intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

22
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là: Chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản NSNN qua KBNN tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018. Đưa ra các định hướng và đề xuất các giải pháp để tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------- TRẦN THỊ HỒNG THẮM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRẦN THỊ HỒNG THẮM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- TRẦN THỊ HỒNG THẮM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 NĂM 2019 Long An, năm 2019
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ----------------------------------------------------------------------- TRẦN THỊ HỒNG THẮM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 NGƯỜI HDKH: PGS.TS HOÀNG ĐỨC Long An, năm 2019
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng ./. Tác giả Trần Thị Hồng Thắm
  5. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, đầu tiên cho phép tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Hoàng Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, sửa chữa trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu , quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình học tập, từ đó giúp tác giả có phương pháp nghiên cứu và trình bày luận văn đúng yêu cầu; tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Bản thân tác giả đã rất cố gắng, song do năng lực, điều kiện còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý của quý Thầy, Cô giáo, cơ quan quản lý để tác giả hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Tác giả Trần Thị Hồng Thắm
  6. iii NỘI DUNG TÓM TẮT “Tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An” Luận văn đánh giá một cách khách quan về thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018, đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An làm cơ sở cho việc khắc phục những hạn chế trong kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN. Đưa ra các định hướng và đề xuất các giải pháp để tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước nhằm đẩy nhanh công tác giải ngân, tránh thất thoát lãng phí, giảm tồn động lớn số dư tạm ứng và tăng cường hơn KSC tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tạm ứng từ NSNN trong lĩnh vực chi đầu tư XDCB, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua hệ thống KBNN. Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh Long An. Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh Long An.
  7. iv ABSTRACT "Strengthening control of the advance of capital construction investment capital from the State Budget through the State Treasury of Long An Province" The dissertation evaluates objectively on the status of controlling the advance of capital construction investment capital of the state budget through Long An State Treasury in the period of 2016-2018, for investment projects in Long An province as a basis for overcome limitations in control of advance payment and recovery of advance of investment capital of state budget construction. Provide orientations and propose solutions to enhance control of capital construction investment advance from the State Budget in order to accelerate disbursement, avoid waste loss, reduce large amount of advance balance and strengthen KSC to advance capital construction investment from the state budget. At the same time, it contributes to improving the efficiency of management and use of advance capital from the state budget in the field of capital construction investment expenditures and promoting socio-economic development. The structure of the thesis consists of 3 chapters: Chapter 1: Theoretical basis for controlling the advance of capital investment in capital construction through the State Treasury system. Chapter 2: Actual situation of controlling the advance of investment capital for construction investment in the state budget through the State Treasury of Long An province. Chapter 3: Solutions to strengthen the control of the advance of investment capital for construction investment of the state budget through the State Treasury of Long An province.
  8. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................................... xi DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................................... xii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 1 1.Sự cần thiết của đề tài: .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ..................................................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung: ............................................................................................................................ 2 2.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 3 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: ................................................................................................ 3 4.2 Phạm vi về thời gian: ................................................................................................................... 3 5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................................ 3 6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................................................... 3 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ............................................................................................ 3 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ............................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 4 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ................................................................................ 4 9. Kết cấu của luận văn:..................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC ...... 6 1.1.Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................................................................................ 6 1.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản: ................................................................. 6 1.1.2 Vai trò vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước:........................................................ 7 1.1.3 Phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản: ........................................................................................ 8 1.2. Tổng quan về kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước: .................................................................................................................. 9 1.2.1 Khái quát về kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước: ........................ 9 1.2.2 Sự cần thiết của kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước: ................. 10 1.2.3 Mục đích và vai trò của kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước :.... 10
