intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ công và tăng tưởng kinh tế - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nợ công và phân tích mối quan hệ tác động giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả thực nghiệm có thể dược dùng như những khuyến nghị cho các chính sách liên quan đến giám sát và quản lý nợ công tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ công và tăng tưởng kinh tế - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN MINH XÍCH TỰ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN MINH XÍCH TỰ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DIỆP GIA LUẬT Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp.HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2014 Tác Giả PHAN MINH XÍCH TỰ
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU 1. 1. Lời mở dầu .............................................................................................................. 1 1. 2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 1. 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 1. 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 1. 5. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2 1. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................................... 3 1. 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 3 CHƢƠNG II : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 2.1 . Lý Thuyết Về Tăng Trưởng Kinh Tế...................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 4 2.1.2. Các chỉ số đo lường tăng trưởng .......................................................................... 5 2.1.3. Tăng trưởng kinh tế và các mô hình lý thuyết ...................................................... 6
  5. 2.1.3.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế của J.M.Keynes (1936) ....................................... 6 2.1.3.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Harrod và Domar (1940s) ........................... 6 2.1.3.3. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Cobb-Douglas (1946) .................................... 7 2.1.3.4. Mô hình tăng trưởng kinh tế của P.A.Samuelson (1948) ................................... 7 2.1.3.5. Mô hình tăng trưởng mới của Romo Rucas và Scost (1980s) ........................ 8 2.2 . Lý Thuyết Về Nợ Công ........................................................................................... 9 2.2.1 . Khái quát về nợ công. ........................................................................................... 9 2.2.2 . Phân loại nợ công................................................................................................ 10 2.2.3 . Các đặt trưng của nợ công .................................................................................. 12 2.2.4 . Bản chất kinh tế của nợ công .............................................................................. 12 2.2.5 . Các chỉ tiêu đánh giá nợ công. ............................................................................ 13 2.3 . Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. ................................................ 15 2.3 .1. Lý Thuyết Và Các Quan Điểm Của Các Nhà Kinh Tế Học Trên Thế Giới Về Mối Quan Hệ Giữa Nợ Công Đối Với Tăng Trưởng Kinh Tế. ................... 15 2.3 .1.1. Lý thuyết cân bằng của David Ricardo............................................................ 15 2 .3.1.2. Lý thuyết Keynes và thuyết Tân cổ điển ......................................................... 16 2 .3.1.3. Lý thuyết “Nợ quá mức” (Debt-Overhang) và đường cong Laffer về nợ. ............ 17 2 .3.1.4. Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. ......................... 19 2.3 .2. Các nghiên cứu trước về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế...................... ........ 20 2.3.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 20 2.3.2.2. Các nghiên cứu trong nước. ............................................................................. 23 2.3.2.3. Nhận xét chung về các quan điểm .................................................................... 24
