intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Sở giao dịch 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu tróc gồm 3 chương trình bày tổng quan quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại; thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Sở giao dịch 1; hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Sở giao dịch 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Sở giao dịch 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------- NGUYỄN THỊ UYÊN PHƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN THỊ UYÊN PHƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------- NGUYỄN THỊ UYÊN PHƯƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: NGUYỄN THỊ UYÊN PHƯƠNG Sinh ngày 28 tháng 06 năm 1987 – tại: Sóc Trăng Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) – Sở Giao Dịch 1. Địa chỉ: 66 Phó Đức Chính, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.Hồ Chí Minh. Là học viên cao học khóa: 20 của Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Mã số học viên : 7701100818 Cam đoan đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Nguyễn Thị Uyên Phương
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIÊU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………………………………….….3 1.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng và vai trò đối với nền kinh tế……….....3 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng…………………………………………..3 1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế…………………….3 1.1.2.1. Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế……………………………………………..3 1.1.2.2. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất……….3 1.1.2.3. Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ……………………………………………………………………………….……4 1.1.2.4. Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế…………………..4 1.1.2.5. Tín dụng tạo điều kiền hội nhập kinh tế quốc tế………………………..4 1.1.2.6. Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế trọng điểm………………………………………………….……4 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại………...…5 1.2.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng…………………………………..5 1.2.2. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng……………………………………...5 1.2.2.1. Nợ quá hạn………………………………………………………………..5 1.2.2.2. Lãi treo…………………………………………………………………...6 1.2.2.3. Một số dấu hiệu khác…………………………………………………….6 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng…………………………………...7
  6. 1.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan……………………………………..…………….7 1.2.3.2. Nguyên nhân khách quan…………………………………..………..…...9 1.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của Ngân hàng, của Khách hàng và của toàn Xã hội…………………………………………..………………..10 1.2.4.1. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại….....10 1.2.4.2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội……………………………………...10 1.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại…..11 1.3.1. Khái niệm Quản trị rủi ro tín dụng……………………………………...11 1.3.2. Mục tiêu Quản trị rủi ro tín dụng..………………………………………12 1.3.3. Công cụ quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại………..….12 1.3.3.1. Chính sách tín dụng…………………………………………………..…12 1.3.3.2. Quy trình tín dụng………………………………………………………12 1.3.3.3. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng…………………………………….....13 1.3.4. Những nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại………………………………………………………………………....17 1.3.4.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng……………………………………………….17 1.3.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng………………………………………………...17 1.3.4.3. Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng…………………………………..18 1.3.4.4. Tài trợ rủi ro tín dụng…………………………………………………...20 1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước……………………..20 Tóm tắt chương 1………………………………………………………………..…23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1….………………………………….………………………………….......24 2.1. Giới thiệu về Eximbank – SGD1……………………….……………….24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Eximbank – SGD1…….…..……..24 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD 1 từ năm 2008 đến 30/09/2012…………………………………….………………………….…….….25 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn………………………………………………..25
  7. 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng……………………………………………………...26 2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của Eximbank – SGD 1 từ năm 2008 đến 30/09/2013…………………………………………………………………............27 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD 1 từ năm 2009 đến 30/09/2013…...………………………....30 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Sở Giao Dịch 1 từ năm 2009 đến 30/09/2013..…………………….....30 2.2.1.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian…………………………………...30 2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình khách hàng………………………31 2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế…………………………..….33 2.2.1.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo………………..…………..35 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD 1 từ năm 2009 đến 30/09/2013……………………………………………………….………..…….....37 2.2.2.1. Tình hình chất lượng tín dụng…………………………………………..37 2.2.2.2. Rủi ro tín dụng trong các loại hình cho vay………………………..…...41 2.2.2.3. Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng ………………..……………………..44 2.2.2.4. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD 1…………………………………………………………………………………….46 2.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD 1………......…48 2.2.3.1. Chính sách và quy trình chấm điểm tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam …………………………………………...…………………48 2.2.3.2. Chính sách và quy trình tín dụng của Eximbank nhằm hạn chế rủi ro tín dụng……………………………………………………………………………...…53 2.2.3.3. Chính sách và quy trình kiểm tra sau cho vay và xử lý nợ vay của Eximbank ……………………………...………………………………..…………56 2.2.4. Phân tích các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD1…………………………………………...…………………………………..57 2.2.4.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng…………………………...…………………..57 2.2.4.2. Phương pháp đánh giá đo lường rủi ro tín dụng……………………...…58