  9. vi 1.2.4 Nguyên tắc kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước: ........................ 11 1.3. Tổng quan về kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước: ................................................................................................... 13 1.3.1. Khái quát về kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: .......................................... 13 1.3.2. Mục đích của kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: ......................................... 14 1.3.3. Nguyên tắc kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: ............................................ 14 1.3.4. Nội dung kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: ................................................ 16 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: ......................... 21 1.4. Tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước: 24 1.4.1 Khái niệm: ................................................................................................................................. 24 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá việc tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước: .......................................................................................................................................... 24 1.4.3 Ý nghĩa của việc tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước: .................................................................................................................................................. 25 Kết luận Chương 1 ........................................................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN ................ 27 2.1 Khái quát về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An .......................................................................................................................... 27 2.2. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An ................................................................... 27 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An ........................................ 27 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An .................................. 28 2.2.3. Mô hình tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An ................................................... 28 2.2.4. Kết quả hoạt động Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018: .......................... 30 2.3. Thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An: ................................................................................................. 31 2.3.1. Mô hình và hoạt động tổ chức kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An: ............................................................................ 31 2.3.2. Thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018 ............................................................................ 35 2.4. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An: ............................................................................... 49 2.4.1. Những thành công cơ bản của kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An: ............................................................................ 49 2.4.2. Những hạn chế của kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An: .............................................................................................. 50 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An: ............................... 56 Kết luận Chương 2 ........................................................................................................................... 60
  10. vii CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI TẠM ỨNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH LONG AN ......................................................................................................................................... 61 3.1. Định hướng, mục tiêu về kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025: 61 3.1.1. Định hướng, mục tiêu chung của ngành: ................................................................................. 61 3.1.2. Định hướng, mục tiêu tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà Nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An: .................................................................... 64 3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Kho Bạc Tỉnh Long An thực hiện: ................................................................................................................. 65 3.2.1. Tuân thủ quy trình kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An: ..................................................................................................... 65 3.2.2. Từng bước đại hóa công nghệ thông tin trong thực hiện theo dõi số dư tạm ứng: .................. 65 3.2.3. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền, công khai quy định kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng:..................................................................................................................................................... 66 3.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ kiểm soát chi: ........................... 66 3.2.5. Tăng cường phối hợp chặt chẽ các sở, ban ngành, chủ đầu tư: ................................................ 67 3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát nội bộ: ................................................................. 67 3.3. Kiến nghị với các cơ quan liên quan: ...................................................................................... 68 3.3.1 Đối với Kho bạc Nhà Nước Việt Nam: ..................................................................................... 68 3.3.2 Đối với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Long An: ............................................................................... 73 3.3.3 Đối với Sở Tài Chính Tỉnh Long An: ....................................................................................... 76 Kết luận Chương 3 ........................................................................................................................... 77 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 79 PHỤ LỤC SỐ 01: .................................................................................................................................. I PHỤ LỤC SỐ 02 ................................................................................................................................. II
  11. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung diễn giãi Ngân hàng phát triển châu á ADB (The Asian Development Bank) DA Dự án GPMB Giải phóng mặt bằng GVHD Giáo viên hướng dẫn Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC (Japan Bank For International Cooperation) KBNN Kho bạc Nhà nước KSC Kiểm soát chi NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương Hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Official Development Assistance) Quỹ hợp tác kinh tế ở nước ngoài OECF (Overseas Economic Cooperation Fund) QLDA Quản lý dự án UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới (World Bank) XDCB Xây dựng cơ bản
  12. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Kết quả thu NSNN so với dự toán năm giai đoạn 30 2016-2018 Bảng 2.2 Kết quả chi NSNN so với kế hoạch vốn năm giai 31 đoạn 2016-2018 Bảng 2.3 Tình hình dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN 45 qua KBNN Tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2.4 Tình hình số dư tạm ứng các năm trước chuyển 46 sang năm sau Bảng 2.5 Tình hình số dư tạm ứng trong năm giai đoạn 48 2016 – 2018
  13. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ 2.1 Mô tả số dư tạm ứng các năm trước chuyển sang 47 năm sau Biểu đồ 2.2 Mô tả tình hình số dư tạm ứng trong năm giai 48 đoạn 2016 – 2018 (theo tỷ lệ % so kế hoạch vốn năm)
