intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án XDCB. Thông qua đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án và kiểm soát chi NSNN tại huyện Châu thành - Kiên Giang trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH CA LY NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOÀN THÀNH ĐÚNG TIẾN ĐỘ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH CA LY NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOÀN THÀNH ĐÚNG TIẾN ĐỘ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Huỳnh Ca Ly, là sinh viên lớp Cao học quản lý kinh tế Kiên Giang khóa 26. Niên khóa 2016 - 2018, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang” là kết quả của cá nhân Tôi nghiên cứu thực tế vào năm 2017. Các số liệu phân tích trong luận văn được thu thập từ báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB trong năm 2013 đến ngày 15/10/2017 và hồ sơ chi tiết từng dự án lấy từ đầu năm 2013 đến ngày 15/10/2017. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là quá trình nghiên cứu của cá nhân Tôi dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn là Thầy TS. Trương Đăng Thụy. Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 12 năm 2017 Tác giả Huỳnh Ca Ly
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU........................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ........................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................ 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4 1.5.1. Phương pháp phân tích ...................................................................... 4 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 4 1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 5
  5. CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................. 7 2.1. Các khái niệm chung............................................................................... 7 2.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN) .......................................... 7 2.1.2. Khái niệm chi ngân sách nhà nước.................................................... 8 2.2. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 8 2.2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............ 8 2.2.1.1. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản ........................................... 8 2.2.1.2. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản .......................................... 8 2.2.2. Kiểm soát chi đầu tư XDCB ............................................................... 9 2.2.2.1. Khái niệm Kiểm soát chi đầu tư XDCB .......................................... 9 2.2.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản ................ 9 2.2.2.3. Tổ chức kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN ................... 10 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan............................................... 12 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 19 3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu .................................................................... 19 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 20 3.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính OLS ...................................................... 20 3.2.2. Mô hình Tobit................................................................................... 20 3.3. Mô tả dữ liệu .......................................................................................... 21 3.3.1. Biến phụ thuộc ................................................................................. 21 Nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc: ................................................... 21 3.3.1. Biến giải thích .................................................................................. 21 Các biến giải thích trong nghiên cứu được xác định dựa trên các bài nghiên cứu đã tham khảo và số liệu thu thập từ dữ liệu thứ cấp gồm:..................... 21
  6. CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 23 4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Kho bạc Nhà nước Việt Nam ............ 23 4.2. Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang trong giai đoạn 2013 - 2017 ................................................................ 24 4.3. Thông tin mô tả và phân tích mô hình hồi quy .................................. 25 4.4. Giải thích mô hình hồi quy tuyến tính (OLS)..................................... 37 4.5. Giải thích mô hình hồi quy tuyến tính (Tobit) ................................... 38 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 40 5.1. Kết luận .................................................................................................. 40 5.2. Gợi ý chính sách .................................................................................... 41 5.2.1. Nhân tố ảnh hưởng quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB ................ 41 5.2.2. Gợi ý một số chính sách trong công tác quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB ........................................................................................................................ 41 5.3. Đóng góp của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo..................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG BIỂU CHẠY STATA
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại huyện ............................12
