intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế nghiên cứu trường hợp 7 quốc gia Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế tại các nước Đông Nam Á cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên số thu thuế, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị giúp các quốc gia xây dựng chính sách phù hợp để thu thuế được ổn định và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế nghiên cứu trường hợp 7 quốc gia Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ TRẦN THỊ ÁNH HỒNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỐ THU THUẾ NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP 7 QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRẦN TRỊ ÁNH HỒNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỐ THU THUẾ NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP 7 QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THỊ MINH HẰNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi: Trần Thị Ánh Hồng Xin cam đoan rằng Đây là công trình do chính tôi nghiên cứu và trình bày. Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài này là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu. Học viên thực hiện Trần Thị Ánh Hồng
  4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ..................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................... 2 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................... 2 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................... 2 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................. 3 1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................... 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................4 2.1. Tổng quan lý thuyết về thuế ............................................................ 4 2.1.1. Nguồn gốc và bản chất của thuế .......................................... 4 2.1.2. Chức năng của thuế .............................................................. 7 2.1.3. Vai trò của thuế ..................................................................... 9 2.1.4. Phân loại thuế ...................................................................... 12 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm......................................................... 12 2.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................ 12 2.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................ 16 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến số thu thuế ......................................... 18 2.3.1. GDP bình quân đầu ngƣời ................................................. 18 2.3.2. Độ mở thƣơng mại .............................................................. 19
  5. 2.3.3. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP ...................................... 20 2.3.4. Nợ nƣớc ngoài...................................................................... 21 2.3.5. Lạm phát .............................................................................. 21 2.4. Tổng quan tình hình thu thuế tại các quốc gia Đông Nam Á .... 22 2.4.1. Tình hình thu thuế của các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian qua .................................................................................. 22 2.4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý thu thuế từ các quốc gia Đông Nam Á................................................................................... 25 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................29 3.1 Đo lƣờng các biến trong mô hình .................................................. 31 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................... 31 3.2.1. Thống kê mô tả .................................................................... 32 3.2.2. Ƣớc lƣợng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng................... 32 3.3. Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 36 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................39 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ....................................... 39 4.1.1. Mô tả các biến bằng dữ liệu bảng ...................................... 39 4.1.2. Mô tả các biến bằng đồ thị ................................................. 40 4.2. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến ............................................ 44 4.3. Kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố đến số thu thuế ... 44 4.4. Phân tích kết quả nghiên cứu ........................................................ 46 4.4.1. Phân tích bằng đồ thị .......................................................... 46 4.4.2. Phân tích kết quả hồi quy ................................................... 49
  6. CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................... 52 5.1. Kết luận ........................................................................................... 52 5.2. Hàm ý chính sách............................................................................ 52 5.2.1. GDP bình quân đầu ngƣời .................................................. 52 5.2.2. Tỷ trọng công nghiệp .......................................................... 53 5.2.3. Nợ nƣớc ngoài...................................................................... 55 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................... 56
