intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế - Trường hợp Việt Nam

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách/điều hành kinh tế một công cụ ổn định và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững, giúp định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế - Trường hợp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN VĂN TÀI THÀNH QUẢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN VĂN TÀI THÀNH QUẢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ ĐẠT CHÍ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế - trường hợp Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Đạt Chí – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Văn Tài
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình TÓM TẮT ..................................................................................................................1 ABSTRACT ...............................................................................................................2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................3 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................3 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................9 1.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................10 1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................10 1.5. Bố cục trình bày ...........................................................................................11 CHƯƠNG 2: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ..................................................................................................................12 2.1. Giới thiệu .....................................................................................................12 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................15 2.2.1. Tác động của thành quả thị trường chứng khoán lên tăng trưởng kinh tế ...............................................................................................................16 2.2.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế lên thành quả thị trường chứng khoán ...............................................................................................................20 2.2.3. Tác động hai chiều qua lại giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế .............................................................................................22 2.2.4. Thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế độc lập với nhau ...............................................................................................................25 2.3. Mô hình khung nghiên cứu ..........................................................................29 2.4. Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm.........................................................30 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................32 3.1. Giới thiệu .....................................................................................................32 3.2. Dữ liệu .........................................................................................................33
  5. 3.2.1. Giai đoạn nghiên cứu ...........................................................................33 3.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ...............................................................33 3.2.3. Đo lường thành quả thị trường chứng khoán .......................................35 3.2.4. Biến sử dụng trong luận văn .................................................................36 3.2.5. Thiết kế mô hình nghiên cứu .................................................................37 3.2.6. Tóm tắt ..................................................................................................38 3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................39 3.3.1. Kiểm tra tính dừng ................................................................................40 3.3.2. Kiểm tra đồng liên kết ...........................................................................42 3.3.3. Kiểm tra nhân quả Granger .................................................................44 3.3.4. Mô hình VECM .....................................................................................45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ .........................................................................................47 4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................47 4.2. Kiểm định tính dừng ....................................................................................50 4.3. Lựa chọn độ trễ tối ưu .................................................................................52 4.4. Kiểm tra đồng liên kết .................................................................................53 4.5. Kiểm tra nhân quả Granger .........................................................................54 4.6. Mô hình VECM ...........................................................................................56 4.7. Hàm phản ứng xung và phân rã phương sai ................................................57 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN ...................................................................................61 5.1. Kết quả .........................................................................................................61 5.2. Khuyến nghị ................................................................................................63 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................66
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ASEAN Association of South East Asian Nations APT Arbitrage Pricing Theory ARDL Autoregressive Distributed Lag CPI Consumer Price Index DDM Dividend Discount Model ECM Error Correction Mode FSDIs Financial Sector Development Indicators GDP Gross Domestic Product GSO Tổng cục Thống kê GPI Genuine Progress Indicator HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh NGDP Nominal Gross Domestic Product IFS International Financial Statistics KDC Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido RGDP Real Gross Domestic Product RGNP Real Gross National Product VAR Vector Autoregressive Model VECM Vector Error Correction Model VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước đây ............................................... 27 Bảng 4.1: Thống kê mô tả ......................................................................................... 49 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng theo kiểm định ADF và PP ........................ 50 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng theo kiểm định KPSS ................................ 51 Bảng 4.4: Lựa chọn độ trễ tối ưu dựa trên mô hình VAR ........................................ 52 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen ............................................... 53 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ....................................................... 55 Bảng 4.7: Kết quả mô hình VECM ........................................................................... 56 Bảng 4.8: Kiểm định tính vững chắc của mô hình.................................................... 57 Bảng 4.9: Kết quả phân rã phương sai ...................................................................... 59
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Cấu trúc thị trường tài chính ....................................................................... 3 Hình 1.2: Luân chuyển vốn trên thị trường chứng khoán ........................................... 4 Hình 4.1: Biểu đồ theo thời gian chỉ số VNINDEX ................................................. 48 Hình 4.2: Biểu đồ theo thời gian GDP hàng quý của Việt Nam ............................... 48 Hình 4.3: Tính ổn định của mô hình với độ trễ 4 ...................................................... 53 Hình 4.4: Kết quả hàm phản ứng xung ..................................................................... 58
  9. 1 TÓM TẮT Thị trường chứng khoán được kết nối với tăng trưởng kinh tế thông qua nhiệm vụ cung cấp nguồn vốn mới. Trong khi, phát triển kinh tế là yếu tố thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, thì thị trường chứng khoán hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả hơn và cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế. Mục đích của luận văn này là kiểm tra mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam bằng cách sử dụng chuỗi dữ liệu hàng quý GDP thực đại diện cho tăng trường kinh tế, chỉ số thị trường chứng đại diện thành quả thị trường chứng khoán và lạm phát trong giai đoạn 2000:Q3 đến 2018:Q4 với dữ liệu được lấy từ thống kê hàng năm của Tổng Cục thống kê (GSO), Thống kê Quỹ tiền tệ quốc tế (IFS), Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Luận văn sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng kiểm tra mối quan hệ đồng liên kết Johansen, kiểm tra nhân quả Granger và mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) xác định tác động qua lại lẫn nhau giữa hai biến thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế. Kết quả của luận văn đã phát hiện tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Hàm ý từ kết quả luận văn cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam cần được công nhận như là một công cụ quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Là một chất xúc tác cho sự tăng trưởng kinh tế, do vậy thị trường chứng khoán nên được xem xét hết sức thận trọng khi Chính phủ muốn đưa ra bất kỳ chính sách kinh tế nào. Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, thành quả thị trường chứng khoán, Việt Nam.
  10. 2 ABSTRACT The stock market is connected with the development of economic through the task of providing new capital. While economic development is a factor promoting stock market development, the stock market supports economic growth by allocating capital more efficiently and provide liquidity for the economy. The purpose of this thesis is checking the relationship between stock market performance and economic growth in Vietnam by using quarterly data series of real GDP represents economic growth, market index of the stock market performance and inflation in the third quarter of the year 2000 to the fourth quarter of the year 2018 with data collected from the General Statistics Office (GSO), International Financial Statistics (IFS), Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE). The thesis uses econometric techniques to examine Johansen Cointegration Test, Granger causality test and vector error correction model (VECM) to determine the mutual interaction between the two variables of stock market performance and economic growth. The results of the thesis found a two-way causal relationship between stock market performance and economic growth in Vietnam. The implication from the thesis results shows that Vietnam's stock market needs to be recognized as an important tool for economic growth. As a catalyst for economic growth, therefore the stock market should be considered with extreme caution when the Government wants to make any economic policy. Keywords: economic growth, stock market performance, Vietnam.
  11. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Thị trường tài chính là nơi mà các tài sản tài chính được mua bán trao đổi giúp khơi thông nguồn vốn từ nơi thặng dư đến nơi thiếu hụt làm cho các hộ gia đình, công ty và tổ chức Chính phủ gặp nhiều thuận lợi khi tiến hành các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào đầu tư, tạo nên đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Có thể nói sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính là điều tất yếu cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ là thành phần hình thành đầu tiên do tiết kiệm từ khu vực hộ gia đình và nhu cầu nguồn vốn chưa cao, hơn nữa nhu cầu tại giai đoạn ban đầu này chủ yếu là vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế ngày càng cao, thị trường vốn ra đời để đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho đầu tư ngày càng lớn. Để huy động được nguồn vốn trung dài hạn, ngoài việc đi vay các định chế tài chính (tổ chức tiết kiệm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính,…), một số đơn vị thâm hụt (công ty, Chính phủ) có thể huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán trên thị trường vốn. Từ đây thị trường chứng khoán ra đời giúp luân chuyển dòng vốn cổ phần từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp và giữa các nhà đầu tư với nhau. Hình 1.1: Cấu trúc thị trường tài chính Thị trường tài chính Thị trường tiền Tín dụng dài hạn tệ Thị trường thế Thị trường vốn chấp Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một thành phần của thị trường tài chính, do đó thị trường chứng khoán cũng như các thị trường tài chính khác có vai trò là cầu nối giữa người
  12. 4 cung ứng vốn và người cầu vốn. Các doanh nghiệp phát hành cổ phần mới trên thị trường sơ cấp để huy động nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất. Vì vậy thị trường chứng khoán giúp doanh nghiệp có thể gia tăng chi tiêu để đầu tư vào các dự án hiệu quả, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các chứng khoán này được giao dịch trên thị trường thứ cấp giúp các nhà đầu tư bán cổ phần họ đã mua trước đó cho nhà đầu tư khác có nhu cầu. Do đó, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán làm phát triển của thị trường tài chính và gia tăng tốc độ phát triển doanh nghiệp qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hình 1.2: Luân chuyển vốn trên thị trường chứng khoán Tiền mua cổ phiếu Hộ gia đình Vốn cổ phần Chi tiêu Các công Tiền mở rộng Quỹ hỗ tương cổ Tiền mua cổ phiếu ty hoạt phiếu động Các nhà đầu tư Tiền mua cổ phiếu tổ chức khác Nguồn: Jeff Madura, 2005 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thành quả thị trường chứng khoán là chủ đề của các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Trong đó, vai trò của thị trường chứng khoán trong quá trình phát triển kinh tế được nhấn mạnh bởi các lý thuyết tăng trưởng. Một sự gia tăng trong tăng trưởng kinh tế có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, từ đó làm gia tăng dòng tiền và giá trị doanh nghiệp. Những thông tin thuận lợi về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp, tạo áp lực tăng giá cổ phiếu và doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc huy động nguồn vốn cho đầu tư mới hay mở rộng. Tăng trưởng kinh tế cũng tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi cao hơn và các đơn vị tiết kiệm cần một thị
  13. 5 trường để đáp ứng việc chuyển tiết kiệm thành đầu tư có hiệu quả. Vì vậy tăng trưởng kinh tế thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, một sự gia tăng trong phát triển thị trường chứng khoán kỳ vọng sẽ trở thành kênh kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, song hành cùng thị trường tín dụng để giải quyết bài toán về nguồn vốn tổng thể cho tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, khi thị trường chứng khoán phát triển, việc tăng tiết kiệm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đồng thời, phát triển thị trường chứng khoán sẽ làm giảm vấn đề lựa chọn bất lợi và bất cân xứng thông tin qua đó phân bổ nguồn lực tài chính của nền kinh tế hiệu quả hơn cho các đơn vị sản xuất có triển vọng kinh doanh hiệu quả đại diện bởi tỷ suất sinh lợi cao, mức rủi ro thấp. Thị trường chứng khoán cung cấp cho các công ty một nền tảng để gia tăng nguồn vốn dài hạn đầu tư phát triển và cung cấp cho các đơn vị tiết kiệm một nơi đầu tư hiệu quả, phát triển thị trường chứng khoán sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, một cách giải thích khác cho lý do tại sao giá cổ phiếu hay thị trường chứng khoán tác động đến hoạt động kinh tế là hiệu ứng giàu có (wealth effects). Theo khái niệm này, sự biến động của giá cổ phiếu làm thay đổi mức độ giàu có của những người nắm giữ tài sản là chứng khoán từ đó làm thay đổi tiêu dùng và tổng cầu, cuối cùng tác động lên tăng trưởng kinh tế. Cụ thể hơn, nếu giá cổ phiếu hay chỉ số chứng khoán gia tăng sẽ làm tăng mức độ giàu có của những người nắm giữ tài sản từ đó làm tăng tiêu dùng của họ và dịch chuyển đường tổng cầu sang phải gia tăng tổng sản lượng trong ngắn hạn. Và ngược lại, nếu giá cổ phiếu hay chỉ số chứng khoán sụt giảm sẽ làm giảm mức độ giàu có của những người nắm giữ tài sản từ đó làm giảm tiêu dùng của họ và dịch chuyển đường tổng cầu sang trái, giảm tổng sản lượng trong ngắn hạn. Do đó, thị trường chứng khoán tác động đến các hoạt động của nền kinh tế. Những người tham gia trên thị trường chứng khoán thường theo dõi các chỉ báo kinh tế như tăng trưởng GDP để dự báo tăng trưởng kinh tế trong tương lai và xem thị trường chứng khoán như “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Hay có thể nói, thị trường
  14. 6 chứng khoán và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều tích cực tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, sự tương tác giữa biến động giá cổ phiếu và các hoạt động kinh tế thực là một vấn đề gây tranh cãi trong phần lớn các nghiên cứu kinh tế. Trong mối quan hệ này, hai câu hỏi quan trọng đã trở thành trọng tâm chính của vấn đề. Đầu tiên, giá cổ phiếu hoặc biến động giá cổ phiếu bị tác động bởi biến động kinh tế (tăng trưởng hay suy thoái) hay được xác định dựa trên bong bóng đầu cơ? Thứ hai, thị trường chứng khoán có được xem như là một chỉ số kinh tế vĩ mô tác động đến triển vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai? Có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán cũng như các biến số kinh tế khác và tăng trưởng kinh tế đã phát hiện ra những thay đổi trong thị trường chứng khoán phản ánh các hoạt động kinh tế thực. Tăng trưởng kinh tế thông qua những thay đổi về mức độ của các hoạt động kinh tế thực tác động đến thu nhập và hoạt động của các công ty. Kết quả là, với những thay đổi về triển vọng lợi nhuận, thu nhập và cổ tức dự kiến của cổ phiếu sẽ tác động đến biến động chỉ số trên thị trường chứng khoán. Mặt khác, các nghiên cứu khác xem xét tác động của giá cổ phiếu đến các chỉ số kinh tế vĩ mô. Theo kết quả của các nghiên cứu này, thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành các hoạt động kinh tế trong dài hạn. Giá cổ phiếu phản ánh kỳ vọng của công chúng đối với kinh tế trong tương lai. Nói cách khác, biến động trên thị trường chứng khoán phản ánh dự đoán về hoạt động kinh tế trong tương lai. Nếu kinh tế được dự kiến sẽ suy thoái trong tương lai thì thị trường chứng khoán phản ánh điều này thông qua sự sụt giảm của chỉ số chứng khoán, trong khi chỉ số chứng khoán cao có thể phản ánh kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong tương lai. Ví dụ, trong những năm 1970, các nghiên cứu của Shaw và McKinnon trong mỗi nghiên cứu riêng biệt quan sát thấy rằng sự phát triển của thị trường tài chính và hệ thống tài chính có mối tương quan đáng kể. Như vậy, các thị trường tài chính tồn tại trong sự phát triển kinh tế. Điều này là hiển nhiên với một thị trường tài chính phát triển tốt, nhà đầu tư cung cấp tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án của các công ty. Vì lý do đó, thị trường chứng khoán phát
  15. 7 triển tốt sẽ làm tăng tiết kiệm và hiệu quả phân bổ vốn đầu tư sản xuất, góp phần gia tăng tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thành quả thị trường chứng khoán là hai chiều tích cực tác động qua lại lẫn nhau trong dài hạn. Tuy nhiên, vấn đề trở nên tranh cãi lớn giữa các nhà nghiên cứu khi tiến hành kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thành quả thị trường chứng khoán tại các nền kinh tế đang phát triển và không phát hiện được mối quan hệ giữa chúng (James Laurenceson, 2002). Cũng như các nhà nghiên cứu khác, các nhà hoạch định chính sách/điều hành kinh tế đã cố gắng để hiểu mối quan hệ giữa thành quả tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán theo những cách khác nhau, trong đó tăng trưởng kinh tế có thể được thúc đẩy nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sự liên quan của tác động chính sách là không thể bỏ qua, giả sử sự phát triển thị trường tài chính có liên quan đặc biệt đến thị trường chứng khoán, có thể là một động cơ cho tăng trưởng kinh tế; sau đó các nhà hoạch định chính sách hướng sự chú ý hướng tới việc thiết lập và duy trì một thị trường chứng khoán năng động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phần lớn các tài liệu đã nhấn mạnh rất nhiều về vai trò của ngành ngân hàng khi thị trường vốn chỉ được tổ chức ở hầu hết các nước phát triển, và bỏ qua tác động phân bổ nguồn vốn hiệu quả và chia sẻ rủi ro trong một thị trường tài chính tự do hóa tiềm năng của thị trường chứng khoán. Mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại trong những năm vừa qua do ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế giới bắt đầu rút dần các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế đồng thời căng thẳng thương mại giữa các nước lớn cùng xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc làm thương mại và đầu tư toàn cầu suy giảm. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng thể hiện qua mức tăng trưởng GDP năm 2018 là 7.08%, cao nhất trong 11 năm gần đây và cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 3% của kinh tế thế giới (theo World Bank). Kết quả trên nhờ sự ổn định của kinh tế vĩ mô, chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm đưa đến sự tăng trưởng ở tất các các lĩnh vực
  16. 8 kinh tế. Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dẫn đầu với mức tăng trưởng ấn tượng đạt 8.9% cao hơn mức tăng trưởng 2018, thành tích này chủ yếu do mức tăng trưởng ấn tướng của ngành chế tạo (tăng 12.9%). Theo sau đó là ngành dịch vụ với mức tăng trưởng 6.9% nhờ tiêu dùng tăng trưởng tốt. Ngoài ra, ngành nông nghiệp giữ được mức tăng ổn định 3.7% nhờ sức cầu bên ngoài. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng là nhờ vào chính sách tiền tệ thuận lợi tạo ra môi trường vĩ mô ổn định, và dòng vốn đầu tư trực tiếp liên tục tăng trưởng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt nam bắt đầu vận hành từ năm 2000, tuy còn non trẻ nhưng trong những năm gần đây đã có sự phát triển khả quan, đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Tổng giá trị vốn huy động qua thị trường chứng khoán đến nay đã đạt trên 2.5 triệu tỷ đồng và giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 71.6% GDP năm 2018 (theo báo cáo Ủy ban Giám sát tài chính). Thị trường chứng khoán ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ và doanh nghiệp có thể huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh, trở thành kênh phân phối chính của hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng rút khỏi nhiều thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn nước ngoài và đã huy động lũy kế khoảng 17.2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp góp phần làm tăng quy mô vốn đầu tư xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, trước kết quả của các nghiên cứu trước đây cùng sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ấn tượng Việt Nam đạt được trong thời gian qua, câu hỏi phát sinh là đối với Việt Nam liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán Việt Nam và tăng trưởng kinh tế hay không? Và kết quả có giống với các kết quả tìm thấy về mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế phát triển hay không? Mặc dù có sự phát triển đáng kể trong thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm
  17. 9 gần đây, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ thành quả giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và tăng trưởng kinh tế. Do vậy, tác giả thực hiện đề tài “Thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế - Trường hợp Việt Nam” để kiểm tra mối quan hệ giữa những thay đổi GDP thực đại diện cho tăng trưởng kinh tế và biến động chỉ số chứng khoán đại diện cho thành quả thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Có một số lý do tại sao cần xem xét mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Đầu tiên là cung cấp bằng chứng về việc liệu các lý thuyết về vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong tăng trưởng kinh tế có đúng hay không và những phát hiện từ các nước đã và đang phát triển có thể được áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam hay không. Thứ hai, từ quan điểm chính sách, phân tích mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng trong việc thiết kế các chương trình/chính sách phát triển kinh tế. Mục tiêu chung của luận văn này là phân tích mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế cho trường hợp Việt Nam. Từ mục tiêu chung nêu trên, luận văn sẽ tiến hành trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, kiểm tra mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế có tồn tại hay không? Thứ hai, nếu tồn tại mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế thì mối quan hệ một chiều hay hai chiều? Thứ ba, nếu tồn tại mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế thì ước lượng tác động của thành quả thị trường chứng khoán lên tăng kinh tế và ngược lại là bao nhiêu?
  18. 10 Thứ tư, nếu tồn tại mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế thì mức độ tác động các yếu tố thông qua hàm phản ứng xung và phân rã phương sai như thế nào? 1.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng kiểm định tính dừng để kiểm tra các chuỗi dữ liệu nghiên cứu có đáp ứng được các yêu cầu của các mô hình kinh tế lượng được sử dụng hay không? Sau đó, tác giả tiến hành kiểm tra đồng liên kết Johansen, kiểm tra nhân quả Granger, ước lượng mô hình VECM và phân rã phương sai, hàm phản ứng xung để phát hiện mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cũng như ước lượng tác động của các biến số trong luận văn này. Luận văn sử dụng chuỗi dữ liệu theo quý của GDP thực - GDP, chỉ số thị trường chứng khoán – VNI và lạm phát – CPI trong giai đoạn 2000:Q3 đến 2018:Q4 để kiểm tra mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu Dựa trên chuỗi số liệu GDP thực - GDP, chỉ số thị trường chứng khoán – VNI và lạm phát – CPI trong giai đoạn 2000:Q3 đến 2018:Q4, luận văn này nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam để cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm trong mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế, bổ sung thêm nghiên cứu thực nghiệm trong kho tàng các nghiên cứu về chủ đề này đã được thực hiện tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này sau này. Hiểu được mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách/điều hành kinh tế một công cụ ổn định và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững, giúp định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong tương lai.
  19. 11 1.5. Bố cục trình bày Luận văn này nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam được trình bày như sau: (i) Chương 1: mô tả lý do chọn đề tài và các vấn đề nghiên cứu (ii) Chương 2: trình bày khuôn khổ lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm (iii) Chương 3: mô tả mô hình, phương pháp ước lượng và dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu. (iv) Chương 4: trình bày kết quả kiểm định bằng mô hình định lượng. (v) Chương 5: thảo luận về mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, thảo luận các chính sách cần thiết. Đồng thời nêu ra hạn chế của luận văn và các hướng nghiên cứu mở rộng trong tương lai.
  20. 12 CHƯƠNG 2: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1. Giới thiệu Vai trò quan trọng nhất của thị trường chứng khoán là tổ chức kinh tế giúp tăng cường hiệu quả trong việc hình thành và phân bổ vốn. Cho phép các công ty và chính phủ để nâng cao nguồn vốn dài hạn và cho phép họ tài trợ cho các dự án mới hay mở rộng các hoạt động khác. Theo cách này, Alile (1984) quan sát thấy thành quả của nền kinh tế gia tăng mạnh mẽ khi nguồn vốn tập trung phân bổ cho các đơn vị kinh tế sản xuất hiệu quả. Hơn nữa, khi nền kinh tế tiếp tục phát triển; nhu cầu bổ sung nguồn vốn là rất cần thiết để đáp ứng sự mở rộng nhanh chóng của các đơn vị kinh tế này. Thị trường chứng khoán tạo ra một thị trường thích hợp giúp huy động và phân bổ hiểu quả các khoản tiết kiệm, điều này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển hiệu quả của nền kinh tế. Lúc này thị trường chứng khoán hoạt động như thước đo cho hiệu quả kinh tế: giúp phân bổ nguồn vốn cần thiết một cách phù hợp cho tăng trưởng kinh tế. Sau đó, trong một nghiên cứu khác, Alile (1997) tiếp tục cho rằng việc xác định tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tính hiệu quả của thị trường chứng khoán trong vai trò phân bổ vốn. Khi thị trường chứng khoán thực hiện huy động tiết kiệm, đồng thời phân bổ một phần lớn hơn cho các công ty có triển vọng kinh doanh hiệu quả. Tầm quan trọng của chức năng này là nguồn vốn được luân chuyển bởi cơ chế cung-cầu cho những công ty triển vọng tăng trưởng cao và giúp gia tăng năng suất, điều này dẫn tới tăng cường mở rộng nền kinh tế. Thị trường chứng khoán rõ ràng khởi tạo cho các công ty nền tảng để nâng cao nguồn vốn dài hạn và cũng cung cấp cho các đơn vị thặng dư một kênh đầu tư nguồn vốn thặng dư. Vì vậy, thị trường chứng khoán khuyến khích các đơn vị thặng dư đầu tư nguồn vốn thặng dư vào các công cụ tài chính phù hợp với sở thích về tính thanh khoản, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và rủi ro. Việc huy động tiết kiệm tốt hơn có thể làm gia tăng mức tiết kiệm, và khuyến khích tăng tỷ lệ đầu tư để tìm kiếm tỷ suất sinh lợi cao hơn. Như các nền kinh tế phát triển có các nguồn vốn lớn hơn là điều kiện cần thiết để đáp ứng sự phát triển kinh tế nhanh chóng và thị trường chứng khoán như là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2