intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về những rủi ro, QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NCB và đánh giá về thực trạng đó, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế đang tồn tại và những kiến nghị góp phần tăng cường QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NCB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM PHỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM PHỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. TÓM TẮT Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nó mang lại nhiều tiện ích cho cả khách hàng, ngân hàng và xã hội. Hoạt động kinh doanh thẻ còn tương đối mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB) nói riêng nhưng hoạt động kinh doanh này đã cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường thẻ Việt Nam đã bắt đầu phát triển và đồng thời Việt Nam là một trong những nước mà tội phạm về thẻ đang chú ý tới trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ hay những rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng đa dạng và phức tạp gây nhiều tổn thất lớn. Vì vậy các ngân hàng tham gia hoạt động kinh doanh thẻ trong đó có NCB phải quan tâm và triển khai các biện pháp quản lý rủi ro (QLRR) hiệu quả. Đề tài nghiên cứu “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân” với việc sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích những nguồn thông tin thu thập từ NCB, ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN), Hội thẻ… kết hợp phương pháp quan sát, mô tả hệ thống thẻ NCB từ đó đánh giá diễn biến tình hình hoạt động kinh doanh thẻ, QLRR hoạt động kinh doanh thẻ NCB trong giai đoạn 2009 – 2014. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng về hoạt động kinh doanh thẻ, những rủi ro, QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại một ngân hàng cụ thể là NCB. Kết quả nghiên cứu cho rằng việc QLRR là vô cùng cấp thiết nhằm đảm bảo an ninh trong hoạt động kinh doanh thẻ của NCB và an toàn cho cả khách hàng, xã hội. Tuy nhiên QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ của NCB vẫn còn nhiều hạn chế, từ đó tác giả đã đề xuất những giải pháp cho NCB để khắc phục những hạn chế trong công tác QLRR hoạt động kinh doanh thẻ, bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với khách hàng, Chính phủ, NHNN, Hội thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) nhằm giúp NCB và các NHTM Việt Nam thành công hơn trong công tác QLRR hoạt động kinh doanh thẻ.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là : Nguyễn Kim Phụng Sinh ngày : 26/01/1989 Quê quán : TP. HCM Nơi công tác: Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Trung tâm Ngân hàng điện tử. Là học viên cao học lớp CH15B – Đại học Ngân hàng TP. HCM. Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân” là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện, với sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Thị Tuyết Hoa. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. HCM, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Kim Phụng
  5. LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng lớp CH15B – Đại học Ngân hàng TP. HCM, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về tài chính – ngân hàng làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn PGS. TS. Lê Thị Tuyết Hoa đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì cô đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và ban lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của thầy cô. Tác giả Nguyễn Kim Phụng
  6. MỤC LỤC TÓM TẮT LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM .................................................................5 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng ........................................................5 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển thẻ ngân hàng ......................5 1.1.1.2. Khái niệm thẻ ngân hàng .......................................................................6 1.1.1.3. Đặc tính và mô tả kỹ thuật thẻ ngân hàng ..............................................7 1.1.1.4. Phân loại thẻ ngân hàng .........................................................................8 1.1.2. Khái niệm và vai trò của hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM ..................9 1.1.2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM ..................................9 1.1.2.2. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM .................9 1.1.2.3. Quy trình phát hành thẻ và thanh toán thẻ ...........................................11 1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM ...............................12 1.2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM ....................................12 1.2.1.1. Khái niệm rủi ro ...................................................................................12 1.2.1.2. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM.............12 1.2.1.3. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM ................13
  7. 1.2.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM ........................17 1.2.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM 17 1.2.2.2. Nội dung quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM .18 1.2.3. Sự cần thiết tăng cường QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ NHTM ...19 1.2.3.1. Tạo niềm tin cho khách hàng trong việc sử dụng thẻ ngân hàng .........19 1.2.3.2. Nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh thẻ .....................20 1.2.3.3. Góp phần thực hiện mục tiêu vĩ mô của nhà nước ..............................20 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ NHTM ...20 1.2.4.1. Nhân tố khách quan ..............................................................................20 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................21 1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại một số nước và bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam ...............................22 1.3.1. Kinh nghiệm QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại một số nước .......22 1.3.1.1. Tình hình rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng trên thế giới trong thời gian vừa qua ..............................................................................22 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro thẻ từ một số tổ chức thẻ quốc tế.............22 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro thẻ từ Trung Quốc ...................................23 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam ...................................24 Kết luận chương 1 .....................................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Dân........................................................26 2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân .......................................26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống Ngân hàng TMCP Quốc Dân ..............................27
