intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

20
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Đình Viên Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang ” là công trình nghiên cứu, là sản phẩm học tập và nghiên cứu của tác giả. Tác giả viết dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Đình Viên - Trưởng phòng sau đại học và Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Luận văn này được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng, từ đó phân tích thực trạng đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng. Khi viết bài luận văn này, tác giả có tham khảo một số tài liệu các khóa trước và sử dụng những thông tin số liệu từ chính đơn vị công tác cung cấp. Tác giả cam đoan không có sự sao chép nguyên văn từ bất kỳ luận văn nào hay nhờ người khác viết. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Hồng Thắm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ kinh tế này, ngoài sự cố gắng trong học tập nghiên cứu, không thể thiếu sự động viên và tận tình giúp đỡ của Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, các bạn bè cùng khóa học, người thân. Chính sự giúp đỡ này đã giúp tác giả hoàn thành luận văn đúng hạn. Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt sâu sắc đến giảng viên GS.TS Lê Đình Viên, người đã dành nhiều thời gian, công sức và lòng nhiệt tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn đến tất cả Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An nói chung và Quý Thầy, Cô thuộc Khoa Tài chính & Quản trị nói riêng, cùng Ban Giám đốc, anh chị tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang đã hỗ trợ về thông tin số liệu liên quan, góp ý cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Thắm
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động ngày 01/5/2008 tại thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ngày 29/7/2011, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được ra đời, đánh dấu mô hình Ngân hàng Bưu điện đầu tiên tại Việt Nam thông qua việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt (bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt), từ ngân hàng bán buôn bán lẻ kết hợp đa năng sang ngân hàng bán lẻ. LienVietPostBank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính, đặc biệt là vùng nông thôn và các địa bàn ít hoặc chưa có ngân hàng phục vụ; và trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án,... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử. Đối với LienVietPostBank Tiền Giang, công tác cho vay nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cũng rất được chú trọng. Tuy nhiên việc đẩy mạnh dư nợ tín dụng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước suy thoái, khủng hoảng có những tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, một số bị chiếm dụng vốn nên không có khả năng trả nợ vay khi đến hạn. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang” sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank Tiền Giang. Thông qua nghiên cứu này, tác giả trình bày một số khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank Tiền Giang, tác giả đã đề xuất một số giải pháp trọng yếu về quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời cũng kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và LienVietPostBank một số vấn đề nhằm hỗ trợ các giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại trong quản trị rủi ro tín dụng.
  6. iv ABSTRACT Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank, formerly known as Lien Viet Commercial Joint Stock Bank, was established under the Establishment and Operation License No. 91/GP-NHNN dated March 28, 2008 of the Governor of the State Bank. Vietnam, officially went into operation on May 1, 2008 in Vi Thanh town, Hau Giang province. On July 29, 2011, LienVietPostBank was born, marking the first model of Post Bank in Vietnam through the Vietnam Post Corporation (now Vietnam Post Corporation) contribute capital to Lien Viet Bank (equal to the value of Postal Savings Services Company (VPSC) and cash), from wholesale and retail banks to combine multi-function to retail banks. LienVietPostBank today has become a multi-functional bank, multi-sectoral operation, striving to become one of the leading retail banks in Vietnam providing customers with full financial services, especially in the region. rural areas and areas with little or no service banks; and in traditional activities such as capital trading, capital mobilization, credit, project financing, etc. as well as modern banking services: foreign currency trading, card services, electronic banking . For LienVietPostBank Tien Giang, lending activities aimed at maximizing profits are also very focused. However, the promotion of credit balance in the context of the world economic situation and in the recession and crisis in the country has impacts on the business and production activities of enterprises borrowing capital, some of them have been appropriated capital. therefore, it is not possible to repay the loan when it is due. The topic "Credit risk management at Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank - Tien Giang Branch" will focus on researching credit risk management in LienVietPostBank Tien Giang. Through this study, the author presents some concepts of credit risk in banking activities. Based on the current status of credit operations and credit risk management in LienVietPostBank Tien Giang, the author has proposed a number of key solutions to improve credit risk management, while also propose to the State Bank of Vietnam and LienVietPostBank some issues to support solutions for the commercial banking system in credit risk management operation.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ............................................................................................... iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... xi DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................xii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm ............................................................................ 2 1.4.2 Phạm vi về thời gian............................................................................................... 3 1.5 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.6 Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 3 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ...................................................................... 3 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ....................................................................... 3 1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 3 1.8 Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc ........................................................ 3 1.9 Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 5 1.10 Hạn chế nghiên cứu của luận văn ........................................................................ 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......... 7 1.1 Tín dụng của ngân hàng thƣơng mại .................................................................... 7