  8. 2.2.4.3. Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng: đảm bảo các nguyên tắc…..…...61 2.2.4.4. Tài trợ rủi ro tín dụng…………………………………………..……….61 2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD1 trong thời gian vừa qua…………………………………………………………………...61 Tóm tắt Chương 2……………………………………………………..………...…64 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1………………………………………………………..…………………...65 3.1. Những cơ hội - thách thức của Eximbank – SGD1 trong năm 2014 và thời gian sắp tới…………………………………………..……………….…….….…...65 3.1.1. Những cơ hội………………………………………..…………………..65 3.1.2. Những thách thức………………………………..……………………...66 3.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng trong thời gian tới……………………………………..………………………………….67 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD1………………………………………..………………………..68 3.3.1. Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD1..…...69 3.3.1.1. Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp…………………..71 3.3.1.2. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay……………...….72 3.3.1.3. Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô…......76 3.3.1.4. Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng ………..…..76 3.3.1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………………………..…….77 3.3.1.6. Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng………………..…….78 3.3.2. Một số giải pháp hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng……………79 3.3.2.1. Một số hoạt động giám sát/ kiểm soát của ngân hàng, nhằm phát hiện sớm rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra…………...….79 3.3.2.2. Một số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng…………………………..……...80 3.3.2.3. Bán nợ xấu thông qua công ty VAMC……………………………..…...81 3.4. Một số kiến nghị…………………………………………………..…….82
  9. 3.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước…………………………………...………82 3.4.1.1. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành…………………………..……82 3.4.1.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát…………………………..…..83 3.4.1.3. Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)……...…..84 3.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ……………………………………..……..85 Tóm tắt Chương 3………………………………………………………..………...86 KẾT LUẬN…………………………………………………………………..……87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng VAMC Công ty quản lý tài sản NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam SGD1 Sở Giao Dịch 1 CBTD Cán bộ tín dụng KH Khách hàng FO Bộ phận quan hệ khách hàng MO Bộ phận thẩm định tín dụng BO Bộ phận hỗ trợ tín dụng CBQHKH Cán bộ quan hệ khách hàng
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ---o0o--- Bảng:1.1. Bảng mức điểm xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor…..15 Bảng:1.2. Bảng cơ sở tính điểm xếp hạng tín dụng tiêu dùng…………………....16 Bảng:1.3. Bảng mức điểm để ra quyết định tín dụng tiêu dùng……….………....17 Bảng:2.1. Bảng số liệu về tình hình huy động vốn từ năm 2008 đến 30/09/2013..26 Bảng:2.2.Bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2008 đến 30/09/2013………………………………………………………………………..27 Bảng:2.3. Bảng các chỉ số tài chính của Eximbank – SGD1 từ năm 2008 đến 30/09/2013…………………………………………………………………...…...28 Bảng:2.4. Bảng số liệu dư nợ theo thời gian của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013…………………………………………………………………...31 Bảng:2.5. Bảng số liệu dư nợ theo đối tượng khách hàng của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013………………………………………………………..33 Bảng:2.6. Bảng số liệu dư nợ theo ngành kinh tế của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013………………………………….………………………….34 Bảng:2.7. Bảng số liệu cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại Eximbank – SGD1 năm 2012………………………………………………………………………….37 Bảng:2.8. Bảng số liệu cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại Eximbank – SGD1 tại thời điểm 30/09/2013………………………………………………………….38 Bảng:2.9. Bảng số liệu các nhóm nợ của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013……………………………………………………………..…….…...38 Bảng:2.10. Bảng số liệu nợ quá hạn của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013………………………………………………………………...……...39 Bảng:2.11. Bảng số liệu nợ xấu của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013………………………………………………………………………..40 Bảng:2.12. Bảng số liệu cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013………………………………….…………..41
  12. Bảng:2.13. Bảng số liệu cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013………………...………………………….42 Bảng:2.14. Bảng số liệu cơ cấu nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế của Eximbank – SGD1 từ năm 2012 đến 30/09/2013……………………………………………43 Bảng:2.15. Bảng số liệu cơ cấu nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013……………………………………...…...….44 Bảng:2.16. Bảng tổng hợp số liệu cơ bản về tổng tài sản, tổng vốn huy động, tổng dư nợ, nợ quá hạn và lợi nhuận trước thuế của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013………………………………………………………….………..45 Bảng:2.17. Bảng điểm và ý nghĩa xếp hạng khách hàng của Eximbank – SGD1..52 Bảng: 3.1. Bảng số liệu so sánh lợi nhuận giữa Eximbank – SGD1 và Eximbank toàn hệ thống từ năm 2008 đến 30/09/2013………………….…………………..65 Bảng: 3.2. Bảng tóm tắt mục tiêu và giải pháp của Eximbank – SGD1 trong giai đoạn 2014……………………………………………………….………...............67 Bảng: 3.3. Bảng tóm tắt nguyên nhân và cách giải quyết những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của Eximbank – SGD1 ……………………………………....69