  6. CHƢƠNG III : KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 1986 – 2013 3.1. Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam ................................................................... 27 3 .2. Nợ Công, Thâm hụt ngân sách và Đầu tư công ở Việt Nam................................. 31 3.3 . Đánh giá về nợ công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.................................. 45 3.3.1 . Thành tựu ............................................................................................................ 45 3.3.2 . Hạn Chế .............................................................................................................. 46 CHƢƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM 4.1. Giới Thiệu ............................................................................................................... 49 4.2. Khuôn khổ mô hình lý thuyết ................................................................................. 49 4.2. 1.Mô hình ................................................................................................................ 49 4.2. 2. Các yếu tố cơ bản của mô hình nghiên cứu ........................................................ 52 4.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 52 4.4. Phương pháp ước lượng .......................................................................................... 53 4.4.1. Kiểm định tính dừng ........................................................................................... 53 4.4.2. Đồng liên kết ..................................................................................................... 55 4.4.3. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM ............................................................... 57 4.4.4. Cách tiếp cận mô hình ARDL đối với phân tích đồng liên kết ................ 57 4.4.5. Kiểm định nhân quả Granger với mô hình VECM ............................................ 59 4.5. Ước lượng mô hình và kết quả ............................................................................... 60 4.5.1. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ...................................................................... 60 4.5.2. Số lượng độ trể tối ưu của mô hình .................................................................... 61 4.5.3. Ước lượng mô hình ARDL ................................................................................ 61 4.5.4. Kiểm định quan hệ Granger với mô hình VECM .............................................. 65
  7. CHƢƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1.Giới thiệu ................................................................................................................. 67 5.2.Các kết luận tổng quát. ............................................................................................ 67 5.2.1.Các phát hiện chính .............................................................................................. 68 5.2.2.Các hàm ý chính sách ........................................................................................... 69 5.3.Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á ARDL Autoregressive Distributed Lag Mô hình Phân Phối Độ Trể Tự Hồi Qui PDEBT Model Debt percent of GDP % dư nợ trên tổng sản phẩm quốc nội DNNN Doanh nghiệp nhà nước ECM Error Components Model Mô hình hiệu chỉnh sai số GDP Gross Domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân GNP Gross National product Tổng sản lượng quốc gia ICOR Incremental Capital - Output Rate Hệ số sử dụng vốn IG Investment Government Đầu tư công IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế L Labor Lực lượng lao động NSNN Public budget Ngân sách nhà nước OPEN Độ mở thương mại PPF Production possibilities frontier Đường giới hạn khả năng sản xuất VECM Vector Error Correction Model Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số WB World Bank Ngân hàng thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tốc độ tăng sản phẩm trong nước ................................................................. 29 Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế ............................................................................................. 29 Bảng 3.3: Hệ số ICOR Việt Nam giai đoạn 1986-1990 ................................................ 35 Bảng 3.4 : Nợ công, thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế .................................. 37 Bảng 3.5: Diễn biến nợ công và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1986 – 2013 ................................ 41 Bảng 3.6: Số liệu nợ công Việt Nam từ 2006 – 2012 .................................................. 42 Bảng 3.7: Tình hình trả nợ của Việt Nam ..................................................................... 45 Bảng 4.1 Thống kê mô tả cơ bản của tất cả chuổi thời gian trong mô hình nghiên cứu .......................... 53 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................. 61 Bảng 4.3: Các tiêu chí lựa chọn độ trể của mô hình...................................................... 61 Bảng 4.4: Ước lượng mô hình ARDL(1,1,1,1,1) biến phụ thuộc GDP ........................ 62 Bảng 4.5: Ước lượng các hệ số dài hạn của mô hình ARDL(1,1,1,1,1) Biến phụ thuộc GDP .................................. 63 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số .............................................. 64 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ........................................................... 65