  8. DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 1: Chênh lệch giữa số ngày thực tế với số ngày xây dựng theo kế hoạch từ năm 2008 – 2017 .......................................................................................................28 Đồ thị 2: Tổng mức đầu tư của dự án từ năm 2008 – 2017 ......................................28 Đồ thị 3: Phát sinh vốn của dự án từ năm 2008 - 2017.............................................29 Đồ thị 4: Diện tích giải tỏa của dự án từ năm 2008 - 2017 .......................................29 Đồ thị 5: Diện tích xây dựng của dự án từ năm 2008 - 2017....................................30 Đồ thị 6: Kinh nghiệm của nhà thầu nhận dự án từ năm 2008 - 2017 ......................30 Đồ thị 7: Quy mô nhà thầu nhận dự án từ năm 2008 - 2017 ....................................31 Đồ thị 8: Chủ đầu tư trì hoãn tiến độ của dự án từ năm 2008 - 2017 .......................31 Đồ thị 9: Chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế của dự án từ năm 2008 - 2017 ...................................................................................32 Đồ thị 10: Ảnh hưởng của thời tiết đến dự án từ năm 2008 - 2017 ..........................32 Đồ thị 11: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với tổng mức đầu tư của dự án.......................................33 Đồ thị 12: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với tổng chi phí ước tính của dự án. ..............................33 Đồ thị 13: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với diện tích giải tỏa của dự án. .....................................34 Đồ thị 14: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với diện tích xây dựng dự án..........................................35 Đồ thị 15: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với quy mô của nhà thầu nhận dự án. ............................35 Đồ thị 16: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với chủ đầu tư có trì hoản tiến độ thanh toán của dự án. ...................................................................................................................................35 Đồ thị 17: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế của dự án. ...................................................................................36
  9. Đồ thị 18: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày xây dựng trên kế hoạch so với ảnh hưởng của thời tiết đến các hoạt động xây dựng của dự án. ..................................................................................................................36
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng hợp các dữ liệu theo các biến .............................................................26 Bảng 2: Giá trị trung bình của các biến qua từng năm dự án ...................................27 Bảng 3: Kết quả hồi quy theo 2 mô hình OLS và Tobit ...........................................37
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KBNN: Kho bạc Nhà nước NSNN: Ngân sách Nhà nước XDCB: Xây dựng cơ bản KSC: Kiểm soát chi QLDA: Quản lý dự án TSCĐ: Tài sản cố định
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang” được phân tích từ số liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ hồ sơ chi tiết từng dự án và báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB trong năm 2013 đến ngày 15/10/2017. Phương pháp nghiên cứu dựa vào việc lược khảo các tài liệu có liên quan, sử dụng phân tích mô hình hồi quy tuyến tính OLS và mô hình hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố như: tổng mức đầu tư, diện tích giải tỏa, diện tích xây dựng, quy mô nhà thầu, chủ đầu tư có trì hoãn tiến độ thanh toán, chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế của dự án có tác động như thế nào đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn gợi ý một số chính sách cần thiết đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang.
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay thì chi đầu tư XDCB chiếm tỉ trọng không nhỏ và có vai trò quan trọng trong chi NSNN. Trong những năm qua, chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư XDCB nói riêng. Do đó, KBNN phải trở thành một trong những công cụ quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được sử dụng đúng chế độ, mục đích, tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống KBNN qua 27 năm trưởng thành và phát triển, hoạt động kiểm soát chi NSNN đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng. Do đó, đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn nhiều khoản chi sai: định mức, chế độ, không đúng tiêu chuẩn. Từ đó góp phần quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả các khoản chi từ NSNN. Tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã và thành phố, trong đó huyện Châu Thành là một trong các huyện phía Đông Nam của Tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm Thành Phố Rạch Giá 15km, toàn huyện có 1 Thị trấn và 09 xã với diện tích tự nhiên 285.409 km2. Đây là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa phương có đóng góp nhiều vào Ngân sách tỉnh. Trong thời gian vừa qua được Tỉnh quan tâm, cùng với sự nỗ lực của địa phương đã tạo được sự chuyển biến đáng kể trong Xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã hầu như đã hoàn thành gần 95%. Mạng lưới thủy lợi của huyện khá phong phú và đa dạng bao gồm các kênh lớn liên thông với các kênh phụ, kênh nhỏ trong vùng, do hệ thống kênh rạch nhiều nên giao thông đường thủy còn phổ biến.
  14. 2 Hàng năm với vai trò và nhiệm vụ được giao KBNN Kiên Giang nói chung và KBNN Châu Thành nói riêng luôn thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát chi đặc biệt là kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Kết quả của công tác kiểm soát chi đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng kinh phí của các đơn vị sử dụng NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc kiểm soát chi qua KBNN Kiên Giang đặc biệt là công tác kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và bất cập như các đơn vị sử dụng NSNN là các Chủ đầu tư/ ban QLDA còn xem nhẹ việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Công tác quản lý, kiểm soát chi còn nhiều bất cập, mang tính thụ động. Các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế. Vì vậy, công tác kiểm soát chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB qua KBNN là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần được thực hiện một cách kịp thời, khoa học và có hệ thống. Đặc biệt, vấn đề đảm bảo các dự án hoàn thành đúng tiến độ là hết sức quan trọng. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang” nhằm đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án và đảm bảo tiến độ các dự án XDCB, cũng như tiến độ giải ngân qua KBNN hiện nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án XDCB. Thông qua đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án và kiểm soát chi NSNN tại huyện Châu thành - Kiên Giang trong thời gian tới.