  8. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân ...........29 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân..............29 2.2.1. Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng TMCP Quốc Dân phát hành .................29 2.2.2. Tiện ích của thẻ Ngân hàng TMCP Quốc Dân ...........................................30 2.2.3. Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân ......................32 2.3. Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng TMCP Quốc Dân .......37 2.4. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân...................................................................................................................43 2.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro ......................................................................43 2.4.2. Công tác phòng tránh rủi ro ........................................................................44 2.4.3. Công tác xử lý rủi ro ...................................................................................50 2.5. Đánh giá quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân...................................................................................................................51 2.5.1. Những thành tựu trong quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ ................51 2.5.2. Những hạn chế trong quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ ..................52 2.5.2.1. Hạn chế về xây dựng chiến lược và kế hoạch QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ ...................................................................................................52 2.5.2.2. Hạn chế về tổ chức QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ ................52 2.5.2.3. Hạn chế về cảnh báo rủi ro ...................................................................53 2.5.2.4. Hạn chế trong hoạt động phát hành thẻ................................................53 2.5.2.5. Hạn chế trong hoạt động thanh toán thẻ ..............................................53 2.5.2.6. Hạn chế trong hoạt động quản lý thẻ tín dụng cấp cho CBNV và người thân CBNV NCB...............................................................................................53 2.5.2.7. Hạn chế về hệ thống công nghệ QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ ...........................................................................................................................53
  9. 2.5.2.8. Hạn chế về mạng lưới ĐVKD, ĐVCNT của ngân hàng ......................53 2.5.2.9. Hạn chế trong công tác lưu trữ thông tin .............................................54 2.5.3. Những nguyên nhân hạn chế trong QLRR hoạt động kinh doanh thẻ ........54 2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan .....................................................................54 2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan .........................................................................56 Kết luận chương 2 .....................................................................................................58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN 3.1. Định hướng vĩ mô, chiến lược hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Dân ....59 3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng ............................................................................59 3.1.2. Định hướng của Hội thẻ Việt Nam .............................................................60 3.1.3. Chiến lược của Ngân hàng TMCP Quốc Dân .............................................60 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân ..............................................................................................61 3.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ 61 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ .........62 3.2.3. Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro chuyên nghiệp ....................................63 3.2.4. Hoàn thiện công tác phát hành thẻ ..............................................................63 3.2.5. Hoàn thiện công tác chấp nhận thanh toán thẻ............................................64 3.2.6. Quản lý chặt chẽ thẻ tín dụng cấp cho CBNV và người thân CBNV NCB 65 3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh thẻ ......66 3.2.8. Hiện đại hóa kỹ thuật, công nghệ, hệ thống thẻ của ngân hàng ..................67 3.2.9. Mở rộng mạng lưới ĐVKD, ĐVCNT của ngân hàng .................................68
  10. 3.2.10. Hoàn thiện công tác lưu trữ thông tin .......................................................69 3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................69 3.3.1. Đối với khách hàng .....................................................................................69 3.3.2. Đối với Chính phủ .......................................................................................70 3.3.3. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam .....................................................71 3.3.4. Đối với Hội thẻ ngân hàng ..........................................................................72 3.3.5. Đối với ĐVCNT ..........................................................................................73 Kết luận chương 3.....................................................................................................74 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATM Automated Teller Machine CBNV Cán bộ nhân viên CNTT Công nghệ thông tin CUP China UnionPay ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ ĐVKD Đơn vị kinh doanh ECOM E-Commerce EDC Electronic Data Capture NCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân NHNN Ngân hàng nhà nước NHPH Ngân hàng phát hành thẻ NHTM Ngân hàng thương mại NHTT Ngân hàng thanh toán thẻ NHTV Ngân hàng thành viên NHTW Ngân hàng trung ương PIN Personal Identification Number POS Point Of Sale QLRR Quản lý rủi ro TCT Tổ chức thẻ TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo TT NHĐT Trung tâm ngân hàng điện tử
