intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018. Đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- TIẾT THỊ NGỌC MAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 10 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- TIẾT THỊ NGỌC MAI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ ĐÌNH VIÊN Long An, tháng 10 năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, là sản phẩm học tập và nghiên cứu của tác giả. Giáo viên hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Đình Viên. Luận văn này được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng, từ đó phân tích thực trạng đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang. Khi viết bài luận văn này, tác giả có tham khảo một số tài liệu các khóa trước và sử dụng những thông tin số liệu từ chính đơn vị công tác cung cấp. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng. Tác giả cam đoan không có sự sao chép nguyên văn từ bất kỳ luận văn nào hay nhờ người khác viết. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Tác giả thực hiện luận văn Tiết Thị Ngọc Mai
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn cao học ngành Tài chính ngân hàng với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi Nhánh Tiền Giang”. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tác giả trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GS.TS. Lê Đình Viên đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ cho tác giả trong cả quá trình nghiên cứu này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc MB Tiền Giang; các anh, chị, em Phòng Dịch vụ khách hàng, gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tác giả rất nhiều để có thể hoàn thiện luận văn này. Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả thực hiện luận văn Tiết Thị Ngọc Mai
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội được thành lập ngày 04/11/1994 và theo định hướng của Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, MB đóng vai trò là TCTD chính cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội, qua đó góp phần phát triển kinh tế Quân đội và xây dựng đất nước. Trải qua chặng đường 25 năm xây dựng và trưởng thành, MB đã có những bước phát triển mạnh mẽ để trở thành một trong số các định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh truyền thống của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và đối với MB cũng không phải là một ngoại lệ. Và cụ thể tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi Nhánh Tiền Giang hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng chiếm trên 85% tổng thu nhập của Chi nhánh. Đây cũng là hoạt động ẩn chưa nhiều rủi ro và có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng nếu ngân hàng không thể kiểm soát tốt rủi ro của nó. Trong thời gian qua MB Tiền Giang đã có những biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro tín dụng, tuy nhiên cũng không thể kiểm soát hết những rủi ro do hoạt động này mang lại. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi Nhánh Tiền Giang” sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang. Luận văn đã tập hợp những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, đo lường các chỉ tiêu cho vay, các biện pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Qua đó, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động rủi ro tín dụng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và các biện pháp đã được thực hiện nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018. Trên cơ sở đó, luận văn nhận xét những mặt đạt được và tồn tại hạn chế trong hoạt động cho vay và đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn để hoạt động cho vay của MB Tiền Giang phát triển bền vững trong thời gian tới./.
  6. iv ABSTRACT Military Commercial Joint Stock Bank was established on November 4, 1994 and under the direction of the Central Military Commission and the Minister of Defense, MB acted as the main credit institution providing products and services. banking for agencies, units and enterprises of the Army, thereby contributing to the development of the Army's economy and national construction. Over the course of 25 years of construction and growth, MB has made strong developments to become one of the leading financial institutions in Vietnam. Lending activity is the traditional business activity of Vietnam's commercial banking system in general and for MB is no exception. And in particular, Military Commercial Joint Stock Bank – Tien Giang Branch lending activities are the main source of profit for the bank accounting for over 85% of the branch's total income. This is also a high-risk hidden activity and can cause very serious consequences if the bank cannot control its risks well. In the past time, MB Tien Giang has taken positive measures to minimize credit risks, but it has not been able to control all risks brought about by this activity. The topic "Credit risk management at Military Commercial Joint Stock Bank - Tien Giang Branch" will focus on the field of credit risk management at MB Tien Giang. The thesis has gathered the basic theories about credit risk management at commercial banks, measuring loan criteria, and measures to manage credit risk of commercial banks. Thereby, the thesis analyzed the current situation of credit risk operations, analyzed the factors affecting credit risk and the measures that were taken to manage credit risk at MB Tien Giang in the period. 2016 - 2018. On that basis, the thesis commented on the achievements and shortcomings in lending activities and proposed solutions and recommendations suitable to the actual situation in the area for lending activities. of MB Tien Giang has sustainable development in the coming time./.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii NỘI DUNG TÓM TẮT ............................................................................................... iii ABSTRACT ................................................................................................................ iv MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm ...................................................................... 2 4.2 Phạm vi về thời gian......................................................................................... 2 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................... 3 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ................................................................ 3 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ................................................................. 3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 8. TỐNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................... 3 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...... 6 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại .................................................................. 6
