Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 8
download
Luận văn được trình bày thành 3 chương bao gồm: Tổng quan về quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp; thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2018; giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Văn Mệnh QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Văn Mệnh QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
- ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn: “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ” do chính tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung số liệu, dữ liệu luận văn trình bày dƣới đây ngoài những phần có trích nguồn thì đều do chính tôi thực hiện. Trên cơ sở các lý thuyết liên quan và những trích dẫn trong luận văn đều có ghi nguồn tham khảo từ sách, tạp chí, các nghiên cứu, các báo cáo hay bài báo. Dữ liệu phân tích trong luận văn sử dụng nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Quá trình xử lý dữ liệu, phân tích do chính tôi thực hiện. Kết quả này chƣa đƣợc trình bày hay công bố tại bất cứ nghiên cứu nào trƣớc đây. TP.HCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả Ngô Văn Mệnh
- iii LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn thạc sĩ: “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”, là kết quả quá trình học tập và rèn luyện của tác giả trong suốt thời gian theo học chƣơng trình đào tạo sau đại học của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Để đạt đƣợc kết quả này, đó là nhờ Quý Thầy, Cô của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu. Tôi xin đặc biệt gửi lòng biết ơn chân thành đến Giảng viên hƣớng dẫn luận văn, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng đã tận tình hƣớng dẫn và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý đồng nghiệp đã tham gia khảo sát, cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu giá trị và có nhiều góp ý giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các bạn học viên cao học cùng khóa đã chia sẻ cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện, mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn, thƣờng xuyên trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn.
- iv MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... I LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... II LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................III MỤC LỤC ................................................................................................................ IV DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... VII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................. VIII MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1 2. Mục tiêu, câu hỏi giải pháp cần trả lời ................................................................ 3 2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài................................................................................... 3 2.2. Câu hỏi giải pháp cần trả lời ............................................................................. 3 3. Cách tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài ................................................... 3 4. Dự kiến kết cấu luận văn ..................................................................................... 4 CHƢƠNG 1................................................................................................................5 1.1. QUẢN LÝ THUẾ THEO RỦI RO ............................................................... 5 1.1.1. Rủi ro và rủi ro thuế ................................................................................... 5 1.1.2. Quản lý thuế theo rủi ro ............................................................................. 7 1.2. QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN .................................................................... 9 1.3. LƢỢC KHẢO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................. 11 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG.... 15 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở thành phố Hà Nội ..................................... 15 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở tỉnh An Giang ........................................... 16 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp .................................. 18 CHƢƠNG 2..............................................................................................................21 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP .................................... 21 2.1.1. Sự ra đời và phát triển.................................................................................. 21 2.1.2. Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2013-2018................................................ 23
- v 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018 24 2.2.1. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý rủi ro hóa đơn .................................... 24 2.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn ................................................... 25 2.2.3. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp ................................................ 28 2.2.4. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại doanh nghiệp ...................................... 34 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018 ....................................................................... 45 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc............................................................................... 45 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân................................................................... 47 CHƢƠNG 3..............................................................................................................54 3.1. QUAN ĐIỂM .................................................................................................... 