  12. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 – Quy định về hạng thẻ NCB.....................................................................30 Bảng 2.2 – Một số phí ưu đãi của sản phẩm, dịch vụ thẻ NCB................................31 Bảng 2.3 – Số lượng thẻ phát hành của NCB 2010 – 2014......................................33 Bảng 2.4 – Tình hình hoạt động của hệ thống ATM NCB 2010 – 2014..................34 Bảng 2.5 – Tình hình hoạt động của mạng lưới ĐVCNT NCB 2009 – 2014..........35 Bảng 2.6 – Một số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh thẻ NCB so với thị trường........................................................................................................................37 Bảng 2.7 – Dư nợ thẻ tín dụng NCB 2011 – 2014....................................................38 Bảng 2.8 – Giao dịch bị lỗi truyền tín hiệu giao dịch của thẻ NCB 2011 – 2014... 41 Bảng 2.9 – Số lượng khiếu nại mà NCB tiếp nhận về giao dịch thẻ 2011 – 2014...42
  13. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 – Sơ đồ quy trình phát hành thẻ.................................................................11 Hình 1.2 – Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ................................................................12 Hình 2.1 – Cơ cấu tổ chức toàn hệ thống NCB........................................................28
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong xu thế toàn cầu hóa với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, để có thể vượt qua các khó khăn của quá trình hội nhập, các NHTM Việt Nam đã và đang không ngừng nâng cao năng lực quản lý, chủ động mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một trong những lĩnh vực kinh doanh vừa đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng vừa mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, đó chính là hoạt động kinh doanh thẻ. Xét về phương diện tổng thể, hoạt động kinh doanh thẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với việc giúp cho người dân tiếp cận các phương tiện thanh toán văn minh hiện đại – phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao đời sống xã hội. Xét về phương diện cụ thể, hoạt động kinh doanh thẻ không chỉ góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi NHTM mà còn là một mắc xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển. Thẻ là một phương tiện thanh toán văn minh hiện đại, gắn với công nghệ thông tin (CNTT). Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế kỷ của công nghệ hiện đại, khi nền công nghệ càng phát triển thì rủi ro do lợi dụng công nghệ để đánh cắp tiền từ thẻ ngày càng tinh vi hơn; rủi ro xuất phát từ bản thân ngân hàng: kẽ hở trong các quy trình, quy định, trong quá trình tác nghiệp thẻ, cố tình gian lận của cán bộ nhân viên ngân hàng (CBNV); rủi ro xuất phát từ phía chủ thẻ,… đang là một thách thức lớn cho các NHTM, chủ thẻ và cũng như xã hội. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng đa dạng và phức tạp. Nó làm suy giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hường uy tín và thương hiệu của ngân hàng cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến chủ thẻ và toàn xã hội. QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ là một vấn đề có tính cấp thiết nhằm đảm bảo an ninh trong hoạt động kinh doanh thẻ, góp phần gia tăng lòng tin cho khách hàng, đẩy nhanh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp để QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ đã và đang trở thành vấn đề bức xúc, cả về phương diện lý luận và thực tiễn cho các cơ quan nhà nước, NHTM hiện nay.
  15. 2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân đã trải qua 20 năm hoạt động, từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường tài chính Việt Nam. Từ đầu năm 2013, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và duy trì vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, NCB đã bắt đầu tái cấu trúc hệ thống với định hướng phấn đấu trở thành một trong các NHTM bán lẻ hiệu quả nhất. Để hoàn thành mục tiêu đó, NCB đã nỗ lực tập trung vào những yếu tố cốt lõi như thay đổi cơ cấu tổ chức hướng đến việc tách bạch giữa các khối kinh doanh với các khối quản trị và hỗ trợ; cải tiến các quy định, quy trình; thay đổi cấu trúc kinh doanh; củng cố và nâng cao năng lực CBNV; tăng cường QLRR… Hoạt động kinh doanh thẻ của NCB có vai trò quan trọng vì là một trong những hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho NCB và là một mắc xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của NCB phát triển. Do đó việc tăng cường QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ của NCB là nội dung vừa mang tính chiến lược vừa mang tính thời sự mà ngân hàng phải tập trung để hoàn thiện phương thức quản lý cũng như đạt được các mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra, góp phần giúp NCB càng khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường tài chính Việt Nam. Để góp phần giúp NCB đạt được mục tiêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về những rủi ro, QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NCB và đánh giá về thực trạng đó, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế đang tồn tại và những kiến nghị góp phần tăng cường QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NCB. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hoá lý luận cơ bản về QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ NHTM. + Nghiên cứu và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác QLRR hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng tại một số nước trên thế giới.