  8. vi 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 6 1.1.2. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................. 7 1.2. Tín dụng của ngân hàng thương mại ................................................................ 9 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại ............................................... 9 1.2.2. Vai trò của tín dụng ................................................................................... 9 1.2.3. Các loại hình chủ yếu của tín dụng ngân hàng ......................................... 10 1.3. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng .............................................................. 11 1.3.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng ..................................................................... 11 1.3.2. Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng ........................................................... 15 1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng .............................................................. 18 1.3.4. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng......................................................... 20 1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong tỉnh Tiền Giang và bài học kinh nghiệm rút ra cho MB Tiền Giang. 24 1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong tỉnh Tiền Giang ............................................................................... 24 1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho MB Tiền Giang ........................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TIỀN GIANG............................................................................................................. .29 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội và Chi nhánh Tiền Giang .......................................................................................................... .29 2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng Quân Đội............................................................ .29 2.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang ................................................................................................................... .31 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động .......................................................................... .32 2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của ngân hàng ............................................ .33 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018 ....................................... .33 2.2.1. Huy động vốn ........................................................................................... .33
  9. vii 2.2.2. Hoạt động tín dụng .................................................................................... .34 2.2.3. Hoạt động kinh doanh khác ....................................................................... .40 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2016 - 2018 ................................... 41 2.3. Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................... .42 2.3.1. Chất lượng tín dụng .................................................................................. .42 2.3.2. Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng ............................................................ .45 2.3.3. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với các phân khúc khách hàng quan trọng ................................................................................................................... .46 2.4. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang ................................................... .47 2.4.1. Nguyên nhân từ môi trường hoạt động ..................................................... .47 2.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng .............................................................. .49 2.4.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng................................................................ .51 2.4.4. Nguyên nhân từ phía các tài sản đảm bảo tín dụng................................... .53 2.5. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang .................................................................. .54 2.5.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng ............................................................... .55 2.5.2. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang ..................................................................... .55 2.6. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ................................................. .59 2.6.1. Những thuận lợi trong quản trị rủi ro tín dụng .......................................... .60 2.6.2. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại .............................................. .61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... .64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH TIỀN GIANG ....................................................................................................................... .65 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo đến năm 2025 ............................................................................................. .65 3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mai cổ phần Quân Đội .... .65
  10. viii 3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Ngân hàng thương mai cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2019 - 2020 và những năm tiếp theo đến năm 2025 ............................................................................................................................. .66 3.2. Các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang .................................................................. .69 3.2.1. Tuân thủ quy trình cấp tín dụng một cách tuyệt đối ................................ .70 3.2.2. Phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro .................... .70 3.2.3. Nâng cao chất lượng phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn ...................................................................................................................... .72 3.2.4. Tăng cường hơn nữa kiểm tra sau cho vay và giám sát tín dụng .............. .72 3.2.5. Thường xuyên bồi dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng ...................................................................................... .74 3.2.6. Nâng cao nhận thức quản lý rủi ro tín dụng và tăng cường kiểm tra nội bộ đối với quản lý rủi ro tín dụng............................................................................. .76 3.2.7. Quản lý tốt các khoản nợ xấu ................................................................... .77 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................. .77 3.3.1. Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội ........................... .77 3.3.2. Ủy ban nhân dân Tỉnh Tiền Giang ............................................................ .79 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... .80 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 81 PHỤ LỤC ................................................................................................................... I
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung diễn giải BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Tiếng Việt: Trung tâm thông tin tín dụng CIC - Tiếng Anh: Center Information Credit DN Doanh nghiệp HĐKD Hoạt động kinh doanh - Tên tiếng Anh: Military Bank MB - Tên tiếng Việt: Ngân hàng Quân Đội - Tên tiếng Anh: Military Bank Tien Giang MB Tiền - Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội – Chi Giang nhánh Tiền Giang Military - Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Bank - Tên tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank - Tên tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank – TienGiang Military Branch và Tên tiếng Anh viết tắc: Military Bank Tien Giang Bank - Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - Chi Tiền Giang nhánh Tiền Giang NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn RRTD Rủi ro tín dụng
  12. x TMCP Thương mại cổ phần - Tên tiếng Anh: VietNam Asset Management Company VAMC - Tên tiếng Việt: Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Tiếng Anh: World Trade Organization WTO - Tiếng Việt: Tổ chức thương mại thế giới