  14. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Nội dung Trang Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức KBNN Tỉnh Long An 29 Mô hình và hoạt động tổ chức kiểm soát chi tạm Sơ đồ 2.2 ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh 32 Long An Sơ đồ luân chuyển chứng từ kiểm soát chi tạm Sơ đồ 2.3 ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh 37 Long An
  15. xii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục Nội dung Trang Phụ lục Bảng phân bổ chi phí QLDA đề nghị thanh toán I số 01 hoàn tạm ứng chi phí QLDA Phụ lục Tra cứu thông tin bảo lãnh tạm ứng II số 02
  16. 1 MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài: Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình đầu tư giữ vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đầu tư càng chặt chẽ và có hiệu quả thì tiềm lực, khả năng và sức cạnh tranh nền kinh tế ngày càng nâng cao, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng. Nền kinh tế của đất nước có phát triển năng động, có sức cạnh tranh cao so với các nền kinh tế khác trong khu vực và thế giới hay không, hay phát triển trì trệ, suy thoái phụ thuộc rất nhiều vào sự thông thoáng, tính năng động, hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả của các chính sách, cơ chế quản lý hoạt động đầu tư phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực kinh tế của đất nước còn hạn hẹp và chịu nhiều tác động ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, nên việc sử dụng nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển cần phải tiết kiệm và có hiệu quả, tránh lãng phí thất thoát. Mỗi năm, Chính phủ cũng như tỉnh Long An dành trên 30% dự toán chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) cho lĩnh vực đầu tư và xây dựng, nhưng thực tế cho thấy việc quản lý sử dụng vốn đầu tư từ NSNN còn nhiều lãng phí, thất thoát và tiêu cực. Công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư từ NSNN liên quan đến nhiều Bộ ngành, nhiều lĩnh vực từ khâu chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Trong đó, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) được Chính phủ giao nhiệm vụ kiểm soát chi (KSC) vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) NSNN. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng đối với hệ thống KBNN nói chung và KBNN tỉnh Long An nói riêng. Do vậy, việc không ngừng tăng cường kiểm soát chi (KSC) vốn đầu tư XDCB NSNN qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) góp phần nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng nguồn vốn ngân sách, tăng cường kỷ cương - kỷ luật tài chính, đảm bảo chi đúng, chi đủ, hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí NSNN và hạn chế tiêu
  17. 2 cực trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB); đồng thời cũng góp phần đạt được những mục tiêu nêu trên. Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN là việc thực hiện kiểm soát chi tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo đúng quy định về quản lý tài chính, quản lý thanh toán vốn đầu tư hiện hành đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN. Trong quá trình kiểm soát chi tại KBNN tỉnh Long An, Tôi nhận thấy tồn tại tình trạng số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN tương đối lớn, đặc biệt là vốn giải phóng mặt bằng (GPMB) kéo dài qua nhiều năm làm hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực chi đầu tư XDCB chưa cao, lãng phí. Vì vậy, Tôi lựa chọn đề tài: “Tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung: Luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2019-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Cụ thể, mục tiêu của đề tài này như sau: Mục tiêu(1). - Đánh giá thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018. Mục tiêu(2). - Chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát chi tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018. Mục tiêu(3). - Đưa ra các định hướng và đề xuất các giải pháp để tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB.
  18. 3 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Đề tài nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An. 4.2 Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu kiểm soát chi tạm ứng NSNN từ năm 2016-2018. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Việc kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An hiện nay như thế nào? - Sự phối hợp giữa KBNN tỉnh Long An với các chủ đầu tư (Ban QLDA), cơ quan tài chính và các cơ quan liên quan khác về quyết toán vốn tạm ứng NSNN ra sao? - Tồn tại những hạn chế nào ảnh hưởng đến kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Tỉnh Long An. - Cần có những giải pháp gì để tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Tỉnh Long An. 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi tạm ứng vốn Ngân sách Nhà nước tại KBNN Tỉnh,Thành phố. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn - Đánh giá thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An giai đoạn 2016-2018 chỉ ra những thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong kiểm soát chi tạm ứng NSNN tại KBNN Tỉnh Long An. - Đưa ra các định hướng và đề xuất các giải pháp để tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tỉnh Long An.
  19. 4 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính Các phương pháp phân tích định tính cơ bản mà luận phân tích như sau: - Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh để đánh giá kết quả từ đó để đề xuất các giải pháp hữu ích. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước Các nghiên cứu trong nước: - Nguyễn Thanh Tùng (2014), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang với mục tiêu đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang cũng như trong hệ thống KBNN; trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng; nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chung và trong lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư XCDB từ vốn NSNN nói riêng, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thái Nguyên. - Phạm Văn Tùng (2016), Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Bình Chánh nhằm góp phần chống thất thoát, lãng phí trong giải ngân và thu hồi vốn tạm ứng đầu tư xây dựng cơ bản, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học tài chính Marketing, TP.HCM. - Phan Thị Phương Thảo (2016), Trường Đại học tài chính Marketing, Hoàn thiện kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Long An, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế. Luận văn nghiên cứu các vấn đề về mặt lý thuyết về chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Qua đó, Luận văn nghiên cứu thực trạng về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, những mặt đã làm được, những hạn chế còn tồn tại, góp phần hạn chế thất thoát trong hoạt động chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Tỉnh Long An.
  20. 5 Qua tóm tắt các công trình nghiên cứu cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về “Tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An”trong giai đoạn 2016-2018 và những năm tiếp theo, đó chính là nền tảng lý luận mà luận văn này có thể đi sâu nghiên cứu, thực hiện. 9. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua hệ thống KBNN. Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh Long An. Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi tạm ứng vốn đầu tư XDCB NSNN qua KBNN Tỉnh Long An.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2