  15. 3 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang. Gợi ý một số chính sách nhằm tăng cường khả năng tiến độ hoàn thành của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang? Để trả lời tốt câu hỏi này ta cần phải trả lời được những câu hỏi phụ như sau: - Những đặc điểm về vốn đầu tư từng công trình có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang? - Các yếu tố khác của từng dự án (ảnh hưởng của thời tiết đến thi công, chủ đầu tư có trì hoãn tiến độ thanh toán hay không, có thay đổi thiết kế hay không, chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế) có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang? Mối quan hệ giữa vốn đầu tư và các yếu tố khác của từng dự án đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang?
  16. 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu -Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải ngân vốn đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ hồ sơ chi tiết từng dự án và báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB trong năm 2013 đến ngày 15/10/2017. - Địa điểm nghiên cứu: tại huyện Châu thành - Kiên Giang. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp phân tích Luận văn này sử dụng chương trình Stata phiên bản 12.0 để phân tích các số liệu thu thập. Các số liệu được xử lý bằng các phương pháp: - Phương pháp thống kê mô tả, thông qua phương pháp so sánh, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu. - Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS, hồi quy Tobit để ước lượng các tham số và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng giải ngân vốn đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang. 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được lấy từ các báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB và hồ sơ chi tiết từng dự án trong năm 2013 đến ngày 15/10/2017 tại huyện Châu Thành - Kiên Giang.
  17. 5 Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ, nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc khác nhau:  Số ngày chênh lệch giữa thời gian hoàn thành thực tế và thời gian theo kế hoạch.  Số ngày trễ hạn so với kế hoạch của dự án Đối với số ngày chênh lệch, nghiên cứu áp dụng hồi quy OLS để phân tích các yếu tố tác động. Đối với số ngày trễ hạn, nghiên cứu áp dụng mô hình Tobit do biến phụ thuộc số ngày trễ hạn bị chặn ở 0 vì những dự án không trễ hạn sẽ có số ngày trễ là 0. 1.6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu, nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết. Tác giả tập trung tổng hợp lý thuyết và các khái niệm; NSNN, chi NSNN, đầu tư XDCB, Kiểm soát chi đầu tư XDCB, sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, Tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN; vai trò của Kiểm soát chi đầu tư XDCB đối với sự phát triển kinh tế; đồng thời lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài và điều kiện thực tế tại huyện Châu thành - Kiên Giang, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy tobit để mô tả dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Qua kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy tobit để mô tả dữ liệu, kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh
  18. 6 hưởng đến khả năng giải ngân vốn đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Kết luận các kết quả thu được từ phân tích số liệu đã thu thập và gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang.
  19. 7 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm chung 2.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN) Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Luật Ngân sách nhà nước 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm 2017 thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”. Trong đó: Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. - Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. Như vậy, NSNN là các hoạt động từ việc thu - chi tài chính của Nhà nước. Hoạt động đó vô cùng đa dạng và tác động đến mọi lĩnh vực lên tất cả chủ thể kinh tế - xã hội. Các hoạt động thu - chi này không thể tách rời với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước quy định thông qua các luật lệ hiện hành.
  20. 8 Quá trình thực hiện chỉ tiêu thu - chi NSNN để hình thành các quỹ tiền tệ là việc phân phối lại các giá trị trên tổng sản phẩm xã hội để nhằm phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước trong từng lĩnh vực qua các giai đoạn lịch sử nhất định. 2.1.2. Khái niệm chi ngân sách nhà nước Theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm 2017 thì: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi đầu tư phát triển,chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Chi ngân sách Nhà nước là việc sử dụng quỹ ngân sách nhà nước đảm bảo các chức năng của nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Ngoài ra chi ngân sách nhà nước còn là việc phân phối lại các nguồn tài chính theo đúng mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng công việc, từng hoạt động, từng mục tiêu phù hợp cho từng chức năng cụ thể theo ngành mà Nhà nước quy định. 2.2. Các khái niệm liên quan 2.2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2.2.1.1. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm 2017 thì: “Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. 2.2.1.2. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản Theo luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 thì “vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”. Vậy vốn đầu tư chính là tiền: tích lũy của xã hội, huy động của dân, huy động từ các nguồn khác,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1