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tăng trưởng và đường PPF trong dài hạn .....................................................5 Hình 2.2: Các thành phần của khu vực công theo định nghĩa của IMF ........................9 Hình 2.3: Đường cong Laffer về nợ ............................................................................18 Hình 3.1: Vòng luẩn quẩn thâm hụt ngân sách và nợ công .........................................32 Hình 3.2: Nợ công và thâm hụt ngân sách gia đoạn 1985 – 1989 ..............................34 Hình 3.3: Thu NSNN, chi NSNN và thâm hụt NSNN ................................................36 Hình 3.4: Nợ công và thâm hụt so với GDP ..............................................................38 Hình 3.5: Ổn định – Tăng trưởng và Hội nhập an toàn ..............................................39 Hình 3.6: Thu – Chi NSNN, Bội chi so với GDP và tăng trưởng kinh tế 2001-2013 .................................... 40 Hình 3.7: Nợ công, Bội chi so với GDP và tăng trưởng kinh tế 2001-2013 .............................41 Hình 3.8: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam và các nước so sánh tính đến năm 2013 .......................42 Hình 3.9: Cấu trúc nợ của Việt Nam (%GDP) tính đến cuối năm 2012 .....................44 Hình 4.1: Kiểm định Cusum và Cusumsq ..................................................................62
  11. CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1. 1. Lời mở đầu Những thách thức về nợ công hiện nay cho thấy đã đến lúc cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng nhằm bảo đảm tính bền vững của nợ công và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế. Để có được các khuyến nghị chính sách khả thi đó, cần phải có các nghiên cứu để đánh giá toàn diện thực trạng và dự báo nợ công nhằm nhận diện các rủi ro và thách thức trong việc giám sát và quản lý nợ công. 1. 2. Lý do chọn đề tài. Kinh tế Việt Nam đang trải qua những năm tháng được coi là rất khó khăn kể từ khi bắt đầu đổi mới vào những năm đầu thập niên 1990. Tăng trưởng kinh tế đã liên tục suy giảm, từ mức trên 7,6% trong giai đoạn 2000-2007, xuống còn xấp xỉ 6,0% trong giai đoạn 2008-2011. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát liên tục ở mức cao, trung bình lên tới hơn 14% mỗi năm. Thâm hụt thương mại trầm trọng, tăng lên trên 10% GDP liên tục trong nhiều năm. Đặc biệt, thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh, do hậu quả của những chính sách kích thích kinh tế kéo dài thông qua chi tiêu công, đang tiếp tục là những nguy cơ tiềm ẩn làm xấu thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai. Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6% GDP, trong khi đó nợ công và nợ nước ngoài lần lượt tăng nhanh lên mức 56,3% và 42,2% GDP vào cuối năm 2010. Dự báo, những con số này còn có thể tăng lên tới 80%, hoặc thậm chí là 100%, trong vòng 10 năm tới, nếu như Việt Nam không có những thay đổi chính sách kịp thời. Nghiêm trọng hơn, sự quản lý lỏng lẻo cộng với những khó khăn kinh tế gần đây đã khiến hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) làm ăn kém hiệu quả rơi vào tình trạng thua lỗ và đứng trên bờ vực phá sản, dẫn đến hàng loạt các DNNN không thể trả nợ đang phải tìm tới sự cứu trợ của nhà nước và đe dọa tới sự an toàn của nợ công trong tương lai. Quy mô nợ công của Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc mạnh vào năm 2009 khi Chính phủ Việt Nam quyết định đưa ra gói kích thích kinh tế quy mô lớn trong điều kiện ngân sách vốn đang bị thâm thủng triền miên trong nhiều năm. Dù có vài tín hiệu tích cực gần đây cho thấy Chính phủ đang tiến hành cắt giảm đầu tư công và giảm bội Trang 1