  8. vi 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại ........................................................... 7 1.1.2 Vai trò của tín dụng................................................................................................ 7 1.1.3 Các loại hình chủ yếu của tín dụng ngân hàng...................................................... 8 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng .................................................................. 9 1.2.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng ................................................................................. 9 1.2.2 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng .................................................................. 12 1.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ......................... 16 1.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng .................................................................................... 16 1.3.2 Đánh giá rủi ro tín dụng ...................................................................................... 16 1.3.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng ..................................................................................... 21 1.3.4 Xử lý rủi ro tín dụng ............................................................................................. 22 1.3.5 Ý nghĩa của quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn và nền kinh tế .................................................. 22 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 24 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH TIỀN GIANG ............................................................................................................... 25 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt và chi nhánh Tiền Giang ........................................................................................................ 25 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt .................... 25 2.1.2 Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang ................................................................................. 28 2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động .................................................................................... 29 2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của ngân hàng....................................................... 30 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018 ................................ 31 2.2.1 Huy động vốn ....................................................................................................... 31 2.2.2 Hoạt động tín dụng giai đoạn năm 2016 - 2018 .................................................. 32 2.2.3 Hoạt động khác .................................................................................................... 41
  9. vii 2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2016 - 2018................................. 41 2.3 Tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018 ....................... 43 2.3.1 Chất lượng tín dụng giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................... 43 2.3.2 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng ........................................................................ 47 2.3.3 Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với các phân khúc khách hàng quan trọng ....................................................................................................................................... 48 2.4 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang ..................................... 50 2.4.1 Nguyên nhân từ môi trường hoạt động ................................................................ 50 2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng......................................................................... 50 2.4.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. ......................................................................... 52 2.4.4 Nguyên nhân từ phía các tài sản đảm bảo tín dụng............................................. 53 2.5 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang ............................................................ 54 2.5.1 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng và chính sách tín dụng .................................... 54 2.5.2 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang ................................................................. 55 2.6 Đánh giá chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang ................................................... 59 2.6.1 Những thuận lợi trong quản trị rủi ro tín dụng ................................................... 59 2.6.2 Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng ....................................... 60 2.6.3 Những mặt hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng .............................................. 61 2.6.4 Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại ......................................................... 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 66 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH TIỀN GIANG ......................................................................................................................... 67 3.1 Định hƣớng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo............................................................................................................................... 67
  10. viii 3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt ....................................................................................................................................... 67 3.1.2 Mục tiêu thực hiện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2019 – 2020 và những năm tiếp theo ...................... 70 3.2 Các giải pháp nhằm ngăn ngừa và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang ........................ 73 3.2.1 Tuân thủ quy trình cấp tín dụng một cách tuyệt đối ............................................ 73 3.2.2 Phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro .............................. 74 3.2.3 Nâng cao chất lượng phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn ....................................................................................................................................... 75 3.2.4 Tăng cường hơn nữa kiểm tra sau cho vay và giám sát tín dụng ........................ 76 3.2.5 Thường xuyên bồi dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng ......................................................................................................... 78 3.2.6 Nâng cao nhận thức quản trị rủi ro tín dụng và tăng cường kiểm tra nội bộ đối với hoạt động tín dụng .................................................................................................. 79 3.2.7 Quản lý tốt các khoản nợ xấu ............................................................................. 80 3.3 Một số kiến nghị .................................................................................................... 81 3.3.1 Đối với Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt ....... 81 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Tiền Giang .............. 82 3.3.3 Đối với Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tiền Giang........................................................ 83 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 86 PHỤ LỤC THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH TIỀN GIANG ........................................................................................................................... I 1 Quy chế tín dụng hiện hành ......................................................................................... I 2 Quy trình cấp tín dụng.................................................................................................. I 3 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang .......................................................................................... V
  11. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung diễn giải CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân HĐKD Hoạt động kinh doanh KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn PGD Phòng giao dịch QLN Quản lý nợ RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TSC Trụ sở chính TSĐB Tài sản đảm bảo ĐVKD Đơn vị kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị Tên tiếng Việt: Ngân hàng Bưu điện Liên Việt LPB Tên tiếng Anh: LienVietPostBank LienVietPost Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt Bank Tiếng Anh: LienViet Post Joint Stock Commercial Bank