  16. 3 + Đánh giá thực trạng về rủi ro và QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NCB. + Đề xuất những giải pháp tăng cường QLRR hoạt động kinh doanh thẻ tại NCB. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU + Những lý luận cơ bản về QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ là như thế nào? + NHTM Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ những kinh nghiệm trong QLRR hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng của một số nước? + Thực trạng rủi ro và QLRR hoạt động kinh doanh thẻ của NCB như thế nào? Đánh giá về thực trạng đó? + Kiến nghị những giải pháp nào để góp phần tăng cường QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NCB? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NCB. - Về thời gian: Từ năm 2009 đến hết năm 2014. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh: thu thập những nguồn thông tin từ NCB, NHNN Việt Nam… kết hợp phương pháp quan sát, mô tả hệ thống từ đó phân tích và tổng hợp số liệu, khái quát hóa để so sánh – đối chiếu, đánh giá diễn biến tình hình qua các năm. + Phương pháp chuyên gia: tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan như các bài viết, các quy trình, quy định của NCB có liên quan để làm rõ nội dung nghiên cứu. 6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Hiện có một đề tài nghiên cứu về hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ, cụ thể là công trình nghiên cứu sau: Lê Hữu Nghị 2007, Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam. Hạn chế của đề tài: mặc dù đề tài nghiên cứu về giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động
  17. 4 kinh doanh thẻ, tuy nhiên đề tài nghiên cứu đó được thực hiện nghiên cứu trên tổng thể các NHTM Việt Nam, với các loại thẻ nội địa và thẻ quốc tế, cũng như thời gian nghiên cứu những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ trong giai đoạn 2001-2006 và đề tài không nghiên cứu thực trạng QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM Việt Nam và đánh giá những hạn chế tồn tại trong công tác QLRR. Do đó việc nghiên cứu của đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân” sẽ không trùng lắp với đề tài trên vì đề tài nghiên cứu chuyên sâu về QLRR hoạt động kinh doanh thẻ tại một ngân hàng cụ thể chỉ hoạt động kinh doanh thẻ nội địa là NCB và thời gian nghiên cứu đề tài được thực hiện vào năm 2015 do đó đề tài sẽ nghiên cứu những rủi ro mới nhất hiện nay trong hoạt động kinh doanh thẻ bởi sự phát triển của kỹ thuật công nghệ ngày càng cao cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng đa dạng và tinh vi hơn, số liệu nghiên cứu từ 2009-2014 và đề tài cũng nghiên cứu thực trạng QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ của NCB và đánh giá những hạn chế tồn tại trong công tác QLRR. Từ đó, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp hữu hiệu hơn giúp NCB nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung tăng cường QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân
  18. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương 1 của luận văn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM như khái niệm, đặc tính, mô tả kỹ thuật, phân loại thẻ, quy trình phát hành và thanh toán thẻ, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ. Đồng thời, chương này cũng đề cập những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM, sự cần thiết tăng cường QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ, nội dung QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ và nhân tố ảnh hưởng đến QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ. Ngoài ra, chương 1 cũng tổng hợp kinh nghiệm QLRR trong hoạt động kinh doanh thẻ tại một số nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam. 1.1. Hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển thẻ ngân hàng Lịch sử ra đời của thẻ được ghi nhận sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Để thực hiện kích cầu, khuyến khích tiêu dùng, góp phần khắc phục ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng này, các nước phát triển đã đưa ra mô hình tài trợ tiêu dùng bán chịu. Do vậy, cần có một công cụ tín dụng sử dụng linh hoạt để thanh toán tại các điểm bán hàng và đây là điều kiện thúc đẩy các tổ chức kinh tế tài chính vào cuộc, trong đó phải kể đến ngân hàng, từ đó thẻ ngân hàng ra đời. Dạng đầu tiên của thẻ ngân hàng ra đời vào năm 1945. Đó là Charge – It của Ngân hàng John Biggins (Mỹ), cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa bằng các phiếu có giá trị do ngân hàng phát hành. Sau đó, các đại lý nộp lại những phiếu này cho Ngân hàng Biggins, ngân hàng thu tiền từ khách hàng và thanh toán cho đại lý. Đây chính là tiền đề cho việc phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của Ngân hàng Franklin National vào năm 1951. Năm 1966, 14 ngân hàng lớn của Mỹ thành lập Hiệp hội thẻ liên ngân hàng quốc tế (Interbank Card Association – ICA) và cho ra đời thẻ Master Charge.