54 3.2. ĐỊNH HƢỚNG CẢI CÁCH VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................... 54 3.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU .................................................................................... 56 3.3.1. Nhóm giải pháp đề xuất về chính sách ........................................................ 56 3.3.2. Nhóm giải pháp đề xuất đối với đơn vị quản lý hóa đơn ............................ 57 3.3.3. Nhóm giải pháp đề xuất đối với doanh nghiệp ........................................ 58 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 59 3.4.1. Đối với Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp .......................................................... 59 3.4.2. Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ............. 60 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 68
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Cụm từ CQT Cơ quan Thuế DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp NNT Ngƣời nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nƣớc CBT Cán bộ thuế
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ 2013-2018 ...... 42 Bảng 2.2: Số DN vi phạm về hóa đơn qua thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016-201855 Bảng 2.3: Kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016- 2018 ......................................................................................................... 57 Bảng 2.4: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018 .................................................................. 59
- viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Quy trình quản lý rủi ro hóa đơn.......................................................... 13 Biểu đồ 2.1: Mức độ sai lệch thông tin giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan thuế và thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. ....................................... 45 Biểu đồ 2.2: Đánh giá về số lƣợng DN lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn hàng năm ...................................................................................................... 51 Biểu đồ 2.3: Mức độ khác biệt về số liệu giữa đánh giá rủi ro ban đầu so với mức độ gian lận thực tế đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn ........ 52 Biểu đồ 2.4: Số DN vi phạm về hóa đơn trong tổng số DN đƣợc lựa chọn quản lý rủi ro hóa đơn giai đoạn 2016 – 2018 ................................................. 55 Biểu đồ 2.5: Số DN vi phạm về hóa đơn trong tổng số DN đƣợc lựa chọn quản lý rủi ro khác, giai đoạn 2016 – 2018 ...................................................... 56 Biểu đồ 2.6: Kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016- 2018 ..................................................................................................... 57 Biểu đồ 2.7: Kết quả truy thu thuế bình quân qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018 ................................................................................... 58 Biểu đồ 2.8: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018 ......................................................... 59 Biểu đồ 2.9: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ bình quân qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018 ......................................... 60 Biểu đồ 2.10: Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn............................................................................ 62 Biểu đồ 2.11: Mức độ ảnh hƣởng của phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra đến kết quả thanh tra, kiểm tra hóa đơn .................................................................. 63 Biểu đồ 2.12: Mức độ đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin về DN .......................... 71
- ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp Nghiên cứu quản lý rủi ro hóa đơn của doanh nghiệp là cần thiết khách quan cả về lý luận và thực tiễn. Mục đích của luận văn này là đánh giá chung về thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả để tiến hành tổng hợp các loại chỉ số tƣơng đối, tuyệt đối và số bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về quản lý rủi ro hóa đơn đối với các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ những cố gắng trong việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn và những biện pháp nghiệp vụ khác mà công tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt thể hiện trên các phƣơng diện chủ yếu sau: tăng thu cho NSNN; giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn; giảm thời gian thanh tra, kiểm tra bình quân. Tuy đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhƣ hệ thống thông tin về DN phục vụ cho áp dụng quản lý rủi ro còn chƣa đầy đủ, chƣa toàn diện, chƣa cập nhật; số lƣợng DN đƣợc lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro còn chƣa phù hợp, bởi vậy, vẫn có khả năng để thất thu do không lựa chọn để thanh tra, kiểm tra; việc phát hiện các thủ đoạn gian lận của DN còn nhiều hạn chế; chất lƣợng công tác phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế trƣớc khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN chƣa cao, chƣa giúp đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra hóa đơn và có những khi chƣa chính xác. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản trị tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp xem xét các mặt đạt đƣợc, cũng nhƣ hạn chế của việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn. Và cũng đƣa ra những đề xuất, kiến nghị cơ bản đối với nhà nƣớc, cơ quan thuế và doanh nghiệp để làm sao tối ƣu hóa chi phí quản lý hóa đơn và đồng thời tăng cƣờng tuân thủ thuế.
- x Từ khóa: Quản lý hóa đơn; Rủi ro hóa đơn; Tuân thủ thuế; Kiểm tra hóa đơn.