  12. chi ngân sách nhưng tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lên trong khi kinh tế bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Nợ công tăng nhanh cùng với sự xấu đi của các điều kiện kinh tế đang làm hạn chế các lựa chọn của Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế thoát khỏi sự suy giảm hiện thời. Trong bối cảnh đó việc đánh giá toàn diện thực trạng sự gia tăng trong nợ công có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia? Cơ chế tác động của nó ra sao? Những kênh truyền dẫn trung gian nào khiến cho tăng trưởng kinh tế bị tác động bởi nợ công? Đã có những minh chứng cụ thể nào từ nghiên cứu của các nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới làm cơ sở để xác định sự tác động đó? Đồng thời dự báo nợ công nhằm nhận diện các rủi ro và thách thức trong việc giám sát và quản lý nợ công trong tương lai là một việc làm hết sức cần thiết. Để có được các khuyến nghị chính sách khả thi đó thì cần phải khảo sát thực tế mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là lý do tác giả mạnh dạng thực hiện đề tài: NỢ CÔNG VÀ TĂNG TƢỞNG KINH TẾ. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM. 1. 3. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nợ công và phân tích mối quan hệ tác động giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả thực nghiệm có thể dược dùng như những khuyến nghị cho các chính sách liên quan đến giám sát và quản lý nợ công tại Việt Nam. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng 1.5. Đối tƣợng nghiên cứu. Để đạt mục tiêu nghiên cứu như nêu trên, luận văn hướng đến các đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế thông qua các biến kiểm soát như: - Đầu tư của khu vực công; - Lực lượng lao động; - Độ mở nền kinh tế. Trang 2
  13. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. - Luận văn khi đạt được mục tiêu nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong khoản thời gian nghiên cứu. - Đồng thời có các khuyến nghị về chính sách cho Chính phủ hoàn thiện các thể chế - hoạch định chính sách nợ công, tiến tới nâng cao hiệu quả quản lý vay nợ của Việt Nam nhằm tránh những rủi ro khủng hoảng nợ mà Việt Nam có thể gặp phải trong thời gian sắp tới. - Làm phong phú thêm cho nguồn tài liệu tham khảo trong lĩnh vực quản lý Tài Chính Công. 1.7. Kết cấu của luận văn. Chương I : Giới Thiệu Chương II : Tổng Quan Về Lý Thuyết Chương III : Khảo Sát Mối Quan Hệ Giữa Nợ Công và Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam 1986 – 2013 Chương IV: Phân Tích Thực Nghiệm Chương V : Kết Luận và Khuyến Nghị Trang 3
  14. CHƢƠNG II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 4.1 .LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ. Tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng một cách bền vững luôn là mục tiêu và khát vọng của tất cả các quốc gia trong mọi thời đại. Có lẻ một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất và dai dẳng nhất trong kinh tế học là tìm hiểu các nhân tố khiến nền kinh tế tăng trưởng. Có tăng trưởng kinh tế mới có thể tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước, nâng cao mức sống của người dân một quốc gia. 4.1.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là “cặp đôi” trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Mặt số lượng biểu thị chiều rộng của tăng trưởng, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Mặt chất lượng của tăng trưởng được thể hiện qua các tiêu chuẩn sau: (1) tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn, tránh được những tác động của các cú sốc từ bên ngoài; (2) Tăng trưởng theo chiều sâu, thể hiện thông qua sự đóng góp cao và không ngừng gia tăng của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP); (3) Đảm bảo nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (4) Tăng trưởng kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển môi trường bền vững; (5) Hỗ trợ đổi mới thể chế dân chủ; (6) Đạt mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội, giảm đói nghèo và nâng cao đời sống của người dân. Tăng trưởng kinh tế diễn ra khi đường giới hạn khả năng sản xuất của một nước (PPF) dịch chuyển ra phía ngoài. Một sự gia tăng trong cung dài hạn được minh họa bằng sự dịch chuyển ra ngoài của đường PPF. Trang 4
  15. Hình 2.1 Tăng trƣởng và đƣờng PPF trong dài hạn. 4.1.2. Các chỉ số đo lƣờng tăng trƣởng Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng bao gồm: - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó trong một thời gian nhất định (thường là một năm). - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể được biểu thị bằng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một gia đoạn cụ thể. Như vậy, mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch về quy mô của nền kinh tế giữa hai kỳ mà chúng ta cần so sánh. - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (y): được tính là phần trăm chênh lệch giữa quy mô GDP của một nền kinh tế ở hiện tại với quy mô GDP của nó ở thời kỳ trước đó. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (y) được thể hiện bằng đơn vị %. Công thức toán học xác định (y): y = dY/Y x 100% = (Yt – Yt-1)/ Yt-1 x 100% Trong đó: Yt là quy mô GDP của nền kinh tế vào năm t Yt-1 là quy mô của nền kinh tế năm t-1 y là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm Trang 5