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực Thương mại Tự do các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AseanGAP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của các quốc gia Đông Nam Á BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh CPI Chỉ số giá tiêu dùng EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GFCF Tổng vốn cố định hình thành FEM Mô hình ảnh hưởng cố định GDP Tổng sản phẩm quốc nội GINI Hệ số phân phối thu nhập GlobalGAP Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Quốc tế IT Chuyên ngành Công nghệ thông tin OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Phương Pháp Ước Lượng Bình Phương Nhỏ Nhất PPP Hình thứ hợp tác công tư RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương VAT Thuế giá trị gia tăng VietGAP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1. Bảng mô tả các biến độc lập trong mô hình ............................................ 37 Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến ................................................................... 39 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến............................................ 44 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy theo các phương pháp ..................................................... 45 Bảng 4.4. Kết quả kỳ vọng các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế ............................ 46
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình phân tích về số thu thuế .............................................................. 18 Hình 2.2. Số thu thuế của một số quốc gia Đông Nam Á (% tổng số thu thuế/GDP) ................................................................................................................................... 23 Hình 4.1. Số thu thuế (% tổng số thu thuế/GDP) ...................................................... 40 Hình 4.2. GDP bình quân đầu người ......................................................................... 40 Hình 4.3. Độ mở thương mại (%GDP) ..................................................................... 41 Hình 4.4. Tỷ trọng công nghiệp (%GDP) ................................................................. 41 Hình 4.5. Nợ nước ngoài (%GDP) ............................................................................ 42 Hình 4.6. Lạm phát (%)............................................................................................. 42 Hình 4.7. Tổng số thu thuế và GDP bình quân.......................................................... 47 Hình 4.8. Tổng số thu thuế và độ mở thương mại ..................................................... 47 Hình 4.9. Tổng số thu thuế và tỷ trọng công nghiệp ................................................. 48 Hình 4.10. Tổng số thu thuế và nợ nước ngoài ......................................................... 48 Hình 4.11. Tổng số thu thuế và lạm phát................................................................... 49
  10. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Thuế có chức năng chính là đảm bảo số thu cho Ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước bên cạnh đó thuế còn có chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm hay khắc phục những vấn đề bất cân bằng của thị trường. Ở các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, để đạt được tốc độ phát triển nhanh, chính phủ các nước đang phát triển thường sử dụng chính sách tài khoá mở rộng, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế sẽ kích thích tổng cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện chính sách tài khoá mở rộng đồng nghĩa với việc gia tăng thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách thường được tài trợ bằng một giải pháp hỗn hợp giữa vay trong nước và vay nước ngoài. Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế năm 2015 thì thâm hụt ngân sách nhà nước của Việt Nam là 6,9% GDP, của Thái Lan là 1,2% GDP, của Indonesia là 2,3% GDP, của Philippines là 0,12% GDP và của Campuchia là 2% GDP. Các khoản nợ của Malaysia chiếm khoảng 70% GDP của quốc gia này so với 20% GDP tại Indonesia, Việt Nam chiếm khoảng 62,2% GDP và có xu hướng tăng lên 68% GDP trong năm 2020. Với tình hình nợ công cao các quốc gia Đông Nam Á đang đối diện với mối đe dọa “original sin” - thuật ngữ được 2 nhà kinh tế học Barry Eichengreen và Ricardo Hausmann tạo nên sau khủng hoảng khu vực năm 1997-1998, được dùng để chỉ những khó khăn mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt khi các khoản nợ nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Nợ công tăng cao và kéo dài sẽ dẫn đến các nguy cơ lạm phát, suy giảm đầu tư và nghiêm trọng nhất là vỡ nợ. Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị của quốc gia trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ. Bên cạnh đó việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) buộc các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như
  11. 2 phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do, đồng thời trong tình hình kinh tế khó khăn thì việc miễn giảm thuế để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Điều này sẽ làm suy giảm số thu từ thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đảm bảo số thu ngân sách mà chủ yếu là số thu từ thuế cho 7 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Cambodia, Indonesia, Lao, Malaysia, Philippines, Thailand, VietNam mà không phải phụ thuộc vay nợ nước ngoài cũng như trong xu hướng cắt giảm thuế. Đề tài hướng đến việc phân tích “Các yếu tố ảnh hƣởng đến số thu thuế - nghiên cứu trƣờng hợp 7 quốc gia Đông Nam Á” để đảm bảo một số thu thuế bền vững cho 7 quốc gia Đông Nam Á. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế tại các nước Đông Nam Á cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên số thu thuế, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị giúp các quốc gia xây dựng chính sách phù hợp để thu thuế được ổn định và bền vững. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thu thuế của 7 quốc gia Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? Các yếu tố ảnh hưởng đó có tác động như thế nào đến thu thuế các nước trong khu vực này? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế của 7 quốc gia Đông Nam Á 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu số thu thuế của 7 quốc gia Đông Nam Á (Cambodia, Indonesia, Lao, Malaysia, Philippines, Thailand, Viet Nam) trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014.