  12. x Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên LienVietPost Việt - Chi nhánh Tiền Giang Bank Tiền Giang Tiếng Anh: LienViet Post Joint Stock Commercial Bank – TienGiang Branch Tiếng Anh Việt:viết Tổ tắt: thương mại thế giới chứcLienVietPostBank TienGiang WTO Tiếng Anh: World Trade Organization
  13. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Trang Cơ cấu huy động vốn tại LienVietPostBank Tiền Giang Bảng 2.1 30 - Số dư tiền gửi theo kỳ hạn Bảng 2.2 Dư nợ cho vay của các NHTM tại Tiền Giang 33 Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng tại LienVietPostBank Tiền Giang 34 Bảng 2.4 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng 35 Bảng 2.5 Dư nợ tập trung theo khách hàng 37 Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 38 Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh của LienVietPostBank Tiền Giang 41 Bảng 2.8 Phân loại nợ 43 Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn và bình quân hệ thống 44 Bảng 2.10 Nợ xấu tín dụng của LienVietPostBank Tiền Giang so 45 với các NHTM trên địa bàn Bảng 2.11 Tổn thất tín dụng LienVietPostBank Tiền Giang 47 Bảng 2.12 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng 47 Bảng 2.13 Tổn thất tín dụng theo đối tượng khách hàng 48
  14. xii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động LienVietPostBank Tiền Giang 28 Sơ đồ hoạt động tín dụng của LienVietPostBank Tiền Sơ đồ 2.2 32 Giang Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Sơ đồ 2.3 55 LienVietPostBank Tiền Giang
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập của tín dụng chiếm từ 60-80% nguồn thu nhập của ngân hàng. Song cũng chính trong hoạt động này, ngân hàng phải chấp nhận nhiều thách thức và rủi ro nhất. Hậu quả của RRTD đối với các ngân hàng thương mại thường là rất lớn, hậu quả của nó rất nặng nề, làm gia tăng chi phí, thu nhập từ thu lãi cho vay bị chậm hoặc bị mất đi, cùng với sự thất thoát của vốn vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, làm xấu đi tình hình tài chính và sẽ làm tổn hại đến uy tín, vị thế của các ngân hàng thương mại. Trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị - điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng là làm sao quản lý để đảm bảo an toàn tín dụng, kiểm soát một cách chặt chẽ và hiệu quả, bảo đảm hoạt động tín dụng trong rủi ro có thể chấp nhận được, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là quản lý tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Thời gian qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt cũng đã đạt được những kết quả nhất định về hạn chế rủi ro tín dụng. Song trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động, rủi ro tín dụng cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ và luôn có khả năng xảy ra. Ngân hàng Thương
  16. 2 mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt sẽ khó đảm bảo được an toàn và hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng nếu không thường xuyên tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng. Để phát triển ổn định, hạn chế khả năng xảy ra rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt nói riêng và nhằm để tăng thêm lợi nhuận, góp phần nâng cao uy tín và tạo lợi thế của chi nhánh trong cạnh tranh, với những hiểu biết, những kiến thức có được trong quá trình làm việc và nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị RRTD, là cán bộ đang công tác tại bộ phận tín dụng thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang, tác giả quyết định chọn đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang" để thực hiện luận văn Thạc sĩ kinh tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang. 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang.
  17. 3 1.4.2 Phạm vi về thời gian Số liệu thông tin trong luận văn được thu thập trong 03 năm (từ năm 2016 đến năm 2018). 1.5 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018 ra sao? - Giải pháp nào quản trị sử dụng rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank thời gian tới? 1.6 Những đóng góp mới của luận văn 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học Tổng hợp các cơ sở lý luận có liên quan về hoạt động tín dụng và quản trị RRTD, đúc kết trong thực tiễn để góp phần tạo cơ sở khoa học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang có những định hướng và quyết định trong quản lý RRTD mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn, nhưng đồng thời cũng chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng nhằm mang lại lợi nhuận cao trong việc đóng góp cho ngân hàng. 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn Góp phần cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang xác định những vấn đề trong hoạt động tín dụng còn chưa phù hợp, chưa hiệu quả trong quản trị RRTD và để có biện pháp quản trị RRTD tốt hơn. Là tài liệu tham khảo đối với học viên, sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đến nội dung đề tài. 1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp định tính, cụ thể bao gồm phương pháp sau: - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích 1.8 Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc  Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng (2014), luận văn thạc sĩ kinh
  18. 4 tế bảo vệ tại trường Đại học Nha Trang với đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang. - Đề xuất giải pháp để khắc phục tồn tại và hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang. Kết quả đạt được: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang. - Đề xuất giải pháp để khắc phục tồn tại và hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.  Nghiên cứu của tác giả Lê Minh Trung (2015), Luận văn Thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Hồ Chí Minh với đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Long An”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Long An. - Đề xuất giải pháp để khắc phục tồn tại và hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Long An. Kết quả đạt được: - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Long An. - Đề xuất giải pháp để khắc phục tồn tại và hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
  19. 5  Nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Lâm (2015), Luận văn Thạc sĩ kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Tài chính - Maketing, Hồ Chí Minh với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. - Xác định nguyên nhân (các nhân tố) ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Kết quả đạt được: - Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. - Xác định nguyên nhân (các nhân tố) ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Qua nghiên cứu ba công trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ sở lý luận, tham khảo thực trạng và giải pháp. Từ đó đề xuất giải pháp thích hợp quản trị rủi ro tín dụng tín dụng tại LienVietPostBank Tiền Giang. Sự khác biệt của tác giả về không gian và thời gian. Đến nay tại chi nhánh chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này nên đề tài không trùng lắp. 1.9 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 03 chương: Chƣơng 1 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chƣơng 2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang. Chƣơng 3 Các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang.
  20. 6 1.10 Hạn chế nghiên cứu của đề tài - Hạn chế do yếu tố thời gian nghiên cứu ngắn và năng lực nghiên cứu có hạn của tác giả. - Đến nay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Tiền Giang chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng nên những phân tích của đề tài có tính chủ quan của tác giả, chưa có cơ sở so sánh. - Giải pháp kiến nghị của đề tài cũng chỉ mang tính chất tham khảo, khó mang tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn đơn vị do định hướng hoạt động, sự thay đổi của chính sách, quy trình nội bộ và sự biến động các yếu tố về môi trường và điều kiện kinh doanh luôn có sự thay đổi của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt nói chung và chi nhánh Tiền Giang nói riêng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0