  19. 6 Tổ chức thẻ (TCT) Visa hình thành và phát triển nhưng không trực tiếp phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên, đã nhanh chóng mở rộng thị trường. Năm 1979, Master Charge đổi tên thành Master Card và trở thành TCT quốc tế lớn thứ 2 trên thế giới, sau Visa, góp phần đưa thị trường thẻ ngân hàng ngày càng phát triển trên toàn cầu. Sau Mỹ, ở các nước Châu Âu và tiếp sau là Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi với chất lượng ngày càng cao. 1.1.1.2. Khái niệm thẻ ngân hàng Theo Citibank (một công ty con trong lĩnh vực tài chính của tập đoàn Citigroups), trong năm 1968 Citibank tự phát hành thẻ của riêng mình và đến những năm 70 Citibank là một trong những ngân hàng Mỹ đầu tiên giới thiệu Automated Teller Machine (ATM), cung cấp giao dịch cho 24 giờ truy cập vào tài khoản, lúc này Citibank cho rằng thẻ là “Thẻ tất cả mọi thứ” (Thẻ là một phương tiện theo đó ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng tiền của mình bất cứ lúc nào để chi trả cho chi tiêu của mình). Đến thời kỳ 1977 – 1987 Citibank đã tạo ra một thương hiệu thẻ tín dụng riêng biệt gọi thẻ là “thẻ lựa chọn”, lúc này khái niệm thẻ được điều chỉnh lại, thẻ là một phương tiện theo đó ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ lựa chọn của mình bất cứ lúc nào để chi trả cho chi tiêu của mình. Tại Singapore, tập đoàn Ngân hàng UOB thành lập năm 1935 với tên gọi United Chinese Bank, đến năm 1965, đổi tên thành United Overseas Bank. UOB cho rằng thẻ là phương tiện giữ tiền, thanh toán do ngân hàng phát hành cung cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ, rút tiền mặt... hoặc thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Tại Việt Nam, theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của NHNN, thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Khái niệm tổng quát về thẻ ngân hàng: Thẻ ngân hàng là một phương tiện do ngân hàng phát hành thẻ (NHPH) dùng để lưu trữ giá trị của người sử dụng thẻ để
  20. 7 thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT hoặc dùng để rút tiền mặt tại các điểm giao dịch trực tiếp hay gián tiếp qua máy ATM. 1.1.1.3. Đặc tính và mô tả kỹ thuật thẻ ngân hàng  Đặc tính - Thẻ ngân hàng là phương tiện chứa đựng giá trị, phát triển gắn liền với việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. - Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. - Thẻ ngân hàng là công cụ dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT hoặc rút tiền mặt tại các máy ATM hay các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tiền gửi của khách hàng hoặc hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp. - Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các tiện ích khác thông qua máy ATM như kiểm tra thông tin tài khoản, chuyển tiền, thanh toán tiền điện, bảo hiểm,...  Mô tả kỹ thuật Cấu tạo thẻ ngân hàng là một trong những vấn đề đặt ra trong QLRR hoạt động kinh doanh thẻ vì những ký hiệu và hình thức của mỗi loại thẻ vừa là hình thức nhận dạng của mỗi tổ chức phát hành thẻ, vừa dùng để chống giả mạo. Thẻ ngân hàng thường được cấu tạo bằng nhựa cứng (plastic) theo chuẩn quốc tế: hình chữ nhật kích cỡ 96mm x 54mm x 0,76mm, gồm 2 mặt: Mặt trước thẻ gồm những thông tin sau: biểu tượng và tên tổ chức phát hành thẻ, thương hiệu của TCT quốc tế và ký tự an ninh trên thẻ (đối với thẻ quốc tế), chip điện tử (đối với thẻ thông minh), số thẻ được dập nổi trên thẻ và thể hiện trên hóa đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ, thời gian hiệu lực của thẻ, họ và tên chủ thẻ. Ngoài ra, đối với thẻ quốc tế còn có thể có một số yếu tố khác theo quy định của TCT quốc tế mà các thành viên tham gia phải thực hiện vì mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng mang tính đặc trưng của TCT quốc tế nhằm chống lại sự giả mạo như thẻ Visa có biểu tượng hình chim bồ câu đang bay in chìm trên mặt trước thẻ. Mặt sau thẻ gồm có dải băng từ (lưu trữ các thông tin như: số thẻ, thời gian hiệu lực của thẻ, họ và tên chủ thẻ, NHPH, mã PIN) và dải băng chữ ký.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2