- xi ABSTRACT Title: Managing invoice risks at Dong Thap Tax Department. Research on managing invoice risks of enterprises is an objective need both in theory and practice. The purpose of this dissertation is to assess the overall situation of invoice risk management for enterprises at Dong Thap Tax Department. The thesis uses statistical methods and descriptions to synthesize relative, absolute and average indexes. On that basis, the thesis describes the scale and change of data on managing risk risks for businesses. The research results show that, from the efforts in applying invoice risk management and other professional measures that the inspection and checking bills have achieved many good results recently. on the following main aspects: increasing revenue for the state budget; reduce the amount of VAT to be deducted through inspection, check invoices; reduce the average time for inspection and examination. Although achieving certain results, the application of invoice risk management at the Tax Department of Dong Thap province in recent years still has some limitations such as data of information about businesses serving the application of risk management incomplete, not comprehensive, not yet updated; The number of enterprises selected to inspect and check invoices on the basis of applying risk management is not appropriate, therefore, it is still possible to lose revenue due to not selecting for inspection and examination; The detection of frauds of enterprises is still limited; The quality of analyzing records at the tax authorities before conducting inspection and checking at the head office is not high, it does not help speed up the inspection, check invoices and sometimes not exactly.In practical terms, the research results provided to administrators at Dong Thap Tax Department to consider the aspects achieved, as well as the limitations of applying invoice risk management. And also make suggestions, basic recommendations for the state, tax authorities and businesses to optimize the cost of managing invoices and at the same time enhance tax compliance.
- xii Subject terms: Invoice management; Invoice risk; Taxpayer compliance; Check the invoice.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hóa đơn không chỉ là chứng từ phản ảnh giá trị của một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh mà còn có thể bị lợi dụng thành một công cụ gian lận thuế. Do không giới hạn về mệnh giá nên những tổn thất gian lận hoặc sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn, không chỉ gây thất thu thuế mà còn tiếp tay cho hành vi tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, tìm giải pháp phát huy vai trò của công tác quản lý hóa đơn trong quản lý thuế là rất cần thiết. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc ta tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế đầu tƣ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó số lƣợng các DN ngày càng gia tăng. Phƣơng thức quản lý thuế, cũng nhƣ quản lý hóa đơn đối với các DN theo kiểu truyền thống là theo dõi, quản lý quá trình phát hành, in ấn và sử dụng hóa đơn lần lƣợt từng DN thì sẽ không đủ nguồn lực và không đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế. Tình hình này đòi hỏi phải có cơ chế, phƣơng pháp quản lý mới hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã từng bƣớc áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế, cũng nhƣ là quản lý hóa đơn. Qua một số năm áp dụng đã bƣớc đầu phát huy hiệu quả và đƣợc xác định là hƣớng đi đúng đắn trong quá trình hiện đại hóa ngành Thuế. Để triển khai có hiệu quả quản lý rủi ro hóa đơn, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 253/QĐ-BTC ngày 20/03/2017 về việc ban hành Bộ tiêu chí và chỉ số phân tích thông tin đánh giá ngƣời nộp thuế (NNT) có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn, đồng thời, Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế đã ra Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017 về việc ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn. Theo đó, các nội dung và các bƣớc công việc, hƣớng dẫn thống nhất cơ quan thuế các cấp thực hiện thu thập, phân tích thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại hóa trong công tác quản lý và sử dụng hóa đơn.