  16. 4.1.3. Tăng trƣởng kinh tế và các mô hình lý thuyết Để giải thích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung vào các mô hình sau đây. 4.1.3.1. Mô hình tăng trƣởng kinh tế của J.M.Keynes (1936) Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế để tăng tổng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Keynes cho rằng ngân sách nhà nước là một công cụ hữu hiệu trong việc kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng của chính phủ. Ông đi đến kết luận : Chính phủ phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng. Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trò to lớn trong việc sử dụng những chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất... nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những chính sách can thiệp của chính phủ theo Ông đề nghị bao gồm : - Chính phủ sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư (thông qua các đơn đặt hàng của Chính phủ, trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp). - Áp dụng nhiều biện pháp để tăng lợi nhuận, giảm lãi suất. - Tăng khối lượng tiền trong lưu thông, lạm phát có mức độ. - Coi trọng hệ thống thuế, áp dụng thuế thu nhập lũy tiến để làm cho phân phối công bằng hơn. - Coi trọng đầu tư của Chính phủ vào khu vực công cộng, trợ cấp thất nghiệp,…như là một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút. Như vậy trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Keynes, chi tiêu công đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – thông qua chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của Chính phủ. 4.1.3.2. Mô hình tăng trƣởng kinh tế của Harrod và Domar (1940s) Mô hình xem xét quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn, coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào cũng đều phụ thuộc vào vốn đầu tư dành cho nó. Mô hình này sử dụng hệ số ICOR để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn và đầu ra) nói lên để tăng một đơn vị sản lượng cần có thêm Trang 6
  17. bao nhiêu đơn vị tiết kiệm (cũng có nghĩa là phải có bao nhiêu đơn vị đầu tư tăng thêm). Hệ số này cũng cho biết trình độ kỹ thuật của sản xuất. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào vốn đầu tư dành cho nó, quá trình đầu tư của chính phủ cho nền kinh tế chính là chi tiêu công bên cạnh đầu tư tư nhân nhằm cung cấp vốn để thúc đẩy tăng trưởng. 4.1.3.3. Mô hình tăng trƣởng kinh tế của Cobb-Douglas (1946) Mô hình này cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất : lao động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (A). Nói cách khác hàm sản xuất có dạng: Y= F (L,K,R,A ) (1.1) Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế : Y = AKαLβRγ (1.2) g = a + αk + βl + γr (1.3) Trong đó : g : là tốc độ tăng trưởng GDP k,l,r : là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào a : là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ. Hàm sản xuất Cobb – Douglas cho biết có 4 yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động là khác nhau giữa các yếu tố K,L,R và yếu tố A. Lý thuyết cũng cho rằng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất đối với phát triển kinh tế. Để tác động vào các yếu tố trên và để phát triển khoa học công nghệ thì chi tiêu công giữ vai trò định hướng và hỗ trợ về chính sách và tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học. Lý thuyết này đưa ra một gợi ý về mặt chính sách: chính phủ phải nhìn nhận vai trò chủ chốt trong nghiên cứu khoa học cơ bản, do vậy cần thiết dành ra một khoản chi cho nghiên cứu khoa học bên cạnh các khoản chi quản lý hành chính, chuyển giao và đầu tư. 4.1.3.4. Mô hình tăng trƣởng kinh tế của P.A.Samuelson (1948) Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài” của P.A. Samuelson được xây dựng dựa trên sự đảm bảo của 4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển các nhân tố này đều khan hiếm Trang 7
  18. nên gặp trở ngại lớn trong việc kết hợp giữa chúng, dẫn tới “cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ. Để tăng trưởng và phát triển kinh tế, cần có “cú huých” từ bên ngoài để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn ấy. Điều này nghĩa là phải có đầu tư từ nước ngoài vào các nước đang phát triển. Muốn vậy các nước nghèo phải tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách kinh tế và sử dụng các công cụ tài chính nhằm kích thích sự tích cực đầu tư tư bản nước ngoài qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Một hình thức khác của cú huých là nợ của chính phủ. Khi nguồn lực trong nước khai thác không đủ, cần phải vay từ nước ngoài. Tuy nhiên, nợ là một con dao hai lưỡi. Nếu vay quá mức và kiểm soát đầu ra của nợ kém hiệu quả sẽ gây nhiều hậu quả lâu dài và khó khắc