  12. 3 Cả 7 quốc gia được đưa vào mô hình nghiên cứu có nhiều đặc điểm giống nhau như đều là các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN), có khí hậu và thổ nhưỡng tương tự. Đây đều là những nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người từ trung bình thấp đến khá. Các quốc gia này đều có tỷ trọng xuất khẩu, nhập khẩu ở mức cao và mức tiết kiệm quốc gia/GDP khá cao (trên 30%). Việc loại bỏ ba quốc gia còn lại của tổ chức Asean ra khỏi mô hình nghiên cứu vì những lý do sau: Myanmar thì không đủ số liệu. Singapore và Brunei đều là những nước có mức thu nhập bình quân đầu người rất cao, được xếp vào ngưỡng những quốc gia phát triển. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp phân tích hồi qui. Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu bảng hàng năm của 7 quốc gia Đông Nam Á (Cambodia, Indonesia, Lao, Malaysia, Philippines, Thailand, Viet Nam) trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2014 được trích xuất từ bảng dữ liệu hàng năm của Ngân hàng Phát triển Châu Á Thái Bình Dương (ADB). Trong phương pháp ước lượng dữ liệu bảng đề tài sử dụng các phương pháp bình phương bé nhất (Pooled OLS), mô hình các tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM). Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 12 1.6. Kết cấu luận văn Chương 1 Giới thiệu Chương 2 Cơ sở lý thuyết Chương 3 Phương pháp nghiên cứu Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5 Kết luận và kiến nghị
  13. 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan lý thuyết về thuế 2.1.1. Nguồn gốc và bản chất của thuế Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước. Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan; vì vậy thuế là một tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu và đầu tiên là nhằm bảo đảm nguồn tài chính phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Để hoạt động được Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố tổ chức bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở trong cả nước; chi cho những công việc thuộc chức năng Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn, cả về phạm vi và qui mô chi tiêu. Bộ máy Nhà nước bao gồm một số người không trực tiếp sản xuất, không tạo ra thu nhập, nhưng lại rất cần có nguồn tài chính để chi tiêu và nguồn tài chính đó chỉ có thể lấy từ việc động viên đóng góp một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp lao động sản xuất tạo ra. Lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước trong các chế độ xã hội trước đây và hiện nay đã chứng minh rằng Nhà nước có ba hình thức động viên một phần thu nhập xã hội để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình là quyên góp, vay của dân và dùng quyền lực của Nhà nước buộc dân phải đóng góp. Trong 3 hình thức trên thì quyên góp phải tùy thuộc vào khả năng và sự tự nguyện của mọi người, do đó nó không công bằng, không lâu dài, không bảo đảm đuợc yêu cầu chi tiêu của Nhà nước, cho nên nó không cơ bản và chỉ được sử dụng trong những tình huống đặc biệt. Hình thức vay dân thì có vay phải có trả nhưng Nhà nước không tạo ra thu nhập thì không thể trả cho người dân. Do đó hình thức vay dân cũng không phải là cứu cánh mà nó chỉ đuợc sử dụng trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Rõ ràng chỉ có hình thức buộc dân đóng góp là cơ bản nhất, và đây cũng chính là một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước. Và hình thức để buộc dân đóng góp đó chính là thuế.
  14. 5 Trong các sách báo kinh tế trên thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm về thuế. Nhiều quan điểm đưa ra mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế nên chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này. Mặc dù còn tồn tại một số bất đồng, song hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân, được Nhà nước qui định thông qua hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Từ nguồn gốc ra đời và khái niệm của thuế, rõ ràng thuế có bản chất kinh tế - chính trị - xã hội rất sâu sắc. Bản chất kinh tế của thuế thể hiện trước hết thuế là một phần thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế ra đời gắn liền với Nhà nước, do đó thuế ở chế độ xã hội nào thì mang bản chất của Nhà nước đó. Tuy nhiên, thuế có những thuộc tính bên trong, vốn có làm cho nó có tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và tạo nên những đặc trưng riêng để phân biệt thuế với các công cụ tài chính khác với các đặc trưng cơ bản. Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền theo phương thức đánh thuế trong nền kinh tế thị trường, về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, khác với hình thức nộp thuế bằng hiện vật đã tồn tại từ thời xa xưa hoặc khác với chế độ giao nộp sản phẩm trong nền kinh tế phi thị trường. Nhiều quan điểm cho rằng, đây chính là sự khác biệt cơ bản và đầu tiên của thuế trong nền kinh tế thị trường và thuế trong các nền kinh tế khác. Luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước, đặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của thuế. Thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến Pháp - Đạo luật gốc của một quốc gia. Theo quan điểm này, công dân không có quyền từ chối trả thuế, cũng không có quyền tự ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình, mà chỉ có quyền chấp hành. Trường hợp đối tượng nộp thuế nào cố tình không chấp hành sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế của mình theo luật
