intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách quản lý dòng tiền đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp Việt Nam (Mô hình GEE – Generalized Estimating Equations)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chính sách quản lý dòng tiền và hiệu quả tài chính bằng cách sử dụng mô hình GEE (Generalized Estimating Equations) cho mẫu dọc của 12 quý gồm 175 công ty sản xuất ở Việt Nam giai đoạn từ Quý 2/2012 – Quý 1/2015. Kết quả đã cho thấy rằng sự sụt giảm các tài khoản Phải thu khách hàng và sự gia tăng tài khoản Hàng tồn kho có tác động đến cải thiện hiệu quả tài chính (Tobins-Q).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách quản lý dòng tiền đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp Việt Nam (Mô hình GEE – Generalized Estimating Equations)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------o0o--------- NGUYỄN VĂN ĐẠO TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DÒNG TIỀN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (MÔ HÌNH GEE - Generalized Estimating Equations). LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------o0o--------- NGUYỄN VĂN ĐẠO TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DÒNG TIỀN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (MÔ HÌNH GEE-Generalized Estimating Equations). CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ VIỆT QUẢNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Tác động của chính sách quản lý dòng tiền đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp Việt Nam (Mô hình GEE – Generalized Estimating Equations)” là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện trên cở sở lý thuyết và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Việt Quảng. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN ĐẠO
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CCC : Cash Conversion Cycle - Chu kỳ luân chuyển tiền mặt DIO : Days of Inventory Outstanding - Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho DPO : Days of Payables Outstanding - Kỳ chuyển đổi khoản phải trả DSO : Days of Sales Outstanding - Kỳ chuyển đổi khoản phải thu GEE : Generalized Estimating Equations – Mô hình ước lượng tổng quát OCC : Operating Cash Cycle - Chu kỳ tiền mặt hoạt động
  5. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 : Mối tương quan giữa các thước đo dòng tiền. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Mô tả các thước đo dòng tiền. Bảng 3.1 : Thống kê mô tả dữ liệu các thước đo dòng tiền và Tobins_Q. Bảng 3.2 : Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Bảng 3.3 : Kết quả hồi quy GEE mô hình thành phần (1). Bảng 3.4 : Kết quả hồi quy GEE mô hình tổng hợp (2) và (3). Bảng 3.5 : So sánh kết quả hồi quy với nghiên cứu của Kroes và cộng sự (2014). Bảng 3.6 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger: ΔDSOit→ ΔTobins_Qit. Bảng 3.7 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger: ΔDIOit→ ΔTobins_Qit. Bảng 3.8 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger: ΔCCCit→ ΔTobins_Qit. Bảng 3.9 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger: ΔOCCit→ ΔTobins_Qit. Bảng 3.10 : Kết quả kiểm định Robustness các biến có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.11 : Kết quả kiểm định Robustness các các hệ số hồi quy.
  6. TÓM TẮT Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chính sách quản lý dòng tiền và hiệu quả tài chính bằng cách sử dụng mô hình GEE (Generalized Estimating Equations) cho mẫu dọc của 12 quý gồm 175 công ty sản xuất ở Việt Nam giai đoạn từ Quý 2/2012 – Quý 1/2015. Kết quả đã cho thấy rằng sự sụt giảm các tài khoản Phải thu khách hàng và sự gia tăng tài khoản Hàng tồn kho có tác động đến cải thiện hiệu quả tài chính (Tobins_Q). Tác động của Chu kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO) lên hiệu quả tài chính duy trì thêm 04 quý kế tiếp trong khi đó Chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho chỉ duy trì đúng một quý. Sự gia tăng các khoản Phải trả người bán (DPO) không có tác động lên hiệu quả tài chính. Kết quả còn cho thấy những thay đổi trong Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) và những thay đổi trong Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC) có tác động đáng kể đến thay đổi trong Tobin’s Q song tác động không diễn ra ngay lập tức mà bắt đầu vào quý kế tiếp và duy trì trong vài quý.
  7. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU TÓM TẮT PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Nguồn dữ liệu sử dụng 3 4.2. Phương pháp thực hiện 4 5. Kết cấu bài nghiên cứu 5 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG I : Tổng quan lý thuyết về mối quan hệ giữa chính sách quản lý dòng tiền và hiệu quả tài chính 6 1.1. Các thước đo dòng tiền 7 1.2. Các nghiên cứu về quản lý dòng tiền 10 1.2.1. Tóm tắt các nghiên cứu điển hình và nền tảng lý thuyết 10 1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 16 1.2.3. Kết quả nghiên cứu được tìm thấy 17 1.3. Quan điểm động và hiệu ứng trễ 18 1.4. Vấn đề nội sinh 19 1.5. Giả thuyết nghiên cứu 20 1.5.1. Phân tích thay đổi các thước đo dòng tiền và thay đổi hiệu quả tài chính công ty 20 1.5.2. Phân tích nhân quả Granger 22
  8. CHƯƠNG 2 : Phương pháp nghiên cứu 24 2.1. Mẫu và dữ liệu 24 2.2. Biến của mô hình nghiên cứu 24 2.2.1. Biến phụ thuộc 24 2.2.2. Biến giải thích 25 2.2.3. Biến kiểm soát 26 2.2.4. Sự tương quan về thời gian giữa các biến quan sát 27 2.3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Lựa chọn mô hình hồi quy 28 2.3.2. Tổng quan mô hình GEE 28 2.3.3. Sử dụng mô hình GEE vào mô hình quản lý dòng tiền và hiệu ứng trễ 31 2.3.4. Phân tích nhân quả Granger 33 2.3.5. Kiểm định Robustness kết quả hồi quy GEE 34 CHƯƠNG 3 : Kết quả nghiên cứu 36 3.1. Thống kê mô tả 36 3.2. Phân tích hồi quy GEE 38 3.2.1. Phân tích kết quả hồi quy từ mô hình thành phần 38 3.2.2. Phân tích kết quả hồi quy từ mô hình tổng hợp 40 3.2.3. Phân tích kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger 44 3.2.4. Phân tích kết quả kiểm định Robustness 49 PHẦN III : KẾT LUẬN 56 1. Kết luận cho bài nghiên cứu 56 2. Hàm ý cho nhà quản lý 57 3. Hạn chế bài nghiên cứu 58 4. Hướng phát triển của đề tài 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nhận biết các nhân tố gây ra sự thay đổi trong luân chuyển dòng tiền và các tác động của nó lên hiệu quả tài chính doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý. Vì nó giúp các nhà quản lý lựa chọn và điều chỉnh chiến lược quản lý dòng tiền tối ưu hướng tới việc giữ vững và gia tăng hiệu quả tài chính doanh nghiệp trước những biến động của yếu tố thị trường. Hiện nay, nghiên cứu chính sách quản lý dòng tiền thông qua ba nhân tố chính của dòng tiền là các khoản mục: Phải thu khách hàng, Hàng Tồn kho, Phải trả người bán có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Những doanh nghiệp luôn phải phụ thuộc rất nhiều vào dòng tiền từ tài trợ nội bộ và nợ ngắn hạn do khó tiếp cận được nguồn tài trợ dài hạn. Đặc biệt trong bối cảnh những năm gần đây, một số doanh nghiệp có tiếng tăm tại Việt Nam đã có sự sụt giảm đáng kể giá trị doanh nghiệp mà nguyên nhân bắt nguồn được cho là từ sự thất bại trong việc quản trị dòng tiền. Vì thế, các nghiên cứu về quản trị dòng tiền hiệu quả vẫn đang là chủ đề tiếp tục thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhiều nhà quản lý ở Việt Nam và trên thế giới. Quản trị dòng tiền có mối quan hệ mật thiết đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp, vì thế được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Tuy chủ đề nghiên cứu không quá mới, song bài nghiên cứu này sử dụng một phương pháp ước lượng phù hợp trong việc phân tích hồi quy các mẫu dữ liệu quan sát theo chiều dọc (longitudinal sample) và có mối tương quan cao về thời gian. Nghiên cứu này đã có những đóng góp nhất định trong việc mở rộng, bổ sung về mặt lý thuyết và thực nghiệm cho các nghiên cứu về quản trị dòng tiền theo quan điểm động ở Việt Nam. Bài nghiên cứu này tiến hành lặp lại nghiên cứu trước đó của Kroes và cộng sự (2014) ứng dụng cho mẫu khảo sát là các công ty sản xuất tại Việt Nam giai
  10. 2 đoạn từ quý 2/2012 – quý 1/2015, nhằm tìm hiểu sự khác biệt về đặc thù doanh nghiệp và đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng đến các giả thuyết nghiên cứu mà Kroes và cộng sự đã tìm thấy. Đồng thời cung cấp thêm các kiến thức phân tích định lượng, khi nghiên cứu các dữ liệu khảo theo chiều dọc có tính tương quan cao về mặt thời gian. Các kết quả hồi quy nhận được từ nghiên cứu này tiếp tục hỗ trợ các giả thuyết nghiên cứu của Kroes và cộng sự (2014) đó là các thước đo của dòng tiền là Chu kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO), Chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho (DIO), Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC) có mối tương quan với hiệu quả tài chính công ty. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này cũng có chút khác biệt với nghiên cứu của Kroes và cộng (2014) đó là thời điểm tác động, mức độ duy trì tác động cũng như chiều của mối tương quan. Một điểm khác biệt nữa là nghiên cứu này còn tìm thấy thước đo Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) có mối tương quan và giải thích được cho hiệu quả tài chính tốt hơn thước đo Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC). Kết quả tìm thấy từ nghiên cứu này đã góp phần mở rộng và bổ sung thêm những vào lý thuyết về mối quan hệ giữa các thước đo của dòng tiền với hiệu quả tài chính. Đồng thời, làm sáng tỏ thêm những luận điểm trái chiều về các mối quan hệ này, để từ đó có thêm những căn cứ định lượng ứng dụng vào thực tiễn nghiên cứu và quản lý tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu này tập trung tìm hiểu ba mục tiêu chính : Một là sự tác động của chính sách quản lý dòng tiền đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam theo quan điểm động; Hai là vấn đề nội sinh giữa các thước đo dòng tiền và hiệu quả tài chính; Ba là lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp với mô hình nghiên cứu và dữ liệu khảo sát có mối tương quan cao về thời gian. Các kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các thước đo dòng tiền và hiệu quả tài chính. Giúp các nhà quản lý lựa chọn chính sách quản lý dòng tiền phù hợp, nâng
  11. 3 cao hiệu quả tài chính. Các mục tiêu chính của nghiên cứu này sẽ lần lượt trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Một là sự sụt giảm (hay sự gia tăng) Kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO- Days of Sales Outstanding) làm tăng (giảm) hiệu quả tài chính công ty ngay lập tức và tiếp tục duy trì tác động đến các quý kế tiếp trong phạm vi một năm? Hai là sự sụt giảm (hay sự gia tăng) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (DIO- Days of Inventory Outstanding) làm tăng (giảm) hiệu quả tài chính công ty ngay lập tức và tiếp tục duy trì tác động đến các quý kế tiếp trong phạm vi một năm? Ba là sự sụt giảm (hay sự gia tăng) Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC- Cash Conversion Cycle) làm tăng (giảm) hiệu quả tài chính ngay lập tức và tiếp tục duy trì tác động đến các quý kế tiếp trong phạm vi một năm? Bốn là sự sụt giảm (hay sự gia tăng) Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC- Operating Cash Cycle) làm tăng (giảm) hiệu quả tài chính ngay lập tức và tiếp tục duy trì tác động đến các quý kế tiếp trong phạm vi một năm? Năm là những thay đổi trong các thước đo của dòng tiền có ý nghĩa thống kê sẽ có quan hệ nhân quả Granger đến thay đổi trong hiệu quả tài chính công ty? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Mối quan hệ giữa các thước đo dòng tiền với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu : Các công ty sản xuất niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn dữ liệu sử dụng : Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp của đề tài này được thu thập trên các giao dịch chứng khoán và báo cáo tài chính của 175 công ty sản xuất niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
  12. 4 Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội liên tục 12 quý (từ Quý 2/2012 – Quý 1/2015). 4.2. Phương pháp thực hiện : Sử dụng mô hình hồi quy Generalized Estimating Equations (GEE) được đề xuất bởi Zeger và Liang (1986). Ưu điểm của mô hình hồi quy này đó chính là khả năng mạnh mẽ trong việc ước lượng phương sai và các tham số hồi quy khi nghiên cứu và phân tích dữ liệu chiều dọc (longitudinal data) có mối tương quan cao về mặt thời gian. Gần đây, Kroes và cộng sự (2014) đã sử dụng mô hình GEE để phân tích mối quan hệ chính sách quản lý dòng tiền và hiệu quả tài chính các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp Mỹ theo quan điểm động cho mẫu dữ liệu theo chiều dọc (longitudinal sample) có tương quan cao giữa các phép đo được lặp đi lặp lại theo thời gian. Đây được xem là cách tiếp cận mới, phù hợp với đặc thù của dữ liệu khảo sát và mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, hồi quy GEE còn được sử dụng để thực hiện kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa biến độc lập và biến phụ thuộc để kiểm soát vấn đề nội sinh có thể xảy ra cho dữ liệu chiều dọc, không những thế Kroes và cộng sự (2014) còn dùng hồi quy GEE với ma trận tương quan chuyển đổi Unstructured để thực hiện kiểm định Robustness của kết quả hồi quy tìm thấy. Vì thế trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy Generalized Estimating Equations (GEE) sẽ được lần lượt áp dụng để phân tích tác động của sự thay đổi các thước đo dòng tiền lên hiệu quả tài chính doanh nghiệp Việt Nam, tiếp đó là kiểm định nhân quả Granger và sau cùng là kiểm định Robustness.
  13. 5 5. Kết cấu bài nghiên cứu Nội dung luận văn bao gồm 03 phần:  Phần giới thiệu tổng quan đề tài  Phần nội dung nghiên cứu, bao gồm 03 chương:  Chương 1: Trình bày tổng quan lý thuyết : Về mối quan hệ giữa chính sách quản lý dòng tiền và hiệu quả tài chính công ty. Thước đo dòng tiền, phương pháp, kết quả của những nghiên cứu trước, khe hổng nghiên cứu, quan điểm dòng tiền động và các giả thuyết nghiên cứu.  Chương 2: Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Dữ liệu nghiên cứu và đặc trưng của dữ liệu nghiên cứu, biến và mô hình, lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp cho dữ liệu nghiên cứu. Các kiểm định cho kết quả tìm được.  Chương 3: Trình bày kết quả thực nghiệm bao gồm: Phân tích, lý giải, giải thích ý nghĩa và so sánh kết quả hồi quy với các nghiên cứu trước, kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger và kết quả kiểm định robustness các kết quả hồi quy tìm thấy.  Phần kết luận và hàm ý giải pháp
  14. 6 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DÒNG TIỀN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH. Quản lý dòng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng của chiến lược hoạt động nhiều doanh nghiệp (Fisher, 1998; Quinn, 2011). Chính sách quản lý dòng tiền của một doanh nghiệp, trong đó quản lý vốn luân chuyển dưới các khoản mục Phải thu khách hàng, Hàng tồn kho, và phải trả người bán, có mối liên hệ để cải thiện hiệu quả tài chính công ty (Richards và cộng sự, 1980; Stewart, 1995). Từ lâu, ngành sản xuất công nghiệp đã thừa nhận việc quản lý dòng tiền hiệu quả là một kỹ thuật để cải thiện hiệu quả tài chính. Các nghiên cứu khoa học về mối liên hệ giữa quản lý dòng tiền và hiệu quả tài chính dựa trên khảo sát tĩnh của dòng tiền chiếm ưu thế và được xem là chuẩn mực (Ebben và cộng sự, 2011; Farris và cộng sự, năm 2002, 2003; Moss và cộng sự, 1993). Các nghiên cứu này cho rằng việc điều chỉnh lưu lượng tiền mặt của công ty sẽ thay đổi hiệu quả tài chính và chúng được hỗ trợ thực nghiệm bằng cách so sánh, đối chiếu và sử dụng các thước đo tĩnh các vị thế dòng tiền và hiệu quả tài chính. Cách tiếp cận tĩnh về dòng tiền cũng đã cung cấp các kiến thức phong phú về các giá trị của việc quản lý dòng tiền hiệu quả. Tuy nhiên các mối quan hệ kinh tế thường có xu hướng động (Nerlove, 2005). Vì vậy, các phương pháp nghiên cứu những mối quan hệ có xu hướng động từ bộ dữ liệu bảng theo chiều dọc (longitudinal panel) sẽ cho kết quả chính xác hơn và tốt hơn về sự phức tạp của các mối quan hệ kinh tế tiềm ẩn (Hsiao, 2007). Do đó, trong nghiên cứu này, các mối quan hệ giữa những thay đổi ở các vị thế dòng tiền mặt của công ty và những thay đổi trong hoạt động của công ty được nghiên cứu từ quan điểm động. Lý thuyết quản lý vốn luân chuyển thường cho rằng các công ty có thể cải thiện tính thanh khoản và vị thế cạnh tranh của họ bằng điều khiển dòng tiền của họ (Brewer và cộng sự, 2000; Farris và cộng sự, 2002, 2003; Christopher và cộng sự, 1999; Moss và cộng sự, 1993; Stewart , 1995). Hơn nữa, khả năng để một công ty luân chuyển vật tư, hàng hóa thành tiền mặt từ hoạt động bán hàng sẽ phản ánh tốt nhất
  15. 7 khả năng tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình (Gunasekaran và cộng sự., 2004). Ba nhân tố trực tiếp tác động đến tiền mặt của công ty là: Khoản phải thu khách hàng, tồn kho vật tư hàng hóa và khoản phải trả người bán (Richards và cộng sự, 1980). Mặc dù các khoản phải trả người bán và khoản phải thu khách hàng thường được giám sát bởi bộ phận tài chính của công ty, song các nhân tố này thường được điều khiển chủ yếu bởi các quyết định kinh doanh (Özbayraka và Akgün, 2006). 1.1. CÁC THƯỚC ĐO DÒNG TIỀN Trong một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền mặt của doanh nghiệp có thể liên tục vận động và chuyển hóa thành các khoản mục tài sản khác trên bảng cân đối kế toán. Khi các tài sản này tham gia vào các hoạt động sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ các tài sản này liên tục chuyển hóa giá trị cho nhau và chuyển hóa ngược lại thành tiền mặt, các hoạt động này tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp và kết thúc một chu trình luân chuyển tiền mặt. Năm thước đo tài chính được định nghĩa dưới đây dùng để đo lường vị thế dòng tiền và khoảng thời gian cần thiết để 03 nhân tố chính (Phải thu khách hàng, Phải trả người bán và Tồn kho) của dòng tiền chuyển hóa hết giá trị cho nhau và quay trở lại thành tiền mặt. Ba thước đo thành phần và hai thước đo tổng hợp thường được sử dụng trong các nghiên cứu là : Kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO- Days of Sales Outstanding): Thước đo khoảng thời gian trung bình một doanh nghiệp thu được hết tiền cho số lượng hàng đã bán ra trong kỳ. Được xác định bằng cách lấy (Phải thu khách hàng cuối kỳ chia Doanh số bán hàng phát sinh trong kỳ) nhân (Số ngày trong kỳ). Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (DIO- Days of Inventory Outstanding): Thước đo khoảng thời gian trung bình mà một doanh nghiệp sử dụng hết số lượng hàng tồn kho cuối kỳ. Được xác định bằng cách lấy: (Giá trị cuối kỳ của hàng tồn kho chia Giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ) nhân (Số ngày trong kỳ)
  16. 8 Kỳ luân chuyển khoản phải trả (DPO- Days of Payables Outstanding): Thước đo khoảng thời gian trung bình một doanh nghiệp trả hết tiền cho người bán số lượng hàng đã mua trong kỳ. Được xác định bằng cách lấy: (Phải trả người bán cuối kỳ chia Giá trị hàng đã mua trong kỳ) nhân (Số ngày trong kỳ) Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC- Cash Conversion Cycle): Thước đo kết hợp ba thước đo trên, nó đại diện cho khoảng thời gian cần thiết để một doanh nghiệp chuyển đổi hàng hóa đã mua cho hoạt động sản xuất kinh doanh thành tiền mặt. Được xác định bằng cách lấy: (DSO cộng DIO trừ DPO). Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC- Operating Cash Cycle) : Thước đo này chỉ kết hợp hai thước đo thành phần ở trên và được xác định bằng cách lấy: (DSO cộng DIO). OCC khác với CCC ở chỗ nó không xem xét khoản Phải trả ngoài bán và nó đại diện cho khoảng thời gian cần thiết để một doanh nghiệp chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt. SƠ ĐỒ 1 : MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THƯỚC ĐO DÒNG TIỀN Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC) Chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho (DIO) Chu kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO) Chu kỳ luân chuyển khoản Chu kỳ luân chuyển phải trả tiền mặt (CCC) (DPO) Nhận hàng Trả cho Xuất bán Thu tiền tồn kho người bán hàng bán hàng Nguồn : Tổng hợp dựa trên nghiên cứu của Churchill và cộng sự (2001)
  17. 9 BẢNG 1 : MÔ TẢ CÁC THƯỚC ĐO DÒNG TIỀN THƯỚC DO MÔ TẢ CÔNG THỨC 1. DSO – Chu kỳ Số ngày trung bình cần thiết để thu (Phải thu khách hàng cuối luân chuyển được hết tiền cho số lượng hàng đã kỳ / Doanh thu bán trong khoản phải thu bán ra trong kỳ kỳ) x (Số ngày trong kỳ) 2. DIO – Chu kỳ Số ngày trung bình để số hàng tồn kho (Hàng tồn kho cuối kỳ / luân chuyển cuối kỳ được sử dụng hết Giá vốn hàng bán trong hàng tồn kho kỳ) x (Số ngày trong kỳ) 3. DPO – Chu kỳ Số ngày trung bình để doanh nghiệp (Phải trả người bán cuối luân chuyển trả hết tiền cho người bán số lượng kỳ / Số lượng hàng đã mua khoản phải trả hàng đã mua trong kỳ. trong kỳ) x (Số ngày trong kỳ). Trong đó: Số lượng hàng mua trong kỳ = (Giá vốn hàng bán trong kỳ + thay đổi hàng tồn kho cuối kỳ) 4. CCC – Chu kỳ Số ngày cần thiết để một doanh nghiệp DSO + DIOTB – DPO luân chuyển tiền chuyển đổi số lượng hàng đã mua cho Trong đó, DIO được TB mặt hoạt động sản xuất kinh doanh thành xác định như sau: tiền mặt. [(Hàng tồn kho đầu kỳ + cuối kỳ) / (2 x Giá vốn hàng bán trong kỳ)] x (Số ngày trong kỳ) 5. OCC – Chu kỳ Số ngày trung bình để một doanh DSO + DIOTB tiền mặt hoạt nghiệp chuyển đổi lượng hàng tồn kho động thành tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn: Tổng hợp dựa trên nghiên cứu của Kroes và cộng sự (2014)
  18. 10 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN 1.2.1. Tóm tắt các nghiên cứu điển hình và nền tảng lý thuyết. Mặc dù có rất nhiều những nghiên cứu về dòng tiền trong nhiều bối cảnh hoạt động khác nhau, song các nghiên cứu điển hình sau đây được chọn lựa vì những nghiên cứu này cố gắng tìm hiểu mối liên hệ giữa dòng tiền và hiệu quả tài chính: Moss và cộng sự (1993) phân tích mối quan hệ giữa Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) và quy mô doanh nghiệp. Sử dụng hồi quy OLS nghiên cứu Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) theo từng nhóm công ty, doanh thu, tổng tài sản và tỷ số thanh khoản với mẫu dữ liệu gồm 1.717 công ty thương mại ở Mỹ giai đoạn từ năm 1971 – 1990. Kết quả cho thấy công ty có quy mô lớn hơn sẽ có Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) ngắn hơn. Soenen (1993) phân tích mối quan hệ Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) và lợi nhuận. Sử dụng phân tích thực nghiệm các giá trị trung bình Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) và Chu kỳ thương mại (NTC) với mẫu quan sát gồm 2.000 công ty của 20 ngành công nghiệp giai đoạn từ năm 1970-1989. Kết quả cho thấy Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) khác nhau giữa các ngành, Chu kỳ thương mại không có mối quan hệ đáng kể với lợi nhuận công ty. Stewart (1995) sử dụng một số giả thuyết, ví dụ và tình huống cụ thể đề xuất rằng Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) là một công cụ phân tích hữu ích và chuẩn mực cho chuỗi cung ứng. Churchill và cộng sự (2001) phân tích một số ví dụ và tình huống cụ thể được ghi nhận trên dữ liệu tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC) như là thước đo xác định tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
  19. 11 Farris và cộng sự (2002) phân tích một số ví dụ và tình huống cụ thể được ghi nhận trên dữ liệu tài chính của doanh nghiệp cho thấy tầm quan trọng của thước đo Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC). Farris và cộng sự (2003) phân tích sự tương phản các giá trị trung bình của Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) trên dữ liệu tài chính hàng năm của mẫu dữ liệu gồm 5.884 công ty ngành sản xuất công nghiệp. Kết quả cho thấy thời gian trung bình của Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) sụt giảm từ năm 1986 đến năm 2001. Deloof (2003) sử dụng hệ số tương quan Pearson và hồi quy OLS cho mẫu dữ liệu gồm 1,009 công ty phi tài chính lớn ở Bỉ trong giai đoạn 1992- 1996 để kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi. Kết quả cho thấy Chu kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO), Chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho (DIO) và Chu kỳ luân chuyển khoản phải trả (DPO) ngắn hơn có liên quan đến tổng lợi nhuận hoạt động cao hơn. Tuy nhiên, Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) không liên quan đáng kể tổng lợi nhuận hoạt động. Garcia-Teruel và cộng sự (2007) phân tích dữ liệu bảng của mẫu dữ liệu gồm 8,872 công ty vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha giai đoạn 1996-2002 bằng cách sử dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, hiệu ứng cố định và phân tích đa biến nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm Chu kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO), Chu kỳ luân chuyển khoản phải trả (DPO), Chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho (DIO) và Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) có liên đến đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Randall và cộng sự (2009) phân tích một số ví dụ và tình huống cụ thể được ghi nhận trên dữ liệu tài chính của doanh nghiệp, cung cấp các ví dụ Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) sụt giảm có mối tương quan đến việc tăng trưởng lợi nhuận. Gill Biger và cộng sự (2010) phân tích mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và lợi nhuận sử dụng phương pháp hồi quy WLS (Weighted Least
  20. 12 Squares) cho mẫu dữ liệu gồm 88 công ty thương mại niêm yết ở Mỹ giai đoạn 2005 – 2007. Kết quả Chu kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO) có mối tương quan ngược chiều với sự tăng trưởng lợi nhuận và Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) có mối tương quan thuận chiều với sự tăng trưởng lợi nhuận. Hofmann và cộng sự (2010) đề xuất một phương pháp tiếp cận quản lý vốn luân chuyển của các công ty trong chuỗi cung ứng. Sử dụng mô hình tuyến tính tối ưu cho các công ty trong chuỗi. Kết quả cho thấy sự sụt giảm Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) của một công ty trong chuỗi cung ứng không làm tăng thêm giá trị của tất cả các thành viên trong chuỗi. Ebben và cộng sự (2011) sử dụng hồi quy OLS cho một mẫu dữ liệu tài chính hàng năm của 833 công ty thương mại và sản xuất ở Mỹ trong giai đoạn 2002-2004 để kiểm tra mối quan hệ giữa Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) với khả năng thanh khoản, với vốn đầu tư và hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) có mối tương quan cùng chiều với vốn đầu tư và tương quan nghịch chiều với vòng quay tổng tài sản, ROI và chỉ số cân bằng ròng của dòng tiền. Kroes và cộng sự (2014) phân tích mối quan hệ giữa chính sách quản lý dòng và hiệu quả tài chính công ty. Sử dụng mô hình GEE với mẫu dữ liệu chiều dọc gồm 1.233 công ty ngành sản xuất công nghiệp ở Mỹ trong 12 quý quan sát giai đoạn từ Quý 3/2008 – Quý 2/2011. Kết quả cho thấy Chu kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO), Chu kỳ luân chuyển tồn kho (DIO) và Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC) có mối quan hệ cải thiện hiệu quả tài chính công ty. Ngược lại, Chu kỳ luân chuyển phải trả (DPO) và Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) lại không có mối quan hệ với cải thiện hiệu quả tài chính. Những nghiên cứu này sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu các vấn đề khác nhau của các câu hỏi về quản lý dòng tiền. Tuy nhiên, tất cả chúng đều chia sẻ một nền tảng lý thuyết chung: Đó là khẳng định rằng việc quản lý dòng tiền hiệu quả cải thiện tính thanh khoản của doanh nghiệp, mà trong một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2