  13. xi DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Cơ cấu vốn huy động của MB Tiền Giang – Số dư tiền gửi theo Bảng 2.1 35 kỳ hạn giai đoạn 2016 – 2018 Dư nợ tín dụng của một số NHTM tại Tiền Giang giai đoạn Bảng 2.2 37 2016 - 2018 Dư nợ tín dụng tại MB Tiền Giang theo thời gian từ năm 2016 - Bảng 2.3 37 2018 Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hang giai đoạn 2016 - Bảng 2.4 39 2018 Bảng 2.5 Dư nợ tín dụng tập trung theo khách hang giai đoạn 2016 - 2018 40 Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế giai đoạn 2016 - 2018 41 Bảng 2.7 Kết quả kinh doanh của MB Tiền Giang từ năm 2016 - 2018 43 Bảng 2.8 Phân loại nợ giai đoạn 2016 - 2018 45 Tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn và bình quân hệ thống giai đoạn 2016 Bảng 2.9 46 - 2018 Nợ xấu tín dụng của MB Tiền Giang so với các NHTM trên địa Bảng 2.10 47 bàn giai đoạn 2016 - 2018 Bảng 2.11 Tổn thất tín dụng MB Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018 48 Bảng 2.12 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2016 - 2018 49 Tổn thất tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2016 - Bảng 2.13 49 2018
  14. xii DANH MỤC SƠ ĐỒ Thứ tự Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 33 Sơ đồ 2.2 Hoạt động tín dụng của MB Tiền Giang 36
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động của ngân hàng thương mại rất đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi để bắt kịp sự thay đổi đến chóng mặt của nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản và cũng là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập của tín dụng chiếm trên 85% nguồn thu nhập của ngân hàng. Song cũng chính trong hoạt động này, ngân hàng phải chấp nhận nhiều thách thức và rủi ro nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại thường rất lớn và rất nặng nề, làm gia tăng chi phí, thu nhập từ thu lãi cho vay bị chậm hoặc bị mất đi, cùng với sự thất thoát của vốn vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, làm xấu đi tình hình tài chính và sẽ làm tổn hại đến uy tín, vị thế của các ngân hàng thương mại. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTM đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch … mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, tránh tổn thất cho Ngân hàng. Do vậy, vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng là làm sao quản lý để đảm bảo an toàn tín dụng, kiểm soát một cách chặt chẽ và hiệu quả, bảo đảm hoạt động tín dụng trong rủi ro có thể chấp nhận được, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội đã đạt được những kết quả nhất định về hạn chế RRTD. Nhưng trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động, RRTD cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ và luôn có khả năng xảy ra. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội sẽ khó đảm
  16. 2 bảo được an toàn và hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng nếu không thường xuyên tăng cường hạn chế RRTD. Để phát triển ổn định, hạn chế khả năng xảy ra RRTD luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội nói riêng. Là thành viên trong Ban giám đốc của Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang, nhằm để tăng thêm lợi nhuận, góp phần nâng cao uy tín và tạo lợi thế của chi nhánh trong cạnh tranh, với những hiểu biết, những kiến thức có được trong quá trình làm việc và nhận thức được tầm quan trọng của quản trị RRTD, tác giả chọn đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang" để viết luận văn Thạc sĩ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại MB Tiền Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản trị RRTD tại MB Tiền Giang. - Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm Đề tài nghiên cứu tại MB Tiền Giang. 4.2. Phạm vi về thời gian Số liệu thông tin trong luận văn được thu thập trong 03 năm (từ 2016 - 2018). 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018 ra sao? Những mặt đạt được và hạn chế tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang? Nguyên nhân của những tồn tại này là gì?
  17. 3 - Giải pháp nào để quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang? 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 6.1. Đóng góp về phương diện khoa học Tổng hợp các cơ sở lý luận có liên quan về hoạt động tín dụng và quản trị RRTD, đúc kết trong thực tiễn để góp phần tạo cơ sở khoa học cho MB Tiền Giang có những định hướng và quyết định trong quản trị RRTD mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn, nhưng đồng thời cũng chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng nhằm mang lại lợi nhuận cao trong việc đóng góp cho ngân hàng. 6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo đối với học viên, sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đến đề tài quản tri rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể bao gồm các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, đối chiếu ... để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2018. 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Mỗi công trình và bài viết đều có những cách tiếp cận khác nhau trực tiếp, hoặc gián tiếp về vấn đề rủi ro tín dụng. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo được:  Nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Lâm (2015), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Tài chính – Maketing, TP. Hồ Chí Minh với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”. Kết quả đạt được: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.  Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hoàng (2015), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Huế với đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa".
  18. 4 Kết quả đạt được: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa.  Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Nga (2016), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt”. Kết quả đạt được: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.  Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Hiện (2016), Luận án Tiến sĩ Kinh tế bảo vệ tại Học viện Tài chinh với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội”. Kết quả đạt được: - Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn 2011 - 2015. - Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. - Đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban giám sát Tài chinh quốc gia nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.  Nghiên cứu của tác giả Lê Minh Trung (2015), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bảo vệ tại Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng, TP. Hồ Chí Minh với đề tài: "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang". Kết quả đạt được: Đề xuất giải pháp để quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang. Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu trước, tác giả kế thừa cơ sở lý luận. Đề xuất giải pháp thích hợp quản trị rủi ro tín dụng tại MB Tiền Giang. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng nhưng đề tài nghiên cứu lần này của tác giả có sự khác biệt về mặt không gian và thời gian. Đến nay, tại MB Tiền Giang chưa có ai nghiên cứu về lĩnh vực này, do đó đề tài của tác giả không có sự trùng lắp.
  19. 5 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang. Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Tiền Giang.
  20. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các yếu tố trên không ngừng thay đổi. Thực tế, có rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm có cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ hỗ trợ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ liên quan đến một số dịch vụ như bất động sản, môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Do vậy, để đưa ra định nghĩa chính xác về ngân hàng thương mại không phải là dễ dàng. Theo Giáo sư Peter Rose trong cuốn “Quản trị ngân hàng thương mại” thì Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Còn theo Ngân hàng Thế giới định nghĩa: Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm). Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng theo Điều 4, số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có ghi “Ngân hàng thương mại là loại hình Tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan”, trong đó “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cung cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1