  15. 6 định. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của thuế nhằm phân biệt với tất cả các hình thức động viên tài chính cho Ngân sách Nhà nước khác. Luôn gắn liền với thu nhập, đặc điểm này thể hiện rõ nội dung kinh tế của thuế. Nhà nước thực hiện thu thuế thông qua quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, mà kết quả của nó là một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế. Với đặc điểm này, thuế không giống như các hình thức huy động tài chính tự nguyện hoặc hình thức phạt tiền tuy có tính chất bắt buộc, nhưng chỉ áp dụng đối với những tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. Không hoàn trả trực tiếp và được sử dụng để đáp ứng chi tiêu công cộng. Tính chất không hoàn trả trực tiếp được thể hiện trên các khía cạnh: Thứ nhất, thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong xã hội cho Nhà nước mang tính bắt buộc, phi hình sự. Đặc điểm này đã thể hiện rõ nguồn hình thành nên các khoản thuế là thu nhập do hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân tạo ra. Ở bất cứ một quốc gia nào, hệ thống thuế cũng bao gồm nhiều loại thuế nhằm điều chỉnh đối với nhiều đối tượng khác nhau. Có loại thuế điều chỉnh thu nhập, có loại thuế điều chỉnh tiêu dùng, có loại thuế điều chỉnh tài sản..., nhưng suy cho cùng thì chúng đều điều chỉnh đối với thu nhập của các tầng lớp trong xã hội. Thứ hai, thuế là một khoản chuyển giao thu nhập không mang tính hoàn trả trực tiếp. Sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa hưởng những dịch vụ và hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp. Người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được một phần các dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp cho Nhà nước. Thứ ba, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế được qui định trước bằng pháp luật. Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý cao của thuế. Việc chuyển giao thu
  16. 7 nhập không mang tính chất tuỳ tiện mà dựa trên cơ sở khoa học và đã được xác định trong các luật thuế. Nhà nước mà đại diện là cơ quan quản lý thu thuế không thể lạm dụng quyền hành một cách tùy tiện trong hoạt động thu thuế. Việc thu thuế của Nhà nước phải được các tầng lớp dân cư thừa nhận thông qua người đại diện cao nhất của mình là Quốc hội. Quốc Hội xác lập quyền thu thuế của Chính phủ bằng hệ thống pháp luật về thuế. Những nội dung thường được xác định trước trong Luật thuế là: Đối tượng đánh thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế và các chế tài nhằm bảo đảm thực thi pháp luật một cách nghiêm minh. Thứ tư, thuế là khoản thu nhập của Nhà nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Thuế là hình thức động viên thu nhập từ các hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân. Do đó thuế chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố về kinh tế, đó là: mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả thị trường, sự biến động của NSNN... Tuy nhiên, thuế cũng có tính độc lập riêng có. Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tác động trở lại nền kinh tế, ưu tiên, khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Thuế có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các tầng lớp dân cư. Mà vấn đề lợi ích vật chất là vấn đề nhạy cảm, gắn chặt với vấn đề chính trị, xã hội. Do đó, thuế chịu sự chi phối bởi yếu tố chính trị, xã hội. Các yếu tố đó là: thể chế chính trị của Nhà nước, tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hóa, xã hội của dân tộc... Do thuế chịu sự ràng buộc của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội như trên, nên người ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội tổng hợp. 2.1.2. Chức năng của thuế Thuế không những là một phạm trù kinh tế mà còn là một phạm trù tài chính, nó biểu hiện những thuộc tính chung vốn có của các quan hệ tài chính. Tuy nhiên, thuế cũng có những đặc trưng, hình thức vận động và các chức năng riêng có của mình
  17. 8 bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệ tài chính. Hiện nay, có nhiều cách phân loại khác nhau về chức năng của thuế từ mức độ tổng quát cũng như mức độ cụ thể. Nhìn chung, chức năng của thuế được thừa nhận từ lâu nay là chức năng phân phối và điều tiết kinh tế. Chức năng phân phối Chức năng phân phối là loại chức năng cơ bản, đặc thù nhất mà tất cả các nhà nước đều phải dựa vào đó. Thông qua chức năng này, các quỹ bằng tiền của Nhà nước được hình thành. Đây chính là sức mạnh cơ sở vật chất đảm bảo cho sự hoạt động và tồn tại của Nhà nước. Lịch sử đã cho thấy chức năng phân phối của thuế có vị trí ngày càng tăng, nhất là vào thế kỷ 20 với sự tăng lên chưa từng có thu nhập của Nhà nước có nguồn gốc từ thuế. Điều nàyđược giải thích bởi sự mở rộng các chức năng của Nhà nước và việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà nước vào các quá trình kinh tế. Chức năng phân phối của thuế được Nhà nước vận dụng dẫn đến kết quả là diễn ra quá trình “Nhà nước hóa” một bộ phận GDP dưới hình thức tiền tệ, tạo điều kiện khách quan vô cùng cần thiết cho sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết kinh tế của thuế. Chức năng điều tiết kinh tế Chức năng điều tiết kinh tế của thuế không thể tách rời chức năng phân phối, hai chức năng này có quan hệ tác động hỗ tương rất chặt chẽ. Khi Nhà nước sử dụng thuế với mục đích huy động một bộ phận GDP vào tay Nhà nước thì Nhà nước đã đặt thuế vào thế tiếp cận với các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất. Thuế tác động vào sản xuất theo các khía cạnh: Thuế ảnh hưởng đến mức độ và cơ cấu của tổng cầu, đồng thời thông qua cơ chế của mức cầu thị trường có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất. Điều này phụ thuộc rất lớn vào thu nhập mà người dân sử dụng, vì vậy sự thay đổi mức thuế đánh vào tiêu dùng ngay lập tức tác động vào mức cầu, ảnh hưởng đến tổng mức cầu của nền kinh tế.