phục. 4.1.3.5. Mô hình tăng trƣởng mới của Romo Rucas và Scost (1980s) Mô hình kết hợp giữa tri thức và tư bản nhân lực, coi tiến bộ kỹ thuật là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, mậu dịch quốc tế và tiền tệ quốc tế là động cơ của tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế phát triển. Kết luận rút ra từ việc nghiên cứu các mô hình: - Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố: vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật công nghệ, quan hệ phụ thuộc quốc tế và được vận hành trong cơ chế thị trường. - Các mô hình kinh tế trước Keynes đều không đề cao vai trò của Chính phủ trong phát triển kinh tế, vì kinh tế thế giới chủ yếu là nền kinh tế tự cung tự cấp hoặc nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, kể từ cuối thế kỷ 19 trở đi, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động sau các cuộc chiến tranh thế giới, các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mô rộng lớn, các lý thuyết về phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường tự do không có sự can thiệp của chính phủ đã trở nên không còn thích hợp trong việc giải quyết những vấn đề mà nền kinh tế đương đại đặt ra. - Các mô hình hiện đại đều nhấn mạnh vai trò của Chính phủ. Chính phủ đã sử dụng các chính sách kinh tế, các công cụ tài chính can thiệp để kích thích kinh tế phát triển. Các công cụ tài chính nói chung hay chi tiêu công nói riêng được chính phủ sử dụng trên 2 phương diện: Về phương diện kinh tế: thông qua các khoản chi tiêu công, chính phủ tiến hành trợ cấp và chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong các lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh. Về phương diện xã hội : bằng việc Trang 8
  19. phối hợp chính sách thuế và chính sách chi tiêu công, chính phủ hướng vào thực hiện chính sách điều tiết và phân phối thu nhập công bằng giữa các đối tượng trong xã hội. 4.2 . LÝ THUYẾT VỀ NỢ CÔNG 4.2.1 . Khái niệm về nợ công Có 3 quan điểm về nợ công: theo quan điểm của Việt Nam, của ngân hàng thế giới (WB) và theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). - Theo định nghĩa nợ công của Ngân hàng thế giới (WB) Nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm: (1) nợ của chính phủ trung ương và các bộ, ban, ngành trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyền địa phương; (3) nợ của ngân hàng trung ương và (4) nợ của các thể chế độc lập, nhưng nguồn vốn hoạt động của nó do ngân sách nhà nước quyết định (trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước) và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay cho các thể chế đó. - Theo định nghĩa nợ công của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (2010), thì nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Đi kèm với đó là định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức công (Hình 1.2). Hình 2.2: Các thành phần của khu vực công theo định nghĩa của IMF - Theo định nghĩa nợ công của Việt Nam Năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật quản lý nợ công, được xem là một bước tiến bộ lớn trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Theo Bộ Trang 9
  20. Luật này thì nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.  Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước và vay nước ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.  Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước và nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.  Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Như vậy, định nghĩa của IMF đầy đủ và chi tiết hơn nhiều so với Luật quản lý nợ công của Việt Nam và của WB. Tuy nhiên khó có thể nói là có sự khác biệt lớn giữa các định nghĩa này, do có thể coi các khoản nợ của khu vực của các tổ chức công là các khoản nợ mà chính phủ sẽ bảo lãnh trong trường hợp các tố chức này vỡ nợ. 4.2.2 . Phân loại nợ công Việc phân loại nợ công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nợ công. Tương ứng với mỗi loại nợ sẽ có giải pháp quản lý bảo đảm quy mô nợ phù hợp, qua đó sẽ chủ động tăng hay giảm nợ để tạo nguồn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Có nhiều tiêu chí phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có ý nghĩa khác nhau trong việc quản lý và sử dụng nợ công. - Theo tiêu chí nguồn gốc địa lí. Nợ công phân loại theo tiêu chí này bao gồm: nợ trong nước và nợ nước ngoài.  Nợ trong nước là nợ được vay từ các cá nhân, tổ chức Việt Nam.  Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài. Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nợ, giúp xác định chính xác hơn tình hình cán cân thanh toán quốc tế. Việc quản lý Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2