- 2 Cơ chế quản lý hóa đơn theo rủi ro đã đƣợc áp dụng trong thời gian qua và cũng có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành. Những vấn đề lý luận căn bản về quản lý rủi ro hóa đơn cũng đã đƣợc nghiên cứu, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, với mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau thì cũng có những luận điểm riêng trong quản lý rủi ro hóa đơn. Và khoa học là con đƣờng không có giới hạn cuối cùng. Khi thực tiễn tiếp tục thay đổi thì cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và phát triển cơ sở lý luận làm nền tảng cải tạo thực tiễn. Đặc biệt, việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý hóa đơn của DN mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Theo đó, việc tiếp tục nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động này hƣớng đến mục tiêu rút ra những giá trị cốt lõi phù hợp với thực tiễn và những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận dụng. Quản lý rủi ro hóa đơn đã đƣợc áp dụng tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp trong nhiều năm qua. Việc áp dụng cơ chế quản lý hóa đơn theo rủi ro đã giúp Cục Thuế phân luồng DN theo các hành vi để có cơ chế kiểm soát, giám sát và phƣơng án xử lý phù hợp, từ đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý, tập trung nguồn lực vào những DN tuân thủ thấp, lĩnh vực rủi ro. Đồng thời, giúp NNT đã tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thuế, không có sai phạm sẽ tránh đƣợc việc bị kiểm tra, thanh tra không cần thiết từ Cục Thuế, góp phần giảm chi chí tuân thủ của NNT. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt đƣợc những thành công nhất định, song việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn đầu áp dụng phƣơng thức quản lý này. Theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2018, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã kiểm tra và phát hiện nhiều trƣờng hợp sai sót trong quá trình báo cáo và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, các hành vi vi phạm chủ yếu nhƣ làm mất hóa đơn; sử dụng hóa đơn trƣớc ngày thông báo phát hành, ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế; báo cáo sai số liệu; không kê số hóa đơn đã xóa; kê khai thiếu hóa đơn nhận, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp…
- 3 Vì vậy, nghiên cứu quản lý rủi ro hóa đơn của DN là cần thiết khách quan cả về lý luận và thực tiễn. Đây chính là động cơ cho đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”. 2. Mục ti u, c u hỏi giải pháp cần trả lời 2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài Nghiên cứu này hƣớng đến mục tiêu đƣa ra những giải pháp cơ bản quản lý rủi ro hóa đơn nhằm tăng cƣờng tuân thủ thuế. 2.2. Câu hỏi giải pháp cần trả lời Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn cần phải trả lời đƣợc các câu hỏi chủ yếu sau đây: - Nhận định đƣợc ƣu điểm, nhƣợc điểm quản lý rủi ro hóa đơn ở Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nhƣ thế nào? - Nguyên nhân của ƣu điểm, nhƣợc điểm là gì? 3. Cách tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài Sau khi thu thập số liệu, luận văn sử dụng kỹ thuật thống kê, mô tả để tiến hành tổng hợp các loại chỉ số tƣơng đối, tuyệt đối và số bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về quản lý rủi ro hóa đơn đối với các DN do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng trong chƣơng 2 của luận văn. Với những tài liệu đƣợc thống kê, luận văn sử dụng kỹ thuật so sánh để phân tích các hiện tƣợng kinh tế, xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác. Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng chủ yếu ở chƣơng 2 trong Luận văn. Với phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng ở chƣơng 1, tác giả sẽ tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận văn về những mặt đã nghiên cứu và khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu, để tổng hợp phân tích thực trạng quản lý rủi ro. Đồng thời, tại chƣơng 2 phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tích, tổng hợp thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn, từ đó khái quát các kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế của quản lý rủi ro hóa đơn thời gian qua. Phƣơng pháp còn đƣợc tái sử