  18. 9 Mức độ đánh thuế trên thu nhập cũng ảnh hưởng đến việc xác định tiền lương, bởi vì khi tính toán tiền lương, giới chủ nhân và người làm thuê bao giờ cũng chú ý đến thuế như là yếu tố của tiền lương cần xem xét đến. Thuế tác động đến việc mua sắm, sử dụng và phục hồi tài sản cố định trong doanh nghiệp thông qua các quy định của Nhà nước về hình thành, sử dụng quỹ khấu hao. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, thường xuyên bị hao mòn đến khi không còn sử dụng được nữa vì vậy cần phải thay thế,việc thay thế này được tiến hành bằng cách lập quỹ khấu hao, quỹ này được hình thành từ một bộ phận lợi nhuận không chịu thuế và quỹ này chịu tác động của mức thuế. Giữa chức năng phân phối và chức năng điều tiết có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chức năng phân phối nảy sinh đồng thời với sự ra đời của thuế, chức năng này được coi là cơ sở, nó quy định sự tác động và sự phát triển của chức năng điều tiết. Ngược lại, nhờ vận dụng đúng đắn chức năng điều tiết đã làm cho chức năng phân phối có điều kiện phát triển. Ý nghĩa của chức năng phân phối càng tăng lên nhằm đảm bảo số thu của Nhà nước đã tạo điều kiện khách quan để Nhà nước tác động sâu rộng đến hoạt động kinh tế-xã hội. 2.1.3. Vai trò của thuế Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà nước, nó được thực thi khi hoạt động kinh tế tạo ra thu nhập hoặc sử dụng số thu nhập tạo ra. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước ngày càng trở nên quan trọng thì vai trò của thuế cũng chiếm vị trí không thể thiếu được trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tạo số thu cho ngân sách nhà nước Mỗi một loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo số thu cho ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của thuế càng nổi bậc bởi thuế là số thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Vai trò tạo số thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của nhà nước đối với xã hội. Nhà nước với quyền lực chính trị có thể ban hành các loại thuế với các mức thuế suất tuỳ ý. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài khi định ra các loại
  19. 10 thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế, Chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng thu của ngân sách Nhà nước, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi ban hành các loại thuế, bởi vì số thu của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất Kích thích tăng trưởng kinh tế Chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tư và đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết sản xuất và thị trường nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý; Có những ngành kinh tế tác động đến sự tăng trưởng kinh tế nhưng lại không được các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế quan tâm vì lợi nhuận không cao, cần có sự đầu tư của nhà nước. Điều này đòi hỏi phải huy động thuế một tỷ lệ tương đối cao đối với một số ngành có điều kiện thuận lợi trong những thời kỳ nhất định và một tỷ lệ thuế tương đối thấp đối với những ngành kém thuận lợi nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đồng thời, việc phân biệt thuế suất đối với từng loại sản phẩm, ngành hàng tự nó đã góp phần điều chỉnh giá cả, quan hệ cung cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư những sản phẩm, ngành hàng theo đúng định hướng của nhà nước và việc ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành nghề cũng góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất. Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường xảy ra các chu kỳ kinh doanh đó là chu kỳ dao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, sự ổn định nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ công ăn việc làm, lạm phát ở mức thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là hướng phấn đấu nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đưa giá cả về mức ổn định
  20. 11 Vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phân hoá này có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xã hội. Do vậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hội nhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội. Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng. Thông qua thuế thu nhập, Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Một khía cạnh khác của chính sách thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi cho người nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt. Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phân phối lại một bộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nên xây dựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọng làm giàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vai trò kiềm chế lạm phát Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cả hàng hoá tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng. Thuế được sử dụng để điều chỉnh lạm phát, ổn định giá cả thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì nhà nước dùng thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế đối với các yếu tố sản xuất, giảm thuế thu nhập để kích thích đầu tư sản xuất ra nhiều khối lượng sản phẩm nhiều hơn. Đồng thời tăng thuế đối với hàng hoá tiêu dùng để giảm bớt cầu. Nếu lạm phát do chi phí tăng, gia tăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốc độ phát triển kinh tế, giá cả đầu vào tăng, nhà nước dùng thuế hạn chế tăng chi phí bằng cách cắt giảm thuế đánh vào chi phí, kích thích tăng năng suất lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0