  13. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ---o0o--- Hình 2.1. Biểu đồ số lượng nhân sự tại Eximbank – SGD1 ……………………..25 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tổng tài sản và tổng vốn huy động tại Eximbank – SGD1……………………………………………………………………………..26 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tổng hợp các chỉ số tài chính tại Eximbank – SGD1...28 Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện tổng vốn huy động và tổng dư nợ cho vay tại Eximbank – SGD1 từ năm 2008 đến năm 2012……………………………..……………….29 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ theo thời gian tại Eximbank – SGD1 năm 2012…………………………………………………...………………………….31 Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại Eximbank – SGD1 năm 2012……………………………………...…………………………32 Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ theo ngành nghề tại Eximbank – SGD1 năm 2012………………………………………………………………………….35 Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nợ quá hạn tại Eximbank – SGD1 trong năm 2012………………………………….…………………………………………...39 Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nợ xấu tại Eximbank – SGD1 trong năm 2012……………………………………………………………………………....40 Hình 2.10. Sơ đồ minh họa quy trình chấm điểm các chỉ tiêu tài chính tại Eximbank…………………………………………………………………………50 Hình 2.11. Sơ đồ minh họa quy trình chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính tại Eximbank…………………………………………………………………………51 Hình: 3.1. Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của Eximbank – SGD1 từ năm 2008 đến 2012………………………………………………………………………………66
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động kinh doanh truyền thống, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao đi liền với rủi ro càng lớn, chính vì vậy, mà hoạt động này luôn chứa đựng những rủi ro cao nhất trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Vấn đề rủi ro tín dụng được thể hiện càng rõ ràng hơn trong những năm gần đây, cụ thể nhất là trong năm 2012. Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2012 số nợ xấu tại các NHTM hiện vào khoảng 240.000 tỷ đồng, tương đương với 10% tổng dư nợ của các NHTM. Một con số khiến chúng ta phải suy nghĩ! Rủi ro tín dụng gây ra cho ngân hàng những tổn thất đáng kể, nếu ít thì làm tăng thêm chi phí, giảm thu nhập, làm tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng sụt giảm, nghiêm trọng hơn có thể làm phát sinh rủi ro mất thanh khoản và đẩy ngân hàng trước bờ vực phá sản. Tuy vậy, rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, do đó chúng ta cần có biện pháp để giảm thiểu rủi ro, thậm chí có dấu hiệu đặc biệt giúp ngân hàng có thể nhận thấy được rủi ro tín dụng đối với từng KH của mình để cảnh giác trong quá trình đưa ra quyết định cho vay. Chính vì lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài:“QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU + Làm rõ những lý luận chung về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng + Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Sở Giao Dịch 1 + Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – SGD1, thông qua một số giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng và giải pháp hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng.
  15. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU + Đối tượng nghiên cứu: Những lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Sở Giao Dịch 1 + Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về quy trình tín dụng, và một số nội dung quản trị rủi ro tại các NHTM, phân tích số liệu, phân tích quy trình tín dụng và motọ số nội dung quản trị rủi ro tại tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Sở Giao Dịch 1 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Là đề tài khoa học và ứng dụng trong thực tiễn, nên sẽ áp dụng các phương pháp tiếp cận thực tế: thống kê, phân tích, so sánh…. Vận dụng kiến thức tổng quan của các môn học Nghiệp vụ NHTM, quản trị ngân hàng, ….cũng như kinh nghiệm thực tế bản thân để nghiên cứu. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Đề tài có cấu trúc gồm phần mở đầu, 3 chương nội dung và phần kết luận Chương I: Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Sở Giao Dịch 1 Chương III: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Sở Giao Dịch 1
  16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng và vai trò đối với nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Căn cứ Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QHXII đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chinh, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” 1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 1.1.2.1. Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế Nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bên cạnh đó quan hệ mua bán chịu luôn tồn tại trên thị trường. Do đó, hoạt động tín dụng đã góp phần vào quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế diễn ra nhanh hơn, giúp cho người cần vốn có thể tìm được vốn nhanh hơn, hiệu quả hơn để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có thể giúp cho người thừa vốn có thể bảo quản an toàn đồng thời kinh doanh kiếm lời. Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. 1.1.2.2. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất Bản chất đặc trưng hoạt động ngân hàng là huy động vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, phân tán trong nền kinh tế, trong xã hội để thực hiện cho vay các đơn vị kinh tế có nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư tập trung là nhu cầu tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, hạn chế sự lãng phí vốn, tiết kiệm mọi nguồn lực như thời gian, chi phí huy động vốn.
  17. 4 1.1.2.3. Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ Tín dụng tham gia trực tiếp vào quá trình luân chuyển hàng hóa và luân chuyển tiền tệ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, đặc biệt những ngành kinh tế trọng điểm trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế. Hoạt động tín dụng luôn chịu sự chi phối trực tiếp của chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, vì vậy đã góp phần đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, hạn chế thấp nhất sự ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn. 1.1.2.4. Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế Với sự tài trợ tín dụng của các ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện một chế độ hạch toán kinh tế một cách minh bạch và hiệu quả hơn. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng các hợp đồng tín dụng, phải thực hiện thanh toán lãi và nợ vay đúng hạn, cũng như việc chấp hành các quy định ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ khác ghi trong hợp đồng như là vấn đề tài chính. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay của ngân hàng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.2.5. Tín dụng tạo điều kiền hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong phạm vi một quốc gia mà phải mở rộng quan hệ kinh tế ra phạm vi khu vực và thế giới. Tín dụng là công cụ giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực để tham gia vào thị trường thế giới như tài trợ việc mua bán chịu hàng hóa, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu về quy mô và chất lượng của thị trường thế giới. 1.1.2.6. Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế trọng điểm Với công cụ tín dụng, chính phủ sẽ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời hạn dài, mức vốn lớn. Ngoài ra, Chính phủ còn tập trung vốn tín dụng vào việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
  18. 5 1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Trong thời gian qua, tín dụng là lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Mặc dù, đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 thu nhập ngân hàng. Tín dụng vừa đem lại nguồn lợi nhuận cao nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng: Theo khoản 1 điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. 1.2.2. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng Một số dấu hiệu để giúp cho NH có thể nhận biết, phán đoán và sớm có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn những rủi ro thực sự có thể xảy ra. Có các dấu hiệu cơ bản sau: 1.2.2.1. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
  19. 6 Nợ quá hạn có nhiều loại, tuy nhiên nếu dựa vào khả năng thu hồi thì có thể chia thành hai loại: - Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là những khoản nợ đến hạn thanh toán, vì nhiều lý do khác nhau KH chưa có khả năng thanh toán, nhưng các phân tích chủ quan của NH cho thấy có thể thu hồi được nợ. - Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là nợ quá hạn không thể thu hồi sau khi phân tích các khả năng thu hồi. Trong trường hợp này, các NH được phép trích quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp. 1.2.2.2. Lãi treo Lãi treo là số tiền mà KH không trả được khi đến hạn thanh toán lãi. Lãi treo cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, bởi vì việc thanh toán lãi không gắn với việc trả lại gốc và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào cuối tháng, khi doanh nghiệp không thanh toán được phần lãi của món vay cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Do vậy, khi xuất hiện lãi treo NH phải tiến hành điều tra, phân tích kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lãi đúng hạn. Dựa vào kết quả phân tích, NH sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhất để hạn chế những tổn thất cho cả NH và doanh nghiệp. 1.2.2.3. Một số dấu hiệu khác Mặt khác, rủi ro tín dụng còn ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề được thể hiện bằng một số dấu hiệu sau:  KH doanh nghiệp trì hoãn nộp các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp NH hiểu được tình hình tài chính của người vay, thông qua đó dự báo về khả năng trả nợ của họ. Việc trì hoãn có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta phải xem xét đến nguyên nhân chính là do tình hình hoạt động kinh doanh của người vay đã có những dấu hiệu không bình thường nên họ không muốn NH biết sớm tình hình tài chính đang yếu kém của họ.
  20. 7  Sự chậm trễ trong việc sắp xếp các cuộc viếng thăm / gặp gỡ của NH đối với doanh nghiệp: nhằm tránh cho NH thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của KH.  Hàng tồn kho tăng lên quá mức bình thường, các khoản công nợ cũng gia tăng.  Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, KH của họ không còn tín nhiệm như trước nữa dẫn đến phải bán hàng với thời hạn trả tiền lâu hơn, hoặc bán cả cho những KH có khả năng yếu kém về tài chính, có khả năng thanh toán thấp.  Hoàn trả nợ vay / lãi vay không đúng kỳ hạn thanh toán.  Thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh: Vấn đề này được biểu hiện qua một số hình thức như: thu hẹp quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, công nhân nghỉ việc, bán bớt tài sản hoặc một số vụ việc như sa thải công nhân, cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp.  Các thảm họa về thiên nhiên như: bão lụt, hỏa hoạn, cháy rừng…. 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan  Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của NH - NH không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá KH,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của KH. - Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích. - Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay. - Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh của KH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0