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trước thềm hội nhập. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: xây dựng những giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh của BIDV với tầm nhìn đến năm 2020. Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây: Một là, nghiên cứu những tiêu chí (thành phần) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Hai là, phân tích năng lực cạnh tranh của BIDV giai đoạn từ năm 2007 khi Việt Nam tham gia WTO đến năm 2015. Ba là, xây dựng những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV với tầm nhìn đến năm 2020. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Một là, các tiêu chí, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng là những tiêu chí gì? Hai là, giải pháp gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV nhằm phát triển bền vững tầm nhìn đến năm 2020? 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu giai đoạn từ khi Việt Nam tham gia WTO năm 2007 đến năm 2016.
- xiv 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính, phân tích mô tả trên cơ sở số liệu thống kê. Số liệu thu thập từ Ngân hàng Nhà nước, các báo cáo thường niên các NHTM Việt Nam, số liệu nội bộ BIDV, các bài phân tích ngành ngân hàng của các Công ty kiểm toán. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Những đóng góp mới của đề tài: Một là, các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và hệ thống hóa các lý luận về năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Hai là, điểm mới của kết quả nghiên cứu là đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng. Nghiên cứu này khác với các nghiên cứu trước đây ở những điểm như sau: (i) Đưa ra các luận chứng lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất những giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh của một ngân hàng cụ thể. (ii) Về cách tiếp cận: nghiên cứu đứng ở gốc độ nhà quản trị ngân hàng thương mại, không phải ở gốc độ nhà quản lý kinh tế đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Ba là, đánh giá vị thế, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của BIDV, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng này trong quá trình hội nhập quốc tế, làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập của sinh viên.
- xv 8. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV đến năm 2020.
- 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Theo Michael Porter (2006), năng lực được hiểu là khả năng làm tốt một việc nào đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một phương thức nào đó. Nói cách khác năng lực là sở trường, là thế mạnh của công ty. Năng lực của một công ty là khả năng mà công ty đó có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn 3 điều kiện: Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng, khả năng đó đối thủ cạnh tranh khó bắt chước, có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác. Năng lực cạnh tranh xét trên các cấp độ quốc gia, công ty và sản phẩm. Hoàng Thị Thanh Hằng (2012) cho rằng khi nói về năng lực cạnh tranh của Công ty thì có nhiều lý thuyết đề cập, sau đây là một số quan điểm bàn về năng lực cạnh tranh của công ty. a. Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael Porter Michael Porter đã viết hai cuốn sách rất nổi tiếng là “Chiến lược cạnh tranh” (2006) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (2008). Ông cho rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm thi không đảm bảo cho sự thành công lâu dài. Một công ty cần xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền vững. Michael Porter đã đề xuất mô hình 5 tác lực. Ông cho rằng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động, đó là: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường;
- 2 nguy cơ có các sản phẩm thay thế; vay trò của các công ty bán lẻ và cuối cùng là nhà cung cấp đầy quyền lực. Michael Porter cũng đã đề xuất 3 chiến lược để vượt qua 5 tác lực như trên. Đó là chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. Chiến lược chi phí thấp nhất, được áp dụng phổ biến vào những năm 1970 và hướng tới trả lời câu hỏi làm sao mức chi phí thấp nhất trong ngành. Phí tổn thấp sẽ đem lại cho công ty lợi nhuận trên mức trung bình, dù trong ngành đã có sự hiện diện của các tác động cạnh tranh mạnh mẽ. Phân khúc thị trường mà công ty thường hướng đến thường là những khách hàng hết sức nhạy cảm về giá. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ nhằm tạo ra những sản phẩm có tính độc đáo. Khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ đem lại lợi nhuận trên lức trung bình cho công ty vì tạo nên hệ thống phòng vệ tốt , từ đó giúp công ty đối phó với 5 tác lực cạnh tranh của thị trường. Chiến lược tập trung vào phân khúc thị trường hẹp: Michael Porter cho rằng việc chiếm được một thị phần lớn không đồng nghĩa với việc thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cơ sở của chiến lược này là, do tập trung vào thị trường cụ thể, nên công ty có khả năng phục vụ mục tiêu chiến lược của mình tốt hơn, hiệu quả hơn so với các công ty khác đang phải cạnh tranh trong phạm vi rộng. b. Các quan điểm khác: + Quan điểm của Paul Krugman Ông là tác giả của lý thuyết hiện đại về thương mại toàn cầu, đã có những lý luận phản biện Michael Porter. Ông đã chứng minh “lợi thế so sánh” không phải năng lực cạnh tranh. Ông cho rằng nổi ám ảnh về năng lực cạnh tranh có thể làm cho quốc gia bị lạc hướng, ưu tiên nguồn lực cho những công trình chưa cần thiết, trong khi phải dành nguồn lực cho những dự án quan trọng, cần thiết hơn. + Quan điểm Gary Hamel Tác giả của cuốn sách “ Cạnh tranh đón đầu tương lai” (1995) không hoàn toàn đồng ý với Michael Porter. Ông cho rằng, bản chất của sự cạnh tranh đã thay
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn