intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định thực trạng khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại của Việt Nam; nghiên cứu những tác động từ rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI VŨ NHẬT HUYÊN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI VŨ NHẬT HUYÊN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hoàng Đức. TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi và các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố. Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin tôi sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và trích dẫn trong luận văn đầy đủ. Sinh viên thực hiện luận văn Thạc sĩ Bùi Vũ Nhật Huyên.
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Chương 1: Giới thiệu đề tài. ......................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung: ....................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................3 1.6 Kết cấu của bài luận văn ................................................................................3 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................4 Chương 2: Tổng quan về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân Hàng Thương Mại và mô hình nghiên cứu ......................................................5 2.1 Tổng quan về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại..........................5 2.1.1 Khái niệm: ............................................................................................5 2.1.3 Sự cần thiết và các cách thức gia tăng khả năng sinh lời của NHTM .6 2.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thuơng mại .............................8 2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại ......................................................................................................................13 2.3.1 Tác động trực tiếp: .............................................................................13 2.3.2 Tác động gián tiếp: .............................................................................13
  5. 2.3.3 Ý nghĩa của nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại .............................................................13 2.4 Lược khảo những nghiên cứu trước đây ......................................................15 2.5 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................20 Kết luận chương 2 ..............................................................................................21 Chương 3: Thực trạng rủi ro tín dụng tác động đến khả năng sinh lời của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam ...................................................................................22 3.1 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của 20 Ngân hàng Thương mại Việt Nam từ 2006-2017......................................................................................22 3.1.1 Kết quả huy động vốn ........................................................................22 3.1.2 Kết quả cho vay ..................................................................................27 3.1.3 Các chỉ số thể hiện chất lượng của dư nợ cho vay: ............................28 3.1.4 Các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời .................................................31 3.2 Thực trạng về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các NHTM ................................................................................................................32 3.2.1 Đánh giá tác động của rủi ro tín dụng lên khả năng sinh lời của NHTM .........................................................................................................32 3.2.2 Những tác động tích cực và tiêu cực ..................................................37 Kết luận chương 3 ..............................................................................................38 Chương 4: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam ...............................39 4.1 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................39 4.1.1 Thu thập dữ liệu .................................................................................39 4.1.2 Mô tả dữ liệu ......................................................................................39 4.2 Phương pháp khảo sát, kiểm định và xử lý số liệu ......................................40 4.2.1 Phương pháp phân tích hồi quy..........................................................40 4.2.2 Kết quả thu được: ...............................................................................43 4.3 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................46 4.3.1 Với biến phụ thuộc ROA ...................................................................46
  6. 4.3.2 Với biến phụ thuộc ROE ....................................................................52 4.4 Kết quả thực nghiệm ....................................................................................54 Kết luận chương 4 ..............................................................................................55 Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam từ việc hạn chế tác động của rủi ro tín dụng ...................................................56 5.1 Giải pháp đề xuất: ........................................................................................56 5.1.1 Giảm tỷ lệ nợ xấu. ..............................................................................56 5.1.2 Chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ tín dụng sang phi tín dụng. .............57 5.1.3 Giảm chi phí trên mỗi tài sản vay. .....................................................58 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................59 5.2.1 Kích thước mẫu: .................................................................................59 5.2.2 Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................59 5.2.3 Đào sâu vấn đề đã nghiên cứu tại đề tài này: .....................................59 Kết luận chương 5 ..............................................................................................60 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH 20 NHTM
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AGE Thâm niên của ngân hàng BCTC Báo cáo tài chính CAR Capital Adequacy Ratio (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) CLA Cost of Loan Assets (chi phí cho mỗi tài sản vay) LLR Loan loss reserves (tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng) FL Financial Leverage (đòn bẩy tài chính) NPL Non Performing Loan (Tỷ lệ nợ xấu) NVHĐ Nguồn vốn huy động NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ROA Return on Assets (tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản) ROE Return on Equity (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) RRTD Rủi ro tín dụng TTS Tổng tài sản UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các bài nghiên cứu trước. 31 Bảng 2.2: Danh sách các biến độc lập trong mô hình (1) và (2). 33 Bảng 3.1: Quy mô tài sản của 20 NHTM 34 Bảng 3.2: Quy mô nguồn vốn huy động của 20 NHTM 36 Bảng 3.3: Quy mô VCSH của 20 NHTM 37 Bảng 3.4: Kết quả cho vay của 20 NHTM 39 Bảng 3.5: Tổng nợ xấu của 20 NHTM 41 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 52 Bảng 4.2 Ma trận tương quan 55 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 57 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định mô hình FEM và REM 59 Bảng 4.5 Kết quả mô hình hiệu chỉnh cho ROA 60 Bảng 4.6 Kết quả mô hình hiệu chỉnh cho ROE 63 Bảng 4.7: Tóm tắt tác động của các biến đến ROA và ROE 65
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Tên bảng biểu Trang Hình 2.1 Cơ cấu rủi ro theo Hagendorff (2010). 8 Hình 3.1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt nam. 23 Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng Việt Nam 23 Hình 3.3: Sơ đồ khái quát cơ cấu tổ chức của NHTM 25 Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng GDP 2006-2017 27 Biểu đồ 3.2: Quy mô tài sản của 20 NHTM 28 Biểu đồ 3.3: Quy mô nguồn vốn của 20 NHTM 29 Biểu đồ 3.4: Quy mô VCSH của 20 NHTM 31 Biểu đồ 3.5: Kết quả cho vay của 20 NHTM 33 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của 20 NHTM 34 Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng thu nhập của 20 NHTM 35 Biểu đồ 3.8: Tỷ số lợi nhuận trên tài sản của 20 NHTM 36 Biểu đồ 3.9: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của 37 20 NHTM Biểu đồ 3.10: Mối quan hệ giữa NPL và ROA 38 Biểu đồ 3.11: Mối quan hệ giữa NPL và ROE 39 Biểu đồ 3.12: Mối quan hệ giữa NIIR và ROA 40 Biểu đồ 3.13 : Mối quan hệ giữa NIIR và ROE 41 Biểu đồ 3.14: Mối quan hệ giữa CAR và ROA 41 Biểu đồ 3.15: Mối quan hệ giữa CAR và ROE 42
  10. 1 Chương 1: Giới thiệu đề tài. 1.1 Lý do chọn đề tài Hơn một thập kỷ trôi qua kể từ thời điểm nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008, đến nay nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới đã thật sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những bài học từ cuộc khủng hoảng này vẫn luôn được các quốc gia ghi nhớ và về tác động của các rủi ro đến nền kinh tế quốc gia đặc biệt là vấn đề rủi ro tín dụng. Do đó, các quốc gia luôn có những biện pháp, chính sách để phòng ngừa, kiểm soát và sớm phát hiện xử lý rủi ro tránh tác động lớn đến nền kinh tế, trong đó đặc biệt là rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại (NHTM). Vì Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng luôn giữ được vai trò rất quan trọng của mình trong nền kinh tế qua các thời kỳ. Trong nền kinh tế cạnh canh như hiện tại, để giữ vững được vị thế của mình đòi hỏi các ngân hàng thương mại không chỉ có những mục tiêu tăng tổng tài sản, tăng tổng huy động, tăng tổng dư nợ… mà các ngân hàng thương mại cần có kế hoạch hành động rất quyết liệt để nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, để đạt được mục tiêu để phát triển một cách bền vững và lâu dài các ngân hàng thương mại cần gia tăng khả năng sinh lời trước những tác động của các yếu tố rủi ro trong nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt nhất là một loại rủi ro gắn liền với hoạt động xương sống của ngân hàng chính là rủi ro tín dụng. Do đó, để góp phần mang đến cái nhìn rõ nét và hỗ trợ cung cấp thông tin cho những đọc giả quan tâm đến chủ đề khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại (NHTM) dưới tác động của rủi ro tín dụng, và có thể đưa ra những giải pháp nào để các NHTM nâng cao khả năng sinh lời từ việc hạn chế tác động của rủi ro tín dụng, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ là: “TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”
  11. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: Xác định và đo lường tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của 20 Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến hết 2017. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất: Xác định thực trạng khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Thứ hai: Nghiên cứu những tác động từ rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay như thế nào? Thứ hai: Những nhân tố nào trong các vấn đề đại diện cho rủi ro tín dụng có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: • Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Nghiên cứu tại Việt Nam với số liệu của 20 NHTM Việt Nam theo danh sách chi tiết tại phụ lục 01. • Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: 12 năm trong giai đoạn từ 2006 đến hết 2017. Để xác định được phạm vi nghiên cứu nêu trên, tác giả đã tham khảo các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết về cách xác định kích thước mẫu phù hợp trong nghiên cứu, theo đó tác giả áp dụng công thức của Tabachnick & Fidell (2007), kích thước mẫu tối thiểu cho mô hình hồi quy đa biến được tính theo công
  12. 3 thức: N = 8*m + 50 (trong đó m là số biến độc lập của mô hình). Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng 9 biến độc lập, do đó N tối thiểu là 122, dẫn đến tác giả kỳ vọng mẫu đạt được là 250 (gấp đôi kích thước tối thiểu theo cách xác định công thức nêu trên). Vì vậy, ban đầu tác giả dự kiến nghiên cứu trên mẫu gồm 25 NHTM tại Việt Nam (đại diện cho 70% số lượng ngân hàng tại Việt Nam) trong giai đoạn 10 năm gần nhất (từ 2008-2017) sẽ có mẫu là 250 quan sát. Tuy nhiên do hạn chế trong công tác tiếp cận và thu thập dữ liệu của một số ngân hàng dẫn đến tác giả chỉ có thể thu thập được đầy đủ số liệu của 20 ngân hàng. Vì vậy, để khắc phục bớt yếu điểm của kích thước mẫu với 20 NHTM tác giả đã tăng số năm khảo sát lên 12 năm (từ 2006 đến 2017). Kết quả là nghiên cứu này sử dụng 240 quan sát. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Cũng như phương pháp nghiên cứu của các đề tài tương đồng nêu tại mục danh sách tài liệu tham khảo, trong bài nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng để nghiên cứu. Cụ thể: Tác giả thu thập và tính toán số liệu thực tế của 20 NHTM trong giai đoạn 2006-2017, từ đó cùng với việc tham khảo các nghiên cứu trước đây cùng chung mục tiêu nghiên cứu cả trong nước lẫn ngoài nước, tác giả sẽ đưa ra đề xuất các biến đưa vào mô hình và đề xuất mô hình. Sau đó tác giả tiến hành xây dựng mô hình hồi quy bằng việc lần lược hồi quy dữ liệu đã thu thập theo 2 mô hình FEM và REM, và tác giả sử dụng kiểm định hausman để xác định mô hình phù hợp. Từ mô hình phù hợp đã chọn tác giả sẽ thực hiện kiểm định tính bền vững của mô hình thông qua 3 kiểm định: kiểm định phương sai thay đổi, điểm định tự tương quan, kiểm định đa cộng tuyến, để đề xuất các biến nào là biến phù hợp để có một mô hình đúng và bền vững. Từ kết quả của mô hình cuối cùng, tác giả sẽ đưa ra được kết luận về mối quan hệ giữa RRTD và KNSL của ngân hàng thương mại thông qua các biến số của mô hình. 1.6 Kết cấu của bài luận văn
  13. 4 Ngoài phần lời mở đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo bài luận văn gồm năm chương: Chương 1: Giới thiệu bài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân Hàng Thương Mại và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng rủi ro tín dụng tác động đến khả năng sinh lời của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. Chương 4: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam từ việc hạn chế tác động của rủi ro tín dụng. 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Tác giả đã nghiên cứu mẫu trên 20 NHTM và trong khoản thời gian 12 năm từ 2006-2017, trong đó số liệu được cập nhật mới nhất đến 2017 giúp cho đề tài có tính thực tiễn cao và mang tính cập nhật so với các đề tài trước đây, giúp người đọc có được cái nhìn sát với hiện tại nhất. Ngoài việc kế thừa từ các bài nghiên cứu trước đây (sẽ được lược khảo tại chương 2 mục 2.2 tại bài Nghiên cứu này) áp dụng đưa nhiều biến (9 biến) tác động đến KNSL vào mô hình, nhằm giúp người đọc có thể hình dung được tổng quan các yếu tố tác động đến KNSL. trong đó chi tiết tác động của RRTD vẫn đóng vai trò trọng tâm. Đặc biệt, tác giả đã đưa thêm biến tỷ trọng thu nhập từ tín dụng trên tổng thu nhập hoạt động (NIIR) được xem là một biến mới đại diện cho RRTD quan trọng để thể hiện tác động của RRTD đến KNSL. Với biến mới NIIR tác giả đo lường: tỷ trọng thu nhập từ tín dụng trên tổng thu nhập hoạt động có tác động đến KNSL của NHTM hay không? Nếu có thì biến này tác động cụ thể như thế nào? Điều này giúp cho các NHTM có cái nhìn rõ hơn nhằm đưa ra các quyết định về quy mô tín dụng của ngân hàng để giảm mức độ tác động của RRTD đến KNSL, đây là một trong đóng góp quan trọng của bài nghiên cứu này.
  14. 5 Chương 2: Tổng quan về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân Hàng Thương Mại và mô hình nghiên cứu 2.1 Tổng quan về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. 2.1.1 Khái niệm: Khả năng sinh lời là khả năng tạo ra lợi nhuận từ nguồn lực của doanh nghiệp (có thể là tổng nguồn lực hoặc từng phần nguồn lực cụ thể). Khả năng sinh lời cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý nguồn lực sẵn có để tạo ra lợi nhuận (Amico et al, 2011). Khả năng sinh lời là mục tiêu chính của tất cả các hoạt động kinh doanh, không có khả năng sinh lời thì tất cả các hoạt động kinh doanh không thể tồn tại trong thời gian dài. do đó, việc xác định khả năng sinh lời trong quá khứ, hiện tại và dự đoán cho tương lai là vô cùng quan trọng (Don Hofstrand, 2009). Theo đó, khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại được hiểu là khả năng NHTM tạo ra lợi nhuận từ nguồn lực của NHTM gồm tài sản vật chất và tài sản tài chính. Khả năng sinh lời phản ánh hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thương mại trong việc sử dụng nguồn lực của NHTM trong hoạt động kinh doanh của mình để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Đặc biệt, khả năng sinh lời là một trong những yếu tố được quan tâm và chú trọng nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng. 2.1.2 Các chỉ số xác định khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Có thể thấy khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại trong kinh tế được thể hiện hoặc đo lường thông qua nhiều chỉ số, như: Lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ của lợi nhuận tạo ra từ tổng tài sản hay tỷ lệ lợi nhuận tạo ra từ vốn chủ sở hữu. Trong nhiều chỉ số để xác định khả năng sinh lời của NHTM nêu trên thì thông qua thừa kế những nghiên cứu trước đây và thông lệ tác giả thấy rằng 2 chỉ số phản ảnh rõ nét nhất và được áp dụng nhiều nhất để đánh giá khả năng sinh lời đó
  15. 6 là: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường khả năng sinh lời của các NHTM và các định chế tài chính khác. (Ernest Somuah Annor và Fredrick Somuah Obeng, 2017). Thứ Nhất: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) thể hiện khả năng cuả NHTM trong việc sử dụng hiệu quả tổng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. ROA càng cao càng thể hiện khả năng quản lý tốt của NHTM trong việc chuyển hóa lợi nhuận từ tổng tài sản. 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế ROA = × 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Thứ hai: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện lợi nhuận NHTM mang về từ việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Hay nói cách khác ROE thể hiện lợi ích mà cổ đông tạo ra từ vốn của mình góp vào. ROE càng cao thể hiện đồng vốn của cổ đông được sử dụng càng hiệu quả. Do đó tỷ lệ ROE là tỷ lệ được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 ROE = × 100% 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại 2.1.3 Sự cần thiết và các cách thức gia tăng khả năng sinh lời của NHTM Sự cần thiết: Trong hệ thống NHTM thì khả năng sinh lời của NHTM có tầm quan trọng rất lớn. NHTM có KNSL cao sẽ thu hút nguồn vốn dồi dào và đa dạng hơn tạo cơ sở để NHTM gia tăng tài sản, mở rộng thị trường, đầu tư công nghệ tiên tiến thu hút khách hàng và tạo ra các tài sản sinh lời nhiều hơn. Do đó, nâng cao KNSL của
  16. 7 NHTM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quản lý điều hành kinh doanh của NHTM. Cách thức: Để nâng cao khả năng sinh lời thì NHTM cần gia tăng lợi nhuận tạo ra, sử dụng chi phí hợp, đồng thời hạn chế được các rủi ro, tổn thất bằng cách thực hiện các biện pháp, chính sách phù hợp cho định hướng và quyết định kinh doanh của NHTM. Như vậy, với nhiều phương pháp để nâng cao khả năng sinh lời, tác giả sẽ tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro để gia tăng khả năng sinh lời. Có nhiều cách tiếp cận để phân loại rủi ro, trong đó các loại rủi ro tác động đến KNSL gồm: Hình 2.1 Cơ cấu rủi ro tác động đến KNSL (Nguồn: Hagendorff (2010)) Theo Koch và MacDonald (2009, trang 108), rủi ro của các NHTM có thể được xác định là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng và rủi ro pháp lý. Trong nhiều yếu tố rủi ro tác động đến KNSL của ngân hàng thương mại, tác giả đồng quan điểm với Boffey và Robson (1995) tại nghiên cứu của mình đã cho rằng rủi ro tín dụng thường được xác định là rủi ro lớn nhất đối với hoạt động của
  17. 8 ngân hàng (2007, trang 6). Do đó, trong phạm vi bài nghiên cứu này tác giả tập trung chính vào rủi ro tín dụng, có thể thấy: Hoạt động tín dụng là hoạt động xương sống và nền tảng của NHTM là chức năng sơ khai của NHTM, do đó rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động của NHTM và không thể tách rời. Số liệu thực tế cho thấy giá trị tín dụng chiếm tỷ trọng lớn từ 60-80% tổng số tài sản có của NHTM và đem lại hơn 60% doanh lợi cho ngân hàng. (Nguồn: Tổng cục thống kê) 2.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thuơng mại 2.2.1 Khái niệm: Rủi ro tín dụng được Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng định nghĩa là những rủi ro có nguyên nhân từ sự không chắc chắn về khả năng hoặc độ sẵn sàng của một đối tác thực thi các nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà Nước (2014), tại điều 2 khoản 1 có nêu rõ “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng" là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Cũng theo Jen Hagendorff (2010) cho rằng rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay sẽ không đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán nợ của mình. Như vậy trong phạm vi luận văn này, rủi ro tín dụng được hiểu là rủi ro mất vốn của NHTM khi người vay không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ vay hoặc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng. 2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Khi nói đến rủi ro tín dụng chúng ta nghỉ ngay đến nguyên nhân trực quan đó là: người đi vay không trả được nợ. Vậy do đâu người đi vay không trả được nợ? để trả lời được câu hỏi này thì cần xem xét các khía cạnh nguyên nhân khách quan và
  18. 9 nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng, đây là những vấn đề nằm sau hình ảnh trực quan là người đi vay không trả được nợ nêu trên. Thứ nhất: Nguyên nhân khách quan: Sức khỏe nền kinh tế: Bất kỳ chủ thể kinh tế nào cũng đều được đặt trong môi trương kinh tế của quốc gia và của thế giới. Do đó, sức khỏe của nên kinh tế ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng đối với tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các yếu tố phản ảnh sức khỏe của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro hệ thống mà các ngân hàng thương mại (hay bất kỳ chủ thể kinh tế nào) cũng đều phải gánh chịu đó là: tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, GDP, chỉ số giá ... sẽ tác động đến rủi ro tín dụng. Hệ thống pháp lý: Bên cạnh các yếu tố thể hiện sức khỏe của nền kinh tế thì môi trường pháp lý là một yếu tố kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng thương mại trong vấn đề quản lý rủi ro tín dụng. Các khuôn khổ pháp lý, chín sách, quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp sẽ góp phần hạn chế được RRTD và ngược lại. Môi trường tự nhiên và chính trị xã hội: Một trong những nguyên nhân khách quan nằm trong rủi ro hệ thống là môi trường tự nhiên và các yếu tố liên quan đến chính trị xã hội cũng tác động đến rủi ro tín dụng, như: Sự thay đổi về chính trị, thể chế của quốc gia, hay thiên tai, dịch bệnh mà các ngân hàng thương mại khó lường trước dẫn đến xảy ra rủi ro tín dụng. Thứ hai: Nguyên nhân chủ quan: Ở khía cạnh nguyên nhân chủ quan theo tác giả là nguyên nhân đến từ chính 2 đối tượng của mối quan hệ tín dụng, là NHTM và Người đi vay. trong đó: Yếu tố Con người:  Nhân sự của ngân hàng: Yếu tố đầu tiên phải được đề cập đến chính là vấn đề đạo đức, bao gồm đạo đức nghề nghiệp của cấp lãnh đạo ngân hàng, cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng.
  19. 10 Đạo đức nghề nghiệp chính là yếu tố có tác động rất lớn đến rủi ro tín dụng. Đạo đức nghề nghiệp vừa khó để đo lường, kiểm soát và phát hiện, lại vừa tác động trực tiếp đến rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng vì nhiều lý do như áp lực doanh số, lợi ích cá nhân có thể đánh giá không đầy đủ chính xác trước khi cấp tín dụng, hay đã phát hiện nhưng cố tình lờ đi hoặc giả mạo các chứng từ, thủ tục để hợp thức hóa dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng. Yếu tố thức 2 là về năng lực của lãnh đạo ngân hàng, cán bộ quản lý và nhân viên tín dụng chưa đủ để đánh giá, thẩm định, nhìn nhận được rủi ro, không xác định được tính khả thi của dự án, mục đích sử dụng vốn ... dẫn đến cấp tín dụng chưa phù hợp với thực lực và nhu cầu làm gia tăng rủi ro tín dụng. Đặc biệt, đối với ban lãnh đạo ngân hàng và quản lý các cấp có thẩm quyền quyết định, ban hành chính sách nội bộ ngân hàng chưa phù hợp, hay vì mục tiêu tăng trưởng nóng nên NHTM tập trung cấp tín dụng đối với các ngành nghề nhiều rủi ro, các dự án mang tính khả thi không cao, hay chính sách chấp nhận các tài sản đảm bảo tính thanh khoản thấp ... làm gia tăng rủi ro tín dụng.  Người đi vay: Cũng tương tự như nhân sự của ngân hàng, thì người đi vay cũng gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng thương mại bởi yếu tố đạo đức, khi người đi vay cố tình lừa gạt nhân viên tín dụng bằng việc giả mạo hồ sơ thủ tục, phương án vay, mục đích sử dụng vốn ... hoặc cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký. Yếu tố thức 2 là năng lực của người đi vay thấp, đánh giá không đúng về thị trường, nhu cầu của chủ thể đi vay (nhu cầu cá nhân hay nhu cầu doanh nghiệp) dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, không thu hồi được vốn ... gây ra rủi ro tín dụng. Quy trình  Quy trình chính sách: Chính sách, sản phẩm tín dụng của ngân hàng cũng như quy trình cho vay và giám sát của ngân hàng thương mại được thiết kế chưa phù hợp, không chặc chẽ, còn nhiều lổ hổng để tạo
  20. 11 cơ hội hoặc vô tình dẫn đến việc nhân viên tín dụng hoặc/và khách hàng làm gia tăng rủi ro tín dụng.  Công nghệ thông tin: Ngân hàng thương mại chưa áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào hệ thống quản trị của ngân hàng, đặc biệt hệ thống quản trị rủi ro tín dụng dẫn đến còn nhiều vướng mắc, bất cập khiến gia tăng rủi ro tín dụng. 2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng: Theo nghiên cứu của Abiola và Olausi (2014) và cùng quan điểm của Annor và Obeng (2017) đã lựa chọn NPL và CAR là 2 chỉ số đại diện đo lường rủi ro tín dụng. Theo nghiên cứu của Lee và Hsieh (2013), lựa chọn 2 chỉ số NPL và LLR để đại diện đo lường rủi ro tín dụng. Do đó, trong phạm vi luận văn này tác giả lựa chọn 3 chỉ số sau đại diện đo lường cho rủi ro tín dụng: Thứ nhất: Tỷ lệ nợ xấu: Theo nội dung tại Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà Nước thì “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn, trong đó các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 3,4,5 là "nợ xấu". Trong đó: -Nợ nhóm 3: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; -Nợ nhóm 4: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; -Nợ nhóm 5: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Tỷ lệ nợ xấu (NPL) là: Tỷ lệ tổng nợ xấu trên tổng dư nợ, là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 NPL = × 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ xấu đo lường tỷ trọng các khoản nợ xấu trong cơ cấu tổng nợ của ngân hàng thương mại, tỷ lệ này phản ánh phần nào chất lượng nợ của ngân hàng thương mại và cũng phản ảnh khả năng mất vốn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0