- 4 dụng khi tác giả đƣa ra các yêu cầu, định hƣớng đối với quản lý rủi ro hóa đơn trong thời gian tới ở chƣơng 3. Cách thức khảo sát: phát trực tiếp phiếu câu hỏi khảo sát đến các cán bộ thuế là Lãnh đạo Chi cục Thuế, Lãnh đạo Phòng và công chức thực hiện công tác quản lý hóa đơn, thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Nội dung khảo sát: tính hiệu quả của quản lý rủi ro hóa đơn trong quản lý thuế. Cách thiết kế câu hỏi theo dạng đóng (chọn một phƣơng án đúng). Cách thức tổng hợp kết quả khảo sát: Bảng hỏi đƣợc thu thập theo kênh gửi qua hình thức thu trực tiếp kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý ấn chỉ, cán bộ kiểm tra, thanh tra. Số liệu xử lý tính toán với phần mềm excel đƣợc thiết lập các công thức. Kết quả khảo sát thể hiện góc nhìn của cán bộ thuế thuộc bộ phận quản lý hóa đơn, thanh tra, kiểm tra thuế, là những ngƣời trực tiếp tham gia vào quản lý rủi ro hóa đơn. 4. Dự kiến kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn đƣợc trình bày trong 3 Chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: - Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp. - Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2018. - Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
- 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1. QUẢN LÝ THUẾ THEO RỦI RO 1.1.1. Rủi ro và rủi ro thuế Trong cuộc sống cũng nhƣ trong bất kỳ lĩnh vực nào đều tiềm ẩn khả năng xảy ra những sự việc mà chúng ta không mong đợi, không thể tránh khỏi hoàn toàn, ngƣời ta gọi đó là rủi ro. Rủi ro có thể đƣợc hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ những biến cố bất thƣờng có khả năng xảy ra với hậu quả thiệt hại và mang lại kết quả không mong đợi. Con ngƣời không thể biết chắc chắn rủi ro có xảy ra hay không, không định lƣợng đƣợc rủi ro, bởi rủi ro là sự kiện có thể xảy ra trong tƣơng lai, không chắc chắn, không thể đoán trƣớc đƣợc và không xác định trƣớc đƣợc thiệt hại. Chỉ khi nào rủi ro xảy ra ngƣời ta mới tính toán đƣợc mức độ thiệt hại do nó gây ra, đôi khi con số thống kê chỉ mang tính chất tƣơng đối vì rủi ro không chỉ là thiệt hại về vật chất, những thứ mà con ngƣời có thể đo đếm đƣợc, mà còn gây ra thiệt hại về tinh thần… Hiểu theo nghĩa thông thƣờng thì rủi ro là hậu quả hoặc tổn thất có thể xảy ra trong tƣơng lai đối với các chủ thể có liên quan mà nguyên nhân là những sự kiện phát sinh trong thực tế. Sự kiện phát sinh (nguyên nhân của hậu quả, tổn thất) có thể do ý chí chủ quan của những ngƣời tham gia, cũng có thể từ khách quan. Theo quan điểm hiện đại (Chuẩn mực quốc tế ISO/IEC Guide 73 hƣớng dẫn về quản lý rủi ro) thì “Rủi ro là sự kết hợp của một sự kiện có thể xảy ra mà hệ quả của nó mang lại lợi ích hoặc gây ra tổn thất”. Ở các lĩnh vực hoạt động đặt ra mức độ an toàn thì hệ quả rủi ro gây ra chỉ là mặt bất lợi, vì vậy quản lý rủi ro gây ra trong lĩnh vực này thƣờng tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra. Rủi ro về thuế thuộc nhóm này. Có thể thấy rủi ro là một phạm trù trừu tƣợng và không biết chắc đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nó tới cuộc sống của con ngƣời. Vì vậy, các nhà quản lý cần nghiên cứu nội dung cũng nhƣ tác động của rủi ro trong các lĩnh vực cụ thể để có các biện pháp xử lý phù hợp. Mỗi lĩnh vực
- 6 khác nhau đều có những rủi ro khác nhau, do đó cách thức nghiên cứu cũng khác nhau. Các nhà quản lý phải nghiên cứu cụ thể từng loại rủi ro tiềm ẩn trong các lĩnh vực hoạt động của mình để có thể đánh giá đúng mức độ ảnh hƣởng đến từng hoạt động. Từ những phân tích trên có thể khái quát khái niệm rủi ro nhƣ sau: Rủi ro là một sự kiện hoặc một điều kiện không chắc chắn nếu xảy ra sẽ làm ảnh hƣởng tiêu cực (hoặc tích cực) đến mục tiêu hoạt động. Rủi ro thuế là những sự cố có thể xảy ra ảnh hƣởng tiêu cực đến mục tiêu của cơ quan thuế. Rủi ro thuế đƣợc hiểu một cách chung nhất là những sự kiện hoặc hành vi không tuân thủ cơ chế, chính sách và pháp luật về thuế xảy ra trong thực tế (trong môi trƣờng, hoàn cảnh nhất định nào đó) nhƣ không kê khai thuế, không nộp thuế, mua bán hoá đơn chứng từ, hoặc cán bộ thuế không làm đúng quy định... làm ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý thuế và số thu vào NSNN. Nhƣ vậy, hiểu đầy đủ rủi ro về thuế phải hiểu bao quát hai nội dung: (i) Sự kiện, hành vi của các chủ thể trong xã hội liên quan đến thực hiện nghĩa vụ thuế đã xảy ra, hoặc có thể xảy ra trong tƣơng lai; và (ii) hệ quả của sự kiện, hành vi có thể là hậu quả không mong muốn: sự không đầy đủ của pháp luật thuế; hành vi vi phạm pháp luật thuế, thất thu thuế…. Trong quá trình xây dựng và chấp hành pháp luật thuế, các sự kiện hoặc hành vi có thể xảy ra làm ảnh hƣởng tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế và số thu vào NSNN có thể phát sinh ở tất cả các hoạt động từ xây dựng chính sách, pháp luật thuế, quản lý thu thuế của CQT đến việc chấp hành thuế của NNT. Cụ thể là: - Trong xây dựng chính sách, pháp luật thuế: có những yếu tố không mong muốn phát sinh làm ảnh hƣởng tới chính sách thuế, có thể làm sai lệch mục tiêu chính sách, các quy định của pháp luật không phù hợp với thực tế… làm ảnh hƣởng tới kết quả thu thuế vào NSNN và hành vi chấp hành pháp luật thuế của NNT. Những yếu tố không mong muốn đó là nguyên nhân của rủi ro về thuế. Nếu chính sách thuế không bao quát hết các nguồn thu, có quá nhiều ƣu đãi thuế do phải giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, nội dung quy định của pháp luật thuế không
- 7 chặt chẽ sẽ dẫn đến khó thực hiện, thực hiện tuỳ tiện, không kiểm soát đƣợc hết các đối tƣợng, gây thất thu cho NSNN. - Trong thực hiện pháp luật thuế: quản lý thuế là một hoạt động quản lý, bản thân nó cũng chứa đựng những rủi ro hoạt động ở từng khâu quản lý thuế do NNT không hiểu hoặc cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế và việc quản lý thuế kém hiệu quả. Cụ thể là: + Về quản lý đăng ký thông tin NNT: Rủi ro xảy ra khi CQT không xác định đƣợc các đối tƣợng không đăng ký thuế; hệ thống thông tin quản lý về NNT không kịp thời. + Về quản lý kê khai: CQT xử lý tờ khai không chính xác, không kịp thời; NNT không nộp tờ khai thuế, hoặc nộp chậm tờ khai, hoặc khai sai các tiêu chí trên tờ khai... + Về đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế: CQT không thu đƣợc đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN, số tiền thuế nợ và số lƣợng NNT nợ ngày càng tăng, việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế không hiệu quả. + Về thanh tra, kiểm tra thuế: Do tiêu chí lựa chọn chƣa hợp lý nên không xác định đúng NNT gian lận, các khu vực, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thƣờng phát sinh các gian lận về thuế để tập trung thanh tra. Do không xác định đƣợc đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung khi phân tích hồ sơ trƣớc thanh tra, kiểm tra nên sẽ lãng phí nguồn lực, không kiểm soát đƣợc gian lận, không nâng cao đƣợc tính tuân thủ của NNT, không thực hiện đúng quy trình thanh tra. Mặt khác, nếu quy trình quản lý thuế không chặt chẽ sẽ làm giảm hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ và nảy sinh tiêu cực trong bộ máy của CQT. 1.1.2. Quản lý thuế theo rủi ro Rủi ro thuế chủ yếu là mặt bất lợi, hệ quả của nó là Nhà nƣớc bị thất thu về thuế và NNT không tuân thủ pháp luật thuế. Vì vậy, quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế thƣờng tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra với trọng tâm là nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT, bảo đảm thu đủ, thu đúng số thuế phải nộp cho Nhà nƣớc. Khi tìm hiểu về lĩnh vực thuế, chúng ta
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn